Kết Cấu Có Nội Dung Vào Vấn Đề Trung Tâm Của Câu Chuyện


người đọc trước trạng thái của kẻ say mà tỉnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng hai nhà văn cùng thể hiện nỗi đau đớn, dằn vặt của nhân vật trong tâm trạng khi sử dụng kết cấu tâm lý nhưng mỗi nhà văn đều có thành công riêng. Trương Tửu không thể hiện sắc nét về hành động của nhân vật nhưng diễn biến tâm trạng mà tuyến nhân vật của ông biểu cảm có lẽ khiến cho các thế hệ bạn đọc phải suy ngẫm dù ở bất kỳ thời đại nào.‌

Cũng với kết cấu tâm lý ở Cái tôi của ai mở ra một nhân vật Tôi với ích kỉ, hẹp hòi. Hắn tham gói kẹo trên xe buýt, hắn còn mắc tính sĩ diện, hắn bán rẻ đồng nghiệp… Vô số những cái xấu tồn tại trong tính cách con người hắn. Nhưng rồi hắn cũng sẽ nhận được sự thông cảm của người đọc khi nhà văn để cho tâm trạng nhân vật được bày tỏ, bộc bạch. Bản thân con người cũng chỉ vì nghèo mà sinh ra hèn hạ, nhục nhã từ trong suy nghĩ. Vấn đề này được nhà văn thể hiện khá sâu sắc không chỉ riêng với nhân vật “Tôi” mà còn rất gần trong đời sống mà ai đó cũng rất dễ phạm phải.

Trong số tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu, ở khá nhiều tác phẩm được nhà văn sử dụng lối kết cấu này, tuy nhiên mức độ vận dụng đậm nhạt khác nhau. Cái tài của nhà văn khiến người ta bị lôi cuốn vào dòng suy nghĩ đầy tâm tưởng của nhân vật. Suy nghĩ của nhân vật đan cài từ thực tại rồi lại hồi tưởng quay về quá khứ, từ quá khứ lại trở về thực tại cuộc sống đang diễn ra trước mắt của nhân vật. Với lối kết cấu này, nội dung cốt truyện diễn ra một cách tự nhiên đồng thời nhà văn đã phản ánh tình trạng ngột ngạt của tầng lớp bình dân thành thị trong xã hội nửa Tây nửa Ta ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Trương Tửu sử dụng kết cấu tâm lý nên sáng tác của ông cứ nhẹ nhàng đi vào tâm hồn người đọc.

4.2.2. Kết cấu có nội dung vào vấn đề trung tâm của câu chuyện

Đó là một dạng kết cấu tiêu biểu trong sáng tác của Trương Tửu. Nhà văn muốn thể hiện cái khốn cùng, tuyệt vọng của những người khổ, ở đầu thiên tiểu thuyết Khi người ta đói tác giả đã gợi ra một không gian nhốn nháo, tiêu điều với những gương mặt bơ phờ vì đói, rách. Họ van lơn qua ánh mắt đau thương và tuyệt vọng, họ đem đi cầm cố manh áo cũ, sờn, vàng ố và nhàu nát để mong có vài xu nhỏ lo rau cháo qua ngày:


“- Đồng bẩy!

- Hai đồng tư!

- Bốn đồng sáu hào ba xu!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

- Ba đồng!

- Không cầm thì mang về!…

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 17

Những lời đánh giá, những câu gắt gỏng, những tiếng càu nhàu cứ luôn ở bên trong mấy chiếc cửa tò vò của nhà Vạn Bảo đưa ra, cục cằn và ráo hoảnh”[120, tr. 397]

Khi người ta bị đói, người ta bị khinh rẻ, bị làm nhục, bị bắt giam, bị chửi bới nhiếc móc. Nhưng cũng khi người ta đói, người ta lại càng làm tôn thêm lòng nhân hậu, lòng yêu thương con người. Đó là những điều Trương Tửu muốn gửi gắm vào bạn đọc ngay từ những câu chữ đầu tiên, những dòng văn đầu tiên của tiểu thuyết Khi người ta đói. Ông muốn phản ánh ngay và phản ánh thẳng một cách gay gắt cho công chúng hiểu về cái xã hội mà họ đang sống.

Cũng ngay từ những dòng văn đầu tiên của Một kiếp đọa đày Trương Tửu đã đi thẳng vào số phận của hai chị em Liễu và Nguyệt qua lời trò chuyện của người mẹ. Bà mẹ đẻ ra hai người con gái, mà ta cứ ngỡ như bà Phán Đức và Nguyệt là mẹ con nhà Cám. Sự hắt hủi, cay nghiệt của bà đã khiến cho cô con gái bà đứt ruột đẻ ra sự bất hạnh đớn đau.

Yên lặng một lát, mẹ nàng nói tiếp, buồn bực:

- Giá nó cứ chết quách từ cái ngày nó lên đậu ấy thì có phải bây giờ đỡ khổ tôi…

-…Chẳng qua kiếp trước tôi nợ nó, kiếp này nó vào nó báo, bao giờ hết nợ thì nó bước, chứ ngữ ấy thì chồng mới con gì![120, tr. 523].

Đó là những lời người mẹ nói về đứa con kém may mắn, nhan sắc bị hủy hoại do căn bệnh thủa ấu thơ. Lời bà ta sao lạnh như băng, độc ác như nói với kẻ thù. Đó là cách nhà văn đi thẳng đến điều ông muốn nói. Số phận con người, giá trị đạo đức được nhìn nhận chân thực. Trong đó tình mẫu tử, tình chị em ruột thịt chỉ bằng sự lạnh lùng, và những cay nghiệt, mỉa mai hơn cả người dưng nước lã.


Qua lối hành văn thẳng thắn, nhà văn không chủ ý vẽ ra một chương trình hành động. Điều này thể hiện rò nét trong tập truyện vừa Một kiếp đọa đầy Truyện thứ nhất kể về hai chị em gái. Người chị tên Liễu xấu xí lại bị mọi người xung quanh ghẻ lạnh đã rắp tâm ghen ghét và trả thù cô em. Khi em Nguyệt có cậu Tú Duyên đến hỏi cưới thì Liễu giả làm người khác viết thư gây chia rẽ, gây sự đánh Liễu rồi bỏ đi. Truyện của Trương Tửu có xu hướng đi vào phân tích những éo le, uẩn khúc trong các trạng thái đời sống cũng như trong lòng người và đưa ra những triết lý về nhân thế. Ở tác phẩm Thằng Hóm nhà văn tiếp tục vận dụng kết cấu này, kết cấu nội dung đi thẳng vào số phận cuộc đời Thằng Hóm. Ngay ở phần thứ nhất của truyện, nhà văn đi vào miêu tả về “hai đứa trẻ đang ngồi co ro sát vào nhau, bốc cơm nguội đựng trong một vỉ buồm cũ nát đặt trên cái bậc cửa ra vào của một hiệu sơn đã đóng cửa kín im ỉm từ chập tối” [124, tr. 877]. Hai đứa trẻ đó là Tếu và Hóm. Tiếp những trang văn sau đó, cuộc đời Hóm dần sáng tỏ về cội nguồn của hắn, về những người hắn yêu thương, về những lần bị cảnh sát đánh và bắt bớ...Tất cả xoay quanh về đứa trẻ đáng thương hơn đáng trách. Đứa trẻ ấy nếu được nuôi dạy trong môi trường tốt ắt hẳn sẽ có ích cho cộng đồng, xã hội bởi trong con người Hóm luôn chan chứa tình yêu thương với những người có cùng cảnh ngộ khốn khổ như mình, Hóm biết chia sẻ từ miếng cơm nguội cho Tếu và dù được bác Tương, chính là cha Hóm nhận nuôi nhưng Hóm không nỡ bỏ bạn. Một đứa trẻ như vậy, lẽ ra phải được đón nhận những điều tốt đẹp, nhưng trong xã hội ấy, xã hội những năm đầu thế kỷ XX với bao nhiêu những phức tạp khiến mỗi cá nhân con người trong đó có Hóm bị rơi vào vòng xoáy trong bối cảnh của sự giao thoa Tây – Đông.

Với lối kết cấu có nội dung vào vấn đề trung tâm của câu chuyện, vào vấn đề mà nhà văn muốn nói, các tác phẩm văn xuôi Trương Tửu bao quát một nội dung hiện thực rộng lớn về lịch sử và dã sử; đấu tranh xã hội, gia đình và cá nhân; đấu tranh giai cấp, tình yêu và phong tục; thành thị, ven đô và nông thôn; trí thức, công chức và nông dân để qua đó có những nhận định, phê phán về xã hội đương thời, lên án cái xấu, cái bất công tồn tại trong xã hội đó.


4.2.3. Kết cấu lồng ghép hai nội dung vấn đề‌

Trong sáng tác của Trương Tửu, có những tác phẩm ông viết về những chuyện rất đời thường, những câu chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày nhưng trong đó tác giả lại bộc lộ một nội dung khác có ý nghĩa to lớn đối với con người và xã hội. Vì vậy tác phẩm của nhà văn đã mang kết cấu có hai nội dung. Trong đó một nội dung gắn với đề tài của tác phẩm, một nội dung gắn với tư tưởng của tác giả. Xuyên suốt vào tác phẩm của Trương Tửu, người đọc dễ dàng nhận thấy hai hai nội dung này có sự tương hỗ, bổ sung cho nhau để thể hiện chủ ý của nhà văn.

Xây dựng kiểu kết cấu này, nhân vật trong sáng tác thường bộc lộ những lời nói, suy nghĩ mang tư tưởng của chính tác giả, nhân vật này có thể là nhân vật chính hoặc chỉ là một trong số những nhân vật trong tác phẩm. Trong tác phẩm Một chiến sĩ, nhà văn xác định đối tượng mô tả là những nhân vật trí thức Hiền, Hảo đây chính là hình ảnh của chính tác giả nên góc độ nhà văn luôn đặt ở hai vị trí đó là đứng ở bên ngoài để quan sát và đứng vào chính nhân vật để tự thuật.

Khi đứng ở bên ngoài quan sát, nhà văn để Hảo thể hiện những suy nghĩ rất chân thật của một trí thức nhưng những lời anh đã thốt ra lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc về cuộc sống xã hội:

“Nhà văn muốn tìm cảm hứng và tài liệu để viết thì không còn cái nguồn nào dồi dào hơn đời sống đâu thương của anh chị em cùng khốn. Ở địa hạc ấy, sự thống khổ mới xác thực vì nó trần truồng không bị những ước lệ giả dối bao phủ như ở giai cấp trưởng giả. Anh thử bước chân vào chợ Đồng Xuân hay chợ Cửa Nam; anh thử vào một xưởng máy, anh thử dừng bước bên túp lều của một nông phu, anh thử dạo quanh các vỉa hè Hà Nội trong một đêm đông...Anh sẽ thấy được cả một cái xã hội lầm than bị đày ải trong nghèo đói. Cái xã hội ấy đông đúc gấp trăm gấp nghìn cái xã hội giàu sang mà anh thường thấy phô bày ra giữa ánh sáng của thị thành. Bao nhiêu người đàn ông khỏe mạnh đem bán sức lao động trong xưởng máy, ngoài đồng, đầu tắt mặt tối mà chỉ để đổi lấy một số lương chết đói. Bao nhiêu người đàn


bà nai lưng buôn bán từ sớm đến chiều, mà vẫn thiếu cơm ăn áo mặc. Bao nhiêu trẻ con vì sinh ở cảnh nghèo nàn mà hóa ra tội lỗi, chết non chết yểu ở đầu hè xó chợ. Bao nhiêu con gái ngây thơ vì đói mà đi làm đĩ. Anh thử nhắm mắt tưởng tượng những tấn kịch thê thảm này đến hàng ngày cho những số kiếp khốn cùng ấy. Thì anh phải nhận với tôi rằng kẻ nào cầm bút mà có thể quên bẵng được gai cấp nghèo khổ ít ra cũng phải là kẻ vô lương tâm, lòng dạ thối nát” [120, tr. 132].

Đến với những suy nghĩ và lời nói của Hiền cũng mang tính triết lý “Đấy cái xã hội này chín phần mười là sống chật vật như thế hết. Có được mấy nhà giàu. Bao nhiêu người đổ mồ hôi nước mắt mà vẫn không đủ ăn. Những công lao của họ chỉ càng làm giầu thêm cho những người có vốn sẵn... ”[120, tr. 206].

Như vậy, với tư cách là người đứng ngoài quan sát cuộc đối thoại giữa Hảo và Hiền, Hiền với Như Lan, Trương Tửu đã đưa vào tác phẩm văn xuôi cách xét đoán của người cầm bút nhằm nhấn mạnh về dự đồ sáng tạo ra tác phẩm mang tính tranh đấu. Còn khi nhà văn đứng ở vị trí của nhân vật, ông đặt bản thân vào hoàn cảnh của Hiền để luôn đấu tranh với bản thân để “chọn con đường chiến sĩ”, vượt lên những tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, chấp nhận hy sinh từ bỏ cuộc sống an nhàn đầy đủ.

Trong tác phẩm Một cổ đôi ba tròng, để lý giải việc ông ký Thảo từ chỗ có gia đình vợ con, công việc nhưng kết thúc là cái chết thương tâm. Trương Tửu đã đưa vào truyện về cuộc sống sinh hoạt của đại gia đình thầy ký Thảo. Đồng thời ông cũng đưa ra lời nhận xét về sự tất yếu dẫn tới cái chết của thầy ký vì “Kẻ nào sống lấy một mình là kẻ hèn nhát. Đời người có giá trị nhất ở chỗ quên thân mình để làm phận sự đem hạnh phúc đến cho người khác, huống hồ người khác ấy lại là cha mẹ, chị em...phải hy sinh đi để phụng sự gia đình: đó mới là hành vi của người có giáo dục và tâm huyết” [120, tr. 374]. Nhà văn đã đứng ở vị trí bên ngoài để quan sát diễn biến trong đời sống sinh hoạt của gia đình thầy ký Thảo. Tất cả gần mười thành viên gồm cha mẹ, vợ con, chị em của thầy ký Thảo đều sinh sống trong cùng một căn nhà và trông vào đồng lương của ông ký. Ở vị trí này nhà văn


nhận thấy cái chết của thầy ký Thảo như kết cục tất yếu logic vì một người bị bệnh lao yếu đau và với đồng lương như thầy ký không thể cáng đáng nuôi nổi đại gia đình là lẽ hiển nhiên. Một triết lý được nêu ra ở đây chính là trong gia đình cần có sự sẻ chia về công việc cũng như về đời sống tinh thần. Mỗi người cần tránh cách sống ích kỉ, dựa dẫm, trở thành gánh nặng cho người thân và xã hội. Khi nhà văn đặt mình vào vị trí của nhân vật, Ông ký Thảo “phân vân, bối rối không biết giải quyết bài toán cuộc đời ông ra sao. Ông nằm cân nhắc những lý luận để tìm ra một lời giải xác đáng” [120, tr. 373]. Nhà văn như nhập thân mình vào với những trăn trở băn khoăn của nhân vật, trước những mâu thuẫn giằng xé của nhân vật về cách cư xử và quan hệ với mọi người trong đại gia đình.‌

Có thể nói, không chỉ Trương Tửu vận dụng kết cấu này trong tác phẩm. Đối với một số nhà văn cùng thời với ông như Nam Cao đã sử dụng kết cấu lồng ghép trên hai nội dung vấn đề như trong truyện Lão Hạc, truyện Nhỏ nhen, ở những tác phẩm này Nam Cao đã vận dụng và đem lại cái nhìn sâu sắc đối với người đọc. Như vậy về mặt kết cấu, giữa Nam Cao và Trương Tửu có điểm chung trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, chính điều này cho thấy tên tuổi của Trương Tửu ngày càng được đánh giá khoa học và khách quan.

Khi Trương Tửu sử dụng kết cấu lồng ghép hai nội dung vấn đề đã tạo sức thuyết phục cho tác phẩm của ông. Với kiểu kết cấu này, nhà văn đã tạo nên một nội dung cho tác phẩm đồng thời thể hiện nội dung thứ hai phản ánh đời sống xã hội về tầng lớp trung lưu ở thành thị những năm đầu thế kỷ XX. Điều quan trọng hơn cả nhà văn đã lựa chọn đúng đắn phương thức kết cấu để thể hiện những suy ngẫm về nhân tình thế thái của người viết văn, của một trí thức luôn được tác giả đặt thành vấn đề để hướng tới cuộc đấu tranh cải biến xã hội.

4.3. Ngôn ngữ


Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, ngôn ngữ là những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [108, tr. 688].


Từ ngôn ngữ nghệ thuật đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là con đường tiếp nhận văn học phù hợp với bản chất của nghệ thuật ngôn từ. Theo cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), Ngôn ngữ nghệ thuật là: "…một hệ thống các phương thức, quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói "ngôn ngữ ba lê", "ngôn ngữ chèo", "ngôn ngữ điện ảnh". Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó" [84, tr. 185-186].

Đặc điểm chung của thi pháp học cấu trúc là dựa vào mô hình ngôn ngữ, đó không chỉ vì ngôn ngữ là cơ sở của khoa học nhân văn và khoa học xã hội, mà còn vì họ nhận thấy mọi nhận thức không tách rời với sự ràng buộc của ngôn ngữ. Thi pháp học cấu trúc không phải là thi pháp của các yếu tố tách rời, mà là thi pháp về các quan hệ của các yếu tố tạo nên tác phẩm, góp phần tạo nên thành công cho sáng tác của nhà văn. Cùng với một số phương diện nghệ thuật khác, ngôn ngữ trong văn xuôi của Trương Tửu cũng làm nên một phong cách, một giọng điệu độc đáo. Đó là kiểu ngôn ngữ thể hiện được khả năng phân tích tâm lý với lối văn sắc sảo, khúc chiết trong việc diễn đạt những ý tưởng và cũng là ngôn ngữ mang tính triết lý. Ngôn ngữ văn xuôi Trương Tửu có nét cổ điển của xã hội phong kiến còn xót lại nhưng cũng chứa nhiều cách diễn đạt rất mới mẻ, rất táo bạo theo phong cách ngôn ngữ phương Tây. Điểm mạnh (ưu điểm) là lối văn “trác luyện, sáng suốt”, “tỉ mỉ, kỹ càng”, một vốn ngôn ngữ phong phú, độc đáo. Về phong cách Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan nhận diện qua một thiên tiểu thuyết thuộc dòng “đấu tranh xã hội” tiêu biểu. Đọc Một chiến sĩ, người ta nhận thấy Trương Tửu là một nhà văn lời lẽ hùng hồn, thống thiết. Những lời ấy nó đánh vào tình cảm người ta hơn vào lý trí người ta, mà người đời thường vị tình hơn theo lý. Trong tiểu thuyết của ông, nhiều chỗ văn ông trác luyện, sáng suốt, lối văn thích hợp cho người muốn bênh vực thuyết của mình. Những đoạn những câu Hiền bày tỏ sự hoài bão của mình cho Như Lan nghe để nàng hiểu mình, đừng có sầu não quá độ là những đoạn thấm thía, dễ cảm người đọc… Với loại sách “có tính cách xã hội”, Vũ Ngọc Phan khảo sát và đánh


giá từng tác phẩm cụ thể: “Quyển Khi chiếc yếm rơi xuống tuy mang cái nhan đề khơi gợi nhưng cả tập tiểu thuyết tuyệt nhiên không có chỗ nào gợi tình hay suồng sã với những hành động dâm đãng hay lả lơi. Nó gần là tập phỏng vấn một gái giang hồ để tìm nguyên nhân trụy lạc của phần đông gái nhà chứa. Cái nguyên nhân ấy là sự đói khát, sự ghẻ lạnh của xã hội và sự cay nghiệt của người đời... Tập tiểu thuyết xã hội Khi người ta đói của Trương Tửu là một tập ông viết một giọng thô bạo và hằn học bội phần nếu người ta đem so với các tiểu thuyết khác của ông. Đọc cả truyện, người ta chỉ thấy rặt một màu đen tối, không có lấy một tia hy vọng ở kẻ nghèo (…). Viết tập Khi người ta đói Trương Tửu cũng nương tựa vào nhiều thành kiến như trong khi phê bình nên nhiều khi ông thiên vị và tạo nên những việc buồn thảm quá đáng. Người ta thấy Trương Tửu phải chăng hơn khi viết tập ái tình tiểu thuyết Trái tim nổi loạn (…). Đoạn kết rất là đột ngột và thê thảm. Một truyện ái tình bi đát, tả bằng những nét hơi đậm một chút nhưng tỉ mỉ, kỹ càng. Chỉ phải vài ba đoạn nghị luận hơi dài, nhắc đi nhắc lại một ý kiến về ái tình và hôn nhân, làm cho những đoạn ấy kém phần thú vị. Tuy vậy, Trái tim nổi loạn của Trương Tửu cũng đáng kể là một tiểu thuyết xây dựng khá kỹ càng về sự việc và ngôn ngữ, giọng điệu độc đáo...

Trương Tửu có khiếu ngôn ngữ và lý luận. Lời nói của ông là một sản phẩm chính xác của máy móc, lý luận của ông chặt chẽ như một dây truyền ngôn ngữ phối trí chặt chẽ, liên kết mạch lạc và rèn rũa với một nghệ thuật tinh vi, tế nhị. Giọng văn của ông, ngôn ngữ của ông là phong cách một nhà hùng biện bẩm sinh. Không do một học đường nào đào tạo. Ông dùng lối văn trác tuyệt đó vào những khảo cứu văn học và triết học, và độc đáo là Trương Tửu viết truyện bằng ngôn ngữ sắc sảo, đa thanh của mình. Truyện dài đầu tiên của Trương Tửu nhan đề Thanh niên S.O.S (1938) là tiếng kêu cứu của một thế hệ thanh niên đang suy sụp vì phong trào lãng mạn. Giọng điệu thống thiết, ngôn từ tuy có ảnh hưởng khá nhiều của phương Tây nên khá suồng sã, tự do nói về tính dục nhưng là một thứ ngôn ngữ của tư duy sắc bén, sáng suốt. Với vốn ngôn ngữ phong phú nhà văn nhiệt tình phê phán thực trạng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022