Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 20


thành nhưng kết thúc nhân vật chính vẫn được ở bên người mà chàng thương yêu. Khi tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề kết thúc, chiến thắng tuy chưa thuộc về chính nghĩa là đảng Từ Bi nhưng nhân vật chính là tráng sĩ Bồ Đề đã để lại trong tâm trí người đọc là sự cảm mến, ở chàng có nét hao hao với Thạch Sanh hay những nhân vật theo môtíp “tráng sĩ” trong thế giới cổ tích của nhân dân. Tráng sĩ Bồ Đề hay Bạch Hạc đều phi phàm nhưng họ cũng thật đời thường với những mối tình lãng mạn, những ham muốn tự nhiên của tạo hóa. Khi nhà văn diễn tả tâm trạng của Bồ Đề và Tú Lan” Bồ Đề nhìn theo bóng giai nhân, lòng mênh mang khó hiểu... chàng cảm động rạt rào vì một người con gái” [120, tr. 614], “Bồ Đề rộn rạo cả tâm hồn. Lúc Tú Lan đứng lên, chàng gặp ngay cặp mắt nàng quay nhìn mình. Cái nhìn đủ nói dài về tình yêu của hai linh hồn hào hiệp ấy” [120, tr. 675]. Khi Kim Chi gặp tráng sĩ Bạch Hạc tại phủ Vò Vệ Hầu:

“ …Thiếu nữ (Tức Kim Chi hay còn gọi là Ngọc Nữ) lẳng lơ hỏi:


-Thế thì còn là gì nữa?


…Thiếu nữ đỏ bừng mặt, trách ngọt ngào:


-Tráng sĩ Bạch Hạc say rồi! Bạch Hạc mê loạn tâm thần:

- Vâng, tôi say, say lắm. Không phải là say rượu, không phải say kiếm pháp, tôi say vì cái nhan sắc diễm lệ của mỹ nhân.

Bạch Hạc còn nói nhiều nữa, nhưng người thiếu nữ nguýt chàng âu yếm”… [120, tr. 689- 690].

Như vậy, Trương Tửu đã vận dụng linh hoạt các yếu tố trong văn học dân gian đồng thời ông kết hợp những nét mới trong tư duy nghệ thuật do tiếp thu của nền văn học phương Tây để cho ra đời tác phẩm văn xuôi hiện đại nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đọc giả. Nhân vật anh hùng trong sử thi của văn học dân gian Việt Nam đã được vận dụng sáng tạo. Lấy ví dụ tiêu biểu:


Nhân vật

Nhân vật sử thi

Nhân vật tiểu thuyết

Tên nhân vật

Đam San

Bồ Đề


Thân hình, diện mạo

- “Dẻo như con rắn trong hang, con hùm bên bờ suối” [18, tr. 27]

- “Dáng dấp khoan thai” [120, tr. 601]

- “khuôn mặt Bồ Đề đẹp như

một thứ đẹp hùng vĩ, thiên thần”



-“Ngọt ngào mà mạnh như một


- “Tiếng nói cười của chàng

nghiêm lệnh” [120, tr. 607]

Tiếng nói, tiếng

nghe như sấm vang sét đánh.

- “Giữa ánh lửa hồng dáng điệu và

cười

Chẳng ở đâu có người cười nói

lời nói của Bồ Đề như của một


như Đam San” [18, tr. 27]

thiên thần làm rung động mãnh liệt



các tâm hồn có mặt” [120, tr. 674]


- “Đầu đội khăn kép, vai



Trang phục

mang túi da”

- “Đam san cưỡi ngựa ra đi. Chàng khoác áo màu đen, màu trắng. Tay cầm lao. Gươm giắt

-...“một ngựa, một người xách kiếm sống cuộc đời lãng du” [120, tr. 620]


thắt lưng” [18, tr. 26]




- Bồ Đề là người dũng cảm, tài



giỏi nhưng luôn có thái độ điềm



đạm, kín đáo. Bồ Đề được đánh



giá qua lời của Bạch Hạc chàng


- Đam San dũng cảm, gan dạ

là người “giàu lòng nghĩa hiệp,


muốn vươn tới đỉnh cao của vũ

giàu lòng nhân từ”. Qua lời Nam


trụ, chàng một mực đi tìm

Việt Vương “chưa hề gặp người

Thể lực, hành động và tài năng

đường đến nhà nữ thần mặt

trời. Đam San có sức khỏe phi thường “Chặt sườn núi... giết tê

nào hiên ngang và hành động

hợp lẽ như tráng sĩ”. Bồ Đề có tài bơi lội “bơi lội ngụp lặn


giác... giết hùm... giết quạ

chàng đều thông thạo hết” [120,


diều... giết ma quỷ...” [18, tr.

tr. 611], đặc biệt là tài kiếm


29]

pháp “Bồ Đề là một tay kiếm



cao cấp, trong nước ít có người



sánh kịp...” [120, tr. 618]. Trong



tất cả những lần giao đấu Bồ Đề



luôn mưu trí, dũng cảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 20



- Tính cách nhân vật phát

- Trong toàn bộ tác phẩm, tính


triển tự nhiên. Tác giả dân

cách nhân vật phát triển tự nhiên


gian miêu tả nhân vật Đam

từ suy nghĩ đến hành động.


San là người anh hùng của bộ

Trương Tửu khắc họa hình ảnh


tộc rất thẳng thắn, rò ràng và

nhân vật Bồ Đề luôn là người tôn


dứt khoát, Đam San đã đánh

thờ sự hào hiệp, thẳng thắn, dứt


bại hai tù trưởng để bảo vệ

khoát, không chấp nhận những


hạnh phúc, danh dự và quyền

cái xấu tồn tại trong xã hội.


lực.

Chàng thấy bọn lục lâm thảo


- Đam San luôn mang khát

khấu Ngũ hổ ức hiếp người


vọng trở thành tù trưởng hùng

lương thiện liền ra tay trừng trị.


mạnh, chàng đã không bằng

- Chàng không bao giờ tha thứ


lòng với những gì đã có đó là

cho kẻ phản bội. Không thể phản


hai người vợ với trăm chiêng

bội sự tin tưởng của rất nhiều


núm, trăm chiêng bằng, trăm

người trong Đảng, không thể

Phát triển tính

con voi, rừng đầy tràn nồi

phản bội Tú Lan.

cách nhân vật

đồng, đồng nước đầy tràn nồi

- Là người kín đáo, trọng tình


đồng, lợn dê đầy sân, tiếng

trọng nghĩa, luôn suy xét trước


tăm vang tận thần núi...

mọi hành động. Cuối cùng Đảng


- Đam San cương quyết và

Từ Bi thất bại, mục đích và lý


dứt khoát đi bắt nữ thần mặt

tưởng của Bồ Đề không thành.


trời về làm vợ cho dù phải

Đây cũng là một trong những thất


đối diện với biết bao hiểm

bại mà con người thường gặp phải


nguy đến tính mạng. Cuối

trong đời sống. Nhà văn để cho


cùng Đam San chết trong

nhân vật trải qua thất bại nhưng


rừng sáp đencủa thần

ngòi bút của nhà văn khá sắc xảo


Sunyrít. Đây là cái chết của

khi ông diễn đạt thành công tâm


người anh hùng trên hành

trạng của nhân vật ở phần cuối tác


trình vươn tới khát vọng lớn

phẩm, dù ở vào thế thua phải nhìn


lao, chân chính, đáng ngợi

nhận lại cục diện, phải đánh giá


ca, chân trọng.

lại tình hình, có chiến lược đứng



lên sau thất bại.




- Qua nhân vật Bồ Đề, cho thấy



nhà văn Trương Tửu đã đưa yếu


- Qua nhân vật Đam San có

tố nhân vật trong văn học dân


thể thấy tác giả dân gian

gian vào tác phẩm một cách tài


miêu tả nhân vật theo kiểu

tình, nhà văn kết hợp với những


khái quát hóa về một con

yếu tố hiện đại để đưa vào tác


người cá nhân có sức mạnh

phẩm một luồng sinh khí mới,


siêu nhiên để thể hiện một

nhân vật anh hùng trong trang


khát vọng lớn muốn khám

sách của ông vừa mang nét anh

Tổng kết

phá, chinh phục tự nhiên của

hùng sử thi nhưng lại rất gần với


cả một cộng đồng, dân tộc.

đời sống con người của xã hội


Đam San là một anh hùng

hiện đại. Nhân vật hội tụ đủ mọi


mang tính sử thi trong văn

trạng thái, cảm xúc, có yêu, có


học dân, là biểu hiện cho lý

ghét, gặp mọi hoàn cảnh nhưng


tưởng thẩm mĩ và đạo đức

luôn “phụng thờ nhân đạo” [120,


mà tác giả dân gian gửi gắm

tr. 750]. Ngay nhan đề tác phẩm


trong đó.

đã khiến người đọc liên tưởng



tới con người trong dân gian



Tráng sĩ Bồ Đề”.


Văn học dân gian với những tiền đề là cơ sở rất quan trọng để văn học hiện đại Việt Nam phát triển vào đầu thế kỷ XX với sự tiếp thu, kế thừa. Cho đến đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam mới chứng kiến một sự chuyển mình của văn học với tên tuổi của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Bửu Mọc, Trần Quang Nghiệp,… và nhất là thế hệ nhà văn hiện thực như Nam Cao, Trương Tửu, Vũ Trọng Phụng,... Mỗi nhà văn đã tìm cho mình một hướng đi riêng nhưng trên nền tảng luôn giữ gìn bản sắc, tiếp thu ảnh hưởng mới có sáng tạo để đi đến thành công trong sự nghiệp cầm bút. Trương Tửu cho thấy các sáng tác phong phú, đa dạng cả về nội dung và nghệ thuật. Mặc dù nhà văn cũng có những hạn chế nhất định như xây dựng nhân vật chưa mang tính điển hình cao. Nhưng đặc biệt, trong một số sáng tác văn xuôi rất mới của ông lại được xây dựng trên phông nền văn học dân gian, từ “sự lặp lại


của các mô típ trong văn học dân gian là đặc điểm nổi trội làm nên tính truyền thống vững bền của hệ thống thẩm mĩ” [151, tr. 19], những môtíp, người anh hùng xuất chúng mà người đọc thường bắt gặp trong các truyện cổ tích, truyền thuyết, sử thi... được nhà văn đổi mới, cách tân bằng cá tính sáng tạo của mình. Đó là kết quả tất yếu của sự giao thoa giữa văn học dân gian và văn học hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XX và cũng là thành công đáng kể của văn xuôi Trương Tửu khi ông vận dụng văn học dân gian để đưa vào sáng tác như một biện pháp nghệ thuật mới mẻ. Không riêng một số tác phẩm có sử dụng trực tiếp nguồn tư liệu của văn học dân gian, mà thông qua giá trị của các tác phẩm nhà văn không chỉ thể hiện một tinh thần tranh đấu, một thực trạng của xã hội đương thời mà còn muốn gửi gắm vào mỗi sáng tác lời nhắn nhủ hãy giữ lấy những giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc, hãy bảo tồn và phát huy nguồn tư liệu, thi liệu văn học dân gian.


Tiểu kết

Với lối văn luận đề, giàu chi tiết hiện thực đời thường khiến cho tác phẩm của Trương Tửu để lại nhiều dấu ấn trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Về phương diện nghệ thuật Trương Tửu có những nét riêng mà không thể phủ nhận năng lực nhạy cảm trước cái mới của ông. Nhà văn thể hiện khả năng xây dựng nhân tượng trưng qua phương thức trần thuật khá điêu luyện, bên cạnh đó ông có những phát hiện về tâm lý nhân vật rất chân thực, điều này giúp cho tính cách nhân vật trở nên rò rệt hơn. Ngôn ngữ trong văn Trương Tửu rất tự nhiên không cầu kì, trau truốt, đặc biệt việc vận dụng yếu tố truyền thống và hiện đại đã thể hiện sức sáng tạo của người cầm bút. Tác giả vận dụng linh hoạt các phương thức nghệ thuật để tạo nên một giọng văn phong phú, đa dạng.

Mười ba tác phẩm văn xuôi chứng minh Trương Tửu là một trong những cây bút đa tài, góp tiếng nói vào dòng văn học hiện thực phê phán những năm đầu thế kỷ XX. Cùng với các nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Trương Tửu có một phong cách độc đáo, không lẫn với bất kì nhà văn nào cùng thời. Ông để lại dấu ấn là cây bút Hà Nội đa tài, thông minh và bản lĩnh. Một cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm nhưng ông luôn là nhà văn, là người thầy đầy tâm huyết và trách nhiệm.


Với phong cách của một người làm khoa học, ông say mê với mỗi công việc dù ở bất cứ vị trí nào ông đều làm hết lòng, tận tâm. Thời gian, công chúng là thước đo đúng đắn nhất về con người và những tác phẩm văn xuôi, nghiên cứu, lý luận và phê bình mà ông từng cho xuất bản. Cách viết cá tính của ông không được hoàn toàn hoan nghênh ngay từ những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, những nhận định khiên cưỡng, cực tả về ông rồi cũng qua đi, hôm nay trong xu thế xã hội mới Trương Tửu đã được nhìn nhận, đánh giá lại một cách đúng đắn, khách quan và khoa học hơn.


KẾT LUẬN‌


1. Tấm gương soi chiếu, phản ánh trung thực xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là những trang văn xuôi của các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố và nhất là gần đây, giới nghiên cứu đã và đang khẳng định sự đóng góp đầy ý nghĩa của giáo sư, nhà văn Trương Tửu.

Thế hệ nhà văn chân chính trong những năm đầu thế kỷ XX đã tạo nên một diện mạo mới trong nền văn học Việt Nam. Cũng như nhiều nhà văn hiện thực đương thời, Trương Tửu sáng tác những trang văn nhằm tái hiện cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau góp phần hoàn thiện bức tranh văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

2. Với trên một nghìn trang văn xuôi được viết trong thời gian năm năm từ 1937 đến 1942, Trương Tửu đã khẳng được vị trí trong nền văn xuôi hiện đại đầu thế kỷ XX. Thời gian là thử thách đối với những tác phẩm nghệ thuật nói chung và văn xuôi nói riêng. Mười ba tác phẩm của Trương Tửu là minh chứng khi đã vượt qua thời gian dài để đến tay độc giả hôm nay. Xem xét trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật đều cho thấy nhà văn đã có những đóng góp không nhỏ cho tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Về nội dung, các phẩm văn xuôi Trương Tửu có hệ thống đề tài mang tính khái quát cao. Về phương diện nghệ thuật, Trương Tửu thể hiện là một ngòi bút có cá tính. Ông chọn cho mình một lối đi riêng để thực hiện những trọng trách của người nghệ sĩ với cuộc đời. Phong cách văn xuôi của Trương Tửu luôn linh hoạt để tìm cho mình những dấu ấn riêng trên bức tranh văn học đầy màu sắc ở đầu thế kỷ XX.

3. Những năm đầu thế kỷ XX ở nước ta nở rộ lên những trang tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn với lời văn lãng mạn mang tính chủ quan nhưng không bao lâu các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Trương Tửu, Vũ Trọng Phụng... xuất hiện. Họ là những nhà văn cùng chí hướng khi đặt vấn đề hướng ngòi bút vào việc tả thực về một giai đoạn xã hội. Những trang viết chân thật nhưng thấm đượm chất nhân văn đã tạo ra vườn hoa văn học giai đoạn 1930 – 1945 đầy hương sắc. Trương Tửu cũng như các nhà văn cùng thời luôn trăn trở: Cần phải làm gì trước thực


trạng xã hội trong những năm đầu thế kỷ XX? Các nhà văn lựa chọn phương thức lấy ngòi bút thay cho súng, gươm, giáo, mác. Ngòi bút của họ đã phản ánh mặt trái của nhà nước cai trị đương thời, nhà nước thực dân phong kiến nhằm đồng hóa dân ta bằng những chính sách thâm độc. Qua đó cho thấy, những tác phẩm của Trương Tửu đã góp phần trong công cuộc “đấu tranh” của tầng lớp nhân dân nhằm tiến tới một xã hội tốt đẹp, phồn vinh.

4. Trước trào lưu hiện đại hóa nền văn học đầu thế kỷ XX, Trương Tửu trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn học phương Tây cùng vốn văn hóa, văn học truyền thống dân tộc, đặc biệt phải kể đến vốn kiến thức tự học ông đã góp công sức vào việc cách tân thể loại văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. Nhân vật trong sáng tác của Trương Tửu trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật đã cho thấy sự sáng tạo của nhà văn, đồng thời thấy được Trương Tửu có những nét khác biệt so với Tự lực văn đoàn. Trương Tửu thể hiện tính khái quát cao khi ông sớm tiếp cận và vận dụng phân tâm học Freud để tạo ra loại nhân vật có ẩn ức về sinh lý. Đồng thời nhà văn đã vận ngôn ngữ một cách linh hoạt các phương thức nghệ thuật từ kết cấu đến ngôn ngữ để sáng tác thêm sâu sắc.

Mặc dù sự tiến bộ của nền văn học nghệ thuật đã được minh định bằng chính thể loại, nhưng việc cách tân văn xuôi của Trương Tửu còn gắn liền với bối cảnh lịch sử văn học Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng trong quá trình hiện đại hóa. Với các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bá Học, Đặng Trần Phất, Tự lực văn đoàn... đều là minh chứng thể hiện tính hiện đại của văn học Việt Nam. Văn xuôi Trương Tửu không nằm ngoài quỹ đạo ấy, nhưng nhà văn có sự khác biệt khi kết hợp các giá trị chân, thiện, mỹ trong tổng thể hệ thống văn xuôi một cách tinh tế. Qua đó thấy được Trương Tửu có khả năng nắm bắt bản chất của con người và xã hội, không chỉ có vậy, ông còn là nhà văn có vốn văn hóa phong phú. Ông tiếp thu nét mới của văn hóa phương Tây, đồng thời tạo ra những lát cắt đối lập với thuần phong mỹ tục của người Việt để dân ta thêm hiểu rò hơn về cái được và cái mất khi luồng văn hóa, văn học mới đang du nhập nhanh chóng vào nước ta lúc đó. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp văn xuôi của Trương Tửu cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như nhà văn chưa chỉ rò căn nguyên sâu xa nỗi thống khổ của người

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí