Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 18


xã hội mục nát bởi những thói hư tật xấu, bên cạnh đó ông thể hiện lòng nhiệt tình về mục đích đấu tranh cải biến xã hội, kế tiếp tác phẩm Một chiến sĩ Khi chiếc yếm rơi xuống (1939) được ra đời từ nhà xuất bản Minh Phương nhưng sau đó những tiểu thuyết này đã bị cấm lưu hành vì lời văn thóa mạ, đả kích mạnh mẽ xã hội An Nam thối nát dưới chế độ thực dân.‌

4.3.1. Lời văn đối thoại

Đối thoại là “nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau[108, tr. 338]. Trong bất kỳ một thiên tiểu thuyết nào người viết cũng cần sử dụng đến ngôn ngữ đối thoại để khắc họa nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại cho người đọc những ấn tượng đầu tiên về nhân vật. Tính cách nhân vật, phẩm chất đạo đức hay bản chất của nhân vật đều phần nào thể hiện qua ngôn ngữ và cử chỉ. Mặc dù có những trang văn được viết theo lối gần như là lý luận, hùng biện nhưng đa số tác phẩm của Trương Tửu phong phú về lời đối thoại giữa các nhân vật.

Có người hỏi:

- Sao chị không mượn lấy một con sen hay u già, có đỡ khổ thân không?

- Mượn rồi đấy chứ nhưng chúng nó ăn vụng như ranh, không chịu được tôi lại tống ra…

Thi lại với cây bài và lại đang mải nói chuyện, để trễ ngay hai đùi xuống làm đứa nhỏ đang bú lăn phịch xuống giường khóc váng lên…[120, tr. 499].

Đó là những câu đối thoại của người đàn bà mê bài bạc, thị không một chút phẩm chất của người có thể làm mẹ, chỉ ham mê những cuộc vui và nghĩ xem cần phải làm gì cho mình hả giận và cho người ta bị đầy đọa. Hạng đàn bà như Thi chỉ có duy nhất một điều là sự độc ác, tàn nhẫn, sự cay độc mà thôi. Thi nói về số phận đứa con xấu số mà thanh thản, nhẹ nhàng và cay nghiệt. Người đàn bà đáng sợ đó bộc lộ bản chất qua ngôn ngữ đối thoại thật sinh động.

Trong Thanh niên S.O.S, độc giả bắt gặp những câu đối thoại của các thanh niên Liêu, Văn, Thanh Hà, Hòa, Thịnh… Đó là lớp thanh niên lớn lên trong tình trạng đảo lộn của xã hội Việt Nam về các phương diện sinh hoạt, những con người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


luôn thất vọng, đau đớn, nỗi chán nản và cuộc sống quẩn quanh khiến thanh niên lạc đường trong nhận thức. Họ đi từ chán nản đến sự trụy lạc để thoát khỏi hiện thực. Nhưng đó lại là một lối đi đen tối, khiến họ trở thành những kẻ sống không lý tưởng, thiếu tương lai và thừa những khát thèm dục vọng.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 18

Ngôn ngữ của nhà văn, ngôn ngữ của nhân vật hầu như xoay xung quanh những thú vui nhục dục để tiêu khiển qua ngày của lớp thanh niên có thể khiến người ta có những hình dung thật bi quan về xã hội đang mục nát đương thời. Cuộc sống của họ phơi bày qua lời họ nói, việc họ làm là một cuộc sống đang chết mòn, tha hóa.

Văn nói với Liêu những câu thiếu mục đích sống về chuyện thi cử.

Liêu: - Tao lo cuối năm thi mà chuội thì ê lắm.

Văn: - Ê quái gì. Đỗ với trượt cũng thế. Kinh tế khủng hoảng này, đỗ ra, ai bổ mày đi làm. Bây giờ không phải lúc đem bằng cấp ra kiếm ăn được… Muốn sống được no ấm và đường hoàng ở đời này chỉ cần đểu giả, phải ba que, phải lừa lọc, thế thôi.[120, tr. 36].

Cũng lời của Văn đang mở rộng cho Liêu: Tao xin mày hãy xếp xó cái ái tình lãng mạn. Nó cũ rích lắm rồi. Bây giờ chỉ có khoái lạc, chỉ có xác thịt. Chỉ có những cái sờ nóng người lên! Chỉ có những cái hôn cháy môi! Chỉ có những cái hôn tê tái cơ thể…[120, tr. 36].

Nhà văn để các nhân vật thể hiện rò sự sa ngã, trụy lạc với những tâm hồn rã rời, mỏi mệt qua ngôn ngữ đối thoại. Đó là những đối thoại của lớp thanh niên lạc đường, họ sa ngã vào khoái lạc, họ trác táng bởi ái tình và bàn đèn thuốc phiện. Tuy nhiên, nghệ thuật ngôn ngữ của Trương Tửu khá sắc bén khi ông nhanh chóng để người đọc thoát ra khỏi cảm giác thất vọng khi đến với Một chiến sĩ ngôn ngữ đối thoại của nhân vật giúp chúng ta cảm nhận sự nhiệt huyết đang sục sôi của người chiến sĩ dám dấn thân trên con đường tranh đấu, đó là lời nói của Hiền và Hảo.

Lời đối thoại giữa Hiền và Hảo là lời tâm đầu hợp ý của người cùng chí hướng. Lời họ thốt ra không một chút suy tính cho bản thân mình, họ luôn hướng lòng mình


đến những con người cùng khổ. Họ đau cái đau của những kiếp người bất hạnh ngoài đời, họ vui và sung sướng vì được phụng thờ lý tưởng. Tuy có màu sắc lý tưởng hóa song các nhân vật như Hiền, Hảo trái ngược hoàn toàn với những thanh niên trong Thanh niên S.O.S. Lời họ không chán nản mà luôn say sưa:

“ - Người ta vẫn có quyền tả những cảnh giàu sang, nhưng người ta có bổn phận giúp kẻ nghèo trong cuộc tranh đấu đòi cơm áo. Người ta có bổn phận khu trừ cho xã hội những áp chế, bóc lột. Khi người ta đã nhận làm những bổn phận ấy một cách sốt sắng thì người ta phải thấy rằng lúc này mà còn mượn mầu nghệ thuật để ca tụng bọn phú hào tức là phản động, tức là phản bội cái nhiệm vụ chính đáng của mình” [120, tr. 132].

Hai thanh niên tràn trề sức trẻ nói về lý tưởng với bầu nhiệt huyết sục sôi nhưng cũng thiết tha, day dứt:

“ - Đau đớn lắm anh ạ. Anh tính vợ con ai không yêu? Tiền bạc ai không thích? Yên ổn ai không mong? Thế mà đời chiến sĩ là đời không được bám víu đến vợ con, không được tơ hào đến giàu sang, không được ao ước sự an vui. Người ta bôn tẩu chán thì quay về nghỉ ngơi trong gia đình yên ấm. Người chiến sĩ không có quyền chán… Tuy vậy, sống đời chiến sĩ mới là sống. Sống đầy đủ. Sống hoàn toàn những năm tháng ngày giờ của mình. Vì trong cái sống ấy phút nào cũng phải tranh đấu[120, tr. 134].

Họ bâng khuâng kết luận:

“Đời tầm thường đã kém đời nghệ sĩ nhiều. Mà đời nghệ sĩ lại kém đời chiến sĩ nhiều lắm. Một đằng luân lạc để hưởng thú vui luân lạc. Một đằng luân lạc để phụng thờ lý tưởng[120, tr. 137].

Hiền và Hảo cũng là lớp thanh niên đầu thế kỷ XX, nhưng họ không tơ tưởng đến lối sống buông thả, lạc thú hay nhục dục như Liêu, Văn. Phải chăng, nhà văn muốn đưa ra ý kiến riêng khi sáng tác nhằm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lớp thanh niên ăn chơi, bế tắc, hồi chuông vang lên để cứu những kiếp người đang luân lạc trong vòng rối ren của xã hội suy đồi, và ông cũng nêu những tấm gương về người chiến sĩ dũng cảm dám hy sinh cuộc sống nhung lụa dấn thân vào gian khó


đấu tranh cải tạo xã hội. Tuy nhiên Trương Tửu cũng như một số nhà văn cùng thời như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề chưa đi sâu vào giải quyết mâu thuẫn giải cấp, nên Hiền Hảo là những chàng trai có lý tưởng đẹp nhưng chưa thực sự nhận ra con đường cần đi, những việc cụ thể cần làm. Con đường tranh đấu của Hiền, Hảo đang được bắt đầu bằng lý tưởng và họ mong muốn thực hiện được lý tưởng đó. Lời đối thoại của họ phát ra từ trái tim nhiệt huyết, từ trí não trong sạch và khát vọng lớn lao.

Nếu ngôn ngữ của Liêu, Văn tiêu cực, bế tắc, chán chường thì ngôn ngữ của Hiền lại sôi nổi hướng tới lý tưởng cao đẹp. Ngay cả khi Hiền ủ ê, đau khổ thì nỗi đau ấy không vì sự chán chường bi quan, mà chàng đau khổ, dằn vặt vì đã đem đến cho người thân nỗi buồn khi quyết hy sinh tình cảm riêng tư để theo đuổi phụng sự lý tưởng cao đẹp. Nỗi đau của Hiền thấm trên từng lới đối thoại với Như Lan, người yêu chàng và với mẹ cha.

Hiền: “Thuộc vào hạng thanh niên cấp tiến, Hiền thù ghét đời sống cằn cỗi của những kẻ phụng thờ miếng cơm, manh áo, cam tâm làm nô lệ cho tập tục. Chàng ghê tởm cái đời tầm thường, trói buộc lấy vinh thân phì gia làm mục đích.

Chàng chỉ khao khát sống một cách đầy đủ, mãnh liệt và nguy hiểm. Những con đường thiên hạ đã lát đá phẳng lì, chàng không muốn bước vào. Trong khu rừng người um tùm, chàng muốn tự tay khai phá một lối đi mới. Rồi trong lối đi này, chàng nghênh ngang tiến bước, đầu cao mắt sáng, luôn chiến đấu với những nguy hiểm bất ngờ[120, tr. 137].

Ngôn ngữ đối thoại của tráng sĩ Bồ Đề rất đa dạng, bởi tráng sĩ giao thiệp với nhiều hạng người. Lời chàng nói với các nhân vật khác thể hiện nhân cách cao đẹp của một chàng trai trí dũng và vò nghệ vô song. Qua lời nói, ta cảm nhận tư chất của một chàng trai nho nhã, khoan dung, mực thước và rất đỗi khiêm nhường, mặc dù tài năng của Tráng sĩ quả khó ai sánh kịp. Với nhân vật Bồ Đề hay Năm chàng hiệp sĩ Trương Tửu như gửi gắm ước mơ về sự toàn bích cho hình tượng người anh hùng.


Khi nói với bằng hữu là tráng sĩ Bạch Hạc, ngôn ngữ của Bồ Đề khiêm nhường, từ tốn nhưng sáng ngời lý tưởng cứu khốn phò nguy:

- Tôi không nghĩ như tráng sĩ. Tôi cho rằng khi mình có một thanh kiếm thì quyết nhiên không phải để dung nó cho một mình mình. Cái thân của một tráng sĩ phải dung làm đầy tớ cho công lý, đầy tớ cho thiên hạ.

Người vò sĩ (Bạch Hạc) cười lớn:

- Công lý mờ tối đã từ lâu rồi, thiên hạ đổ nát đã từ lâu rồi, tráng sĩ không biết sao? Vẫn bằng thứ giọng bình tĩnh, chàng thanh niên đáp:

- Biết là thế như thế, rồi để mà khoanh tay ngồi yên sao? Đức Phật có câu “Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục?” Kẻ tráng sĩ phải nhận lấy cái bổn phận dựng lại công lý, chỉnh lại thiên hạ, nếu có tài mà thấy việc đời suy đốn lại chán nản làm lơ thì cái tài ấy dùng để làm gì?...

...Bạch Hạc trả lời:

- Cái tài ấy ví thử dùng để báo một mối thù không đội trời chung, thì tráng sĩ cho là nên hay không?

Cặp mắt sáng và hiền hậu của người thanh niên chiếu thẳng vào khuôn mặt của người vò sĩ như để dò xét, giây lâu chàng mới đáp:

- Không nên! Cái đó rất không nên. Mối oán thù càng thắt nó càng thêm chặt, không bao giờ cởi gỡ ra được. Phải tha thứ cho những kẻ đã hại mình, đã làm mình đau khổ. Ta nên học cái lượng khoan dung của Phật tổ, lấy lòng từ bi mà đối xử với mọi người. Kẻ gian ác, ta có thể giết nó đi mà không thù ghét nó. Giết nó, không phải vì chính mình mà là vì thiên hạ[120, tr. 603].

Nghe tráng sĩ Bồ Đề nói vậy, Bạch Hạc run run cảm động:

“ - Tôi chu du trong thiên hạ đã nhiều mà chưa hề gặp ai giàu lòng nghĩa hiệp, giàu lòng nhân từ như tráng sĩ..[120, tr. 603].

Ngôn ngữ của Bồ Đề luôn khiêm nhường và ẩn chứa lòng hào hiệp, chuộng nghĩa. Người tráng sĩ ấy để lại bao ấn tượng qua phong thái, ngôn từ và cử chỉ… Tất cả đều toát lên vẻ đáng yêu, đáng mến, đáng trân trọng.


Như vậy, ngôn ngữ đối thoại tuy không miêu tả nhân vật nhưng đã góp phần quan trọng hoàn thiện nhân vật. Nhân vật không chỉ tự bộc lộ bản chất hay phẩm chất của mình mà còn tôn thêm vẻ đẹp của nhau.‌

4.3.2. Lời văn độc thoại

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, độc thoại là nói chuyện một mình [108, tr. 336]. Xét trong những tác phẩm của nhà văn ta tìm hiểu về khái niệm độc thoại nội tâm. Theo 150 thuật ngữ văn học, độc thoại nội tâm là: “phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm mô phỏng hoạt động suy nghĩ xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó[5, tr. 127]. Trong những tác phẩm văn học, độc thoại chiếm một dung lượng không nhỏ và có vai trò rất quan trọng khi thể hiện bản chất bên trong của nhân vật. Bởi khi đối thoại với chính mình, các nhân vật sẽ bộc lộ chân thực nhất điều họ nghĩ, quan điểm của mình. Cho nên có thể nói ngôn ngữ độc thoại thể hiện sinh động và rò nét nhất bản tính của mỗi nhân vật theo dự đồ sáng tạo của nhà văn.

Trong Thanh niên S.O.S, ở phần đầu tác phẩm Liêu được xây dựng là chàng trai ngoan, là một trí thức có lý tưởng, hoài bão và ước mơ về tình yêu trong sáng. Tình yêu của Liêu với Sâm trở nên mãnh liệt trong tâm trí, nhưng chàng đau khổ khi hay tin Sâm sẽ lấy chồng, điều này khiến Liêu bấn loạn trong dòng suy nghĩ nội tâm “Đứng vịn song cửa nhìn ra vườn hoa, chiều hôm nay, Liêu để mặc cho những giọt nước mắt từ từ lăn trên hai gò má. Chàng mường tượng đến Sâm, lòng buồn rười rượi như kẻ đeo tang. Đã một tuần lễ rồi, chàng ngẫm nghĩ ngày đêm về cái tin Sâm lấy chồng”, “Rồi chàng bận bịu trí não tìm câu trả lời đến ăn ngủ thất thường, mặt mày hốc hác như người sốt rét” [120, tr. 49],

“…Liêu trầm mặc như nhà toán học đang tìm lời giải cho một bài tính đố. Rồi như để bác một ý nghĩ gì đau đớn mới nảy ra trong óc, Liêu lẩm bẩm:

- Có thể thế được ư?

Có lẽ nào người yêu của chàng phản bội tình yêu vì lợi? Có lẽ nào vẻ nhu mì thanh tú của Sâm là bề ngoài giả dối của một tâm địa đê hèn – tâm địa của con mi nu?


Chàng dùng hết nghị lực để gạt bỏ cái hoài nghi đau đớn ấy. Nhưng đã hoài nghi thì phải hoài nghi mãi mãi cho đến lúc tìm được đủ lý để không hoài nghi nữa” [120, tr. 51].

Qua những dòng độc thoại nội tâm, Trương Tửu đã để nhân vật thể hiện một cách chân thật về sự khổ sở, dằn vặt, nghi ngờ của Liêu. Trong tâm hồn của chàng trai “si tình và ngây thơ” đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để khẳng định “tình yêu chân chính và thành thực”. Với nhân vật Liêu, nhà văn đã khẳng định được tài năng trong việc miêu tả tâm lý nhân vật với những cung bậc nội tâm đa dạng và phức tạp.

Những câu độc thoại của Thông trong tiểu thuyết Trái tim nổi loạn cho thấy phẩm chất đáng quý của một chàng thanh niên trí thức tuy tiến bộ nhưng lại rất đạo đức, thủy chung. Vì vậy khi phát hiện ra những điều không thể dung hòa trong cuộc sống gia đình Thông đã rơi vào tận cùng đau khổ, cuộc sống của chàng đau khổ nhiều hơn hạnh phúc khi lựa chọn hôn nhân với Thúy. Nhà văn diễn tả tất cả những chán chường, thất vọng của nhân vật bằng cách để cho Thông bị dày vò với những cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật cho thấy một tâm hồn bị tổn thương dữ dội bởi tình yêu, bởi sự thất vọng ê chề khi lâu đài hạnh phúc mà chàng cố công xây dựng đang sắp vỡ vụn. Để có được cuộc hôn nhân theo lựa chọn riêng, Thông đã đánh mất cả gia đình lớn đến nỗi cha mẹ không nhìn mặt, vậy mà hạnh phúc rồi sẽ tan vỡ mà chàng không thể cứu vãn khiến Thông như một con thú bị thương, cùng đường không lối thoát.

Qua ngôn ngữ độc thoại cho người đọc hiểu hơn về Liễu, một cô gái tàn tật, xấu xí trong Một kiếp đọa đày. Ở Liễu vừa đáng thương vừa đáng trách. Cô đáng thương bởi người thân cô cay nghiệt, đày đọa cô, đến kẻ ăn người ở cũng coi thường cô. Họ khiến cô rơi vào tận cùng tủi nhục. Nhưng trong sâu thẳm còi lòng tổn thương ấy Liễu vẫn mang một tâm hồn đằm thắm cho dù cô vừa gây ra tội ác. Khi Liễu sửa soạn quần áo muốn bỏ đi thật xa, cô chợt chạnh lòng khi nhìn đứa em


trai “Ta sắp phải xa lìa đứa em nhỏ này mãi mãi ư? Rồi đây, trong nhà, ai là người chăm nom đến nó?[120, tr. 534].

Nhưng khi nàng nghĩ về người em gái xinh đẹp hay nanh nọc, đày đọa nàng, nàng gằn trong dạ “Nếu bây giờ nó xấu đi”. Liễu cứ bần thần nhắc đi, nhắc lại câu nói ấy, khởi điểm cho những tội ác hãi hùng. Sự phẫn uất, cùng đường khiến người ta trở thành tàn ác.

Độc thoại là một cách nhà văn miêu tả tâm lý con người (nhân vật) khi để cho dòng nội tâm vận động và phát triển tự nhiên không có bất cứ sự can thiệp nào.Vận dụng biện pháp nghệ thuật này, Trương Tửu đã thể hiện tính hiện đại cho những trang văn xuôi hiện thực của ông. Không riêng ở Trương Tửu mà Nam Cao, Kim Lân cũng khai thác lĩnh vực này rất thành công. Độc thoại nội tâm của những nhân vật nông dân như ông Hai trong Làng, cụ Tứ trong Vợ nhặt…của Kim Lân được đặt vào những tình huống bất ngờ trước thử thách khó khăn mà cuộc sống mang đến nhưng nhân vật của Kim Lân đã vượt qua sự trớ trêu của số mệnh và thể hiện sự lạc quan để sống tốt. Độc thoại nội tâm của nhân vật trí thức Hộ trong Đời thừa, Thứ trong Sống mòn…của Nam Cao đã cho thấy sự tương đồng với Trương Tửu khi luôn có sự đồng cảm trong việc miêu tả sâu sắc về tâm lý của người thanh niên trí thức. Mỗi nhà văn có cách khai thác nghệ thuật độc thoại khác nhau và không thể phủ nhận ngòi bút văn chương của họ đã góp phần làm phong phú nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Đọc truyện ngắn của Trương Tửu có thể với cá nhân nào đó cho rằng tác phẩm của ông chưa thật độc đáo, hấp dẫn nhưng những phát hiện thú vị về mặt tâm lý nhân vật một cách chân thực để tính cách nhân vật thể hiện rò nét trong từng thời điểm sẽ khiến không ít độc giả thay đổi quan điểm riêng đó. Trương Tửu sử dụng lời văn độc thoại trong tác phẩm nhằm mục đích để cho tuyến nhân vật có một diễn biến tâm lý phúc tạp, để thấy được sự thay đổi trạng thái của cùng một nhân vật vào các thời điểm khác nhau. Qua đó dấu ấn phong cách của Trương Tửu được thấy rò hơn.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí