Tiếng Pháp Được Trương Tửu Sử Dụng Trong Các Tác Phẩm‌


4.3.3. Tiếng Pháp được Trương Tửu sử dụng trong các tác phẩm‌

Khảo sát tác phẩm trong cuốn Trương Tửu - Tuyển tập văn xuôi, năm 2009, do Nguyễn Hữu Sơn, sưu tầm biên soạn:


TT

Tên tác phẩm

Tổng số trang

Số lần xuất hiện

1

Thanh niên S.O.S

93

32

2

Một chiến sĩ

98

39

3

Khi chiếc yếm rơi xuống

21

11

4

Trái tim nổi loạn

104

12

5

Một cổ đôi ba tròng

22

2

6

Tôi nguyền rủa mãi người cha ấy

14

2

7

Khi người ta đói

95

11

8

Đục nước béo cò

25

1

9

Một kiếp đọa đày

33

0

10

Thằng Hóm

167

14

11

Cái tôi của ai

37

14

12

Tráng sĩ Bồ Đề

152

0

13

Năm chàng hiệp sĩ

129

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 19

Qua bảng khảo sát 13 tác phẩm với tổng 943 trang in trên khổ 16 x 24 cm. Trong đó có 10/13 tác phẩm sử dụng tiếng Pháp. Đây là một nét mới trong sáng tác nghệ thuật của Trương Tửu. Trong10 tác phẩm với 629 trang văn đã xuất hiện 138 từ Pháp.

Qua sự ảnh hưởng văn hóa, văn học phương Tây nói chung và của Pháp nói riêng đã đưa đến cho văn học Việt một tinh thần mới với lớp từ mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. Có lẽ sự xuất hiện từ Pháp trong sáng tác là bằng chứng để thấy rằng nhà văn có ảnh hưởng rất lớn của văn hóa, văn học Pháp trong quá trình sáng tác. Hệ thống từ Pháp xuất hiện khá đa dạng trong sáng tác của Trương Tửu, thể hiện những quan điểm hay tư duy của nhà văn.


Hầu hết nhân vật trong văn xuôi Trương Tửu là lớp thanh niên, họ thường là tầng lớp trí thức trẻ, tiếp thu văn hóa phương tây, nhất là văn hóa Pháp. Ngôn từ Pháp trong tác phẩm Trương Tửu góp phần thể hiện con người nhân vật nói riêng đồng thời thể hiện con người trong đời sống xã hội đương thời nói chung. Các nhân vật chào hỏi, giao tiếp thường dùng một số từ ngữ tiếng Pháp như một thói quen của những người trí thức. Ở tiểu thuyết Thanh niên S.O.S hay Trái tim nổi loạn,… các thanh niên như Văn, Liêu, Thông đều sử dụng ngôn từ Pháp, dùng như một trào lưu. Mật độ từ Pháp trong Thanh niên S.O.S, cứ mỗi trang tiểu thuyết đều xuất hiện ít nhất một đến hai từ Pháp. Hầu hết là những từ xưng hô, chào hỏi (“Bonjour”, “Ô voa”…), những tên nhà văn Pháp như Lamartine, André Gide, Victor marguerite, Musset… tên nhân vật, tên tác phẩm (Nouvelles nuorritures, La Cour de Néron, Nouvelles littéraires, Le Couple,…) hay những từ nói về thú vui, giải trí như (sex- appeal: Vẻ khêu gợi; dancing: Đi nhảy; ciné: Xem phim), hoặc những danh từ, tính từ, động từ được sử dụng khá phổ biến như Carte postale: Bưu thiếp, ảnh bưu thiếp; Insonie: Mất ngủ; chimie: Môn hóa học, bài hóa học; reponse: Lời giải, kết quả, bài làm; tremplin: phương tiện, bàn đạp; Caisse: Quầy bán vé; Caissière: Hàng bán vé; abonner: Thuê, đặt mua; plage: Bờ biển; Pais Magazin: Tạp chí Paris; Mouvenment respiratiore: Động tác hô hấp, hô hấp nhân tạo…).

Những câu nói hoàn toàn bằng tiếng Pháp như

-“Oui! C’est un phénomène”: Vâng, một hiện tượng.

-“C’ est cà! Dix points!”: Được đấy, mười điểm.

- “Bonne nuit”: Chúc ngủ ngon, ngủ ngon nhé.

- “Ah ! Bonjour mon cher Hiền. Asseyer vous. Une cigare s’il vous plait”: Chào ông Hiền thân yêu của tôi. Mời ông ngồi xuống đây. Ông vui lòng dùng một điếu xì gà.

- “Double évent!”: May mắn gấp đôi!


Sự du nhập ngôn ngữ đã thể hiện những tác động của văn hóa Pháp sớm ảnh hưởng đến tầng lớp thanh niên trí thức trong xã hội. Không chỉ trong văn Trương Tửu mà một số nhà văn như Vũ Trọng Phụng cũng sử dụng từ Pháp nhưng không nhiều như trong tác phẩm của Trương Tửu. Khảo sát một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong cuốn Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, (tập I, II), năm 2005, do Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá sưu tầm, tuyển chọn:


TT

Tên tác phẩm

Tổng số trang

Số lần xuất hiện

1

Giông tố

304

20

2

Số đỏ

204

45

3

Trúng số độc đắc

49

4

4

Vỡ đê

219

0

5

Bộ răng vàng

46

0

6

Hồ sê líu hồ líu sê sàng

4

0

7

Người có quyền

5

0

8

Một đồng bạc

8

0

9

Gương… tống tiền

14

0

10

Người tù được tha

48

0

Qua khảo sát 10 tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng có tổng số 682 trang in trên khổ 14,5 x 20,5 cm. Trong đó có 3/10 tác phẩm xuất hiện tiếng Pháp, 3 tác phẩm với tổng số 557 trang có 69 từ tiếng Pháp. Việc sử dụng từ Pháp và một số cụm từ tiếng Pháp trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng có sự tương đồng với nhà văn Trương Tửu.

Trong số 10 tác phẩm trên, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng sử dụng từ Pháp nhiều hơn cả. Tác phẩm ra đời vào lúc xã hội Việt Nam chạy theo trào lưu Âu hóa, ngôn ngữ sử dụng ở đây cũng được chuyển biến rò nét, mỗi tình tiết, mỗi nhân vật đều thể hiện sự tha hóa của con người trước xã hội du nhập văn hóa phương Tây tràn vào. Đồng tiền lên ngôi, con người chạy theo vị thế muốn trở thành dân Tây chuyên


nghiệp, các nhân vật đều muốn âu hóa, họ cho mình là những “Me xừ” chính hãng mà không biết rò nó có nghĩa gì, hàng loạt các từ “xanh ca - xanh xit” (năm đều - năm sáu), những cái tên rất “âu”: (Bà phó đoan, Min đơ, Min toa, ông Tip phờ nờ, joseph Thiết, Phán mọc sừng, me sừ Xuân, Victor Ban,… ). Ngay cả trong đối thoại các nhân vật cũng học theo lối tây như Bà Phó đoan gọi con mình, “ - À, cậu tắm! Cậu của Me ngoan” hay “Me xin lỗi cậu vậy, Me thơm cậu vậy”. Cụ cố Hồng xưng “toa moa với con” hoan nghênh cử chỉ theo lối tây tàu của con, “thế Toa đến đây từ bao giờ hở Toa?”, “Moa đi tìm Toa có việc cần”, một số cụm từ Pháp Dernières créations! (Những sáng tạo cuối cùng) [89 (II), tr. 285], La guèrre! La guèrre! (Chiến tranh! Chiến tranh!) [89 (II), tr. 417], A bas Xuân! A bas Xuân! Desexplications [89 (II), tr. 419]. Trong Giông tố có các cụm từ Santan couduit ball [88 (I), tr. 450], hoặc A la santé de tous! (Chúc sức khỏe tất cả!) [89 (I), tr. 451],...

Mỗi nhà văn sử dụng từ ngữ nước ngoài trong tác phẩm đều có mục đích riêng. Ở đây luận bàn đến mục đích của Trương Tửu khi ông sử dụng ngôn từ Pháp trong sáng tác. Không khó khăn để thấy nhà văn muốn thể hiện hai mục đích rò ràng. Thứ nhất, Trương Tửu nêu lên hiện tượng một số bộ phận người dân nước ta lúc bấy giờ thích sử dụng ngôn ngữ ngoại lai. Giai đoạn đầu thế kỷ XX, quá trình Âu hóa diễn ra trên nhiều phương diện của đời sống, văn hóa giao tiếp của nhóm người này hình thành quy định bất thành văn khi giao tiếp phải nói được vài ba từ Pháp mới thể hiện là người có trình độ học vấn cao. Bộ phận người này sử dụng ngôn ngữ ngoại lai như một cái “mốt” mà quên đi giá trị trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt. Như vậy, Trương Tửu đã phản ánh thực trạng xã hội về việc dân ta ưa chuộng ngôn ngữ nước ngoài lúc đó. Mục đích thứ hai ẩn dưới ngòi bút của một nhà văn, trên cơ sở của sự du nhập văn hóa, văn học ông thấy cần tạo nên một giá trị thẩm mỹ mới trong sáng tác nghệ thuật. Ngôn ngữ Pháp được sử dụng nhiều trong 10/ 13 sáng tác có chữ Pháp, nhưng việc kết hợp tiếng Việt và tiếng Pháp đã không ảnh hưởng tới nội dung tác phẩm, mà nhà văn vẫn thể hiện được mong muốn phản


ánh của người sáng tạo. Đây cũng là một nghệ thuật nhằm thu hút người tiếp nhận đồng thời cũng góp phần thể hiện phong cách của Trương Tửu.‌‌

4.4. Nghệ thuật vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu


4.4.1. Vai trò của văn học dân gian trong văn Việt Nam hiện đại

Văn học dân gian là một mạch nguồn trong trẻo, dồi dào không chỉ với đời sống tinh thần của nhân dân mà còn góp phần nuôi dưỡng, ấp ủ phôi thai nền văn học viết. Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn Việt Nam, Giáo trình Văn học dân gian nhận định: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,…) đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú” [153, tr. 53]. Đó là một nhận định xác đáng thể hiện rò văn học dân gian đã tác động đến tư duy sáng tác của nhiều tác giả là nhà văn hiện đại trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc Việt Nam. Có lẽ cũng như nhiều người cầm bút khác, Trương Tửu sớm hiểu “việc sử dụng trực tiếp hay gián tiếp những hình ảnh, cốt truyện và phương tiện thi ca của văn học dân gian trong văn học” [40, tr. 258] sẽ hình thành quá trình sáng tạo và tạo nên giá trị cho tác phẩm văn xuôi hiện đại.

Về văn xuôi, văn học dân gian đã sớm ghi lại những dấu ấn khá đậm nét. Truyện cổ dân gian Việt Nam với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi đã trở thành đề tài cho những tác phẩm văn xuôi chữ Hán sớm nhất của nước ta. Các tác giả Việt Điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Tang thương ngẫu lục,… đã ghi chép lại truyện dân gian, trên cơ sở đó đã hư cấu lại hoặc ít hoặc nhiều. Như vậy chính các thể loại truyện cổ dân gian đã khơi nguồn tạo nên thể loại “truyền kì”, “chí quái” trong văn học viết trung đại. Bất kỳ nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá lớn nào của


nước ta cũng đều khẳng định và tôn vinh giá trị của văn học dân gian. Điều này không chỉ tồn tại trong ý thức mà các tác giả đã vận dụng ngôn ngữ và nghệ thuật của văn học dân gian vào sáng tác của mình một cách sáng tạo.‌

Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu về sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại. Tiêu biểu trong cuốn Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam của Vò Quang Trọng [168], đã chỉ ra rất rò vấn đề này. Văn học dân gian đã kết tinh quá trình sáng tạo của nhân dân qua nhiều thế hệ. Văn học dân gian có giá trị về nhiều mặt không chỉ bồi đắp tâm hồn cho con người Việt Nam mà còn khơi nguồn sáng tạo vô tận đối với nhiều tác giả, Trương Tửu không ngoại lệ, ông nắm bắt những chi tiết hình ảnh trong cổ tích, trong sử thi kết hợp với quan điểm, tư tưởng mới để tạo ra sự cách tân trong đời sống văn học. Hơn thế, song hành với tư duy logi nhà văn mong muốn tạo ra nét mới trong sáng tác. Bên cạnh đó yếu tố tự thân nền văn học, đòi hỏi văn học phải thay đổi. Do bối cảnh lịch sử xã hội đã tạo ra ảnh hưởng, giao lưu giữa văn học dân gian và văn học hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XX. Trương Tửu đã nắm bắt, vận dụng sáng tạo yếu tố này để viết nên những trang viết có sức lôi cuốn người đọc. Cho đến hôm nay, không thể phủ nhận ông là cây bút văn xuôi mang dấu ấn riêng khi vận dụng linh hoạt yếu tố truyền thống và hiện đại trong sáng tác góp phần bồi đắp cho nền văn học dân tộc thêm phần giàu có.

4.4.2. Mô típ, nhân vật trong cổ tích, sử thi được nhà văn vận dụng vào văn xuôi dã sử

Ở hai tiểu thuyết dã sử của Trương Tửu là Tráng sĩ Bồ Đề Năm chàng hiệp sĩ tuy đậm yếu tố lịch sử nhưng lại mang rất nhiều yếu tố hư cấu. Các chuyện lịch sử được kể lại vừa có sự kiện, nhân vật lịch sử (Đinh Bộ Lĩnh, Hoàng hậu Ca ông- tức Dương hậu, Lê Hoàn…) nhưng cũng có khá nhiều yếu tố kì ảo như những truyện truyền thuyết trong dân gian kể lại với những căn hầm thâm sâu bí ẩn, những hành động siêu phàm của nhân vật (hành động của tráng sĩ Bồ Đề, tráng sĩ Bạch Hạc, của Cô Năm Hoa Lư…). Qua những tình tiết trong sáng tác, có thể thấy rò văn học dân gian đã đem lại sự sáng tạo cho nhà văn. Từ những môtíp, những khuôn


mẫu về người anh hùng xuất chúng và kết thúc có hậu thường thấy trong cổ tích, sử thi đã được ngòi bút của Trương Tửu xây dựng thành tác phẩm hiện đại mang dấu ấn của những năm đầu thế kỷ XX. Lấy ví dụ cụ thể, tiêu biểu:


1. Tên truyện

Truyện cổ tích

Chử Đồng Tử

Tráng sĩ Bồ Đề

(Tác giả Trương Tửu)

2. Những môtíp

Khơi nguồn sáng tạo cho tác giả dân gian.

Khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn Trương Tửu sáng tác.

* Nhân vật chính có hoàn cảnh mồ côi.

- “Cù Vân chết, Chử Đồng Tử lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn” [18, tr. 40].

- “Cha chàng mới mất, chàng liền bán hết gia tư, điền sản xách kiếm lên đường” [120, tr. 620].

* Những nàng tiên, cô công chúa hay những cô gái xinh đẹp thường xuất hiện trong truyện rồi trở thành “hồng nhan tri kỉ” của nhân vật chính.

- “có nàng công chúa tên là Tiên Dung, nhan sắc tuyệt trần... Tiên Dung giội nước một lúc hì bỗng nhiên Chử Đồng Tử trồi lên” [18, tr. 40].

- “Người con gái ăn mực kiểu vò sĩ, tay cầm kiếm hiện ra ngưỡng cửa, giữa một vùng ánh sáng tưng bừng... Trước cảnh tượng lộng lẫy đó, Bồ Đề choáng váng cả người... nhìn say đắm” [120, tr. 613].

* Kết thúc có hậu.

- “Tiên Dung bảo Đồng Tử rằng: ...Thiếp với chàng là tự trời xe duyên , việc gì mà từ chối! ...Từ hôm ấy hai người thành vợ chồng” [18, tr. 41].

- Minh Tâm ra đi, cô tìm đến phật đài để cầu nguyện cho Bồ Đề và Tú Lan... “hai người sống đang sung sướng được sung sướng đến trọn duyên kiếp” [120, tr. 751].

Văn học dân gian là nhân tố đã khơi nguồn sáng tạo cho nhà văn. Ông đã phát huy vốn kiến thức tự học và khả năng tư duy để hoàn thành tác phẩm. Trong quá trình phát triển tác phẩm Trương Tửu đã kết hợp với lối tư duy mới, hiện đại nhưng không làm mất đi dấu ấn dân tộc. Tác giả đã đặt mục đích hướng thiện, ca ngợi cái đẹp, loại bỏ cái xấu để vươn tới một giá trị chân - thiện - mĩ. Chàng trai trong Tráng sĩ Bồ Đề có hoàn cảnh mồ côi rất gần gũi với môtíp trong các câu truyện cổ tích như


truyện Chử Đồng Tử, Cây khế... những nhân vật mồ côi bước ra từ câu chuyện thường có tâm hồn trong sáng, trọng nghĩa tình. Ở tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề của Trương Tửu, hình ảnh chàng trai mồ côi có tên Bồ Đề giỏi giang xuất chúng, trải qua nhiều khó khăn, nhưng luôn trọng tình, trọng nghĩa. Ở Trương Tửu, ông đã có một tư tưởng mới với những nhận thức mới về một nền văn học hiện đại tất yếu diễn ra tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX nên nhân vật mồ côi được khắc họa trong tác phẩm của ông có sự khác biệt rò rệt so với nhân vật mồ côi trong văn học dân gian, ngòi bút nhà văn tạo ra nhân vật tài giỏi, hấp dẫn. Không chỉ có vậy môtíp những cô công chúa, cô gái xinh đẹp cũng thường được các em nhỏ yêu thích khi đọc truyện cổ dân gian thì giờ đây tuyến nhân vật này đã được nhà văn đầu thế kỷ XX khắc họa khá phong phú trong tác phẩm hiện đại. Bạn đọc không chỉ thấy những cô tiên dịu hiền, những cô công chúa trẻ trung, xinh đẹp như nàng Tiên Dung, như cô Tấm mà ở các nhân vật nữ như Kim Chi, Tú Lan, Minh Tâm… trong tác phẩm của Trương Tửu đều xinh đẹp, mưu trí, tinh thông vò nghệ dám sống chết cho lý tưởng và mục đích của mình. Họ mạnh mẽ, linh hoạt, bạo dạn và dũng cảm.

“…Tên lính vừa quay người lại, cúi xuống lấy trầu ở gầm bàn thì Ngọc Nữ đã rút dao trong ngực áo, thẳng tay đâm một nhát trúng gáy hắn. Nàng rón rén lại ngục giam, lấy hộp thuốc độc trong túi… châm lửa, ném vào trong ngục… Trong ngục một vài đứa cựa mình…

Ngọc Nữ Biết là thuốc đã có hiệu quả, liền chạy về dinh Định Quốc Công trình báo về việc đầu độc bọn tù nàng vừa làm… Một người gan dạ như Định Quốc Công mà nghe Ngọc Nữ bình tĩnh thuật chuyện cũng phải hồi hộp, phục thầm là nàng can đảm phi thường- và tàn nhẫn cũng phi thường” [120, tr. 697].

Môtíp kết thúc có hậu khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn đã mang lại giá trị nhân đạo cho tác phẩm. Kết thúc có hậu của nhiều câu chuyện cổ tích cho thấy cái thiện luôn chiến thắng cái ác, trong cổ tích những người ngay thẳng, thật thà, nghĩa hiệp suy nghĩ giản đơn không thù hận luôn gặp may mắn. Bồ Đề trong tác phẩm của Trương Tửu mặc dù trải qua vô vàn khó khăn, nhất là khi lý tưởng, mục đích không

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí