Vật Liệu Kiến Trúc Thế Kỷ Xv-Xviii Phản Ánh Tính Chất, Đặc Trưng Của Khu Di Tích Chính Điện Kính Thiên

đáng kể, các loại hình vật liệu kiến trúc cũng không được đa dạng như giai đoạn thế kỷ XV-XVI.

Dấu tích kiến trúc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII phát hiện được tại địa điểm Chính điện Kính Thiên khá ít, chỉ phát hiện được một dấu tích kiến trúc có móng cột và một số dấu tích sân vườn, cống nước, ao hồ.

Dấu tích móng cột xuất phần phía Tây Bắc hố khai quật năm 2019, dấu tích móng cột này có xu hướng phát triền về phía Tây và tiếp có thể tiếp tục phát triển về hướng vách Bắc. Do dấu tích chưa xuất lộ tổng thể cho nên không nhận biết được đặc trưng móng nền, quy mô và phương hướng của kiến trúc. Bước gian tính từ Tây - Đông khoảng 4,6m; khoảng cách bước cột 3,6m. Đây là dấu tích kiến trúc móng cột được bố trí thẳng hàng cân đối. Các móng cột dạng hình vuông kích thước trung bình là 2m x 2m (móng cột dày nhất 75cm), được đầm bằng gạch ngói vụn và đất sét, kỹ thuật đầm nện rất kỹ lưỡng.

Thời Lê Trung Hưng hình thành tổ hợp kiến trúc có móng cột lớn phía Tây và kiến trúc sân vườn phía Đông. Kiến trúc có móng cột có khả năng là kiến trúc 5 gian 2 chái nằm trên trục Ngự đạo thẳng tới Đoan Môn- Kính Thiên. Rất có khả năng đây là kiến trúc "cổng" của một khu cung điện khác trong khu vực Trung tâm. Theo thư tịch cổ và bản đồ cổ thì sau khu chính điện Kính Thiên là khu điện Cần Chánh. Vậy nếu đúng đây là kiến trúc cổng thì đây là di tích đánh dấu sự bắt đầu của khu vực kiến trúc quan trọng thứ hai trên trục Trung tâm: Đó là khu vực điện Cần Chánh, nơi làm việc của Hoàng đế và triều đình Lê Trung Hưng.

Tại vị trí các dấu tích kiến trúc đã tìm thấy các loại gạch như gạch vuông, gạch chữ nhật được sử dụng để lát nền, đáy cống nước, nắp cống, gạch chữ nhật với rất nhiều chức năng: bó nền, bó móng, làm bồn hoa, xây thành cống, móng tường, lát đáy cống. Tại dấu tích ao hồ loại hình gạch vồ chủ yếu

được dùng trong việc xây thành ao hồ, các loại hình đá khối hình vuông được dùng làm lớp lót để xây gạch phía trên. Cấu trúc trên mái, các loại ngói, chủ yếu lợp ngói âm dương trang trí loại hoa văn duy nhất có ở trên hai loại đầu ngói là hoa cúc, mô típ các loại hoa cúc khá đa dạng, phong phú.

3.2.2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII phản ánh tính chất, đặc trưng của khu di tích Chính điện Kính Thiên

Khu vực Chính điện Kính Thiên là một khu di tích có tầm quan trọng bậc nhất của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây có điện Kính Thiên là Chính điện thiết triều của thời Lê Sơ, thời Mạc và thời Lê Trung hưng, tồn tại ở thời Nguyễn với tên gọi là điện Long Thiên mà dấu tích nền móng còn tồn tại đến ngày nay. Theo các ghi chép của sử sách cũ, vị trí mà điện Kính Thiên tọa lạc chính là nền cũ của Chính điện Càn Nguyên thời Lý, và Chính điện Thiên An thời Lý - Trần nằm trên đỉnh Núi Nùng hay còn gọi là Long Đỗ.

Hiện nay, mới tìm được một số dấu tích kiến trúc của giai đoạn thế kỷ XV-XVIII theo cùng với đó là bộ sưu tập vật liệu kiến trúc khổng lồ qua loại hình vật liệu kiến trúc, có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Loại hình vật liệu kiến trúc thu được vô cùng phong phú bao gồm nhiều loại khác nhau như gạch, ngói, đá, gỗ. Trong đó là loại hình vật liệu tráng men và không tráng men, điều đó cho thấy tại địa điểm điện Kính Thiên có rất nhiều loại hình kiến trúc dùng cho các chức năng, tầng lớp khác nhau. Loại hình tráng men xanh, men vàng trang trí rồng cùng hệ thống các cấu kiện gỗ được sơn son thếp vàng cho thấy những kiến trúc này có thể được xây dựng làm nơi ở, thiết triều của vua chúa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

- Bên cạnh đó còn các loại hình vật liệu không được tráng men có thể được dùng cho tầng lớp khác.

- Thêm vào đó, những phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây như hệ thống móng cột, bó nền, sân nền gạch, dấu tích ao hồ, móng tường, sân vườn,…cho phép đặt ra giả thiết đây có thể là dấu vết thuộc khu vực cung điện của giai đoạn thế kỷ XV-XVIII.

Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 13

- Loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XVII-XVIII không phong phú cũng như loại hình ngói được tráng men hầu như đã biến mất mà thay vào đó là loại hình gạch ngói không tráng men, kỹ thuật cũng hạn chế hơn so với trước, điều đó thể hiện sự biến động lịch sử trong giai đoạn này.

Tiểu kết chương

Qua chương này tác giả đã tập trung vào hai vấn đề chính


Thứ nhất, nêu ra những đặc trưng và kỹ thuật sản xuất của vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII, qua đó nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt về các loại hình vật liệu kiến trúc ở hai giai đoạn thế kỷ XV-XVI và XVII-

XVIII. Nêu ra những đặc trưng và các loại hình vật liệu, hoa văn của hai thời kỳ.

Thứ hai, từ các đặc điểm của các dấu tích kiến trúc cùng các loại hình vật liệu kiến trúc nêu ra được một số nét về đặc điểm diện mạo kiến trúc ở cả hai giai đoạn thế kỷ XV-XVIII, cũng như nêu ra được một số đặc điểm lịch sử của giai đoạn này.

KẾT LUẬN


1. Các cuộc khai quật tại khu vực ĐKT từ 2017-2019 đã xuất lộ một khối lượng rất lớn các loại hình với nhiều loại chất liệu: đá, đất nung, đồ sành, gốm sứ, gỗ, kim loại… trong đó VLKT giai đoạn thế kỷ XV-XVIII với số lượng lớn. Bao gồm nhiều loại hình gạch, ngói, đá, gỗ và các thành phần trang trí kiến trúc với nhiều loại hình và kích cỡ khác nhau, đầy đủ các chất liệu, chủ yếu là đất sét nung màu đỏ, xám và cả loại được tráng men (xanh, vàng). Các mô típ trang trí thể hiện vô cùng phong phú gồm các đề tài linh vật, hoa lá…

2. Các loại hình VLKT thế kỷ XV-XVIII về cơ bản khá thống nhất, là sự kế thừa và phát triển tiếp nối nhau mang tính truyền thống. Các loại hình vật liệu thế kỷ XV-XVI có phần đa dạng hơn. Các loại hình vật liệu thế kỷ XV-XVI phong phú hơn, đặc biệt là các gạch loại ngói và trang trí, tiêu biểu nhất là loại hình ngói tráng men đã không còn xuất hiện ở giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII.

3. Về kỹ thuật sản xuất hai giai đoạn thế kỷ XV-XVI và XVII-XVIII có xu hướng nối tiếp và tiếp thu của giai đoạn trước nhưng không còn được chú trọng nhiều vào chất liệu cũng như kỹ thuật sản xuất nên chất lượng của các loại hình vật liệu giai đoạn này kém hơn hẳn với giai đoạn thế kỷ XV-XVI.

4. Tìm hiểu vật liệu giai đoạn thế kỷ XV-XVIII góp phần tìm hiểu diện mạo kiến trúc Việt Nam, cũng như góp phần phản ánh đặc điểm văn hóa lịch sử của thời kỳ này.

5. Luận văn nêu ra đặc trưng cơ bản của các loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XV - XVIII ở khu vực điện Kính Thiên với hệ thống vật liệu kiến trúc ở khu vực phụ cận và mối tương quan với các loại di vật khác cùng thời nhằm xác định những giá trị của hệ thống vật liệu kiến trúc đất nung này. Qua đó

góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa và văn minh Thăng Long, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Thế giới Hoàng Thành Thăng Long.

6. Giá trị của việc khôi phục Chính điện Kính Thiên


Nhiệm vụ khôi phục Chính điện Kính Thiên là nguyện vọng của Chính phủ, UBNDTPHN, nhân dân và các nhà khoa học. Tuy nhiên nếu không có Khảo cổ thì hầu như không có tư liệu gì về điện Kính Thiên ngoài 4 thành bậc đá chạm rồng, hoa lá và đôi dòng thư tịch.

Hiện nay sau 10 năm Khảo cổ đã bước đầu tìm ra dấu tích Ngự đạo, Sân dự triều, hành lang, tường vây bao quanh chính Điện Kính Thiên. Cuộc khai quật năm 2017-2019 còn tìm thấy hành lang ở phía Bắc cùng dấu tích sân vườn Thượng uyển. Các tư liệu ngói, gạch trong thời Lê sơ, Lê Trung hưng ở khu vực này đóng góp tư liệu cho nhiệm vụ khôi phục Chính điện Kính Thiên.

Ngày nay, các di sản Văn hiến Thăng Long - Hà Nội vẫn đang được nghiên cứu và giá trị của Di sản ngày càng được hiểu một cách sâu sắc hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tập trung nghiên cứu, phục dựng tòa Chính điện Kính Thiên. Trong tương lai không xa các nhà khoa học Việt Nam và Quốc tế sẽ nghiên cứu, phục dựng tòa Chính điện Kính Thiên như lời người xưa đã nói “Một ngôi điện nguy nga giữa trời(Lê Qúy Đôn toàn tập 1978: 340) biểu trưng cho văn hiến Thăng Long, biểu trưng cho thành phố vì Hòa bình tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam [52, tr.548].

TÀI LIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại Việt sử ký toàn thư (1998) Tập I, II, III, Nxb KHXH, Hà Nội.

2. Chân tảng đá khu di tích Hoàng Thành Thăng Long loại hình, đặc trưng và niên đại (2017), Hội thảo khoa học Viện nghiên cứu Kinh Thành, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 89-117.

3. Trần Anh Dũng (2004) Vật liệu kiến trúc ở phía Tây thành Thăng Long qua cuộc khai quật địa điểm 62-64 Trần Phú (Hà Nội), Tư liệu VKCH

4. Phạm Văn Đấu, Tống Trung Tín (1992), Lò nung gốm thời Lê ở xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóá). Trong NPHMVKCH năm 1991, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 129.

5. Nguyễn Văn Đoàn (2004), Khu trung tâm di tích Lam Kinh (Thanh Hóa), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Tư liệu VKCH.

6. Nguyễn Văn Đoàn (2004), Hệ thống vật liệu kiến trúc di tích Lam Kinh (Thanh Hóa), KCH, số 6, tr.111-123.

7. Nguyễn Trường Đông (1998), Vật liệu kiến trúc ở Lam Kinh Thanh Hóa qua hai lần khai quật năm (1996-1997), Khóa luận cử nhân, Tư liệu VKCH.

8. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2003) Hoàng Thành Thăng Long phát hiện khảo cổ học, Hà Nội.

9. Hán Văn Khẩn, Đặng Hồng Sơn, Nguyễn Chiều, Nguyễn Xuân Mạnh, Kishuchi Seiichi (2009) Khai quật di tích Nền Vua (Thanh Hóa), Chuyên đề thuộc đề tài “Những đóng góp mới trong việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa Việt Nam thế kỷ XI-XIX qua nguồn tư liệu khảo cổ học mới phát hiện và nghiên cứu năm 1998-2008”, Tư liệu VKCH.

10. Nguyễn Đăng Khoa (1997) Nhận dạng một số họa tiết trên bệ tượng thế kỷ XVII. Trong NPHMVKCH năm 1996, Nxb KHXH, Hà Nội, tr

600.

11. Hoàng Văn Khoán (2001) Kỹ thuật chế tạo đầu ngói ống hoa sen ở Luy Lâu (Hà Bắc), Trong NPHMVKCH năm 2000, Nxb KHXH, Hà Nội, tr 627-628.

12. Nguyễn Hồng Kiên (2003) Những ngôi đình làng thế kỷ 16 ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Tư liệu Viện KCH.

13. Nguyễn Hồng Kiên, Đỗ Đức Tuệ (2017) Ngói chống dột từ nóc Điện Kính Thiên (Hà Nội), Trong NPHMVKCH năm 2016, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.380.

14. Nguyễn Hồng Kiên, Bùi Văn Hiếu (2009) Những loại hình gạch thu được tại di tích Đàn Xã Tắc (Hà Nội), Trong NPHMVKCH năm 2008, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.541-544.

15. Phạm Văn Kỉnh, Trịnh Căn (1976), Về cuộc khai quật khảo cổ học khu di tích Thăng Long 1971-1972, NPHMVKCH, tr.329-332.

16. Ngô Thị Lan (2006) Những viên gạch có chữ ở hố D4 – D6 (Khu D) địa điểm 18 Hoàng Diệu - Hà Nội, Trong NPHMVKCH năm 2005, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr 590-592.

17. Ngô Thị Lan (2006), Trang trí trên ngói ở Hoàng thành Thăng Long qua tư liệu khai quật hố D4-D5-D6 (khu D) địa điểm 18 Hoàng Diệu - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội, tư liệu Viện khảo cổ học.

18. Ngô Thị Lan, Tống Trung Tín (2007), Bước đầu nghiên cứu trang trí trên ngói ở HTTL qua tư liệu hố D4 - D5 - D6 (khu D) ở 18 Hoàng Diệu

- Hà Nội, KCH, số 6, tr. 88 - 108.

19. Ngô Thị Lan (2008), Nhận xét về kỹ thuật tạo ngói ống có men qua tư liệu hố D4 - D6 (khu D) tại 18 Hoàng Diệu (Hà Nội). Trong NPHMVKCH năm 2006, Nxb.KHXH, Hà Nội, tr. 523 - 524.

20. Ngô Thị Lan (2009a), Về những hình thức trang trí trên ngói ở Thăng Long (Hà Nội). Trong NPHMVKCH năm 2008, Nxb.KHXH,tr 547- 549.

21. Ngô Thị Lan (2012) Gạch – ngói thế kỷ XV-XVIII ở Bắc Việt Nam quan nguồn tư liệu Khảo cổ học, Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học, Tư liệu Viện KCH.

22. Nguyễn Quang Ngọc (2010), Long Trì – Đan Trì trong cấu trúc khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Đông Kinh, Tc KCH, số 4, 87- 95

23. Đỗ Văn Ninh (2006b) Những di vật có chữ Hán tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tư liệu Viện KCH.

24. Đỗ Đức Nùng cb (1978) Mỹ thuật thời Lê Sơ, Nxb Văn Hóa, Hà Nội.

25. Đặng Hồng Sơn (2007) Vật liệu kiến trúc thời Trần – Hồ ở thành nhà Hồ, Nam Giao và Ly Cung, Luận văn thạc sĩ, Khoa Lịch sử, Tư liệu khoa Lịch sử, Đại học KHXG &NV Hà Nội.

26. Đặng Hồng Sơn (2008), Loại hình vật liệu kiến trúc có trang trí rồng ở Ly Cung và Nam Giao (Thanh Hóa): Gạch ốp hay ngói?, Trong NPHMVKCH năm 2007, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.395-397.

27. Hà Văn Tấn (cb) (2002), Khảo cổ học Việt Nam tập III: Khảo cổ học lịch sử, Nxb. KHXH, Hà Nội.

28. Nguyễn Thắng (2016) Minh văn trên vật liệu kiến trúc thế kỷ IX-XIX ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Tư liệu Viện KCH.

29. Tống Trung Tín (1982) Gạch lát nền và hoa văn trang trí trên gạch lát nền thời phong kiến, Trong tạp chí KCH số 2, tr.35-53.

30. Tống Trung Tín (1983) Hệ thống vật liệu xây dựng ở kinh đô Thăng Long qua các đợt khai quật Đoan Môn, Bắc Môn và Hậu Lâu, Trong tạp chí KCH số 3, tr. 57-64.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022