Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 4


Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2005): “Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra” [22, tr.242].

Theo UNESCO, văn hóa “nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.

Theo E. Herriot: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu khi người ta đã học tất cả” [1,tr.27].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [1,tr.19].

Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương: “Văn hóa là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống và bảng giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá trị chân - thiện - mỹ” [1,tr.28]. Chúng tôi chọn định nghĩa này để giải nghĩa cơ bản của khái niệm văn hóa trong LV của mình.

Chưa bao giờ khái niệm văn hoá được đề cập nhiều trong học thuật cũng như trong thực tiễn đời sống như hiện nay. Bởi nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo lên “tính người” cũng như những gì thuộc về bản chất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong


lao động sản xuất. Nói tới văn hoá còn nói đến những nguồn nội lực để con người có thể “gieo trồng” (sáng tạo, xây dựng) và điều chỉnh (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân - thiện - m . Được xem là cái “nền tảng”, “vừa là mục tiêu vừa là động lực” làm sự phát triển của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn. Văn hoá có tác động tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hoá truyền thống đã tích lu trong lịch sử của chính dân tộc đó. Ví dụ như: Văn hóa Nhật Bản là thương hiệu, là một nguồn lực của dân tộc Nhật Bản, hay Văn hóa kinh doanh của người Do Thái là thương hiệu của dân tộc Do Thái ... đã xây dựng lên những điều thần kỳ của đất nước Nhật Bản hoặc trải hàng ngàn năm tha phương khắp 5 châu bản sắc của người Do Thái cũng không hề bị thay đổi. Văn hoá có mặt trong mọi quá trình hoạt động của con người. Và sự tham gia đó càng được thể hiện rõ nét tạo thành các lĩnh vực văn hoá đặc thù: văn hoá chính trị, văn hoá pháp luật, văn hoá giáo dục, văn hoá gia đình… và văn hoá kinh doanh. Nói một cách khái quát thì văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. (Phạm Đình Chính, 2015) Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên (Shein, 2004).

1.2.1.2. Khái niệm văn hóa kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2005): Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất [22, tr.67].

Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 4

Trên thế giới cũng có nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề vai trò của văn hoá trong kinh doanh, văn hóa tổ chức như: Usunier (Pháp); Frons Trompenaars (Hà Lan), Elliott Jaques (Canada), Adrew Pettgrew (Anh)…Có rất nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên tất cả đều tập trung phản ánh bản sắc, nhấn mạnh vai trò nền tảng vững chắc của văn hoá tới sự phát triển của tổ chức. Nếu như văn hoá là nền tảng tinh thần, đảm bảo sự phát triển bền vững vủa xã hội thì VHKD chính là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy VHKD là một tất yếu, một xu thế trong xã hội thông tin tri thức. Dưới đây xin trích dẫn một số quan điểm tiêu biểu về VHKD:

Theo tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization): “VHKD là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, thái độ, tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

Theo tạp chí Bussiness Havard review - Đại học Havard (số 6 1999) thì: “VHKD là những giá trị lòng tin, truyền thống và hành vi thường được các thành viên trong tổ chức chia sẻ và thực hiện”.

Định nghĩa của Edgar H. Schein (1992) trong cuốn Organizational Culture and Leadership “VHKD của các tổ chức, doanh nghiệp (văn hoá công ty) là sự tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp (tổ chức) học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử


lý các vấn đề với môi trường xung quanh” [27, tr.14].

Như vậy VHKD là một chuẩn mực để điều tiết các hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức khi hoạt động kinh doanh. Từ đó góp phần hình thành ý thức chấp hành k luật lao động, xây dựng lòng tin của nhân viên và khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Văn hóa kinh doanh có nhiều chủ thể và hình thức thể hiện, song biểu hiện tập trung và có hiệu quả cao nhất là VHKD của doanh nghiệp, được gọi tắt là VHDN. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt và đầy biến động, khoa học k thuật phát triển, công nghệ thông tin 4.0 như hiện nay việc doanh nghiệp “nghĩ thật – nói thật – làm thật”, ngoài việc đi trước, đón đầu, cập nhật thông tin, tận dụng cơ hội, thích nghi với nhu cầu thị trường thì việc xây dựng một nền tảng văn hóa trong kinh doanh chính là đã thiết lập cho mình một vị thế vững chắc trong thương trường. Việc xây dựng được văn hóa kinh doanh của mỗi tổ chức, doanh nghiệp là đã đạt được tầm vị thế nhất định. Ví dụ như không một doanh nghiệp nào mới thành lập mà đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ xây dựng được văn hóa doanh nghiệp khi đạt được tới sự ổn định và một trình độ, đẳng cấp nhất định.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại lễ công bố Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (10-11) và phát động Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam: Văn hóa doanh nghiệp, các nguyên tắc cơ bản, giá trị cốt lõi không thể tách rời khỏi tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nền tảng văn hóa mạnh cũng là những doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn và sứ mệnh tốt đ p, biết hài hòa, cân bằng các lợi ích giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa lợi nhuận có được với lợi ích của cộng đồng, giữa các mục tiêu ngắn hạn với các phương châm phát triển bền vững. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xây dựng


lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và bản sắc Việt Nam trên sân chơi của nền kinh tế toàn cầu hóa ở thế k 21. Đó phải là một phần nhiệm vụ của Chính phủ kiến tạo, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đó phải là một phần không thể tách rời trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp muốn khẳng định vị thế trên thương trường cần phải lựa chọn cho mình mô hình, phương thức hoạt động phù hợp, từ đó tạo dựng và phát triển trong doanh nghiệp, liên hệ nó với từng cá nhân trong tổ chức. Doanh nghiệp phải luôn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo, có những ý tưởng mới đặc sắc. Đó chính là cơ sở tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh.

Trong Luận văn này chúng tôi lựa chọn cách hiểu về VHKD theo định nghĩa của tác giả Đỗ Minh Cương trong cuốn “Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh”: “VHKD là việc sử dụng những nhân tố văn hoá vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là các văn hoá mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù cho họ. Như vậy phải coi trọng yếu tố văn hoá trong kinh doanh nghĩa là hoạt động kinh doanh phải tạo ra những giá trị văn hoá” [5, tr.32].

VHKD là phong cách ứng xử, lề lối làm việc, là tiêu chuẩn điều tiết hoạt động của từng thành viên trong doanh nghiệp và cả doanh nghiệp, góp phần hình thành ý thức chấp hành k luật lao động, tăng cường lòng tin, đảm bảo sự ổn định của đội ngũ lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy tính sáng tạo, năng động của từng thành viên cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, làm việc chịu trách nhiệm chung của doanh nghiệp.

Theo Đỗ Minh Cương: VHKD không chỉ gói gọn trong khâu lưu thông, phân phối, các chiến lược “thâm nhập thị trường” của doanh nghiệp đối với các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu có quan hệ hữu cơ


với nhau tính từ sản xuất cho tới cả tiêu dùng. Điều đó có nghĩa rằng việc xây dựng nền văn hoá kinh doanh là một việc làm có tính thực tế mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình của hoạt động kinh doanh trở lên ngày càng mang tính văn hoá cao thể hiện trên cả ba mặt: văn hoá thương trường, văn hoá doanh nhân và văn hoá tổ chức (văn hóa doanh nghiệp). Trong đó, văn hoá doanh nghiệp có thể được xem là một bộ phận có vị trí quan trọng quyết định tới văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.

- Văn hoá thương trường: Những giá trị văn hóa thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách, chế độ trong mọi hình thức liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh không ngoại trừ cả yếu tố cạnh tranh… tất cả những yếu tố này nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi.

- Văn hoá doanh nhân: thể hiện rõ nhất ở đội ngũ con người tham gia sản xuất kinh doanh. Chủ yếu thể hiện ở tầm nhìn, triết lý kinh doanh, văn hóa ứng xử và sự đóng góp, ảnh hưởng của doanh nhân với xã hội; thể hiện trình độ khoa học k thuật, vốn tri thức tổng hợp, kinh nghiệm thực tiễn, k năng, phương pháp tác nghiệp, phẩm hạnh con người, ý thức công dân và sự giác ngộ về chính trị- xã hội. Văn hóa doanh nhân trước hết thể hiện trong phẩm chất và phong cách của doanh nhân, tiêu biểu nhất là các doanh nhân là người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp - công ty.

- Văn hoá doanh nghiệp: là văn hóa của một tổ chức kinh doanh, là toàn bộ những giá trị tinh thần, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình kinh doanh, tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc trong từng giai đoạn phát triển cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó rất phong phú và đa dạng. Cấu trúc của VHDN đã được Edgar Shein mô hình hóa thành hình tháp của văn hóa tổ chức gồm 3 tầng đã được giải thích ở


phần trên.

VHKD không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa văn hoá và kinh doanh mà nó là sự hun đúc, thâm nhập, tích tụ của văn hoá trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. VHKD tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào việc ta nhận thức được nó hay không. Nếu nhận thức được và điều chỉnh phù hợp với chiến lược phát triển thì VHKD là một động lực thúc đẩy. Ngược lại, nếu không ý thức được việc xây dựng văn hoá trong kinh doanh thì sẽ làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. Xây dựng VHKD là một vấn đế rất khó khăn bởi nó cần một nguồn lực lớn cả về vật chất, ý thức và tinh thần tự nguyện của từng thành viên của doanh nghiệp, tổ chức trong một lộ trình dài hạn. Văn hoá là ranh giới phân biệt giữa kinh doanh và kiếm tiền, là nhân tố quan trọng dẫn chúng ta đến văn minh kinh doanh. Mục đích đầu tiên của kinh doanh phải là lợi nhuận, thế nhưng hai giáo sư John Kotter và James Heskett tại trường đại học Havard đã nghiên cứu về “văn hoá công ty và chỉ số hoạt động hữu ích” với kết quả đáng chú ý: lãi ròng của các công ty “đạo đức cao” ở M trong 11 năm đã tăng tới 756%. Trên cơ sở nghiên cứu này, hai giáo sư đã khẳng định “thật thà giàu hơn”. Lợi nhuận sẽ tăng theo đạo đức nếu người kinh doanh hiểu được: “văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải”.

Như vậy xây dựng VHKD trong doanh nghiệp là cách thức doanh nghiệp tạo ra cho mình “nội lực” vững mạnh, đủ khả năng phát huy tiềm năng của mình để phát triển, đồng thời xác lập vị trí không chỉ trong nước mà còn cả trên trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2.1.3. Khái niệm Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là một hệ thống văn hóa của một tổ chức được hình thành và bảo tồn trong quá trình tồn tại; là toàn bộ các giá trị vật thể và phi vật thể mà tổ chức đã tạo ra cùng các biểu hiện của nó hình thành nên sự khác khác biệt, nét đặc thù trong phương thức hoạt động và sinh hoạt của nó.


Cấu trúc và nội dung của VHTC (Organizational Culture) đã được Edgar Shein (2010) luận giải trong cuốn sách chuyên khảo nổi tiếng của ông “Văn hóa tổ chức và Lãnh đạo”, bản dịch ra tiếng Việt do NXB. Thời đại dùng một khái niệm h p hơn là “Văn hóa doanh nghiệp”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận văn của mình, tôi dùng khái niệm gốc “VHTC” để vận dụng vào xem xét văn hóa của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích Đền Sóc Sơn mà không dùng khái niệm VHDN - có nội hàm h p hơn và không hoàn toàn phù hợp với một tổ chức sự nghiệp có thu của nước ta hiện nay.

Văn hóa tổ chức xác định tính cách và phong cách hoạt động của tổ chức hay doanh nghiệp. Văn hóa tổ chức thường được xem như là lối sống của các thành viên trong tổ chức. Những khái niệm về văn hóa tổ chức ở trên đều gắn với những giả định chung, hệ thống ý nghĩa chung, luật lệ và những kiến thức chung. Những giá trị xác định những hành vi nào là tốt và có thể chấp nhận được và những hành vi xấu hay không thể chấp nhận được. Hơn nữa, những khái niệm về văn hóa tổ chức còn cho thấy tầm quan trọng của việc “chia s ” trong sự phát triển của những khái niệm về văn hóa tổ chức. “Sự chia s ” ở đây có nghĩa là làm việc với kinh nghiệm chung; khi chúng ta chia s , chúng ta trực tiếp tham gia với những người khác. Ở đây nhấn mạnh sự giống nhau trong cách nghĩ, cách làm của mọi người. Đây là ý nghĩa gắn chặt với các khái niệm về văn hóa tổ chức. Chia s văn hóa nghĩa là mỗi thành viên tham gia và đóng góp vào nền tảng văn hóa lớn hơn, sự đóng góp và kinh nghiệm của mỗi thành viên là không giống nhau. Khi nói đến văn hóa như là một hệ thống ý nghĩa, giá trị, niềm tin và kiến thức, cần phải ghi nhớ rằng văn hóa phụ thuộc vào cả cộng đồng và sự đa dạng hóa. Văn hóa tổ chức có sự giống nhau trong một phong cách chung (như người FPT so với người Viettel) nhưng cũng thừa nhận và dựa trên sự khác nhau giữa hai tổ chức trên cũng như sự đa dạng trong cộng đồng thành viên của mỗi tổ chức trên.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí