Mô Tả Quá Trình Điều Tra, Xử Lý Và Phân Tích Số Liệu


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Phần đầu của chương tác giả điểm qua tình hình nghiên cứu văn hóa ở trong nước cũng như ngoài nước và đặc biệt phân tích và tóm tắt 03 công trình nghiên cứu, các công trình này là một trong những nền tảng nghiên cứu để tác giả thực hiện và cải tiến cho luận văn này.

Phần tiếp theo của chương tác giả đã trình bày các khái niệm về văn hóa và văn hóa tổ chức doanh nghiệp. Đồng thời trong phần này cũng đã chỉ ra các đặc điểm của VHDN và đưa ra các tác động của VHDN đối với sự phát triển của tổ chức doanh nghiệp.

Trong phần cuối cùng của Chương, sau khi xem xét một số mô hình nghiên cứu VHKD, VHTC/VHDN hiện đại, Luận văn đã lựa chọn, xây dựng Khung lý thuyết về VHKD của mình bằng cách kết hợp mô hình VHTC của

E. Shein và cấu phần Đạo đức kinh doanh, vận dụng cho việc khảo sát, đánh


giá thực trạng đối với 2 đối tượng chủ yếu là Trung tâm quản lý và các chủ thể hoạt động kinh doanh trong Khu di tích.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế qui trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm 3 bước:


Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu

- Xác định mục đích nghiên cứu

- Xây dựng khung lý thuyết


Bước 2: Lựa chọn

phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân

tích thông tin

- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin

- Xử lý thông tin


Bước 3: Trình bày kết

quả nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực trạng

- Đề xuất giải pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.



2.2. Xác định vấn đề

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển mạnh nhất, phản ánh quá trình hội nhập sâu sắc nhất của mọi mặt về kinh tế - văn hóa - xã hội. Trong quá trình hội nhập đó, việc tiếp nhận các nền văn hóa du nhập là điều tất yếu. Việc duy trì và xây dựng bản sắc văn hóa riêng không tránh khỏi các xung đột nhất định. Đâu là thực trạng? Đâu là giải pháp? Đề tài Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn” nhằm trả lời 2 câu hỏi: Đặc trưng văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn hiện nay


là gì? Làm thế nào để xây dựng và quản trị văn hóa kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của đơn vị? có ý nghĩa hết sức thiết thực về cả lý luận và thực tiễn.

2.3. Lý thuyết áp dụng

Sử dụng mô hình lý thuyết ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Edgar H.Shein bao gồm các cấp độ sau: thực thể hữu hình; các niềm tin và giá trị công bố; các ngầm định nền tảng (Hình 1.1) kết hợp với các dấu hiệu đặc trưng của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân gồm các biểu trưng trực quan và phi trực quan.

2.4. Phư ng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp của các môn khoa học khác nhau như kinh tế học, quản trị học, văn hoá học, xã hội học…dựa trên cơ sở lý luận của phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp việc nghiên cứu gián tiếp, sử dụng chọn lọc và kế thừa các công trình của các tác giả đi trước, khai thác các dữ liệu thứ cấp như các giáo trình, luận văn, bài viết về VHKD, VHTC/ VHDN, các báo cáo, bài viết nghiên cứu, đánh giá về Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn … cùng với việc nghiên cứu, khảo sát trực tiếp, tìm ra những dữ liệu sơ cấp cụ thể qua quy trình khảo sát, điều tra.

2.4.1. N hi n c u định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và thảo luận với bộ phận Hành chính - Quản trị. Mục đích để xác định đối tượng hỏi và chỉnh sửa bảng hỏi cho phù hợp với nội dung cần trao đổi về Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Bộ phận Hành chính - Quản trị là nơi tổng hợp các hoạt động của toàn bộ các phòng ban của Trung tâm và tham mưu, xây dựng chương trình công tác với lãnh đạo đơn vị.


2.4.2. N hi n c u định l ợn

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp, để thu thập dữ liệu, là nghiên cứu chính thức được tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính.

Đối tượng trả lời bảng câu hỏi khảo sát là các nhân viên hiện và du khách cũng như những chủ thể đang làm việc, tham gia hoạt động kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn tính đến thời điểm khảo sát.

2.5. Nguồn dữ liệu và phư ng pháp thu thập dữ liệu

2.5.1. C c n uồn dữ li u

Dữ liệu sơ cấp: Ý kiến, quan điểm của nhân viên, quản lý, lãnh đạo, du khách và các chủ thể đang làm việc và tham gia hoạt động kinh doanh trên địa bàn về các khía cạnh văn hóa ở Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

Dữ liệu thứ cấp: Là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề về văn hóa tổ chức; hành vi tổ chức của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới. Luận văn cũng chú trọng sưu tập, phân tích, nghiên cứu các văn bản chính thức của Trung tâm quản lý Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác hàng năm, nhiều năm…

2.5.2. Ph ơn ph p thu thập dữ li u

2.5.2.1. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước đã được tác giả quy ước sẵn.

Tác giả lựa chọn 2 đối tượng khảo sát gồm:

+ 35 cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Trung tâm


+ 200 khách du lịch và người dân trên địa bàn xã Phù Linh đến tham quan Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Trong quá trình nhận phiếu phản hồi, tác giả theo dõi liên tục để xác nhận số phiếu đã hoàn thành để gửi lời cảm ơn tới đối tượng được điều tra.

Quy trình điều tra bảng hỏi:


Hình 2 2 Quy trình điều tra bảng hỏi Nguồn tác giả đề xuất 2 5 2 2 Phương 1

Hình 2.2: Quy trình điều tra bảng hỏi

Nguồn: tác giả đề xuất

2.5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài rất đa dạng và phong phú, tác giả xác định mục tiêu của đề tài, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu. Với đề tài được lựa chọn, các vấn đề liên quan đến văn hóa của tổ chức, doanh nghiệp như triết lý kinh doanh, biểu tượng, khả năng thích ứng,.. hay các nghiên cứu của các học giả trên thế giới về vấn đề văn hóa công ty sẽ là nguồn dữ liệu thứ cấp để tham khảo. Bên cạnh đó, là những đặc trưng văn hóa của một vài công ty hay tổ chức của Việt Nam cũng sẽ hữu ích để người nghiên cứu có cơ sở tạo lập cái nhìn tổng quan về hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trong doanh nghiệp, tổ chức. Với việc xác định những tài


liệu liên quan cần thu thập như trên, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu trên một số các phương tiện như sau:

Đối với sách chuyên khảo:

Tác giả tham khảo từ giáo trình, bài giảng của một số giảng viên tại các trường Đại học, thông qua nguồn tài liệu tham khảo của các giáo trình trên tác giả mở rộng tìm kiếm các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về VHDN / VHTC. Các tác giả và tên sách của từng nhà xuất bản được liệt kê một cách định kì theo tháng, quý và phổ biến theo năm. Tổng mục lục sách sẽ phản ánh số sách phát hành từng năm của từng nhà xuất bản ở trong nước và trên thế giới, do đó, nguồn thông tin ở đây sẽ luôn được cập nhật. Tác giả dựa vào những dữ liệu này để tìm kiếm thông tin mình cần cho cuộc nghiên cứu.

Đối với tài liệu liên quan đến Văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn:

Các nguồn thu thập dữ liệu được cung cấp bởi các phòng ban chức năng có liên quan như phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Kinh tế, phòng Thống kê huyện Sóc Sơn và các cổng thông tin công khai trên website của huyện Sóc Sơn, Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn,… và các phản hồi trên báo chí, các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến tham quan..., các bài viết liên quan, đặc biệt là hoạt động đầu tư và du lịch.

Đối với dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet:

Tác giả dựa vào những bản luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề Văn hóa tổ chức doanh nghiệp hoặc các tài liệu, công trình khoa học của trường đại học.


2.6. Mô tả quá trình điều tra, xử lý và phân tích số liệu

2.6.1. hiết kế bản hỏi v than đo

Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, không thu thập được qua khảo cứu tư liệu, luận văn sử dụng các bảng hỏi để khảo sát, phỏng vấn đối với cán bộ quản lý của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

2.6.1.1. Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 05 bậc/mức để đo lường đánh giá của cán bộ, nhân viên về VHKD của Khu Du lịch - Di tích và đạo đức kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh tại đây.

2.6.1.2 Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên được sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế càng sát với mục đích nghiên cứu thì kết quả sẽ đem lại hiệu quả cao. Để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý ta cần các bước sau:

- Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm.

Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng phỏng vấn từ đó xác định được các dữ liệu cần tìm tác động đến văn hoá tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

- Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn.

Khi tiến hành xây dựng nội dung cần thu thập để nghiên cứu, tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng bằng mail và điều tra trực tiếp. Tiếp sau đó khi có bảng hỏi, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi.

- Bước 3: Phác thảo nội dung bảng hỏi

Phác thảo câu hỏi có nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý.

- Bước 4: Chọn dạng câu hỏi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023