Số Lượng Loài Và Mật Độ Trung Bình Của Ve Giáp Trong Năm Sinh Cảnh


+ TC có 16 loài: C. reticulatus Grandjean, 1947; P. aciculatus (Berlese, 1905);

P. undirostratus Aoki, 1965; H. hamata (Ewing, 1909); N. pulchellus (Berlese, 1910); O. sigmella Golosova, 1970; L. neerlandica (Oudemans, 1984); N. crisposetosa (Hammer, 1979); S. pseudoornatissima (Balogh et Mahunka, 1981); S. kaliurangensis Hammer, 1979; S. baliensis Hammer, 1982; S. minima Hammer, 1979; S. quinquenodosa Balogh, 1968; L. misella (Berlese, 1910); O. excavata Mahunka, 1988; G. incisa Mahunka, 1982.

+ CLN có 6 loài: Prototritia sp.; Stauroma sp.; B. peullaensis (Hammer, 1962); M. minus (Paoli, 1908); D. montanus Krivolutsky, 1971; Protoribates sp2.

+ CNN có 4 loài: K. pluripectinata (Balogh, 1961); T. velatus elegans Ohkubo, 1981; I. microsetosus Errmilov & Anichkin, 2011, F. parva Balogh et Mahunka, 1967.

Như vậy, trong năm sinh cảnh được khảo sát, các taxon có xu hướng tập trung cao hơn ở các sinh cảnh mang tính tự nhiên cao như RTN, hay TC và RNT, càng theo xu hướng giảm tính tự nhiên và tăng tác động của con người số lượng các taxon ghi nhận càng ít đi, và thấp nhất ở sinh cảnh CNN. Đồng thời, số liệu cũng cho thấy, số lượng các bậc taxon liên họ, họ, giống, loài thường có xu hướng tập trung cao ở một dạng sinh cảnh nhất định, ít có bậc taxon phân bố ở cả năm, bốn hay ba sinh cảnh, điều này thể hiện rõ rệt nhất với các taxon bậc loài với 46,29% số loài chỉ tập trung ở một dạng sinh cảnh nhất định như RTN hoặc TC.

3.2.2. Đa dạng sinh học theo năm sinh cảnh

Phân tích số liệu bảng 3.6 và hình 3.7 cho thấy:

Trong năm sinh cảnh của vùng nghiên cứu, số loài dao động khá lớn, từ 22 đến 57 loài, trong đó sinh cảnh RTN có số lượng loài cao nhất với 57 loài, tiếp đến là sinh cảnh TC với 52 loài, sinh cảnh RNT và CLN có số loài lần lượt 39 và 36 loài, cuối cùng thấp nhất là sinh cảnh CNN với 22 loài.


Số lượng loài

60

MĐTB cá thể/m2

57

18000

50

52

40

15720

39

13040

36

30

11000

20

22

8200

10

5040

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

MĐTB

S

0 0

RTN RNT TC CLN CNN Sinh cảnh

Hình 3.7. Số lượng loài và mật độ trung bình của Ve giáp trong năm sinh cảnh

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi;

CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Mật độ trung bình (MĐTB) của quần xã Ve giáp khảo sát trong năm sinh cảnh cũng có sự biến động tương ứng, với mật độ cao nhất ở RTN trung bình 15720 (cá thể/m2), tiếp theo lần lượt là sinh cảnh TC, CLN và RNT với trung bình 13040 (cá thể/m2), 11000 (cá thể/m2) và 8200 (cá thể/m2), MĐTB thấp nhất vẫn ở sinh cảnh CNN với 5040 (cá thể/m2).

Như vậy, có sự phân tách số liệu thành hai nhóm rõ rệt, ở sinh cảnh rừng tự nhiên có số lượng loài và mật độ trung bình cá thể chiếm ưu thế hơn hẳn so với các sinh cảnh còn lại, sinh cảnh cây ngắn ngày có sự tách biệt rõ rệt với số lượng loài và mật độ cá thể thấp nhất trong năm sinh cảnh.

Từ số liệu bảng 3.6 và hình 3.8 cho thấy:

Mức độ phong phú loài (d) dao động từ 1,36 ± 0,95 đến 2,89 ± 1,17; cụ thể (d) đạt cao nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên (2,89 ± 1,17) cao nhất 5,05 thấp nhất 1,44; chỉ số này giảm dần trảng cỏ (2,66 ± 0,96) cao nhất 4,4 thấp nhất 0,96 rừng nhân tác (2,30 ± 1,15) cao nhất 4,81 thấp nhất 0,66 cây lâu năm (2,28 ± 0,60) cao nhất 3,12 thấp nhất là 1,05 cây ngắn ngày (1,36 ± 0,95) cao nhất 3,56 thấp nhất là 0,43. Độ phong phú loài giữa các sinh cảnh sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).


Bảng 3.6. Một số chỉ số định lượng của quần xã Ve giáp

trong năm sinh cảnh


Sinh cảnh Chỉ số

RTN

RNT

TC

CLN

CNN

S

57

39

52

36

22

MĐTB

(cá thể/m2)

15720

8200

13040

11000

5040

d

2,89 ± 1,17

2,30 ± 1,15

2,66 ± 0,96

2,28 ± 0,60

1,36 ± 0,95

J’

0,88 ± 0,09

0,87 ± 0,14

0,91 ± 0,06

0,89 ± 0,12

0,92 ± 0,13

H’

1,88 ± 0,54

1,61 ± 0,64

1,76 ± 0,55

1,62 ± 0,36

1,08 ± 0,58

1-Lambda'

0,85 ± 0,11

0,81 ± 0,2

0,88 ± 0,1

0,85 ± 0,14

0,71 ± 0,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Ve giáp Acari Oribatida ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La - 13

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi;

CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Trung bình độ đồng đều (J’) của quần xã trong năm sinh cảnh nghiên cứu đạt giá trị khá cao, dao động từ 0,87 ± 0,14 đến 0,92 ± 0,13, trong đó giá trị cao nhất ở sinh cảnh cây ngắn và trảng cỏ với giá trị lần lượt 0,92 ± 0,13 (cao nhất 1 thấp nhất 0,88); 0,91 ± 0,06 (cao nhất 1 thấp nhất 0,82); giữa các sinh cảnh còn lại có độ chênh lệch về chỉ số này không lớn, cây lâu năm (0,89 ± 0,12) cao nhất 1 thấp nhất 0,47 rừng tự nhiên (0,88 ± 0,09) cao nhất 1 thấp nhất 0,71 rừng nhân tác (0,87

± 0,14) cao nhất 1 thấp nhất 0,56. Độ đồng đều giữa các sinh cảnh khác nhau không

4.50

có ý nghĩa thống kê (P>0,05).


Các chỉ số sinh thái

4.00

3.50

3.00

2.50

2.00

1.50

1.00

0.50

0.00

2.89

2.66

2.30

2.28

d

J'

1.36

H'

1-Lambda'

RTN RNT TC CLN CNN

Sinh cảnh

Hình 3.8. Đa dạng của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)

trong năm sinh cảnh


Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi;

CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Chỉ số (1- λ) nhìn chung khá cao ở cả năm dạng sinh cảnh, trong đó cao nhất ở trảng cỏ trung bình 0,88 ± 0,1 trong đó cao nhất đạt max 1, thấp nhất 0,61. Chỉ số này giảm dần theo thứ tự trảng cỏ (0,81 ± 0,1) > rừng tự nhiên (0,85 ± 0,11) cao nhất 1 thấp nhất 0,63 và cây lâu năm (0,85 ± 0,14) cao nhất đạt 1 thấp nhất 0,36 > rừng nhân tác (0,81 ± 0,2) cao nhất 1 thấp nhất 0,34 > cây ngắn ngày (0,71

± 0,3) cao nhất 1 thấp nhất 0,2. Như vậy chỉ số ưu thế sẽ theo chiều ngược lại tức khả năng xuất hiện loài ưu thế cao nhất ở sinh cảnh cây ngắn ngày và thấp nhất ở sinh cảnh trảng cỏ. Sự sai khác chỉ số ưu thế nghịch trung bình ở các sinh cảnh khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Chỉ số đa dạng Shannon (H’) dao động từ 1,08 ± 0,58 (thấp nhất ở sinh cảnh đất canh tác CNN) đến 1,88 ± 0,54 (cao nhất ở sinh cảnh RTN). Nhìn chung sự đa dạng loài trong năm sinh cảnh nghiên cứu không cao, thông thường chỉ số Shannon thường cao nhất là 6,0. Đường cong K-dominance biểu thị khá rõ xu hướng biến đổi về mức ưu thế của quần xã Ve giáp. Đường cong lên càng cao thể hiện cho sự có mặt của nhiều nhóm ưu thế và quần xã có tính bền vững yếu, ngược lại đường cong càng thấp thì mức độ bền vững trong quần xã càng cao. Như vậy quần xã càng đa dạng khi các giá trị ưu thế ở trục tung càng thấp, đường cong K – dominance càng kéo dài, nằm thấp nhất, và giá trị số lượng loài trên trụng hoành càng cao.

Hình 3.9 cho thấy, kết hợp phân tích đường cong K-dominance với số lượng loài trong quần xã thấy rằng, sinh cảnh RTN có độ đa dạng về loài cao nhất trong năm sinh cảnh, đường đi của sinh cảnh này thể hiện sự biến đổi một cách bền vững càng sau càng có xu hướng tăng số loài, tiếp đến là sinh cảnh TC, cũng có xu hướng biến đổi bền vững. Sinh cảnh RNT ban đầu có sự gia tăng mạnh số loài hơn cả sinh cảnh TC tuy nhiên đường đi của nó cho thấy xu hướng biến đổi không ổn định của quần xã với sự tăng số loài càng về sau càng ít lại. Trên đồ thị cũng cho thấy các sinh cảnh đất canh tác như sinh cảnh đất canh tác CLN và CNN có tính bền vững và đa dạng của quần xã càng yếu, trong đó độ đa dạng thấp nhất ở sinh cảnh CNN.


Sinh cảnh RTN RNT

TC CLN CNN

100




Cumulative Dominance%

80



60


40


20


0

1 10 100

Species rank


Hình 3.9. Đường cong K-dominance biểu thị tính đa dạng loài

trong năm sinh cảnh

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

3.2.3. Cấu trúc loài ưu thế

Trong năm sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, đã thống kê có tổng số 16 loài Ve

giáp ưu thế và rất ưu thế với tỉ lệ dao động từ 5,21% - 32,36% (bảng 3.7) cụ thể:

Sinh cảnh RTN: có hai loài Ve giáp ưu thế P. brevisetus, M. tamdao (tỉ lệ phần

trăm dao động 6,11% - 8,65%), và một loài rất ưu thế P. vietnamensis (chiếm 14,25%).

Sinh cảnh RNT: có hai loài Ve giáp ưu thế P. margaritata, T. minor (tỉ lệ phần trăm dao động từ 5,85% - 8,29%) và có một loài Ve giáp rất ưu thế M. tamdao (chiếm 11,22%).

Sinh cảnh TC: có bảy loài ưu thế P. aciculatus, P. hirsutus, G. arenaria, S. fimbriatus, M. tamdao, P. brevisetus, S. mahunkai (tỉ lệ phần trăm dao động từ 5,21% - 9,20%) và một loài rất ưu thế M. mamillaris (chiếm 10,12%).

Sinh cảnh CLN: có bốn loài ưu thế S. africanus, J. kuhnelti, M. tamdao, T. minor

(tỉ lệ dao động từ 5,45% - 8,73%) và một loài rất ưu thế S. mahunkai chiếm tỉ lệ 32,36%.


Sinh cảnh CNN: có bốn loài Ve giáp ưu thế N. silvestris, S. mahunkai, J. kuhnelti,

M. remigera (tỉ lệ dao động từ 5,56% - 7,14%) và ba loài rất ưu thế T.velatus elegans, T. minor, M. mamillaris (tỉ lệ dao động từ 12,7% - 19,05%).

Bảng 3.7. Tập hợp các loài Ve giáp ưu thế trong năm sinh cảnh


STT

Loài

Độ ưu thế (%)

RTN

RNT

TC

CLN

CNN

1

Multioppia tamdao Mahunka, 1988

8,65

11,12

7,98

8,73


2

Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988

6,11


7,98



3

Perxylobates vietnamensis (Jeleva & Vũ, 1987)

14,25





4

Tectocepheus minor Berlese, 1903


8,29


8,73

15,08

5

Pergalumna margaritata Mahunka, 1989


5,85




6

Scheloribates fimbriatus Thor, 1930



6,75



7

Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961)



5,21



8

Scheloribates mahunkai Subias, 2010



9,2

32,36

5,56

9

Masthermannia mamillaris (Berlese, 1904)



10,12


19,05

10

Graptoppia arenaria Ohkubo, 1993



5,83



11

Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905)



5,21



12

Scheloribates africanus (Wallwork, 1964)




5,45


13

Javacarus kuhnelti Balogh, 1961




6,18

6,35

14

Malacoangelia remigera Berlese, 1913





7,14

15

Nothrus silvestris Nicolet, 1855





5,56

16

Tectocepheus velatus elegans Ohkubo, 1981





12,07

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi;

CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Số liệu cho thấy không có loài nào ưu thế trong cả năm sinh cảnh của vùng nghiên cứu. Có duy nhất một loài ưu thế trong bốn sinh cảnh là M. tamdao ưu thế trong bốn sinh cảnh (RTN, RNT, TC, CLN) với tỉ lệ dao động (7,98% - 11,12%).

Có bốn loài ưu thế trong hai và ba sinh cảnh: T. minor ưu thế trong ba sinh cảnh (RNT, CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (8,29% - 15,08%). S. mahunkai ưu thế


trong ba sinh cảnh (TC, CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (9,2% - 32,36%), P. brevisetus ưu thế trong hai sinh cảnh (RTN, TC), M. mamillaris ưu thế trong hai sinh cảnh (TC, CNN) với tỉ lệ dao động (10,12% - 19,05%). J. kuhnelti ưu thế trong hai sinh cảnh (CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (6,18% - 6,35%). Còn lại các loài chỉ ưu thế trong một dạng sinh cảnh: P. vietnamensis rất ưu thế trong sinh cảnh RTN (14,25%). P. margaritata ưu thế trong sinh cảnh RNT với 5,85%. S. fimbriatus, G. arenaria, P. hirsutus P. aciculatus chiếm ưu thế trong sinh cảnh TC với tỉ lệ phần trăm 6,75 %; 5,83 %; 5,21%; 5,21%. S. africanus chiếm 5,45% ưu thế trong sinh cảnh CLN. T. velatus elegans, M. remigera, N. silvestris rất ưu thế và ưu thế trong sinh cảnh CNN với tỉ lệ phần trăm lần lượt 12,07%; 7,14% và 5,56%. Đây đều là những tập hợp loài ưu thế đặc trưng, chỉ bắt gặp ở từng sinh cảnh, vì vậy rất có thể chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ thị điều kiện sinh thái môi trường của vùng nghiên cứu.

Như vậy, mỗi sinh cảnh có một tập hợp loài Ve giáp ưu thế đặc trưng và chúng thay đổi ở các sinh cảnh khác nhau. Sự thay đổi tập hợp các loài ưu thế phản ánh sự thay đổi các điều kiện của môi trường sống. Trong điều kiện sống tối ưu, thông thường các loài ưu thế có số lượng cá thể không vượt trội so với các loài khác trong quần xã. Ngược lại khi môi trường sống không thuận lợi, tác động đến từng cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện sống, dẫn đến một số loài không thích nghi được bị diệt vong, một số loài khác lại phát triển làm thay đổi tập hợp ưu thế trong quần xã và do đó, cũng đưa đến sự thay đổi của các giá trị định lượng khác như mật độ, độ đa dạng loài (H’) và độ đồng đều (J’) của quần xã một cách tương ứng.

Đặc biệt số liệu cho thấy khi chuyển từ những điều kiện môi trường đất mang tính tự nhiên hơn sang các môi trường có tính nhân tác nhiều hơn (RTNRNTTCCLNCNN), nhận thấy có sự xuất hiện một số loài Ve giáp với tỉ lệ ưu thế, đặc trưng, nổi trội ở các sinh cảnh đất canh tác cây ngắn ngày và đất canh tác cây lâu năm: Scheloribates mahunkai Subias, 2010; Masthermannia mamillaris (Berlese, 1904) và Tectocepheus minor Berlese, 1903. Đồng thời không


còn bắt gặp những nhóm loài rất ưu thế đặc trưng cho môi trường tự nhiên hơn như loài Perxylobates vietnamensis (Jeleva & Vũ, 1987) xuất hiện duy nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên. Những cơ sở số liệu này có thể được xem xét là những nhân tố đóng vai trò chỉ thị cho điều kiện hệ sinh thái đất ở vùng nghiên cứu và có thể phán đoán được quá trình cũng như chiều hướng diễn thế sự thay đổi điều kiện môi trường sống.

Vậy cùng với các giá trị định lượng của cấu trúc quần xã Ve giáp (số loài, độ đa dạng loài H’, độ đồng đều J’, độ phong phú loài d), thì có thể thấy cấu trúc loài ưu thế cũng là một tham số tin cậy, góp phần đánh giá chất lượng môi trường đất của vùng cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

3.2.4. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Ve giáp giữa các sinh cảnh

Phân tích số liệu bằng ANOSIM (Analysis of similarites) thấy rằng, giữa các sinh cảnh trong hệ sinh thái (R = 0,61; P = 0,001 <0,05) có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), giữa các lần lặp lại trong một sinh cảnh (R = -0,067; P = 0,85 > 0,05) sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Vậy giữa các tầng đất trong một sinh cảnh nghiên cứu và giữa các sinh cảnh trong hệ sinh thái đều có sự sai khác có ý nghĩa, còn giữa các lần lặp lại trong một tầng đất của các sinh cảnh không có sự sai khác, điều này cho thấy mẫu đất được thu trong một sinh cảnh khá đồng nhất, và có sự khác biệt trong thành phần loài giữa các tầng đất và các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu.

Sử dụng hệ số tương đồng Bray - Curtis (Sjk) để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài Ve giáp giữa các sinh cảnh. Số liệu được thể hiện theo dạng phân nhánh CLUSTER. Các số liệu về sự phong phú loài được được chuyển đổi sang dạng (square root) trước khi thực hiện các ma trận tương đồng.

Bảng 3.8. Tỉ lệ tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa năm sinh cảnh



RTN

RNT

TC

CLN

CNN

RTN






RNT

48,31





TC

48,24

43,78




CLN

52,59

45,83

54,23



CNN

28,58

37,86

38,34

43,62


Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên, RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi;

CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023