Một Số Loại Đá Ong Được Khai Thác Ở Mỏ Đá Làng Kiền,


Bảng 4.1. Một số nghề tiểu thủ công nghiệp ở Nam Đàn


TT

Nghề

Địa điểm

1

Bánh đúc

Gia Cốc (Vân Diên)

2

Chống nốc, chống bè

Dương Phổ Tứ, Dương Phổ Đông

3

Dệt vải trồng dâu nuôi

tằm, trồng bông

Xuân Hồ, Xuân Liễu, Trung Cần, Hoành Sơn,

Thịnh Lạc, Tàm Tang, Vạn Lộc

4

Đường, mật

Vân Sơn, Thanh Đàm, Lương Giai

5

Đan rổ, rá, nong, nia

Ngọc Đình, Làng Sen, Xuân La

6

Đan tơi nón

Ngọc Đình, Ngang, Thọ Toán

7

Đan lưới

Vạn Võng Nhi (thôn Lương Giai), Vạn chài Thanh

Trai (thôn Thanh Trai)

8

Đúc đồng

Bố Ân, Bố Đức

9

Đóng thuyền

Vạn Nốc (Hoành Sơn)

10

Ép dầu lạc

Xuân Lâm, Hồng Nhiễm (Đan Nhiễm)

11

Làm lưỡi cày

Vân Đồn

12

Khai thác đá ong

Thanh thủy (Nam Thanh), Nam Vân, Vân Diên,

Nam Thái, Nam Hưng, Nam Nghĩa

13

Làm đồ tre, đan lát

Nam Thái, Vân Diên

14

Làm hàng xáo

Trung Cần, Nam Vân


15

Làm gạch ngói, làm gốm

Nhạn Tháp, Đồng Điên, Đông Liệt, Nghĩa Động (Hưng - Thái - Nghĩa), Tràng Cát (Nam Cát), Hữu

Biệt (Nam Giang), Gia Lạc (Nam Lĩnh)

16

Thợ mộc, thợ cưa, thợ

chạm

Thượng Hồng, Chung Tháp, Nam Hoa Thượng,

Nam Hoa Hạ

17

Thợ nề

Lương Trường, Tràng Cát, Trung Cần, Thanh

Thủy, Vân Sơn

18

Thợ rèn

Vân Nam, Vân Đồn (Quy Chính)


19


Tương

Tự Trì (Bố Ân), Nộn Hồ (Xuân Hòa), Thịnh Lạc

(Hùng Tiến), Thượng Hồng, Chung Tháp, Đan Nhiễm (Hồng Long)

20

Vàng Mã

Vân Đồn (Vân Sơn), Tạo Lễ (Nghi Lễ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 14

[72, tr.60]

Các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Nam Đàn có lịch sử hình thành, tồn tại từ nhiều thế kỷ trước, đến thế kỷ XIX tiếp tục duy trì tồn tại trong làng xã như nghề khai thác đá ong, nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải, nghề làm gạch ngói, nghề đóng thuyền... Trong đó, một số nghề như làm tương ở Tự Trì (Bố Ân), Nộn Hồ (Xuân


Hòa), Thịnh Lạc (Hùng Tiến), Thượng Hồng, Chung Tháp, Đan Nhiễm (Hồng Long); làm mộc, chạm ở Nam Hoa Thượng, Nam Hoa Hạ; làm gạch, ngói ở Nhạn Tháp, Đồng Điên, Đông Liệt, Nghĩa Động (Hưng - Thái - Nghĩa), Tràng Cát (Nam Cát), Hữu Biệt (Nam Giang), được xem là những nghề phổ biến, thu hút nhiều lao động trong làng, xã tham gia. Hầu hết các sản phẩm thủ công ở Nam Đàn chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ của cư dân địa phương như: đá ong, gạch, ngói, tương, đường mật, tơ lụa, rổ rá, nong nia... Một một số sản phẩm có chất lượng tốt trở thành hàng hóa trong giao thương với các vùng, miền phụ cận trong và ngoài tỉnh.

Trong nền kinh tế tiểu nông mang tính tự cấp, các nghề tiểu thủ công nghiệp ở Nam Đàn chỉ đóng vai trò là nghề phụ trong kinh tế hộ gia đình, các hoạt động sản xuất chủ yếu vào lúc nông nhàn của nông vụ. Do vậy, dù có sự phát triển về quy mô và năng suất nhưng về cơ bản, các nghề vẫn tồn tại chủ yếu dựa trên nền tảng nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất khác như trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt đời sống của cư dân.

Về quy mô, trong làng, xã các nghề tiểu thủ công nghiệp ở Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884 tồn tại mang tính nhỏ lẻ, manh mún, bó hẹp trong phạm vi gia đình, dòng họ và chưa tách khỏi nông nghiệp. Đây cũng là tình trạng chung của các nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An, đúng như Hoàng giáp Bùi Dương Lịch đã nhận xét: “Những hàng ấy cũng chỉ đủ dùng trong dân gian mà người làm nghề cũng chỉ đủ ăn mà thôi” [114, tr.221].

4.1.2. Một số nghề thủ công tiêu biểu‌

4.1.2.1. Nghề khai thác đá ong

Do đặc điểm địa hình là vùng nửa đồng bằng nửa đồi núi, nên một số nơi trên địa bàn huyện Nam Đàn vùng đồng bằng tiếp giáp với sườn núi các dãy Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Ngũ Liên Châu đất đai có độ dốc lớn. Cộng với những biến đổi của khí hậu, thời tiết, quá trình phong hóa mạnh mẽ lâu dài của đá mẹ nằm bên dưới diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo ra nhiều vỉa, quặng đá ong phân bố rải rác trên địa bàn các làng, xã như: Ngọc Trừng, Đông Liệt, Trang Bàu (Nam Thái); Trang Ri, Trang Đen (Nam Hưng); Nghĩa Động (Nam Nghĩa); Diên Lãm, Hương Lãm (Thị trấn Nam Đàn); Làng Kiền (Thanh Thuỷ, Nam Thanh)... Từ nhiều thế kỷ trước, cư dân làng xã ở huyện Nam Đàn đã biết khai thác nguồn lợi đá núi, đá ong làm nguyên vật liệu để xây dựng


các công trình kiến trúc như nhà cửa, chùa, đền, miếu, mộ, hay phục vụ sản xuất, canh tác nông nghiệp. Theo dòng thời gian, trong các làng xã nói trên dần hình thành các tổ chuyên khai thác đá ong. Trên cơ sở đối sánh các nguồn tư liệu lưu trữ và quá trình khảo sát, điền dã tại một số nơi có mỏ đá ong, chúng tôi mô tả khái quát về nghề khai thác đá ong khá nổi tiếng tại mỏ đá ong thuộc làng Kiền dưới chân núi Nghè, thuộc xã Thanh Thuỷ (Nam Thanh ngày nay) như sau:

- Vị trí: Mỏ đá ong làng Kiền nằm dưới chân núi Nghè, thuộc xã Thanh Tuyền sau đổi thành xã Thanh Thuỷ, nay thuộc xã Nam Thanh. Phía Tây Bắc mỏ đá ong này tiếp giáp với đập Rào Băng, phía Đông Nam tiếp giáp với Hồ Nón, chạy men theo chân núi Nghè vào tận làng Thành, nơi Trần Tấn và Đặng Như Mai xây dựng đại bản doanh làng Thành trong cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất (1874). Mỏ đá này nằm cách bến đò Sa Nam chừng 6 - 6,5 km và cách huyện lỵ Nam Đàn tầm 7 km.

- Quy mô, chất lượng đá ong: Theo khảo sát của chúng tôi, mỏ đá ong làng Kiền có diện tích và chất lượng tốt nhất so với các mỏ đá ong đã từng được khai thác trên địa bàn huyện Nam Đàn đến những năm 90 (khi nghề khai thác đá ong ở Nam Đàn kết thúc bởi sự phổ biến của các lò gạch Tuy nel và gạch táp lô) của thế kỷ XX trở về trước. Cụ thể: Nếu tính từ vỉa đá ở đập Rào Băng phía Đông Nam vào vỉa đá ong ở làng Thành (xóm 9B xã Nam Thanh ngày nay), chiều dài gần 3 km, chiều rộng có thể khai thác đá tính từ lưng chừng núi Nghè xuống dòng suối đưa nước từ đập Rào Băng đổ ra Hồ Nón từ 200 - 300 m. Kết quả đo đạc tại các vỉa đá đã được khai thác (hiện vẫn còn dấu tích) cho thấy, thợ khai thác đá ong có thể khai thác từ 2,5 - 3,5 m, tương đương với 12 - 14 lớp đá đôi và 10 - 12 lớp đá ba. Trong khi đó, ở một số mỏ đá ong ở Ngọc Trừng, Đông Liệt, Diên Lãm và một số nơi khác các thợ đá chỉ có thể khai thác từ 7 - 10 lớp đá ong, tương ứng với chiều sâu của mỏ là 2 - 2,5 m.

Đá ong khai thác ở mỏ đá làng Kiền có màu đen sẫm, khác với màu vàng tươi ở những mỏ khác và được dân địa phương gọi là đá sắt bởi có độ dẻo và cứng, khả năng chịu lực cao.

- Thợ khai thác: Đá ong ở làng Kiền chủ yếu do những thợ khai thác đá ong chuyên nghiệp ở các làng xã thuộc xã Thanh Thuỷ, xã Diên Lãm tiến hành.

- Dụng cụ khai thác đá ong: Để gạt bỏ lớp đất, đá phía trên mỏ đá (dân địa phương gọi là đất mặt), các thợ khai thác đá ong dùng cuốc đào, vót, xẻng. Tuy nhiên,


phần lớn diện tích mỏ đá ong làng Kiền nằm lộ thiên, nên việc gạt bỏ đất mặt phía trên không đáng kể. Công cụ chính dùng để khai thác đá ong là chiếc Chòng, do các thợ rèn trong vùng rèn từ thép đặc biệt với kinh nghiệm dân gian đảm bảo lưỡi chòng sắc, dẻo, nhưng lại không bị gãy, mẻ khi sử dụng. Lưỡi chòng dài từ 45 - 55 cm, phía trước phần lưỡi hình chữ nhật, dài từ 30 - 35 cm, bề rộng lưỡi chòng từ 3,5 - 4,5 cm, có độ dày giảm dần từ 2,2 - 2 cm cho đến phần tiếp xúc với đá chỉ có độ mỏng tương ứng với lưỡi vót hoặc cuốc đào. Phần lưỡi chòng mỏng nhất này chỉ dài độ 2 - 2,5 cm và được cắt theo hình đuôi én chứ không để bằng như lưỡi cuốc hay lưỡi vót, nhằm tạo độ sắc bén, giảm bớt ma sát khi khai thác đá.

Phần sau được gọi là ống chòng có hình tròn, độ dài từ 10 - 15 cm, dùng để tra cán vào toàn bộ lưỡi chòng. Cán chòng được làm từ gỗ lim, táu, sến, hình tròn, bào nhẵn, có độ dài từ 1,15 - 1,25 m để đảm bảo độ cứng, ít bị gãy và dùng trong nhiều năm. Toàn bộ chiều dài của chòng tính từ lưỡi đến cán dài từ 1,65 - 1,8 m tuỳ thuộc vào chiều cao và sức khoẻ của người thợ khai thác đá ong.

Ngoài chòng, người thợ khai thác đá ong còn sử dụng bai gọt để chế tác đá. Bai gọt được rèn từ sắt, có hai phần: lưỡi bai hình chữ nhật, phía sau có lỗ tra cán giống như chòng, nhưng bề mặt bai rộng từ 5 - 7 cm và độ dài lưỡi bai chỉ ở 17 - 25 cm. Toàn bộ bai gọt đá ong chỉ dài từ 1,3 - 1,4 m. Bai gọt đá có chức năng gọt các bề mặt chiều rộng, chiều dài, độ dày của từng viên đá để tạo độ phẳng cho toàn bộ viên đá theo kích thước đã định sẵn (đá đôi, đá ba, đá tư, đá tảng, đá liếp...).

- Cách thức khai thác: Để khai thác đá ong, người thợ đứng theo phương thẳng đứng, hai tay cầm chặt cán chòng nâng lên theo phương thẳng đứng, rồi thả lưỡi chòng xuống theo từng mạch đá. Tuỳ vào kích cở dài, rộng, dày của viên đá đôi hay đá ba... người thợ mở các mạch dọc, mạch ngang phù hợp. Thước để đo chiều dài, chiều rộng của viên đá là một thanh tre luôn để sẵn bên chân phải của người thợ. Tuỳ theo tay nghề của người thợ, mà thời gian khai thác một viên đá đôi, đá ba, đá tư... khác nhau. Thông thường, một người thợ lành nghề, một ngày có thể khai thác được 50 - 60 viên đá đôi, 30 - 40 viên đá ba, 20 - 25 viên đá tư. Sau khi khai thác đá ra khỏi vỉa đá, người thợ phải chuyển những hòn đá ra khỏi vỉa (gọi là hầm) và dùng bai gọt, chỉnh sửa viên đá cho đúng kích cỡ và bằng phẳng. Nguyên do là khi mới ra khỏi vỉa, đá còn có độ dẻo, dễ gọt, nhưng nếu để dưới ánh nắng đá trở nên cứng, rất khó gọt đẽo.


Để tiện hình dung về các sản phẩm đá ong được khai thác tại mỏ đá làng Kiền cùng một số mỏ đá khác trên địa bàn Nam Đàn, chúng tôi thống kê một số loại đá ong theo kích cỡ và tên gọi thông dụng từ xưa tới nay trong bảng thống kê dưới đây:

Bảng 4.2. Một số loại đá ong được khai thác ở mỏ đá làng Kiền,

Thanh Thuỷ và một số mỏ đá khác ở Nam Đàn



TT


Tên gọi

Chiều dài

(cm)

Chiều rộng

(cm)

Độ dày (cm)


Công dụng

1

Đá đôi

38 - 40

20 - 22

13 - 14

Xây nhà cửa, miếu, đền thờ...

2

Đá Ba

50 - 52

25 - 27

16 - 17

Xây nhà cửa, miếu, đền thờ...

3

Đá Tư

70 - 72

28 - 30

17 - 18

Xây nhà cửa, miếu, đền thờ...

4

Đá Liếp

80 - 120

30 - 35

25 - 30

Xây cầu cống, nhà cửa, làm

móng...

5

Đá tảng

40 - 50

40 - 50

20 - 25

Kê cột nhà, đình chùa.

6

Đá vòng cung




Loại đá này có độ dài, ngắn, dày

theo độ cong của công trình.

7

Đá Quyết

150 -

200

40 - 60

40 - 60

Dùng làm cột quyết ở đình, chùa,

miếu mạo.

[97, tr.28 - 35], [189]


- Phương thức vận chuyển đá ong: Do trọng lượng của mỗi viên đá đôi từ 15 - 17 kg, mỗi viên đá ba có trọng lượng lên tới 25 - 27 kg, do đó, để vận chuyển đá ong từ mỏ (hầm đá) về công trình người ta có thể dùng gánh, mỗi lần được hai viên. Cách vận chuyển thông dụng là dùng xe tay, xe cút kít hoặc xe trượt. Những người khoẻ, thuần thục trong việc sử dụng xe tay có thể vận chuyển từ 8 - 10 viên đá đôi và từ 6 - 8 viên đá ba, 4 - 6 viên đá tư. Riêng đá liếp và đá quyết, người ta phải sử dụng xe trượt dùng trâu bò kéo, còn nếu sử dụng xe tay phải có 2 - 3 người cùng tham gia.

Ngoài việc sử dụng xây dựng nhà cửa, giếng nước, đình, đền, chùa miếu mạo, trong công cuộc xây dựng thành tỉnh Nghệ An 1830 - 1832, hàng chục vạn phiến đá ong lớn nhỏ đã được các tốp thợ khai thác đá ong ở Nam Đàn luân phiên khai thác tại mỏ đá làng Kiền và mỏ đá Cống Lao (đều thuộc xã Thanh Thuỷ). Toàn bộ số lượng đá ong khổng lồ đó được tổng đốc An Tĩnh huy động hàng ngàn lượt dân đinh ở Nam


Đàn dùng quang gánh, xe tay, xe trượt... vận chuyển từ mỏ đá làng Kiền và mỏ đá Cống Lao, đưa ra bến đò Sa Nam, cho lên các thuyền xuôi dòng sông Lam về sông Cửa Tiền, sau đó vận chuyển đến tận chân thành Nghệ An. Trong quá trình xây dựng thành Nghệ An, tổng đốc An Tĩnh và tri phủ, tri huyện ở Nghệ An còn huy động nhiều tổ thợ đào đá ong về Vinh để tham gia gọt, đẽo các phiến đá ong cho phù hợp với kích cỡ của công trình xây dựng mà bộ Công đã thiết kế. Năm 2014 - 2019, khi khôi phục lại vòng hào quanh thành Nghệ An, người ta tìm thấy hàng ngàn viên đá ong lớn nhỏ được dùng để xây bờ tường quanh thành Nghệ An vẫn còn khá nguyên vẹn, cho dù những viên đá đó nằm sâu dưới lòng đất sau gần hai thế kỷ.

Nghề khai thác đá ong là một trong những nghề lao động cực nhọc, người thợ khai thác đá ong thường mắc bệnh lao, rạn xương ngực và thường có tuổi thọ ngắn. Do đó, chỉ những gia đình nghèo đói, ít có ruộng đất cày cấy mới học và theo nghề khai thác đá ong. Thường thì đến 45 - 50 tuổi, người thợ khai thác đá ong không còn theo nghề vì sức khoẻ giảm sút. Nghề khai thác đá ong ở Thanh Thuỷ, Diên Lãm, Ngọc Trừng, Đông Liệt, Xuân Hồ, Nam Kim, Khánh Sơn... tiếp tục tồn tại cho đến những năm 80 - 90 của thế kỷ XX thì chấm dứt, vì nhu cầu sử dụng đá ong để xây dựng nhà cửa dân sinh và các công trình khác giảm hẳn, thay vào đó là dùng các nguyên liệu khác như gạch, táp lô hoặc đá.

4.1.2.2. Nghề sản xuất gạch, ngói

Nghề sản xuất gạch ngói thủ công có ở xã Hương Lãm (thôn Đông, thôn Tạo Lệ, nay thuộc xã Vân Diên) thôn Trung Lâm, thôn An Lạc của xã Thịnh Lạc (nay thuộc xã Nam Lĩnh và xã Hùng Tiến), thuộc tổng Non Liễu; thôn Lâm Thịnh, thôn Chung Mỹ (nay thuộc xã Xuân Lâm), tổng Lâm Thịnh; thôn Đông Liệt thuộc tổng Hoa Lâm (nay thuộc xã Nam Thái) [178]. Nghề sản xuất gạch, ngói là một trong những nghề vất vả, cơ cực bậc nhất trong những nghề mưu sinh mà con người phải thực hiện trong suốt nhiều thế kỷ.

- Nguyên vật liệu, cách thức đóng gạch, ngói: Người ta phải lựa chọn những vùng đất sét dẻo, tương đối rộng rãi, cao ráo để tránh ngập lụt, mới dựng được lò gạch. Sau đó người ta dùng cuốc, xẻng, bai, xới đất và dùng sức người, hoặc trâu bò làm đất thật nhuyễn, nhất là đất làm ngói vảy. Khi các cối đất đã nhuyễn, người thợ dùng một


chiếc kéo cắt đất và một chiếc khuôn đóng ngói, hoặc gạch để đóng. Thợ gạch khỏe đóng khuôn đôi (mỗi lần cắt, đập là 2 viên gạch), người yếu hoặc trẻ em dùng khuôn một (khuôn gạch ngói thường làm bằng gỗ dổi, ít thấm nước, có độ bền cao). Người thợ đóng gạch có thể làm gạch tại chỗ trên một chiếc bàn gỗ và có một người chạy khuôn phơi gạch theo từng hàng thẳng. Cách thứ hai là ngồi và đóng giật lùi, vừa đóng, vừa phơi. Riêng ngói thì chỉ đóng khuôn một, mỗi lần một viên. Gạch, ngói thô được phơi khô, xếp thành từng cọc, mỗi cọc 200 - 300 viên. Trên các cọc này phải có phên đan bằng nứa để che tránh mưa hoặc nắng to làm hỏng gạch.

- Quy trình nung gạch: Khi gạch đã được đóng đủ theo số lượng mà chủ lò đã tính toán trước đó cho công suất của một lò đốt thì người ta bắt đầu xây lò. Tùy theo số lượng gạch ngói thô đã phơi khô để người ta xây lò gạch sáu cầu hay tám cầu lửa. Người thợ lò hướng dẫn những lao động xếp gạch, ngói theo đúng kích thước, sau đó, dùng đất sét trát bên ngoài gọi là làm áo lò. Khi vào gạch ngói xong xuôi, thường thì ông chủ lò gạch sẽ làm một mâm xôi gà, hoa quả để cúng trời đất, thần linh, cầu mong cho việc nấu gạch được thuận buồm xuôi gió. Cúng xong, người thợ đốt lò châm củi, nấu gạch, ngói theo kinh nghiệm của cha ông. Trong quá trình đốt lò, nung gạch, ngói người ta phải chuẩn bị sẵn nhiều phên nứa, đề phòng trời mưa gió để che trên nóc lò, tránh bị nước mưa dập tắt lửa.

Sau khi gạch, ngói được nung chín phải để vài ngày cho lò nguội rồi mới lấy ra khỏi lò. Gạch, ngói sau khi nung thành phẩm đạt 70% - 75% loại A và khoảng 10% - 15% loại B thì xem như thành công.

Sự hiện hữu của nghề đóng, nung gạch ngói trên địa bàn một số làng xã từ nhiều thế kỷ trước ở huyện Nam Đàn đã tạo thêm một ngành nghề thủ công truyền thống dưới thời Nguyễn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều thành phần lao động ở địa phương. Mặt khác, đây cũng chính là việc khai thác tài nguyên đất đai, phục vụ cuộc sống. Sản phẩm gạch, ngói làm ra chủ yếu cung cấp cho nhu cầu xây dựng nhà cửa hay đình đền chùa, miếu mạo ở địa phương. Nghề đóng, nung gạch ngói là một trong những nghề lao động cực nhọc, hiệu quả kinh tế không cao vì tùy thuộc vào chế độ mưa/nắng, gió bão của trời đất, do đó, ít người giàu có đầu tư. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến nghề sản xuất gạch, ngói và nghề gốm sứ ở Nghệ An suốt thế kỷ XIX không phát triển với quy mô lớn mà chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình,


nhỏ lẻ, phân tán nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc khác trong vùng.

4.1.2.3. Nghề làm mộc

Ở Nam Đàn, nghề mộc đã hình thành và phát triển từ khá lâu gắn với nhu cầu dựng nhà cửa, sản xuất nông cụ, công cụ sinh hoạt trong gia đình. Ngoài ra, còn có một số đình làng được xây dựng từ thế kỷ XVIII - XIX như: đình An Lạc (Nam Lĩnh), đình Hữu Biệt (Nam Giang), đình Trung Hoà (thị trấn Nam Đàn), đình Hoành Sơn, đình Trung Cần,... Bên cạnh đó, ở làng Hoành Sơn còn có nghề đóng thuyền rất nổi tiếng. Sản phẩm thuyền do các thợ mộc tại đây đóng vừa phục vụ cho cư dân các vạn như: Vạn Duyên La, vạn Tuần Lã, Vạn Võng Nhi, Vạn Thanh Trai... vừa được cư dân các vạn khác ở Hưng Nguyên, Thanh Chương, Lương Sơn đặt mua [186].

- Công cụ để làm nghề mộc gồm: Cưa, đục (đục vòm, đục một, đục hai, đục ba), chắn, rìu, khoan, dũa, bào( bào một, bào đôi, bào thẳng, bào thẳm), dùi cui, thước chữ A,… với đủ kích thước lớn bé khác nhau. Một số công cụ, dụng cụ làm mộc được các lò rèn ở địa phương làm ra, nhưng phần lớn lưỡi cưa, đục, chắn, lưỡi bào,... đều được rèn từ làng rèn Nho Lâm (Diễn Châu), Trung Lương( Đức Thọ) và được thương nhân bán tại chợ Dương Liễu, chợ Sa Nam, chợ Chùa, chợ Hữu Biệt, chợ Cầu...

- Về tổ chức và hoạt động của nghề: Cũng giống như một số địa phương khác, thợ mộc ở Nam Đàn cũng được tổ chức thành phường có tên gọi là “Làng Hiệu”. Mỗi “Làng Hiệu” có khoảng 30 người, người đứng đầu của làng nghề được gọi là “Thủ bộ”, có một “bút chỉ” chuyên ghi chép các việc của phường, tiếp đến là thợ phó cả, gồm những người có kinh nghiệm và tay nghề cao trong “Làng Hiệu”.

Dựa vào quy định, sự sắp xếp có tổ chức trong làng nghề mà việc phân chia công việc theo từng loại thợ sau đây:

Thợ cả: là thợ chính trong nghề, đây là người biết thiết kế các công trình theo yêu cầu như nhà cửa, các ngôi đình, chùa… Đối với công việc của thợ chính thì dụng cụ sào mực, tiếng nghề gọi là “sào cắt mực”, mọi kích thước, quy trình thiết kế, cấu trúc của một công trình đều nằm trong cái sào mực. Thợ cả là người có tay nghề giỏi, có đạo đức, biết quản lý, điều khiển thợ, họ là người có kinh nghiệm và uy tín trong đội thợ.

Thợ công loại một: là những người phải cắt, đọc được sào mực một cách chính xác. Các công việc như đục, chạm, gọt, đẽo… trên nguyên liệu được họ làm tỉ mỉ, có giá trị, đặc biệt là đối với các chi tiết khó như: làm mộng, đóng mộng, làm các vì nhà...

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí