Chương 3: Thực trạng văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. nh h nh n hi n c u tron n c
Heghen đã khẳng định: “lợi ích thúc đẩy lịch sử các dân tộc và các cá nhân”. Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận cho các cá nhân nên việc tìm mọi cách để nâng cao thu nhập, tối đa hóa lợi nhuận là việc của các chủ thể kinh doanh hướng tới. Tuy nhiên, kinh doanh lại có hai phương thức cơ bản là kinh doanh có văn hóa và kinh doanh phi thiếu văn hóa. Đối với các quốc gia mới bước vào nền kinh tế thị trường thì kiểu kinh doanh thiếu văn hóa thường là phổ biến ở các chủ thể kinh doanh. Có nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức bất chấp các thủ đoạn, làm ăn gian dối, cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo, trốn thuế,... Vì vậy mà nhu cầu về nghiên cứu, truyền thông và đào tạo về văn hóa kinh doanh được nhiều nhà khoa học chú ý và ngày càng được xã hội quan tâm. Văn hóa kinh doanh Việt Nam đã được các nhà các nhà nghiên cứu, các nho s yêu nước bàn đến ngay từ đầu Thế k XX. Chịu ảnh hưởng từ nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi và phong trào Duy tân từ Nhật Bản, các trí thức yêu nước sáng lập Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu đã phê phán phương thức giáo dục Nho giáo giáo điều học để làm quan và thay thế bằng một triết lý giáo dục mới, đề cao thực học, thực nghiệp, học để làm công dân tốt, học để làm kinh tế, kinh doanh giỏi, đưa đất nước thoát nỗi nhục ngh o h n, bị ngoại bang đô hộ. Trong tác phẩm “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi (1876) đã thể hiện rõ tư tưởng hướng ngoại, học để giỏi nghề, có nỗ lực học tập thì mới đưa dân tộc phát triển thịnh vượng:
“Liệu mà sớm bảo nhau đi
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 1
- Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 2
- Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 4
- Mô Hình Ba Cấp Độ Về Văn Hóa Tổ Chức Của Edgar H. Schein
- Mô Hình Nghiên Cứu Các Phương Diện Văn Hoá Của Trompenaars
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Giàu thì giúp của, nghèo thì gắng công Khăng khăng ghi lấy một lòng
Sang Âu, sang Mỹ học tòng nghề hay Bao nhiêu nghề khéo nước ngoài
Học sao cho được hơn người mới nghe Bấy giờ rồi liệu trở về
Mở trường trong nước lấy nghề dạy nhau”.
Văn hóa kinh doanh trước thời kỳ Đổi mới đã được các tác giả trong nước nghiên cứu như Dương Trung Quốc (2006) với “Đạo làm giàu”. Phạm Xanh cũng từ góc độ sử học đã nghiên cứu về tấm gương gia đình doanh nhân yêu nước nổi tiếng Trịnh Văn Bô đã góp công lớn trong thời kỳ Chính quyền cách mang non tr …Công trình nghiên cứu “Văn hóa và kinh doanh”, do Phạm Xuân Nam (1996) chủ biên, không chỉ dừng lại ở các tấm gương doanh nhân Việt Nam xuất sắc những năm 1940 -1950 mà còn có sự tổng kết về một số đặc điểm của văn hóa kinh doanh của dân tộc và truyền thống tốt đ p của người Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, kinh doanh.
Giai đoạn đầu của Thời kỳ Đổi mới, các công trình nghiên cứu về văn hóa kinh doanh Việt Nam xuất hiện nhiều hơn, tính khoa học và hệ thống được nâng cao hơn. Ví dụ, Đỗ Minh Cương (2000) với tham luận “ Văn hóa kinh tế và kinh doanh Việt Nam”, tại Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam trong thế k XX”. Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Cương (1999) trong sách “Triết lý kinh doanh với Quản lý doanh nghiệp” (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội) đã luận chứng và tổng kết triết lý kinh doanh là một nội dung, bộ phận cốt lõi của văn hóa kinh doanh và việc quản lý doanh nghiệp của thế giới và Việt Nam. Tiếp đó cuốn sách chuyên khảo “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” của Đỗ Minh Cương (2001), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã nghiên cứu về văn hóa kinh doanh một cách có hệ thống. ng đã
định nghĩa “Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ” (tr.69-70). Công trình này cũng chỉ ra các cấu phần VHKD Việt Nam là đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh, văn hóa của chủ thể kinh doanh (doanh nhân), văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh trong quá trình sản xuất, dịch vụ, văn hóa kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh trong marketing…Trong đó, VHDN là bộ phận của VHKD của quốc gia hay địa phương.
Tiếp theo và phát triển hướng nghiên cứu này, Dương Thị Liễu, năm 2006, đã công bố công trình Bài giảng về Văn hóa kinh doanh (NXB Đại học KTQD), lần tái bản gần đây đã nâng lên thành giáo trình. Giáo trình VHDN đã đưa ra một cấu trúc về VHKD gồm: Triết lý kinh doanh, Đạo đức kinh doanh, Văn hóa doanh nghiệp, Văn hóa doanh nhân. Chúng tôi nhất trí với quan điểm này về một hệ thống VHKD và áp dụng vào trong nghiên cứu Luận văn này.
Giai đoạn gần đây, nghiên cứu về VHKD được tập trung vào đối tượng VHDN, Đạo đức kinh doanh như trong các công trình nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Quân (2012)..; về văn hóa doanh nhân như các công trình của Phùng Xuân Nhạ (2011), Đỗ Minh Cương (2010), Nguyễn Viết Lộc (2015). Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến s , luận văn thạc s kinh tế đề cập và giải quyết các vấn đề VHKD, VHTC như: "Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty" của Nguyễn Mạnh Quân, "Văn hoá kinh doanh" của Dương Thị Liễu, "Nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế" của Phùng Xuân Nhạ, “Vấn đề văn hoá kinh doanh ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Ngọc Anh...
Ngoài ra, đã có một số luận văn cao học như: “Văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ vận tải Traco trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; của Mai Thanh Lan (2007), “Tìm hiểu văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biển - Hải Phòng”; của Đỗ Thị Phương Thảo (2009), “Văn hóa tổ chức và tác động của nó tới động lực làm việc của người lao động”; của Dương Thi Thảo (2015)… Đáng chú ý là có 2 luận văn thạc s đã bảo vệ tại Trường ĐHKT- ĐHQGHN thời gian gần đây có liên quan tới Đề tài luận văn này là:
Nghiên cứu của Tô Bảo Ngọc:
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống VHDN, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của Trung tâm Samsung Vietnam R&D Centrer. Tác giả xây dựng câu hỏi dựa trên nền tảng lý thuyết về các cấp độ văn hóa của E. Shein với ba cấp độ là: thực thể hữu hình, các niềm tin giá trị được tuyên bố và các ngầm định nền tảng. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp cho các cấp lãnh đạo của Trung tâm Samsung Vietnam R&D Centrer nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Nghiên cứu của Quách Thị Ngọc Hà:
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích chính là tiếp tục hoàn thiện và phát triển văn hóa Viettel trong giai đoạn chủ động và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tác giả đã xây dựng các câu hỏi dựa trên nền tảng lý thuyết về các cấp độ văn hóa của Shein với ba cấp độ là: thực thể hữu hình, các niềm tin giá trị được tuyên bố và các ngầm định nền tảng. Từ đó tác giả đã đưa ra giải pháp phát triển VHDN của Viettel đó là hoàn thiện cơ chế quản trị trong giai đoạn tái cấu trúc, phát huy bản chất anh bộ đội cụ hồ, đẩy mạnh vai trò của các cấp lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu các đơn vị.
Bên cạnh đó, văn hóa kinh doanh còn liên quan tới các chuyên ngành khác của khoa quản trị kinh doanh như Quản trị chiến lược, Tinh thần doanh
nghiệp, Quản trị marketing, qua các sách chuyên khảo như Quản trị chiến lược của Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị tinh gọn của Nguyễn Đăng Minh (2014)…
1.1.2. T nh h nh n hi n c u n o i n c
Trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp tới VHKD và VHDN, hai vấn đề này thường có mối quan hệ hữu cơ, được trình bày lồng ghép với nhau; trong VHKD thì trọng tâm là chủ thể VHKD của doanh nghiệp, trong VHDN thì nhân tố văn hóa thể hiện mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Trong cuốn sách chuyên khảo nổi tiếng, được trích dẫn nhiều là “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo‟‟ của Edgar H.Shein. Lưu ý rằng, E. Shein gọi là “Văn hóa tổ chức” (Ogarnizational Culture) chứ không chỉ là VHDN, để chỉ phương diện tổ chức, lãnh đạo của các tổ chức tư và công hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và cả các lĩnh vực khác. Có nghĩa là, phạm vi tác động, đối tượng của Văn hóa tổ chức bao gồm Văn hóa doanh nghiệp và cả Văn hóa của các tổ chức phi doanh nghiệp như tổ chức công, đơn vị sự nghiệp… Bên cạnh đó là các công trình khác: „‟Đạo đức trong kinh doanh” của Verne E.Hederson; “Bản sắc văn hóa doanh nghiệp” của David H.Maister hay “Chinh phục các làn sóng văn hóa” của Fons Trompenaars và Charles Turner, “Những thách thức của quản lý trong trong thế kỷ 21” của Peter Drucker, “Văn hóa và tổ chức : Phần mềm tư duy” của Greert Hofstede, “Tư duy lại tương lai” của R.Gibson biên tập, … Một số công trình nghiên cứu cụ thể như:
* Mô hình văn hóa đa chiều của Hofstede. Tiến lý tâm lý học Geert Hofstede đã đưa ra về mô hình về kích cỡ văn hóa. Năm kích thước văn hóa mà Hofstede đưa ra bao gồm: Quyền lực Khoảng cách; Chủ nghĩa cá nhân; Nam tính; Tính bấp bênh; Định hướng dài hạn.
* Công trình nghiên cứu văn hóa của Trompenaars: Trompenaars đưa ra bẩy khía cạnh văn hóa trong các công ty thực hiện hoạt động thương nghiệp là: Tính phổ quát hay cụ thể; Chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa cộng đồng; Trung tính hay thể hiện tình cảm; Cụ thể hay rườm rà, lòng vòng; Định hướng thành tựu hay định hướng gán cho; Trình tự hay cùng lúc; Sự kiểm soát từ bên trong hay bên ngoài.
* Mô hình nghiên cứu của Cameron và Quinn. Nghiên cứu của Cameron và Quinn (2006) phân loại doanh nghiệp vào bốn loại văn hóa chính dựa trên bốn tiêu chí khác nhau: Văn hóa hợp tác (Collaborate –clan culture), Văn hóa sáng tạo (Create -Adhocracy” Culture), Văn hóa kiểm soát (Control - Hierarchy” Culture), Văn hóa cạnh tranh (Compete -Market” Culture), là sự kết hợp của hai biến giá trị trong khung giá trị cạnh tranh của Robert Quinn và John Rohrgough.
* Mô hình Denison. Trong nghiên cứu này Denison đã đưa ra các thang đo hay tiêu chí để đánh giá sự mạnh hay yếu của văn hoá một doanh nghiệp với 4 đặc điểm văn hoá (khả năng thích ứng, sứ mệnh, tính nhất quán, sự tham chiếu); trong mỗi đặc điểm có 3 cách thức biểu hiện và sử dụng 2 chiều của Trục giá trị cạnh tranh: Tập trung bên trong so với Tập trung bên ngoài; Linh động so với Ổn định.
* Nghiên cứu của Jim Sellner (2009) phân loại doanh nghiệp dựa trên 6 tiêu chí khác nhau để nhận diện văn hoá doanh nghiệp: Giá trị và cách cư xử; yếu tố bên trong và bên ngoài; tầm nhìn; đổi mới; sứ mệnh; diện mạo mới.
* Mô hình nghiên cứu của Yu-Shan Chen (2011) nhằm mục đích phát triển một khuôn khổ ban đầu của tổ chức nhận dạng màu xanh để khám phá những tác động tích cực của môi trường văn hoá doanh nghiệp và môi trường lãnh đạo trên lợi thế cạnh tranh màu xanh thông qua các trung gian.
Tuy nhiên, tập trung lại, chỉ một số công trình nghiên cứu dưới đây được tác giả sử dụng làm nền tảng lý luận cho luận văn này:
Nghiên cứu của Edgar.H Schein:
Nghiên cứu của Edgar H. Schein là một trong những nghiên cứu kinh điển được công nhận và ứng dụng một cách rộng rãi, là một phương thức đánh giá VHDN được xem là mang tính thực tiễn nhiều hơn so với tính lý thuyết của phương pháp khung giá trị cạnh tranh. Ba cấp độ văn hóa tổ chức, VHDN gồm: (1) thực tiễn hữu hình (Artifacts); (2) các niềm tin và giá trị được tuyên bố (Espoused Beliefs and Values); (3) ngầm định nền tảng (Underlying Assumption). Bằng thực tiễn tư vấn cho các doanh nghiệp của mình, tác giả đã tổng hợp thành những bài học giá trị trong việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện VHDN.
Bên cạnh đó, một số sách chuyên khảo liên quan tới lĩnh vực văn hóa kinh doanh của Michael E. Poter (2013) về Chiến lược cạnh tranh, của Ph.Kotler về Marketing cũng là những tham khảo hữu ích cho Đề tài luận văn này.
Tổng kết các nghiên cứu đã công bố, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề VHKD tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn và đưa ra các giải pháp về VHKD phù hợp, đặc thù cho Khu Du lịch - Di tích. Vì vậy, Đề tài này không bị trùng lắp với các đề tài đã nghiên cứu và công bố.
1.2. C sở lý luận của luận văn
1.2.1. t s kh i ni m
1.2.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt và là một bộ phận của đời sống vật chất, tinh thần con người.