Đặc Trưng Vật Liệu Kiến Trúc Thế Kỷ Xvii-Xviii

Trang trí trên đồ gỗ: Hoa văn như ý và cụm mây đao lửa trang trí trên xà và kẻ góc hoa văn này được các nhà nghiên cứu so sánh với hoa văn trên thành bậc đá của thềm điện Kính Thiên đã cho thấy hoa văn này khá tương đồng với nhau.

3.1.1.3. Kỹ thuật sản xuất


- Kỹ thuật sản xuất gạch ngói


Trong kỹ thuật sản xuất, khâu lựa chọn vật liệu khá quan trọng trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng. Gạch ngói thế kỷ XV-XVI được làm ra thường khá mịn, vuông thành sắc cạnh, trừ một số loại gạch dùng trong xây lát chất liệu có nhiều sạn hơn. Nhưng chất liệu làm vật liệu xây dựng chủ yếu làm vật liệu xây dựng là đất sét mịn được chọn và xử lý đất rất kỹ để loại bỏ tạp chất và đảm bảo sản phẩm tạo ra bền đẹp, không bị cong vênh hay nứt nẻ.

Tạo dáng: Gạch, ngói thế kỷ XV-XVI đều được làm bằng khuôn. Kỹ thuật tạo khuôn trên gạch, ngói thời kỳ này thường rất quy chuẩn tạo cho các loại hình gạch, ngói vuông thành sắc cạnh, bề mặt phẳng đều. Gạch làm ra thường được chỉnh sửa lại [21: tr.125].

+ Kỹ thuật sản xuất các loại gạch: chủ yếu được làm trực tiếp từ khuôn, ít phải tu chỉnh bằng tay, chủ yếu chỉ có các rìa cạnh được cắt tỉa cho vuông thành sắc cạnh. Trường hợp gạch có chữ thì sau khi in khuôn gạch, con dấu được đóng hay khắc vào rìa cạnh hoặc bề mặt gạch khi đất còn ướt trước khi được phơi se và đem nung. Bên cạnh đó còn có loại gạch được làm bằng khuôn sau đó ghép nối với nhau bằng tay, đó là loại gạch khối hộp rỗng được ghép từ 4 mặt lại với nhau tạo thành một viên gạch hoàn chỉnh tiêu biểu như loại gạch thông gió trang trí rồng, gạch hình hộp trang trí hoa cúc.

+ Kỹ thuật sản xuất ngói: Hầu hết loại hình ngói thu được ở địa điểm chính điện Kính Thiên từ năm 2017-2019 chỉ phát hiện được loại hình ngói cong (ngói ống và ngói lòng máng). Không có tài liệu nào mô tả hoặc kỹ thuật làm ngói cong ở Việt Nam. Ở Trung Quốc, kỹ thuật làm ngói được minh họa trong cuốn “Thiên công khai vật”, ngói được làm bằng khuôn gỗ hình tròn với bàn xoay. Người thợ gốm dùng đất sét với kích cỡ phù hợp đã được cắt phẳng đặt lên khuôn ngói tròn và dùng tay quay để chuốt. Dùng dao chia đều bốn điểm trên viên ngói để tạo ra viên ngói âm. Các loại ngói dương cũng được làm tương tự nhưng có kích thước nhỏ hơn và được chia thành hai phần bằng nhau [21, tr.127].

Đối với loại hình ngói âm (ngói lòng máng), ngói thường có hình thang, khuôn làm ngói có thể được để trơn hoặc bằng khuôn vải. Rìa cạnh ngói có thể cắt phẳng hoặc cắt bẻ (cắt ½ phần còn lại dùng tay bẻ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Đối với ngói dương (ngói ống), làm bằng khuôn sau đó ghép nối với nhau. Với loại lợp thân mái được ghép từ hai phần thân và đuôi, đuôi ngói được làm khá cầu kỳ, thường được vê tròn, phần ghép nối thường có đường chỉ nổi hoặc gờ nổi cao.

Kỹ thuật ghép nối còn được sử dụng trên loại ngói trang trí diềm mái như ngói ống, ngói trích thủy. Các bộ phận được làm riêng biệt sau đó ghép nối với nhau tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Đối với các sản phẩm được tráng men còn thêm công đoạn tráng men nhưng chưa có nghiên cứu nào cụ thể về cách tráng men trên các loại hình vật liệu.

Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 12

Đối với đồ gỗ: dựa vào chức năng, từng cấu kiện sẽ được chế tác theo từng cách khác nhau và được sơn son thếp vàng.

Đối với loại hình vật liệu kiến trúc bằng đá: Giai đoạn thế kỷ XV- XVI vật liệu đá được dùng trong chế tác loại hình chân tảng dùng để đỡ cho các

cấu kiện gỗ ở bên trên. Giai đoạn này chủ yếu chân tảng đục thành ụ tròn để kê chân cột, bề mặt ụ tròn thường được đục nhám làm tăng thêm ma sát với chân cột làm cho kết cấu kiến trúc được vững chắc hơn.

3.1.2 Đặc trưng vật liệu kiến trúc thế kỷ XVII-XVIII


3.1.2.1 Chất liệu và loại hình Chất liệu:

Trong giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII các công trình kiến trúc vẫn tiếp tục sử dụng gạch ngói trong xây dựng. So với giai đoạn thế kỷ XV-XVI thì vật liệu giai đoạn này sử dụng loại chất liệu thô hơn, không còn được lọc kỹ, trên bề mặt và xương vật liệu kiến trúc thường lẫn nhiều sạn sỏi, hạt laterit. Độ nung trên vật liệu cũng thấp hơn dễ dẫn đến tình trạng thôi bột đất nung.

So với giai đoạn thế kỷ XV-XVI thì giai đoạn này chưa tìm thấy dấu vết của đồ gỗ. Vật liệu bằng đá chủ yếu được làm bằng chất liệu đá vôi như giai đoạn trước nhưng về loại hình phong phú hơn.

Màu sắc: trên gạch ngói có hai màu chủ đạo là đỏ và xám. Loại hình ngói tráng men hầu như không còn xuất hiện. Như vậy có thể thấy tính kế thừa trên loại hình gạch ngói vẫn còn nhưng chất lượng sản phẩm không còn được chú trong nhiều, loại hình ngói trang trí rồng trong kiến trúc cung đình cũng không còn được sản xuất.

Loại hình:


Gạch: về loại hình gạch ở giai đoạn này không phổ biến nhiều loại hình như thế kỷ XV-XVI. Chỉ có một số loại hình cơ bản như gạch vồ, gạch thẻ trang trí hoa dây.

Ngói: Cũng giống như giai đoạn trước loại hình ngói ở giai đoạn này vẫn tiếp tục được sử dung như ngói ống (ngói dương), ngói lòng máng (ngói âm).

Nhưng hầu như ngói không còn được tráng men mà chỉ được sử dụng bằng loại chất liệu đất sét màu xám.

Trang trí kiến trúc: loại hình trang trí này khá hạn chế ở giai đoạn này chỉ phát hiện loại trang trí trên diềm mái dạng lá đề.

Vật liệu kiến trúc bằng đá: phát hiện nhiều loại như chân tảng, chân cột đá, cột đèn, giếng.


3.1.2.2. Hoa văn trang trí:

Hoa văn trang trí trên gạch, ngói thế kỷ XVII-XVIII cũng tương tự như gạch ngói thế kỷ XV-XVI nhưng loại hình hoa văn hạn chế hơn, duy nhất hoa văn trên đầu ngói đa dạng hơn giai đoạn trước.

Trang trí trên gạch: Gạch trang trí hoa văn hầu như không còn xuất hiện mà chỉ còn các loại hình gạch nhẵn, không trang trí hoa văn.

Trang trí trên ngói: Loại hình hoa văn duy nhất có ở trên hai loại đầu ngói là hoa cúc, mô típ các loại hoa cúc khá đa dạng, phong phú.

Trang trí trên vật liệu đá: các loại hoa văn như hoa sen, hoa cúc, vân mây, văn như ý, hình rồng được chạm trên loại hình lan can và khẩu giếng.

3.1.2.3. Kỹ thuật sản xuất


Bước vào giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII là thời kỳ lịch sử diễn biến khá phức tạp. Đó là sự phân chia giới tuyến ở sông Gianh, ở phía Bắc là thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh. Ở phía Nam chúa Nguyễn cai quản một còi. Đây cũng là thời kỳ xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài. Do đó các công trình có được xây dựng nhưng không đáng kể, các loại hình vật liệu kiến trúc cũng không được đa dạng như giai đoạn thế kỷ XV-XVI. Điển hình là loại hình ngói tráng men đã hoàn toàn biến mất ở địa điểm Chính điện Kính Thiên.

Về kỹ thuật sản xuất gạch: Giai đoạn này cũng kế thừa những kỹ thuật sản xuất của thế kỷ XV-XVI nhưng loại chất liệu không được lọc kỹ như trước. Chất liệu làm gạch ngói là loại đất sét khá thô lẫn nhiều sạn sỏi. Gạch ngói giai đoạn này vẫn tiếp tục được làm bằng khuôn.

Kỹ thuật tạo khuôn trên gạch thời kỳ này thường thường không được chú trọng, gạch từ khuôn làm ra ít được tu chỉnh nên không được vuông thành sắc cạnh như giai đoạn trước mà bề mặt cũng khá thô do đất làm gạch không được lọc kỹ, hoa văn trang trí cũng khá hạn chế.

Kỹ thuật sản xuất ngói: Cũng giống với giai đoạn thế kỷ XV-XVI ngói được làm bằng khuôn nhưng làm liền khối, không chắp nối từ các bộ phận lại với nhau. Cùng với đó là độ nung của gạch ngói không cao nên dễ thôi bột hơn.

Kỹ thuật chế tác vật liệu đá: Loại đá được sử dụng chủ yếu để chế tác các sản phẩm đá là đá vôi, dựa vào chức năng sử dụng đá sẽ được chế tác theo một cách riêng. Đối với loại hình chân tảng bề mặt chân tảng thường được đục thành ụ tròn để kê chân cột, đối với chân tảng kê cột đá cột đèn vẫn được tạo ụ và đục lỗ tròn trên thân làm bệ đỡ các cột đèn, cột đá mang trang trí trong các công trình.

3.2. Giá trị của loại hình vật liệu kiến trúc tại khu vực điện Kính Thiên


3.2.1. Góp phần tìm hiểu diện mạo kiến trúc thế kỷ XV-XVIII


Kiến trúc cổ Việt Nam bao gồm nhiều thành phần khác nhau như mặt bằng, cấu trúc nền móng, khung nhà và bộ mái, vật liệu xây dựng và các bộ phận trên mái. Trong các đợt khai quật từ 2017-2019 đã tìm thấy nhiều loại hình vật liệu như vậy nhưng suy cho cùng vẫn còn chưa đầy đủ. Do vậy nghiên cứu vật liệu kiến trúc tìm hiểu một phần vật liệu kiến trúc Việt Nam và

một bộ phận trang trí kiến trúc Việt Nam. Qua đó tìm hiểu đôi nét về lịch sử kiến trúc Việt Nam thế kỷ XV-XVIII.

3.2.2.1. Diện mạo kiến trúc Việt Nam thế kỷ XV-XVI


Đại Việt Sử ký toàn thư tập III trang 93 có chép: “Năm 1428, Lê Thái Tổ lên ngôi tại Đông Đô (Thăng Long), đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu la Đại Việt. Năm 1430 đổi Đông Đô thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh và bắt đầu triều đại Lê sơ tồn tại suốt 100 năm trong lịch sử (1427- 1527)”[1, tr.93].

Sau khi khôi phục nền độc lập dân tộc, nhà Lê sơ đã tiến hành xây dựng nhiều công trình kiến trúc ở trung tâm Thăng Long và nhiều nơi khác. Trong thời gian này sử cũ ghi 6 sự kiện xây dựng và mở mang thành Thăng Long vào các năm 1479, 1490, 1500, 1514, 1516. Trong đó sự kiện lớn nhất là vào năm 1490 vua Lê Thánh Tông cho mở rộng Hoàng Thành Thăng Long đắp rộng thêm Phượng Thành, dựa theo quy mô thời Lý Trần. Sử cũ cũng ghi rò việc mở rộng đến 8 dặm, sau 8 tháng đắp xong. Như vậy, việc xây dựng thành lũy được chú ý nhưng vị trí, quy mô, cấu trúc các vòng thành không có gì thay đổi so với thời Lý - Trần [21, tr.6].

Trong 3 năm 2017-2019, đã phát hiện di tích kiến trúc nhiều gian chạy dài theo chiều Bắc Nam. Năm 2019 đã phát hiện 16 móng cột và tiếp tục xuất lộ 20 móng cột trong hố khai quật năm 2021, các móng cột có kích thước dao động từ 0,8m-1,2m ở cả chiều dài và rộng dấu tích tạo thành kiến trúc 9 gian. Các móng cột này đều được đầm bằng loại hình gạch ngói vụn, kích thước nhỏ. Dựa vào vị trí phân bố của các móng cột, khoảng cách giữa các móng cột có một số sự khác biệt. Khoảng cách bước gian (khoảng cách giữa các móng cột theo chiều Bắc-Nam) trung bình là 4,2m; bước cột (khoảng cách tâm cột

theo chiều Đông - Tây) trung bình là 2m. Các móng cột vẫn tiếp tục phát triển vào hai vách Bắc-Nam.

Do tầng văn hóa Lê sơ nằm dưới lớp văn hóa thời Lê Trung hưng nên các dấu tích kiến trúc thời Lê sơ về cơ bản đã bị phá hủy. Nhưng dù vậy một số kiến trúc thời Lê sơ vẫn được phát hiện ở một số dấu tích như kiến trúc thời Lê sơ ở 18 Hoàng Diệu, khu Chính điện Kính Thiên và một số địa điểm khác. Tại khu vực điện Kính Thiên và 18 Hoàng Diệu đã xác định được 15 dấu tích kiến trúc gồm dấu tích kiến trúc có móng cột, 4 lan can thành bậc chạm rồng của thềm điện Kính Thiên được xây dựng năm 1467 (Đại Việt sử ký toàn thư 1998 tập II: 426), Ngự đạo (lớp dưới) từ Đoan Môn tiến vào nền điện Kính Thiên, sân Đan Trì lát gạch vuông màu đỏ, dấu tích kiến trúc hành lang Đông Tây có cổng ra vào cách nhau 95m, móng tường vây 5 cống nước, 1 bến nước, 2 giếng nước. Dấu tích kiến trúc hành lang thời Lê sơ đều có móng cột kích thước (0,7-0,8m) một số vị trí vẫn còn chân tảng đá nhỏ [52: tr.312].

Tại vị trí ao hồ các hố khai quật từ 2017-2019 đã phát hiện một số cấu kiện bằng gỗ thời Lê sơ như cột, ván, rui, hoành, rui bay, xà đấu. Đầu xà thường được chạm hình mây cuộn, tất cả đều được sơn son thếp vàng, qua giám định những cấu kiện này đều được thếp vàng thật qua đó cho thấy đây là một số bộ phận trong bộ khung kiến trúc sang trọng trong hoàng cung Thăng Long.

Việc xuất lộ khá nhiều các kiến trúc như vậy, tất yếu sẽ sử dụng rất nhiều các loại hình vật liệu kiến trúc. Tại các kiến trúc đã xuất lộ ở khu vực Chính điện Kính Thiên, nhiều loại hình gạch đã được tìm thấy ở nhiều vị trí. Gạch vuông được sử dụng để lát đáy cống nước, nền sân… gạch chữ nhật được sử dụng làm bó nền, xây 2 bên thành cống, xây tường, bể nước. Các loại

ngói và trang trí kiến trúc vỡ vụn nên chúng ta chỉ có thể hình dung qua tìm hiểu trên các mô hình và so sánh với các khu vực khác có cùng tính chất. Bộ mái thời giai đoạn thế kỷ XV-XVI được lợp nhiều loại ngói tùy vào tính chất của công trình, trong đó bộ mái kiến trúc có sự thay đổi, thông qua sự xuất hiện của loại hình gạch ngói được tráng men (xanh lục, vàng) trang trí rồng, hoa cúc. “Nếu nhìn về hình dáng và thể thức thì rồng trang trí trên các loại hình ngói men thì nó có phần nào đó tương đồng với loại hình ngói lợp trên các cung điện thời Minh- Thanh ở Cố Cung (Bắc Kinh, Trung Quốc), tuy nhiên dựa vào chi tiết có thể thấy hình rồng thể hiện nét khỏe khoắn, tinh tế hơn con rồng trên ngói của Cố cung do con rồng Lê sơ vẫn chịu ảnh hưởng của con rồng thời Lý Trần. Ngói rồng là một sáng tạo đặc biệt nhất của thời Lê sơ. Cơ bản vẫn là ngói ống, loại ngói ống lợp diềm mái có đầu vát chéo, đỉnh viên ngói được tạo thành thân rồng có vẩy, vây lưng và đuôi. Nếu xếp các viên ngói lại với nhau theo chiều dọc sẽ tạo cho mỗi dải ngói ống hình ảnh của một con rồng đang trườn trên mái cung điện. Cứ như thế, cả bộ mái sẽ có một đàn rồng chầu xuống sân điện” [58, tr.67-68]. Kết thúc bộ mái, các viên ngói diềm mái “có câu đầu” (đầu ngói ống) và “trích thủy” đều chạm rồng. Tất cả tạo thành một bộ mái rồng cực kỳ đặc sắc, sinh động trong hoàng cung Thăng Long. Sự nguy nga của cung điện còn được nâng lên khi loại hình ngói rồng này đều được tráng men xanh (Thanh lưu ly), men vàng (Hoàng lưu ly). Ngói men vàng, men xanh đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm Hoàng Thành, Nam Giao (Thăng Long), Lam Kinh (Thanh Hóa) nhưng chỉ ở khu vực điện Kính Thiên mới có loại hình ngói rồng đặc sắc này.

3.2.2.2. Diện mạo kiến trúc Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII


Bước vào giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII là thời kỳ lịch sử có nhiều biến động và phức tạp. Chính vì thế các công trình có được xây dựng nhưng không

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí