Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 8


mang tình yêu Hà Nội đến cho người đọc bằng tấm lòng chân thành, giọng điệu tự hào cùng lối dẫn dắt hấp dẫn, tài tình.

Đọc Hà Nội băm mươi sáu phố phường, ta thấy thấy giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, niềm tự hào, ngợi ca mà còn nhận ra giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tươi vui khi tác giả kể về nhừng thức quà. Cũng nói về Cốm, Thạch Lam có đoạn viết: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy…” [6,50]. Hay khi miêu tả “miến lươn là thức quà bổ âm, nhiều người bảo thế. Đàn ông thì không hay tin, nhưng đàn bà thì dễ tin lắm… nhiều ông chồng không thích ăn lươn, mà vẫn bị các bà vợ ép cho ăn”. Nhà văn còn hóm hỉnh khi cho rằng: “Tình nghĩa đằm thắm của vợ chồng, đôi khi có thể lấy ít nhiều miến lươn mà đo được” [6,29]. Người đọc cũng bắt gặp những trang văn mang giọng điệu hài hước, hóm hỉnh trong Hà Nội, một chốn rong chơi của M. Rama. Dưới con mắt của ông, Hà Nội đông đúc, chật kín như mắc cửi, giao thông hỗn loạn, những chiếc xe chuyển được ví “như một dòng sông, nhẹ nhàng chảy và luồn lách qua các chướng ngại vật”. Người lái xe tham gia giao thông “làm chủ động tác như trong các động tác ba lê của các kỵ sĩ thành Vienna” [6,27]. Cuộc sống đời thường của người dân Hà Nội được khắc họa qua những nét vẽ hài hước “thích được ăn uống trên hè phố hơn là trong những căn phòng chật chội của họ ở phố cổ”, trong khi những người bán hàng rong vẫn làm công việc của mình thì “những bà mẹ vẫn đang cho con bú, những người đàn ông vẫn ngồi đánh cờ tướng, những cụ già vẫn đi dạo trong bộ quần áo ngủ” [6,28]. Khi tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc các loại hình kiến trúc hay lúc nói về các công trình kiến trúc như văn miếu, nhà hát lớn, Rama thể hiện thái độ trang trọng, nghiêm túc, khách quan còn khi phác họa hình ảnh của những khu tập thể, ông lại miêu tả chúng “trông hom hem và buồn bã” nhưng “vẫn khác biệt và rất Việt Nam”. Ông còn có những phát hiện rất thú vị khi nói quy định đội mũ bảo hiểm đã “can


thiệp vào câu chuyện tình yêu lãng mạn”. Những “đôi tình nhân vội vã trao nhau nụ hôn trong góc khuất… với mũ bảo hiểm vẫn đội trên đầu!” [10,66]. Những mảnh ghép cuộc sống thường nhật của người dân thử đô hiện lên qua giọng điệu hài hước nhưng bao dung, yêu mến của một tác giả người nước ngoài. Chúng ta cảm nhận được sự hài hước qua giọng điệu, trong từng câu văn nhưng nó không phải là tiếng cười trào phúng, phê phán, ngược lại nó góp phần xua tan đi những mệt mỏi, lo toan của cuộc sống, khiến ta yêu mến hơn thành phố của mình. Cả hai tác giả Thạch Lam và M. Rama qua những trang văn đều bộc lộ một tình yêu Hà Nội nồng nàn, tha thiết. Họ cảm nhận những phương diện của đời sống bằng cả trái tim chân thành, chan chứa tình cảm dành cho thủ đô ngàn năm văn hiến.

Sự kết hợp đa dạng các loại giọng điệu là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của hai tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường Hà Nội, một chốn rong chơi. Qua đó, chúng ta thấy được tài năng, sự khéo léo, tinh tế của hai tác giả khi tái hiện một cách chân thực, gần gũi những không gian văn hóa đậm chất Hà Nội.


KẾT LUẬN


1. Hà Nội xưa dù nhỏ bé vẫn là đô thị hàng đầu, trung tâm giao lưu chính trị - kinh tế - văn hoá lớn nhất của đất nước nên cũng là nơi tập trung, kết tinh những gì đẹp nhất, tinh hoa nhất. Mảnh đất lịch sử nghìn năm này là nơi hội tụ khí thiêng dân tộc đã hun đúc và luyện nên nét tinh tế của người Hà Nội. Sống nơi thị thành, được tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa đa dạng, người Hà Nội thường toát lên sự lịch lãm, ăn nói có duyên, thân thiện, hoạt bát. Đó chính là những nét văn hóa riêng, đáng quý. Những phẩm chất tốt đẹp đó của người Hà thành được hội tụ, chắt lọc từ mọi miền đất nước và là thành quả kết tinh từ các nền văn hóa. Quá trình hội nhập giao lưu văn hóa bốn phương đã tạo cho con người nơi đây tính cách vừa thuần hậu, lịch sự, vừa hào hoa, phong nhã, mang đậm phong cách riêng biệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

2. Văn hóa Hà Nội trong sự thanh lịch trong những điều bình dị nhất ở chốn Hà Nội, được Thạch Lam nhìn ngắm và trân trọng. Nó mang một dáng vẻ rất dung dị mà cũng rất tình trong từng câu chữ. Người con của đất Hà thành đôi khi cũng không khỏi xót xa vì những nét đẹp văn hóa đã dần mai một. Bởi cuộc sống vốn dĩ là dòng chảy không ngừng. Những điều Thạch Lam nhắc đến, cái còn, cái lùi vào dĩ vãng nhưng vẻ đẹp của nó, ít nhất là với những người đang sống, đã trót yêu, hay những người dù đi xa vẫn nặng lòng với mảnh đất kinh kỳ thì vẫn luôn còn đó, lặng lẽ và tỏa ra thứ ánh sáng rất riêng. Đất Tràng An, người Tràng An hay hồn Tràng An vẫn in đậm trong tâm trí bao thế hệ. Cuốn sách xinh xắn với hơn 100 trang giấy nhưng cho đến nay, khi nói đến thủ đô với những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội, người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường cùng sự trân trọng, yêu mến đặc biệt. “Càng ngày, với thời gian, cuốn sách càng thể hiện một triết lý sâu sắc về nhân sinh rằng những gì đã qua sẽ không bao giờ trở


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 8

lại, rằng những điều đó đẹp và lắng động trong tâm hồn con người”. Thạch Lam chính là người chắt lọc tất cả cái tinh hoa, cái vẻ đẹp, cái đang trôi qua, cái đang dần mất. Hơn bảy mươi năm trôi qua, tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường vẫn là món quà vô giá của một tình yêu Hà Nội lớn lao gửi tặng cho những ai đã, đang và sẽ gắn bó với mảnh đất này. Trong tác phẩm, Thạch Lam đã tái hiện bức tranh Hà Nội với những gì chân thực, bình dị nhất trong những năm đầu thế kỉ XX. Nhà văn đã khám phá ra vẻ đẹp khuất lấp chốn đô thành dưới con mắt nhìn tinh tế và sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp văn hóa.

3. Hà Nội, một chốn rong chơi của Rama lại giúp người đọc hình dung một cách trọn vẹn về một thành phố hiện đại, đang trên đà phát triển. “Hà Nội vẫn luôn là một thành phố đáng sống, hơn thế nữa, đó còn là một thành phố rất đáng yêu”. Với Martín Rama, diện mạo Hà Nội không chỉ là vẻ đẹp đáng ngợi ca, trân trọng mà còn gợi lên cho người đọc những xúc cảm, suy tư về các giá trị truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường và những biểu hiện du nhập từ phương Tây. Thủ đô hiện lên dưới con mắt của M. Rama vừa hiện đại vừa cổ xưa, vừa sôi động vừa yên tĩnh và nơi đây vẫn luôn là một thành phố tiềm năng, khác biệt và đáng sống.

4. Cùng khai thác một đề tài nhưng mỗi tác giả lại lựa chọn những điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau tạo nên những trang văn hấp dẫn. Nếu như Thạch Lam nhẹ nhàng, lắng đọng, đem đến cho người đọc cảm giác thư thái, cuốn hút thì M. Rama lại gây ấn tượng với cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, giọng điệu khi thì chân thành, ngợi ca, lúc lại hài hước, dù ở khía cạnh nào ông cũng là một cây bút am hiểu. Cả hai nhà văn cùng với tài năng của mình đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc, để lại dấu ấn đẹp trong lòng bạn đọc. Thông qua góc nhìn về văn hóa Hà Nội của Thạch Lam và Martín Rama, chúng ta cảm thấy yêu mến hơn thủ đô ngàn năm văn hiến.


Đồng thời, ta trân quý tình cảm, sự cống hiến của hai con người yêu say đắm mảnh đất Hà thành, mong muốn những giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (2007), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội

2. Vũ Bằng (2014), Miếng ngon Hà Nội, Nxb Nhã Nam

3. Nguyễn Đăng Điệp (2010), Tuyển tập kí – tản văn Thăng Long Hà Nội,

Nxb Hà Nội

4. Văn Giá (2000), Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Nxb Văn hóa thông tin

5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục

6. Thạch Lam (2016), Hà Nội băm mươi sáu phố phường, Nxb Văn học

7. Thạch Lam (2015), Tuyển tập Thạch Lam I, Nxb Văn học

8. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

9. Đặng Huy Phương (2010), Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh

10. Martín Rama (2015), Hà Nội, một chốn rong chơi, Nxb Thế Giới

11. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội

12. Thiên Thanh (2015), Hà Nội, một chốn rong chơi: Cuộc dạo chơi của

chuyên gia kinh tế, báo truyenhinhthanhnien.vn

13. Vũ Viết Tuân (2014), Hà Nội quyến rũ như hương vị của phở, báo tuoitre.vn

14. Linh Thư (2015), Gà gáy, loa phường và sự phải lòng Hà Nội, báo vietnamnet.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022