Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 11


Phụng. Nhưng trong bối cảnh xã hội những năm đầu thế kỷ XX, độc giả chưa nhận thấy ngay mục đích cao quý của các nhà văn. Họ quy kết rằng tác phẩm viết về tệ nạn xã hội của các nhà văn như Trương Tửu và Vũ Trọng Phụng đều cố ý phóng túng tình dục văn chương, một số cá nhân cho rằng: “Tình dục, giai cấp phú hào đang thi vị nó để hành lạc. Người ta dựa vào học thuyết Freud mà dâm đãng hóa tình dục. Freud thật là đắc tội khi tạo ra một cái thuyết để cho muôn người hiểu sai” [114, tr. 9]. Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam trước cách mạng. Dư luận coi ông là kiện tướng xuất sắc của khuynh hướng “tả chân” đương thời. Xung quanh Vũ Trọng Phụng đã từng có những cuộc tranh cãi diễn ra trong nhiều năm, ông trở thành một “vụ án” nghiêm trọng kéo dài trong lịch sử của nền văn học nước ta. Từ khi đất nước có công cuộc đổi mới, “vụ án” đó dần được được giải tỏa và những nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Trương Tửu đã có vị trí xứng đáng trong tiến trình văn học dân tộc hiện đại, vị trí của các nhà văn được khẳng định dứt khoát. Nhiều người quan niệm mỗi quyển sách khi ra đời đã có một số phận riêng. Rất nhiều tác phẩm vừa ra đời đã được dư luận quan tâm nhưng người đọc chỉ chú ý trong vài ba năm, hay vài mươi năm, rồi sau đó chìm hẳn vào lãng quên dưới lớp bụi của thời gian. Với Vũ Trọng Phụng - đời văn và tác phẩm vừa buổi ra mắt đã phải hứng chịu nhiều búa rìu của dư luận. Công chúng quan tâm đến tác phẩm, đó chính là niềm vui đối với người sáng tác, không chỉ có vậy mà điều đó còn là thước đo tài năng người nghệ sĩ nhưng đồng thời cũng là sự khắc nghiệt mà cuộc đời đã dành sẵn cho những số phận tài năng. Các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng luôn đề cập đến những vấn đề diễn ra trong xã hội, nhất là mảng đề tài về tệ nạn xã hội, ông đã khái quát được một phạm vi cuộc sống hết sức rộng lớn mà ta không thể tìm thấy được ở những sáng tác khác của những nhà văn cùng thời. Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ là những tác phẩm tiêu biểu trong hệ thống sáng tác của Vũ Trọng Phụng, bản thân nhà văn và tác phẩm đã nếm trải nhiều sóng gió của dư luận trái chiều nhưng vị trí của tác phẩm đến nay đã được đứng trong số những sáng tác góp mặt vào việc làm hiện nên một thời kỳ văn hóa trong xã hội đương thời của nhà nước ta. Phong cách Vũ Trọng Phụng nổi bật với giọng văn trào phúng châm biếm. Có thể thấy ở Vũ Trọng Phụng có nét tương


đồng với Balzăc, nói cách khác ông như một Balzăc ở Việt Nam. Tuy nhiên, với phong cách "tả chân" và yếu tố tính dục được đưa vào tác phẩm mà ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980. Trở lại với nhà văn Trương Tửu, đề tài viết về tệ nạn xã hội được ông quan tâm đào sâu với ý nguyện hướng tới lớp độc giả trong xã hội là tầng lớp thanh niên. Mở đầu tiểu thuyết Thanh niên S.O.S ông đã viết: “Tặng tất cả những ai có tâm huyết, thường lưu ý đến vấn đề thanh niên hiện thời”. Ngay ở lời tựa của tác phẩm ông đã nhiệt tình gay gắt thể hiện quan điểm cá nhân ở đề tài này: “Không lúc nào bằng lúc này, thanh niên nhắm mắt mà sống, nghiến răng mà sống, rút rít mà sống, rẫy rụa mà sống - sống với những lời nguyền rủa trên môi và những ưu phiền não nuột trong lòng.

Không lúc nào bằng lúc này, thanh niên đem cả thông minh tiêu phí vào khói thuốc phiện, đem cả danh dự ném vào chiếc đệm bông, đem cả tương lai vứt vào bài tăng gô, đem cả cuộc đời quăng vào một hộp đêm.

Không lúc nào bằng lúc này, thanh niên hoài nghi tất cả trừ khoái lạc, chán nản tất cả trừ tiền tài, công kích tất cả trừ tội ác, làm tất cả trừ bổn phận, không tin vào một tôn giáo nào, không nhận một luân lý nào, không thờ một lý tưởng nào, không trọng một quyền thế nào” [120, tr. 27].

Tác giả đã chỉ ra một hiện trạng trong xã hội đô thị lúc đó. Thanh niên - thế hệ gánh vác trọng trách của đất nước đang sống như thế nào? “Nhắm mắt mà sống, nghiến răng mà sống, rút rít mà sống, rẫy rụa mà sống”. Họ sống không có ngày mai, chỉ có hưởng thụ và trác táng, chạy theo những cám dỗ cá nhân đầy tầm thường của con người: “đem cả thông minh tiêu phí vào khói thuốc phiện, đem cả danh dự ném vào chiếc đệm bông, đem cả tương lai vứt vào bài tăng gô, đem cả cuộc đời quăng vào một hộp đêm”. Trong con mắt nhà văn, thanh niên là những kẻ không nhìn thấy tiền đồ, tương lai, không có chí tiến thủ, không nghề nghiệp và cả hoài bão ước mơ cũng chỉ là một con số không tròn trĩnh ! Thanh niên là những cơ thể sống


nhưng đã chết và đang mục ruỗng từ hành động, tâm hồn, tính cách và lý tưởng: “thanh niên hoài nghi tất cả trừ khoái lạc, chán nản tất cả trừ tiền tài, công kích tất cả trừ tội ác, làm tất cả trừ bổn phận, không tin vào một tôn giáo nào, không nhận một luân lý nào, không thờ một lý tưởng nào, không trọng một quyền thế nào”.

Nguyên nhân của hiện trạng trên là đâu? Trương Tửu đã không ngại ngần chỉ rò: “Chỉ tại xã hội. Trong một xã hội mà giàu áp chế nghèo, nghèo căm tức giàu; mà công lý nhân đạo, lẽ phải đều bị dẫm bẹp dưới gót sắt của tiền bạc, quyền thế, sức mạnh; trong một xã hội mà kẻ ăn thừa mứa đổ đi, người nằm chết đói ở vỉa đường, kẻ vung vãi bạc trăm bạc ngàn để ăn chơi, người đổ mồ hôi nước mắt lấy bát gạo; trong một xã hội mà đặt chân vào một xó tối nào cũng gặp một gái đĩ, dạo chơi hè phố nào cũng chạm trán một tên ma cô; trong một xã hội mà rạp chiếu bóng là buồng đợ của nhục dục, công viên là cung điện của dâm thần… Trong một xã hội như thế, thanh niên tránh thế nào được sự trụy lạc? Kết án họ là ngu độn” [120, tr. 28].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Tác giả đã chỉ ra căn nguyên của căn bệnh “sống mà như chết” của thanh niên lúc đó là do xã hội. Thực trạng xã hội được xây dựng “trên một nền tảng kinh tế không tổ chức”, “dung túng các sự bóc lột, áp chế, bất công, chênh lệchtất yếu sẽ dẫn thanh niên đến đời sống truỵ lạc.Vì vậy, phải kết án để “phá bỏ nó đivà “làm lại xã hộimới “theo một quan niệm khác về sự tổ chức kinh tế và chính trị”, “theo chủ nghĩa xã hội”.

Thanh niên S.O.S của Trương Tửu thể hiện một cái nhìn, một sự nghiên cứu sâu sắc lịch sử trụy lạc của một tâm hồn, vạch ra một con đường đi tới sự giải quyết. Tác phẩm bày ra một thực trạng đầy rẫy các tệ nạn xã hội nhưng mục đích để toát lên một khẩu hiệu đấu tranh. Chọn đề tài về những trụy lạc xấu xa của xã hội, nhà văn Trương Tửu muốn hướng bạn đọc hiểu tác phẩm theo quan điểm và mục đích ấy.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 11

Bức tranh xã hội trong Thanh niên S.O.S u ám, ảm đạm nhưng đầy tính thời sự. Em của Quế Hương, cậu Liêu, vốn là một thanh niên trong sáng, khát khao một tình yêu đẹp, sự thành đạt về công danh. Nhưng rồi, chính xã hội với những xô đẩy của hoàn cảnh, những cuốn sách gợi tình, gợi nhục dục và cả những lôi kéo của bạn bè (mà bạn bè quanh Liêu hầu như đều đã sa ngã, nếu Liêu không sa ngã anh ta sẽ


lạc lòng, và bản thân anh ta cũng không đủ nghị lực để chống lại hoàn cảnh và số đông) mà thành ra anh ta trở nên hư đốn, trụy lạc, chạy theo tình dục. Liêu nằm mộng thì luôn tơ tưởng đến một người con gái, mà lại ở những hoàn cảnh cũng rất gợi tình như vào tiệm hút đen tối, vào nhà chớp bóng… để được phá hư danh tiết một người con gái. Một xã hội bệnh tật. Cuối cùng Liêu chết vì hành lạc thái quá. Cái kết buồn mà hiển nhiên để Trương Tửu kết án dục tình, thuốc phiện, những tệ nạn đang hoành hành hiển nhiên trong xã hội. Lời kết tội được Trương Tửu hóa thân vào đốc tờ nói với Quế Hương về bệnh tình của Liêu: “Nếu tôi không nhầm thì cậu Liêu nhà ta hay tới những chốn ăn chơi. Vì trác táng lâu ngày nên tạng phủ trong người mòn yếu… Tôi làm nghề thuốc đã năm sáu năm nay. Những bệnh nhân trẻ tuổi đến tĩnh dưỡng ở bệnh viện của tôi như cậu Liêu kể có non nghìn người. Thôi thì loạn óc, đau tim, đau cuống phổi, ho lao, thần kinh… đủ các chúng bệnh tinh thần. Mà tôi xét ra không phải họ làm việc thái quá bằng tâm trí mà sinh ra thế. Tất cả đều đã hoặc đang mắc bệnh hoa liễu. Họ say đắm nhiều quá những thú vui dâm dục. Họ thức đêm này qua đêm khác để uống rượu, hút thuốc phiện. Họ luôn nuôi trong óc những ý nghĩ bất chính. Họ sống thuần bằng những mộng dâm đãng, những mưu cơ lừa dối. Bởi vậy nên thể chất và tinh thần họ suy vi rất mau chóng. Tôi chắc cậu Liêu ở vào những ca ấy” [120, tr. 117]. Nhà văn như một vị đốc tờ nhìn xã hội đầy ưu tư. Ông muốn thể hiện chân thực để phanh phui tất cả xã hội, để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người ngoài đời khi đến với tác phẩm của ông.

Đề tài được khai thác trong Thanh niên S.O.S được quan niệm và xếp đặt theo một định luật xã hội học: Cá nhân không là gì hết, hoàn cảnh là tất cả. Những điều kiện sinh hoạt của một hoàn cảnh đẻ ra những tâm trạng, tư tưởng, pháp luật… tất cả hợp thành một sức mạnh cuốn người ta một cách tàn nhẫn. Người ta không đủ thời giờ và nghị lực dừng bước hay rẽ tạt sang bên cạnh. Người ta mất hết tự chủ. Người ta chỉ còn là cánh bèo trên dòng thác. Đối với cá nhân, hoàn cảnh tác động như một số mệnh. Căn cứ định luật ấy, tác giả Thanh niên S.O.S cắt nghĩa hiện tượng trụy lạc của thanh niên. Thanh niên sống thế nào, nghĩ thế nào, tác giả phơi bày trên mặt giấy, y nguyên, linh hoạt. Trương Tửu không muốn tố cáo, không biện hộ. Tác giả chỉ muốn ghi dấu vết một hoàn


cảnh của thời đại. Hoàn cảnh trong Thanh niên S.O.S là một hoàn cảnh trụy lạc. Những thanh niên như Văn, Liêu, Hà, Sâm chỉ là những nạn nhân của hoàn cảnh. Trên con đường u ám đầy những oan trái, tai họa, vậy mà người đi trước cứ dắt kẻ đi sau, để rồi tất cả cùng rơi vào một vực thẳm tối tăm không lối thoát. Chủ đề người thanh niên, nạn nhân của hoàn cảnh xã hội trong tiểu thuyết Thanh niên

S.O.S từng trở thành một vấn đề được bàn luận sôi nổi.

Vẫn đi vào đề tài tệ nạn xã hội để nhìn nhận xã hội và thấu hiểu cho những số phận con người, Trương Tửu lại góp thêm vào mảng đề tài này với tiểu thuyết Khi chiếc yếm rơi xuống. Quan điểm sáng tác và cái đích mà nhà văn muốn hướng đến cũng được bộc lộ thẳng thắn ngay ở những dòng đề từ mà Trương Tửu mượn lời của Victor Hugo:

“Truyện này là chuyện gì? Truyện xã hội mua kẻ nô lệ Mua của ai? Của nghèo đói…

Người ta bảo chế độ nô lệ mất rồi. Nhầm.

Nó vẫn còn, và tên là MÃI DÂM.

Nó đè trĩu trên số kiếp người đàn bà, nghĩa là đè trĩu trên duyên thắm, trên nhan sắc. Trên tình mẫu tử” [120, tr. 223].

Nhân vật “Tôi” mở đầu cho những trang truyện Khi chiếc yếm rơi xuống bộc bạch: “Bên phải tôi, nhà cô đầu; bên trái, nhà cô đầu; trước mặt, nhà cô đầu. Ngay đến tầng dưới nhà tôi- một hiệu tạp hóa nhỏ- cũng là chỗ lui tới hàng ngày của cô đầu” [120, tr. 224]. Đầy rẫy, nhan nhản những nơi đàng điếm, trụy lạc để thỏa mãn nhục dục của con người và cũng là nơi phá hủy những giá trị của con người. Trong tác phẩm này, hình ảnh một người đàn bà còn trẻ với nét mặt u sầu, buồn tủi của kiếp "cầm ca" mãi ám ảnh người đọc. Người đàn bà đó, có tên là Hậu, mà cuộc đời chị lại không giống như cái tên của mình. Cô gái đó bị mất trinh tiết vì ông chủ ngay khi mới 15 tuổi để rồi cả cuộc đời trôi theo dòng chảy xô bồ của xã hội kim tiền, dâm dục. Hậu là một nạn nhân của xã hội mà Trương Tửu đã đưa vào tác phẩm để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho thân phận người đàn bà thê thảm muốn giữ


nhân phẩm, muốn sống một đời trong sạch cũng không thể được trong xã hội truỵ lạc đương thời.‌

Đọc và tiếp nhận đề tài trong Thanh niên S.O.S, Khi chiếc yếm rơi xuống chúng ta thấy giá trị đạo đức xuống cấp. Cả một xã hội rối ren! Nhưng Trương Tửu không chỉ dừng lại ở việc phản ánh hiện thực mà cùng với nó là đấu tranh cải biến xã hội. Và cứ theo đúng trình tự tiến hóa của xã hội thì mục đích tranh đấu của nhà văn đã không lạc thời, không đơn độc.

Theo Trương Tửu, chính thực thể mục nát của xã hội đương thời đã tạo ra một hoàn cảnh trụy lạc. Những thanh niên trong tác phẩm có thể cuồng quay với những thác loạn nhưng độc giả mà nó hướng tới- cũng là đối tượng thanh niên sẽ thấm nhuần tư tưởng tranh đấu, sẽ trở nên những chiến sĩ tận tụy cải thiện và làm thay đổi cái thực thể mục nát của xã hội, cải biến để xã hội phát triển hợp lí và nhân đạo hơn. Và như vậy ta có thể thấy, khi phản ánh hiện thực xã hội đương thời, những tiểu thuyết của Trương Tửu thuộc dòng “tiểu thuyết xã hội” có mục đích đấu tranh, phê phán xã hội rất rò ràng đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn Việt Nam hiện đại.

3.1.3. Đề tài lịch sử

Viết về lịch sử trong văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX không chỉ có Trương Tửu. Chúng ta có thể thấy một số tiểu thuyết gia đương thời cũng khá quan tâm tới lịch sử. Ngược dòng thời gian ta thấy Lan Khai là nhà văn có số lượng tiểu thuyết lịch sử lớn nhất ở thế kỷ XX. Đương thời các cây bút như Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật… cũng viết khá nhiều tiểu thuyết lịch sử, nhằm tái hiện "đầy đủ" các sự kiện và "nguyên mẫu" nhân vật, nhưng trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Trương Tửu lại có hướng đi riêng. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông được nhìn qua lăng kính của một nhà cách tân tiểu thuyết. Do vậy, muốn khám phá tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử của Trương Tửu, cần tìm hiểu ý thức nghệ thuật đương thời của nhà văn.

Từ thời xa xưa, vấn đề văn - sử - triết bất phân đã trở thành một tình trạng phổ biến trên thế giới. Điều này có thể thấy rò trong các nền văn hoá của cả phương Đông lẫn phương Tây. Tình trạng đó thể hiện ở chỗ bóng dáng lịch sử luôn tồn tại


trong nhiều thể loại văn học. Đồng thời, tính văn học cũng có mặt trong các cuốn sử ký của các nhà chép sử. Người ta vẫn thường thưởng thức tác phẩm Sử ký của Tư Mã Thiên (Trung Quốc) hay Liệt truyện đối chiếu của Plutark (Hy Lạp) như là những tác phẩm văn học... Dần dần, loại hình văn học lịch sử đã tiến tới được định hình rò ràng, trong đó chúng ta có thể nói đến một số thể loại văn học lịch sử như: truyện thơ lịch sử, kịch lịch sử, và đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết dã sử.

Trương Tửu đã không bám sát cốt truyện lịch sử giống như Nguyễn Tử Siêu mà mượn những ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian để xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết của mình. Ông cũng không sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo để tạo nên tính thần kỳ trong cốt truyện và nhân vật của mình như Lan Khai mà bám sát hiện thực. Tiểu thuyết của Trương Tửu nghiêng nhiều về tính dã sử mang màu sắc của truyện truyền thuyết, không mang yếu tố thần kỳ.

Khác với các nhà văn lãng mạn thời bấy giờ, Trương Tửu viết lịch sử không phải để trốn vào lịch sử, mà ông khai thác lịch sử từ góc độ hiện thực đương thời và phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Theo Từ điển bách khoa, tiểu thuyết lịch sử là "tiểu thuyết lấy một giai đoạn lịch sử làm khung cảnh và mong muốn truyền bá cái tinh thần, kiểu cách, và các điều kiện xã hội của một thời kỳ quá khứ với những chi tiết hiện thực và trung thành với sự thật lịch sử (tuy nhiên trong một số trường hợp sự trung thành này chỉ là giả tạo). Công trình sáng tạo đó có thể đề cập đến những nhân vật lịch sử có thật... hoặc có thể bao hàm một sự pha trộn nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu". Trong thể loại văn học này, lịch sử trở thành một nguồn cảm hứng cho tự do sáng tác văn chương.

Có thể nói, từ khi ra đời, tiểu thuyết lịch sử nhanh chóng chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trong hệ thống các thể loại văn học, tạo ra những đỉnh cao văn học và có ảnh hưởng sâu rộng đến các thể loại và giai đoạn văn học. Nó đưa văn học trở về với đời sống thực trong quá trình phát triển lịch đại của loài người. Vì thế, thể loại văn học lịch sử nói chung và thể loại tiểu thuyết lịch sử nói riêng đang và sẽ luôn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử văn học của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Đến thế kỷ XX, tiểu thuyết, trong đó có tiểu thuyết lịch sử, bắt đầu có chỗ đứng vững chắc trong nền văn học và trở thành lực


lượng nòng cốt cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Với tư cách là một thể loại “đang phát triển và còn chưa định hình” (Bakhtin), tiểu thuyết luôn là một thể loại tiêu biểu cho một nền văn học. Nó có khả năng bao quát rộng lớn và thâu tóm mọi thể loại văn học khác.

Tiểu thuyết lịch sử của Trương Tửu được hình thành từ hai nguồn: lịch triều dã sử, không chỉ nhằm tái hiện danh nhân và sự kiện, mà mỗi tác phẩm là một bức tranh riêng về số phận con người. Thế giới nhân vật của ông gồm đủ thành phần: Vua chúa, thái tử, thế tử, khanh tướng, người anh hùng, phụ nữ trong hoàng tộc, thị tỳ, dân chúng, binh sĩ, kẻ cướp nước và bán nước,... Tất cả tạo nên một dải phổ làm nên sự tổng hoà của những mối quan hệ xã hội trong tác phẩm. Nhưng nhà văn lại chú ý đi sâu vào thế giới bên trong của con người, đưa nhân vật về với đời thường với những yêu, ghét, hờn ghen, âm mưu và thù hận. Trong hàng ngũ bá vương hay vua chúa, mệnh quan trọng thần có người tài cao đức cả và cũng có kẻ bất tài, bạo ngược.

Dương Hậu trong Tráng sĩ Bồ Đề, khát ái tình và quyền lực đã quên đi cái bổn phận vương phi, mê say Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Để thoả dục tình và tham vọng, Hậu không ngần ngại làm những điều phản trắc, cấu kết, thông dâm, bỏ trưởng lập thứ trái với đạo lý… nhằm đạt được ước vọng bá chủ thiên hạ cho con trai mình. Phải chăng nhà văn muốn cảnh tỉnh: trong giàu sang phú quý chưa hẳn con người đã hạnh phúc, một khi dục vọng trần thế vẫn trong vòng cương toả của những lễ nghi hà khắc. Giải phóng con người và bản năng là một nhu cầu tồn tại, là khát vọng chân chính của loài người!

Cô Năm Hoa Lư vốn là một quận chúa xinh đẹp nhưng cũng rất tàn ác. Với cô ta sắc đẹp chỉ là “một đồ vật” để mưu cầu cho mục đích của mình. “Nàng đã đem sắc đẹp ra quyến rũ Nguyên Phong. Nàng đã sai khiến hắn như một đứa con nít”. Khi nàng thấy “Nguyên Phong không còn đủ kiên nhẫn và lòng hi sinh mù quáng để giúp được đảng nàng nữa, nên nàng định giết Nguyên Phong đi” [120, tr. 645].

Trong con mắt của nhà văn Trương Tửu, hình ảnh vua chúa cũng bị hạ bệ. Quận chúa Như Mai - cô Năm Hoa Lư - trong thân phận một tên đảng trưởng của Ban do thám là kẻ tham vọng, quỷ quyệt, đầy mưu mẹo và giết người không ghê tay. Nam Việt

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí