Vật Liệu Kiến Trúc Thế Kỷ Xvii-Xviii

- Lan can hình đốt trúc: Phát hiện 2 mảnh, đều trong tình trạng vỡ, một mặt cắt phẳng, ba mặt còn lại cắt khía giống hình đốt trúc. Tiêu bản tiêu biểu mang ký hiệu 19.ĐKT.H1.V84 có kích thước [12cm] x 9cm x 7cm chất liệu đất sét nung có màu xám nhạt (PLIII, H27: 3-4).

- Mô hình mái nhà: Tiêu bản ký hiệu 19.ĐKT.H1.V82, Mô hình chỉ còn lại một phần mái gồm ba loại hình ngói, ngói ống, lòng máng và ngói ống trang trí diềm mái, qua mô hình này có thể thấy được cách sắp xếp các loại ngói trên bộ mái (PLIII, H27: 5-6).

2.1.2. Vật liệu xây dựng bằng đá


Vật liệu xây dựng bằng đá thế kỷ XV-XVI phát hiện 5 tiêu bản chủ yếu là loại hình chân tảng, về mặt loại hình chân tảng cũng rất nghèo nàn và cũng chỉ có loại không trang trí hoa văn. Chân tảng được dùng để kê đỡ cột gỗ của bộ khung nhà. Những chân tảng này thường có hình vuông, chế tác ghè đẽo sơ sài, bề mặt lồi lòm, phần lớn từ chất liệu bằng đá vôi. Dựa vào kích thước có thể chia làm hai loại, loại nhỏ có kích thước 33 x 33 x 11cm, loại lớn có kích thước 47 x 47 x 17 - 27cm (PLI, Bảng 06).

Loại I: Nhóm chân tảng có kích thước lớn, tạo u tròn có đường kính dao động từ 36-42cm nổi cao từ 3,5cm - 4,5cm so với mặt phẳng, loại hình này thu được 4 tiêu bản.

Chân tảng ký hiệu 18.ĐKT.ĐA.CT02, còn nguyên (47cm x 47cm x 27cm), chân tảng hình vuông, thân giật cấp làm hai phần, phần trên hình tròn có đường kính từ 38cm - 42cm, và cao hơn mặt thân phía dưới 4,5cm. Trên vòng tròn được đục nhám nhỏ nhằm tạo ma sát để kê chân cột, trên bề mặt này được khắc chìm ba chữ Hán “Tây…”, phần phía dưới hình vuông một góc vuông được khắc chìm chữ Hán “Đông” (PLIII, H28: 1-2).

Tiêu bản thứ hai ký hiệu 18.ĐKT.ĐA.CT06, chân tảng còn nguyên, (47cm x 47cm x 16cm), thân giật cấp hai lần phần tròn có đường kính 36- 40cm và cao hơn mặt phẳng 3,5cm, trên bề mặt có khắc chìm chữ Hán nhưng khá mờ. Bề mặt chân tảng được đục nhám, rìa cạnh và đáy để thô (PLIII, H28: 3-4).

Loại II: Nhóm chân tảng có kích thước nhỏ so với loại I, tiêu bản còn nguyên, vỡ ở xung quanh rìa cạnh vuông, chân tảng làm bằng chất liệu đá vôi, tạo ụ tròn nổi cao 1,5cm so với phần thân.

Tiêu bản ký hiệu 18.ĐKT.ĐA.CT04, chân tảng vỡ một góc còn lại khoảng ¾ (33cm x 33cm x 11 cm), phần trên hình tròn đường kính từ 28,5 - 30cm, cao hơn mặt thân phía dưới 1,5cm. Bề mặt chân tảng được đục nhám nhằm tạo ma sát với chân cột, các rìa cạnh chân tảng để thô (PLIII, H28: 5-6).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

2.1.1. Vật liệu gỗ


Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 9

Tổng số di vật gỗ đã phát hiện từ năm 2017-2019 là 70 cấu kiện, loại hình khá đa dạng, chủ yếu là các cấu kiện của kiến trúc như cột, kèo, xà, ván sàn, cấu kiện đấu củng..., tuyệt đại đa số các di vật được sơn son, một số được chạm khắc trang trí hoa văn “cụm mây đao lửa” sơn son thiếp vàng. Những hiện vật gỗ này một trong những bằng chứng xác đáng nhất trong nghiên cứu về kiến trúc cung điện Hoàng thành Thăng Long (PLI, Bảng 07).

2.1.3.1. Cột


Loại hình cột phát hiện được hai cấu kiện năm 2018, được chia làm hai loại: cột góc và cột chốn.

Cột góc: tiêu bản duy nhất mang ký hiệu 18.ĐKT.H1.Go01 cao 222cm, đường kính 32 - 38cm. Cột gỗ có tiết diện tròn, thân thẳng, ngắn. Phần đầu cột thon, cắt mộng lồi (đã gãy chỉ còn lại vết gãy một mộng cao 5,5cm). Phần

chân cột có đường kính lớn hơn, cắt bằng. Phần thân cột thẳng, bào nhẵn. Đoạn sát chân cột có đục 3 mộng âm trong đó hai mộng có kích thước tương đồng (22cm x 18,5cm x 4cm) nằm cách nhau 4cm, mộng thứ 3 cách mộng thứ hai 18cm kích thước (15,5cm x 14cm x 6cm). Cột được sơn son (đã bong tróc khoảng 2/3) (PLIII, H29: 1).

Cột chốn: Giống như một đoạn gỗ tròn, ký hiệu 18.ĐKT.H1.Go.02 dài 72cm, đường kính 14,2cm - 15cm. Khúc gỗ tròn, thẳng, hai đầu cắt bằng. Phần thân được đẽo tròn, thô (một số đoạn gần hai đầu còn dấu vết đẽo).(PLIII, H29: 2).

2.1.3.2. Hiện vật liên quan đến xà/dầm () và hoành (-hành), rui (-

chuyên, -phục)


a. Con rường (rường bụng lợn)


Tiêu bản ký hiệu 17.ĐKT.H1.GO.06 (kích thước 227cm x 30cm x 22cm), còn nguyên dáng. Thanh xà có tiết diện hình chữ nhật, thẳng. Phần đầu hai bên cắt bằng. Phần thân: hai mặt bên (mặt chiều rộng) cắt phẳng. Mặt trên sát hai đầu hai bên đục mộng vuông chữ U lớn: Một bên cách đầu xà 27cm (20cm x 17,5cm x 11cm), một bên cách đầu xà 11cm (46cm x 11,6cm x 6cm). Giữa hai mộng vuông, mặt trên đục cong lên 22cm như hình sống trâu, khoảng giữa có đục 4 mộng hình chữ nhật, xếp cân đối theo bốn góc của hình thoi cách nhau 5cm trong đó: Hai bên sát mặt chiều rộng đục 2 mộng chữ nhật nằm song song đối xứng nhau (38,5cm x 10cm x 8,5cm), hai bên gần đầu xà đục hai mộng chữ nhật nhỏ hơn (14-18,5cm x 7,5cm x 5,5cm). Mặt dưới cắt bằng, đoạn giữa đục cong hình lòng máng uốn theo đường sống trâu ở mặt trên (7,5cm) (PLIII, H29: 3-4). Con rường còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và

làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí (PLIII, H29: 5-6).

b.


Thu được 4 cấu kiện xà, vuông, tiêu bản ký hiệu 18.ĐKT.H1.Go17. Dài 129cm, rộng 13,5cm, dày 11cm, xà gãy một đầu. Thanh xà có tiết diện hình chữ nhật, thẳng, dài. Phần đầu đã gãy một bên, bên còn lại cắt vát (vát từ mặt trên) có đục mộng lồi hình chữ nhật ở dưới, hiện mộng đã gãy, phần còn lại (9cm x 8.5cm x 3cm). Phần thân, hai mặt bên bào nhẵn, mặt trên bào nhẵn soi rãnh vuông rộng 3,7cm, sâu 3,2cm chạy dọc thân, hai rìa cạnh có đục gờ thấp (0,2cm) để trang trí, sát đầu gãy còn vết của mộng vuông chữ U sâu 2cm. Mặt dưới đục lòng máng, đục thô không bào nhẵn, để mộc. Xà được làm từ gỗ lim, mặt gỗ được sơn son 3 mặt, mặt dưới để mộc (PLIII, H30: 1-2).

c. Hoành


Cấu kiện gỗ ký hiệu 19.ĐKT.H1.Go11, dài 323cm đường kính 15cm - 16cm. Cột gỗ loại nhỏ, tròn, thẳng; phần đầu một bên nguyên vẹn gọt thon, cắt bằng, một bên đã gãy còn lại vết của mộng chữ nhật đục thông hai mặt cột. Phần thân đẽo thon tròn, bào nhẵn. Hoành là đoạn gỗ tròn gác ngang nhằm kết nối các vì với nhau và có chức năng đỡ hệ thống rui phía trên. (PLIII, H30: 3- 4).

d. Kẻ góc - Xà góc (角 梁)


Trong kiến trúc cổ cấu kiện kẻ góc ký hiệu 18.ĐKT.H1.Go03, còn đủ dáng, dài 238cm, rộng 28cm, dày 17,5cm. Đầu xà rộng, vát nhọn, hớt cong, phần đuôi xà thu nhỏ dần. Xà tiết diện hình ngũ giác, dài, cắt cong hình thuyền, đầu xà rộng, vát nhọn và nhỏ dần về phần đuôi. Xà kẻ góc (hay xà

góc) thường được đặt ở phần góc mái của kiến trúc (PLIII, H30: 5-6; PLIII, H31: 1-2).

Phần đầu xà rộng 28cm, dài 63cm, cắt vát từ mặt dưới, mép đầu xà cắt gờ nổi hình tam giác (kiểu sống trâu). Hai mặt bên có chạm hoa văn hình mây cuốn được sơn son thếp vàng, mặt trên cắt phẳng (hiện các lớp sơn, thếp vàng đã bị bong tróc).

e. Rui bay (), rui hiên (檐 子)


Phi tử và thiềm tử là cấu kiện gánh đỡ và đua mái hiên vươn xa. Phi tử (rui bay) còn tạo mái hơi cong lên như hình chim bay. Cấu trúc mặt cắt ngang hình chữ nhật, đầu hơi chếch lên, để đảm nhiệm vai trò gánh đỡ mái hiên rui

bay được đặt vào cấu kiện có rãnh răng cưa “áp đẳng phương” () và

đóng đinh vào xà mái hiên. Ở Trung Quốc, đầu phi tử có mặt cắt gần vuông, nhiều nơi gắn thêm bông hoa. Các di vật có hình dáng như rui bay (phi tử) phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long đầu có hình tròn.

Cấu kiện ký hiệu 18.ĐKT.H1.Go.04, xà còn nguyên, dài 143cm, rộng 12,5cm, dày 11cm. Xà cắt gập hình khuỷnh tay, thu nhỏ dần về hai phía. Cấu trúc gồm hai phần: Phần đầu tiết diện tròn vát thẳng lên khoảng 300 hình mũi thuyền, dài 43cm, đường kính 11-3cm (phần chóp). Phần đuôi tiết diện hình chữ nhật, thẳng, bốn mặt bào nhẵn, dài 1m, rộng 12,5-2cm, dày 11-2cm.

Đuôi xà đục hai mộng nhỏ dạng hình chữ nhật, đục thông trong đó: mộng 1 (1,5cm x 1,5cm x 3,5cm) cách mép đuôi xà 20cm, mộng 2 cách mộng 1 là 40cm (2cm x 1,8cm x 9cm). Thanh xà được sơn son phần đầu, phần đuôi để mộc. (PLIII, H31: 3-6).

2.1.3.3. Cấu kiện thuộc cấu trúc đấu củng


Cấu kiện đấu củng là hiện vật phát hiện với số lượng không đáng kể, chủ yếu là thành phần ngang và giả ngang. Trong các cấu kiện ngang dạng xọa đầu (đầu có vân mây, đao lửa) lại chia ra thành những kiểu nhỏ như cấu kiện liên kết 5 đấu và cấu kiện liên kết 3 đấu tương ứng với kết cấu đấu củng lớn hay nhỏ.

a. Cấu kiện giả ngang ( )


Theo kiến trúc cổ Trung Quốc, Ang là cấu kiện xiên hay thanh nâng nằm ở giữa đấu củng, có tác dụng như đòn bẩy, lấy trọng lượng của kết cấu mái bên trong để cân bằng trọng lượng gánh đỡ chân mái. Xuất hiện Ang vào khoảng thế kỷ (thứ III) sau Công nguyên đã trở thành một trong những yếu tố hữu dụng nhất của hệ thống đấu củng. Ang nghiêng đặt trưc tiếp dưới mái, có cùng độ đốc với các thanh rui, đi xuống đến bờ mái và kết thúc dưới đòn tay hiên. Chức năng của nó là cân bằng trọng lượng của mái hiên với trọng lượng của xà gồ và dầm nằm trong đường tâm của cột mái hiên thông qua nguyên tắc đòn bẩy, và được sử dụng cho các mái hiên bên ngoài. Thanh nâng là bộ phận chịu nén chịu lực nâng ra ngoài và không vượt quá đường tâm của cột. Cơ cấu đóng vai trò hỗ trợ đường chéo, có thể làm giảm bước nhảy của của đấu củng. Chủ yếu được sử dụng cho mái hiên bên trong và bên ngoài. Vào giai đoạn Minh thanh cánh tay đòn dần suy giảm chức năng gánh đỡ do lúc này đấu củng ít tham gia vào hệ thống chịu lực chính nên cấu kiện thanh nâng (Ang) chỉ còn là hình thức giả ngang.

Cấu kiện gỗ dạng ang kí hiệu 19.ĐKT.H1.Go32 còn đủ dáng, dài 70cm, rộng 12,5, dày 6,5cm. Một đầu tấm gỗ cắt cong uốn xuống hình mũi thuyền (22cm x 4-6cm x 6,5cm), đầu còn lại cắt nhỏ như một mộng lồi (17,2cm x 6,5cm x 1,6cm), gần đầu có đục thủng một mộng hình chữ nhật (3,6cm x

3,6cm x 1,6cm). Phần thân dẹt hình khối chữ nhật (30cm x 12,5cm x 6,5cm), mặt trên (cạnh dày) có đục hai mộng sâu 0,8cm cách nhau 9,2cm (giữa đoạn này có đục một mộng vuông âm dài 2cm, rộng 2cm, sâu 0,4cm), một mộng dài 8cm, mộng còn lại dài 15,2cm (PLIII, H32: 1-4).

b. Xà có vân mây như ý


Loại hình xà có vân mây như ý phát hiện được 5 cấu kiện, trong đó có ba tiêu bản còn nguyên, về hình dáng, ở hai đầu xà được đục khá thon tròn, trên các cạnh chạm hoa văn như ý và mây cuộn, phần giữa xà được đục từ 3-5 lỗ mộng nhằm khớp nối với các cấu kiện khác, các lỗ mộng có kích thước 8,5cm x 7cm đến 9cm x 7,5cm, xà được sơn son thếp vàng.

Hiện vật kí hiệu 18.ĐKT.H1.Go07 còn nguyên, dài 131cm, rộng 13,5cm, dày 11cm. Hai đầu xà thon tròn, chạm vân mây, được sơn son thếp vàng. Hai mặt bên và mặt dưới chạm vân mây. Phần thân, mặt trên đục 5 mộng vuông chữ U để đặt thanh ngang trong đó: 3 mộng giữa (8,5cm x 7cm) mỗi mộng cách nhau 15cm, hai mộng ngoài cùng (6,7cm x 5cm), ở mộng thứ 3 có đục thủng xuống mặt dưới mộng chữ nhật (3,8 x 2,5 x 6)cm. Mặt dưới đục hai mộng vuông chữ U ở hai bên đầu xà một bên (13,5cm x 10,5cm x 2cm), một bên (10cm x 10cm x 2,5) (PLIII, H32: 5-6).

Hiện vật kí hiệu 18.ĐKT.H1.Go09 dài 112cm, rộng 14,3cm, dày 11cm. Thanh xà còn nguyên, có tiết diện hình chữ nhật, thẳng. Hai đầu xà chạm mây cuộn, phần thân xà mặt trên đục 3 mộng dạng vuông chữ U lớn đục từ mặt trên xuống, kích thước: Mộng giữa (9cm x 11cm x 7cm), giữa đáy mộng này có đục lỗ hình chữ nhật (4cm x 3,5cm x 7cm) xuyên xuống mặt dưới, hai mộng bên (12cm x 11cm x 6,4cm) và (7,8cm x 11cm x 5,4cm). Mặt dưới đục hai mộng nằm gần hai đầu xà kích thước (12cm x 11cm x 3cm), (11,2cm x 11cm x 3,5cm) (PLIII, H33: 1-3).

Về vị trí xà thường kết nối với cấu kiện giả ngang phía dưới và kết nối với cấu trúc phần áp mái như rui, hoành. Loại hình này ở hai đầu đều được chạm vân mây và sơn son thếp vàng (PLIII, H30: 4).

c. Thanh ngang lắp xà củng: 1 tiêu bản ký hiệu 18.ĐKT.H1.Go11


Cấu kiện gỗ còn nguyên, dài 125cm, rộng 14,5cm, dày 8cm. cấu kiện có tiết diện hình chữ nhật dẹt, thẳng, dài. Hai đầu cắt cong một bên tạo hình cánh cung với một cạnh chiều dày của thân. Phần thân, một cạnh được đục rãnh vuông (rộng 2,6-3cm, sâu 3cm) chạy dọc thanh gỗ, còn 5 vết ghép gỗ (dài 15cm). Một cạnh bên đục hình lòng chảo dài 60cm ở phần trung tâm, ở giữa có đục lỗ mộng (thông sang cạnh bên) dài 3cm, rộng 2,6cm. Hai mặt chiều rộng cắt và bào phẳng. Loại hình này có thể dùng để ghép nối với cấu kiện đấu củng ở vị trí các lỗ mộng (PLIII, H33: 5-6).

2.2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XVII-XVIII


Vật liệu kiến trúc thế kỷ XVII-XVIII loại hình di vật khá đơn giản hơn so với thế kỷ XV-XVI, chủ yếu có hai loại hình vật liệu đất nung và vật liệu xây dựng bằng đá.

2.2.1. Vật liệu đất nung


2.2.1.1. Gạch


So với các thời trước, thời kỳ này kém phong phú hơn nhiều cả về số lượng lẫn loại hình và đồng thời cũng ở trong tình trạng bị vỡ nát nhiều. Số gạch còn nguyên có số lượng rất ít và có thể phân chia loại gạch giai đoạn này thành 3 nhóm gạch chữ nhật, gạch thỏi hình thang và gạch thẻ (PLI, Bảng 7).

a. Gạch hình chữ nhật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022