Đối Tượng, Phạm Vi, Thời Gian, Nội Dung, Quan Điểm Và Phương Pháp Nghiên Cứu

nhiên, du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, và một số loài côn trùng. Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú trong rừng. Chỉ ở VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được một số thú lớn như Hươu, Nai, Lợn rừng, Cầy, Chồn, Nhím ....vào ban đêm. Tại Cúc Phương và Tam Đảo đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham quan. Khu cứu hộ các loài linh trưởng, trạm cứu hộ Rùa và Cầy vằn tại VQG Cúc Phương cũng là điểm dừng chân thú vị cho khách du lịch.

Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷ sinh cũng đang thu hút nhiều khách du lịch. VQG Xuân Thuỷ (Nam Định), với hệ sinh thái rừng ngập mặn bãi bồi ven biển là nơi cư trú của hàng trăm loài chim, nổi tiếng nhất là loài Cò thìa và Choi choi mỏ thìa. KBTTN Vân Long (Ninh Bình) bao gồm cả hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Tại đây du khách có thể ngắm nhìn từng bầy Voọc mông trắng và quan sát nhiều loài sinh vật thuỷ sinh và các loài chim nước như Sâm cầm. VQG Tràm chim là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc hữu là Sếu đầu đỏ đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm [24].

Các khu DLST biển nổi tiếng như Cát Bà, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh vật biển để phát triển nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn như xem rùa đẻ, khám phá các rạn san hô và cỏ biển…..

Hầu như khách đi DLST đều muốn trải nghiệm thực tế bằng cách khám phá các VQG và khu BTTN, hệ sinh thái nông nghiệp, và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam ở các vùng miền cùng với nhiều lễ hội truyền thống và nền văn hóa bản địa đặc sắc.

Tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLST, song lượng khách đến các VQG- khu BTTN Việt Nam còn rất thấp. Theo báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường, DLST ở hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam năm 2006, thì lượng khách du lịch đến các khu rừng đặc dụng trong một năm

dưới 2.000 khách chiếm 44,7%; từ 2.000 - 10.000 khách chiếm 32% và trên 10.000

khách chiếm 21,4% [25].


Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST ở Việt Nam (2009) thì phần lớn là khách du lịch đến các VQG và khu BTTN là khách nội địa (chiếm tới 80% tổng lượng khách) và cũng chưa thể thống kê được có bao nhiêu khách là khách DLST đích thực. Tuy nhiên có những điểm thu hút được đa số khách du lịch quốc tế, điển hình là khu BTTN đất ngập nước Vân Long với trên 82,3% lượng khách đến tham quan du lịch là khách quốc tế. Năm 2006, khu BTTN Vân Long đã đón được trên 40.000 lượt khách du lịch quốc tế, nguồn thu từ hoạt động DLST đã có những đóng góp đáng kể cho công tác bảo tồn và cộng đồng người dân ở các khu rừng đặc dụng này [20].

Các công ty du lịch như Buffalow Tours, Exotissimo, Hanspand, Wild Lotus

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

... đã và đang tổ chức thành công một số tour DLST đến các VQG và khu BTTN và đã xây dựng được các trang web riêng để quảng bá, xúc tiến DLST cho riêng mình [25].

Một số mô hình DLST cộng đồng đã hình thành, như ở bản Khanh (VQG Cúc Phương), bản Pác Ngòi (VQG Ba Bể), thôn Chày Lập (VQG Phong Nha Kẻ Bàng), bản A Đon (VQG Bạch Mã), khu BTTN Pù Luông… .Tuy nhiên do khó khăn trong khâu tiếp thị nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch, lợi ích mang lại cho người dân còn rất khiêm tốn [29].

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 4

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển DLST đã được xây dựng nhưng chất lượng và số lượng còn rất hạn chế. Nhiều khu DLST như VQG Cúc Phương, Bái Tử Long, Bạch Mã, Cát Tiên đã xây dựng trung tâm du khách/Trung tâm thông tin và các đường mòn thiên nhiên có các biển diễn giải. Qua các hiện vật trưng bày là các tiêu bản động thực vật, các mô hình mô tả hệ sinh thái và nhiều thông tin, tài liệu trưng bày trong Trung tâm làm cho du khách đã thấy được sự ĐDSH và ý nghĩa của việc thành lập VQG. Đây còn là nơi triển khai hoạt động giáo dục môi trường cho khách tham quan du lịch.

Nhiều khóa tập huấn về DLST và giáo dục môi trường đã được các dự án, các tổ chức quốc tế (JICA, WWF, IUCN…), Cục Kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN Việt Nam triển khai cho các đối tượng liên quan, đã nâng cao được phần nào kiến thức về DLST cho các cán bộ thực hiện công tác bảo tồn.

Công tác quy hoạch phát triển DLST đã được tiến hành ở một số nơi như: VQG Cúc Phương, Côn Đảo, Phong Nha Kẻ Bàng, Yokdon, Bạch Mã…

Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST đã được ban hành như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, nghị định 23 về hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng, quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, song đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên. Mặc dầu đã có một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân có thể tham gia đầu tư và quản lý hoạt động DLST ở các VQG, nhưng cho đến nay hoạt động DLST ở các VQG chủ yếu vẫn do các VQG tự tổ chức, vận hành. Lợi ích từ hoạt động DLST vẫn chưa đến được với những cộng đồng địa phương một cách đầy đủ.


1.6.4. Thực trạng du lịch sinh thái ở VQG Vũ Quang


VQG Vũ Quang, một nơi cũng đang sở hữu những loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới, nơi mà những năm của thập niên 90 của thế kỷ 20 đã gây chấn động cả thế giới khi phát hiện ra hai loài thú lớn cho thế giới (Sao la và Mang lớn). Bên cạnh đó còn sở hữu nhiều hệ sinh thái Rừng đặc trưng như rừng Cảnh Tiên, rừng lá Kim.. và nhiều loài thú quan trọng khác cần phải được bảo vệ. Cộng thêm nơi đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử của cuộc khởi nghĩa Vũ Quang do nhà Yêu nước Phan Đình Phùng lãnh đạo (Thành Cụ Phan, Bãi tập, Miếu Thờ..). Ngoài ra ở đây cũng là nơi sở hữu một nền sản xuất nông nghiệp khá đặc trưng và

các sản phẩm nông nghiêp rất có giá trị như: sảm phẩm đồ gốm, nghề đan lát.. và nhiều loại trái cây nỗi tiếng như cam Vũ Quang, bưởi Phúc Trạch, chè Sơn Thọ..‌‌

Mặc dù có tiềm năng lớn, song hiện nay DLST ở VQG Vũ Quang chưa được hình thành thực sự. Hiện đang có một số hoạt động ban đầu được triển khai như làm đường để phục phụ tham quan khu Thành Cụ Phan, xây dựng Tượng Đài tưởng niệm Cụ Phan và nghĩa quân... Việc phát triển DLST ở đây đang được triển khai hết sức chậm và chưa có một định hướng cụ thể, cuộc sống của người dân ở đây vẫn phải chịu những khó khăn do họ đã có thói quen sống bám vào những cánh rừng của VQG Vũ Quang từ bao đời nay, nên khi VQG Vũ Quang ra đời đã phải đối mặt với một thực tế là để bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thì phải ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp của người dân. Chính vì thế mà cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Nhiều hoạt động phát triển cộng đồng cũng đã được triển khai song cũng chưa thể giải quyết hết được mâu thuẫn giữa cuộc sống của người dân và công việc bảo tồn của VQG Vũ Quang.

Với hy vọng sẽ đưa ra được một giải pháp tổng thể và bền vững, hiện nay Dự án Du lịch Sinh thái ở VQG Vũ Quang đã bắt đầu được khởi động. Việc đưa ra được một định hướng phát triển DLST, sẽ là một việc làm hết sức ý nghĩa đề Ban Quản lý VQG Vũ Quang có thể có các chính sách phù hợp cùng với địa phương nhằm phát triển kinh tế vùng đệm và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Vũ Quang.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển DLST ở VQG Vũ Quang để hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bởi vậy các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là:

- Điều kiện tự nhiên của VQG Vũ Quang;

- Sự đa dạng sinh học và cảnh quan của Vườn;

- Điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa lịch sử khu vực;

- Cơ chế chính sách liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và DLST ở VQG từ trung ương đến địa phương;

- Cấu tổ chức bộ máy, nhân lực của VQG.


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực VQG Vũ Quang.


- Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên (đa dạng sinh học, cảnh quan), văn hóa lịch sử ở VQG Vũ Quang và điều kiện kinh tế vùng đệm, từ đó đề xuất định hướng phát triển DLST hỗ trợ cho nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học.

- Các giải phát để triển khai DLST ở VQG Vũ Quang.


Thời gian nghiên cứu


- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010, các số liệu cập nhật được cố gắng thực hiện đến sát thời gian nghiên cứu, với mong muốn có những số liệu gần nhất, mới nhất nhằm đưa ra được định hướng sát thực cho việc phát triển DLST ở VQG Vũ Quang.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu bao gồm:


1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ở VQG và KBTTN.


2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Vũ Quang. Tài nguyên đa dạng sinh học, điều kiện dân sinh, kinh tế của dân cư các xã vùng đệm. Mối quan hệ của phát triển kinh tế với việc bảo vệ rừng bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực.

3. Hiện trạng hoạt động du lịch gồm cơ cấu tổ chức của Vườn Quốc gia Vũ Quang, tình hình nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái (Nhà ở, khách sạn, nhà ăn uống, khu vui chơi giải trí, đườ ng nội bộ, các dịch vụ khác…), nhu cầu phát triển du lịch.

4. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Vũ Quang gồm các giải pháp kĩ thuật (quy hoạch cơ sở vật chất phục vụ du lịch, lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch), giải pháp xã hội như giáo dục môi trường...

2.3. Quan điểm nghiên cứu


- Nghiên cứu đề xuất phát triển DLST hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

- Coi con người là trung tâm của các vấn đề, mọi nỗ lực bảo tồn sẽ kém hiệu quả khi chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn.

- Bảo tồn để phát triển bền vững.

- Bảo tồn cần có sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng địa phương.

2.4. Phương pháp nghiên cứu‌


2.4.1. Phương pháp luận

Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên rừng để thực hiện nghiên cứu phát triển DLST VQG Vũ Quang.

1. Tiếp cận hệ sinh thái


Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng tính đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy nó thích hợp đối với các nhà chuyên môn và những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác [22].

Gill Shepherd (2004), cho rằng việc áp dụng tiếp cận hệ sinh thái sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa ba mục tiêu của Công ước này: bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ một cách công bằng và bình đẳng lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen di truyền. Tiếp cận hệ sinh thái dựa trên việc ứng dụng các phương pháp khoa học thích hợp tập trung vào các cấp độ tổ chức sinh học, bao gồm các chức năng, quá trình, cấu trúc thiết yếu và những mối tương tác giữa sinh vật và môi trường của chúng. Cách tiếp cận này thừa nhận rằng, con người cùng với sự đa dạng văn hóa của mình, là một hợp phần không tách rời của nhiều hệ sinh thái. Tiếp cận hệ sinh thái yêu cầu cách quản lý mang tính thích ứng để phù hợp với bản chất năng động và phức tạp của các hệ sinh thái cũng với sự thiếu hụt kiến thức về chức năng của chúng. Tiếp cận hệ sinh thái không gây cản trở đối với các cách tiếp cận quản lý và bảo tồn khác như thành lập các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các chương trình bảo tồn các loài đơn lẻ,...mà còn có khả năng kết hợp tất cả các cách tiếp cận này để giải quyết những tình huống phức tạp.

Tiếp cận hệ sinh thái bao gồm 12 nguyên lý cơ bản dưới đây [22]:


1. Những mục tiêu của quản lý đất, nước và môi trường sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội.

2. Quản lý nên được phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất.

3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện tới những hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh thái khác.

4. Nhận thức rò những lợi ích có thể đạt được từ quản lý, đó là sự cần thiết thường xuyên để hiểu được và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế. Mỗi một chương trình quản lý hệ sinh thái như thế này nên bao gồm:

(i) Giảm những khiếm khuyết của thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học;

(ii) Khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn sự đa dạng sinh học và

(iii) Nội tại hóa chi phí và lợi ích của một hệ sinh thái ở một cấp độ khả thi

nhất.

5. Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh

thái nên được xem như là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái.

6. Hệ sinh thái nên được quản lý trong phạm vi chức năng của nó.

7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp.

8. Nhận ra được sự khác nhau phạm vi không gian và những tác động trễ do đặc thù của một hệ sinh thái, mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lập cho dài hạn.

9. Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi.

10. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí