Lợi Thế Ưu Trội Của Truyền Hình Và Truyền Hình Đa Nền Tảng Trong Việc Tác Động Đến Văn Hóa, Con Người


Những người sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp hay trên băng từ gồm có biên tập viên, người ghi hình, các nhân viên phụ trách ánh sáng, âm thanh, tiếng động, dựng hình v. v..., tạo thành một ê kíp gắn bó, trong đó biên tập viên giữ vai trò người chỉ đạo. Các nhóm trong ê kíp làm việc đều được chuyên môn hóa, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Ngôn ngữ thể hiện của truyền hình là hình ảnh, âm thanh, tiếng động, trong đó hình ảnh là yếu tố cực kỳ quan trọng. Cho nên, tư duy bằng hình ảnh trở thành đặc thù trong tư duy sáng tạo truyền hình. Người sản xuất chương trình phải biết phát huy, khai thác và sử dụng hình ảnh để kể về sự kiện và thể hiện được những ý tưởng của mình liên quan đến sự kiện. Đặc điểm này thể hiện sự gần gũi giữa điện ảnh và truyền hình, cũng như cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa biên tập viên và người ghi hình. Biên tập viên phải là người chủ động về ý tưởng, có tư duy bằng hình ảnh, biết tìm tòi phát hiện ra hình ảnh và phải có ý đồ dùng hình ảnh để diễn đạt các ý tưởng đó. Tất nhiên, nhấn mạnh vai trò quyết định của hình ảnh không có nghĩa là bỏ qua vai trò quan trọng của lời bình, tiếng động và các âm thanh hiện trường. Bởi lẽ, trong chương trình truyền hình, quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh mang tính hữu cơ, gắn bó, hòa quyện vào nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

2.4. Lợi thế ưu trội của truyền hình và truyền hình đa nền tảng trong việc tác động đến văn hóa, con người

Với cơ chế tác động của báo chí nói chung đến với sự phát triển văn hóa, con người, truyền hình là thể loại báo hình có sức mạnh đặc thù khác ưu trội hơn các loại hình báo chí khác. Có thể nhận thấy ưu thế riêng của truyền hình trong xây dựng phát triển văn hóa, con người như sau:

2.4.1. Truyền hình có sức mạnh sinh động, chân thật của hình ảnh nhiều màu sắc, đường nét, hình khối (3D) liên tục tác động trực tiếp đến ấn tượng thị giác “bắt mắt”, thu hút con người trong tiếp nhận thông tin, thông điệp báo chí.

Hình ảnh chính là sự mô tả khá đầy đủ trọn vẹn như thực tế diễn ra về khung cảnh, con người, sự kiện, sự việc được ghi nhận lại thông qua thị giác, cảm xúc, góc nhìn, góc chụp, góc quay của người chứng kiến. Hình ảnh sống động chuyển động liên tục sẽ giúp người xem nhận biết sâu sắc, chính xác bối cảnh, tình cảm, hành động


và sự việc diễn ra. Do đó, nó có khả năng tác động rất mạnh lên nhận thức và cảm xúc của người xem, từ đó lôi kéo hành vi của họ. Hình ảnh có ba tính chất: tính xác thực (là sự thật, không cần giải thích bằng lời), tính thông tin (thông báo về tin gì đó) và sự lôi cuốn (tạo ra xung lực về lý trí cảm xúc, và hành vi cho người xem). Cụ thể như sau:

- Tính xác thực của hình ảnh là sự phản ánh trung thực và chính xác diễn biến của sự kiện, hay sự việc như nó đang phải diễn ra.

- Tính thông tin của hình ảnh chính là khả năng chuyển tải đầy đủ những điều cần truyền đạt đến người xem, như đang đứng trước sự kiện và chứng kiến nó đang diễn biến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

- Tính chất lôi cuốn của hình ảnh sự chính là khả năng tác động đến lý trí, cảm xúc và hành vi của người xem như là đang cùng tham gia cùng hình ảnh chuyển động theo diễn biến của sự việc. Chẳng hạn, khi xem phim 3D, một mũi lao ném về phía trước màn ảnh sẽ làm cho mọi người trong cả rạp xem phim lập tức cúi xuống để tránh như chính mình đang bị mũi lao bay tới.

Hình ảnh của phim ảnh hay truyền hình sống động tới mức nó có khả năng tác động đến bản năng yêu thương hay bản năng hành động mãnh liệt nằm ở những tầng sâu trong lý trí của con người. Nó có khả năng lôi cuốn và lôi kéo con người lên tiếng và ra sức bảo vệ hoặc chiến đấu vì một điều gì đó theo lời kêu gọi từ thông điệp truyền hình.

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 10

Mặt trái của truyền hình là “hoạt động PR quảng bá đen”. Trong các hoạt động PR (public relations), có “hoạt động PR quảng bá đen” (tức là PR quảng bá phi đạo đức, có ý đồ đen tối), để triệt hạ đối thủ, các tổ chức “ bàn tay giấu” thường không lộ diện trên các không gian mạng thường đăng tải trên internet nhiều hình ảnh thiếu tính xác thực (bị dàn xếp), nhưng lại chứa đựng rất đầy đủ các thông tin gây bất lợi cho đối thủ. Ví dụ: nếu như hình ảnh mở lon nước giải khát lại có con ruồi chết nổi lềnh phềnh lên, hoặc bóc một chiếc bánh nướng có con dán chết nằm trong ruột bánh, thì những hình ảnh bêu xấu kiểu này có sức lôi kéo hành vi rất dữ dội đối với người sử dụng mạng xã hội. Nó khiến người tiêu dùng thù ghét, thất vọng và tẩy chay sản phẩm.

Vừa qua, trên các không gian truyền thông hình ảnh, những kẻ xấu thường


mượn sức mạnh của hình ảnh nào đó để quảng bá hay tố cáo, bôi nhọ, gây ra sự hiểu lầm hoặc làm suy giảm uy tín của cá nhân, tập thể, hoặc nhóm xã hội nào đó. Khi tham gia các không gian mạng trên internet có PR đen, công chúng rất dễ bị kích động, dễ vào hùa theo một số đông hư ảo nào đó để đánh giá phiến diện về vụ việc vừa nêu ra trên truyền thông. Đây là vấn đề mà các nhà truyền thông phải hết sức lưu ý để đảm bảo an ninh mạng, an ninh văn hóa và an ninh con người

Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến các “hoạt động PR quảng bá trắng” (tức là PR quảng bá với tâm thiện và ý đồ tốt) có tác dụng kêu gọi con người hướng tới chân, thiện, mỹ, đánh thức lương tri đạo đức và sự hảo tâm của con người, tạo nên sự đồng thuận của cộng đồng về mọi vấn đề đạo lý và pháp lý để hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, đem hạnh phúc đến cho mọi nhà. Chẳng hạn, đầu thế kỷ XXI, trên không gian truyền hình vệ tinh thế giới, hình ảnh xác một cháu nhỏ bị trôi dạt vào ven bờ biển dập dềnh sóng nước - nạn nhân của những cuộc di cư đến châu Âu, đã làm tan chảy trái tim của hàng triệu người tại EU, để mở đường cho một loạt chính sách cởi mở cho người nhập cư vào châu lục này, mà Đức là nước đi đầu đón nhận cộng đồng đến từ châu Phi và Trung Đông vượt biển đến châu Âu.

2.4.2. Truyền hình là sức mạnh tổng hòa giữa lợi thế của hình ảnh (hiệu ứng thị giác) và lợi thế truyền cảm của tiếng động, âm thanh hiện trường cùng âm nhạc (hiệu ứng thính giác) kết hợp với ngôn ngữ đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh, có khả năng tác động toàn diện đến trực cảm của con người và chinh phục công chúng.

Đây là hiệu ứng đặc trưng riêng biệt của truyền hình khác hẳn các loại hình truyền thông đại chúng khác. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, là công cụ giao tiếp của con người, nhằm mục đích trao đổi ý nghĩ và thông tin. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, cách hiểu về “ngôn ngữ” ngày càng được mở rộng hơn trên nhiều phương diện của cuộc sống xã hội. Ngôn ngữ là “hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo” của một lĩnh vực nào đó [47, tr.688]. Trên thực tế, người ta đã sử dụng các hình thức diễn đạt như: ngôn ngữ điện ảnh, ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ kiến trúc, ngôn ngữ truyền hình, ngôn ngữ âm nhạc

Ngôn ngữ truyền hình gồm các yếu tố sau:


- Hình ảnh động: Camera sẽ ghi lại chuỗi hình ảnh động như nó đang diễn ra

- Hình ảnh tĩnh: đó là những hình ảnh không chuyển động như biểu đồ, bản đồ, bức ảnh, ngọn núi, tòa nhà, tảng đá, con đê…

- Hình ảnh đồ họa hiệu quả: đó là những hình ảnh được tạo ra bởi kỹ thuật và công nghệ đồ họa trên máy tính bằng những phần mềm chuyên biệt

- Chữ viết: trên màn hình bao giờ cũng có chữ viết để chuyển tải thêm thông tin chữ viết cũng chuyển động theo thông tin hình ảnh

- Những yếu tố bổ sung, phối hợp cho hình ảnh truyền hình: lời bình, lời nói của nhân vật (phỏng vấn), tiếng động và âm nhạc phụ trợ giúp cho việc thể hiện thông tin thông điệp đến người xem

Với sự kết hợp giữa hình ảnh chuyển động với tiếng động, âm nhạc và lời nói, giọng đọc, cùng với phong cách quay phim theo tư duy ngôn ngữ nghệ thuật điện ảnh, truyền hình hiện đại có khả năng truyền tin nhanh, sức truyền cảm mạnh đến người xem, tạo ra hiệu ứng nhiều hơn hơn so với báo nói (phát thanh) thông thường. Ngôn ngữ truyền hình là hình ảnh và âm thanh thuyết phục đã được biên tập và sắp xếp theo các chủ đề truyền tin cho nên sẽ đến được với công chúng bằng con đường ngắn nhất. Bởi vậy, các tin tức trên sóng truyền hình hay được tính bằng giây, bằng phút. Hiếm có chương trình nào chiếm sóng đến cả tiếng đồng hồ. Hiện nay, tin tức hay quảng cáo về điều gì đó trên truyền hình có khi chỉ trong vòng vài chục giây là đã đủ thông tin đến cho người xem.

Truyền hình đã tổng hợp được lợi thế của phát thanh (lời nói, giọng đọc) và lợi thế riêng có của truyền hình (hình ảnh màu sắc ấn tượng, tiếng động, âm nhạc, lời nói sinh động theo chuỗi hình tuyến) cùng với sức mạnh của ngôn ngữ điện ảnh (với hiệu ứng hình ảnh như thật ngoài đời, thậm chí còn kỹ lưỡng hơn việc quan sát bằng mắt thường). Hiện nay, các chương trình truyền hình với kỹ thuật hiện đại có nhiều máy quay cùng lúc, có thể quay toàn cảnh, trung cảnh từ trên cao (fly cam) về đỉnh núi, vách đá, biển cả mênh mông, có thể quay cận cảnh giọt nước mắt từ từ ứa ra từ khóe mắt của con người, những hạt mồ hôi lấm tấm trên trán hoặc thậm chỉ quay được cả qua kính hiển vi về tế bào sinh học, vi khuẩn, về sự sinh sôi của thế giới vi


sinh…Tất cả những sản phẩm hình ảnh, tiếng động, âm nhạc, lời nói đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyền hình cho công chúng. Hình ảnh trong truyền hình “… luôn hướng người xem đến thông tin cụ thể: một con người xuất hiện trong tác phẩm báo chí truyền hình sẽ có tên tuổi, địa chỉ thật, chứ không giống phim truyện điện ảnh chỉ là hư cấu và không tìm thấy trong xã hội” [26, tr.198].

Khi đọc sách, người ta phải suy ngẫm, liên tưởng và tưởng tượng rất nhiều về mọi chuyện đằng sau những dòng chữ. Trong khi nghe các bản tin tức từ đài phát thanh, thính giả phải chăm chú rất nhiều thì mới nghe được mọi tiếng động và âm thanh của phát thanh viên thì mới không bỏ sót thông tin. Nhưng xem truyền hình thì hệ thống âm thanh và hình ảnh cùng đồng hiện trong khuôn hình có đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh thì sẽ tạo ra sức lôi cuốn hấp dẫn công chúng. Người xem nhanh chóng tiếp cận sự chuyển động của hình ảnh và tiếng động như cuộc sống vốn có, tiếp nhận âm thanh giọng nói, từ ngữ về thông tin, theo đó sàng lọc và giải mã về thông điệp để có sự chuyển hóa về nhận thức, hành động.

Ngày nay, hàng trăm kênh truyền hình hiện đại đã trở thành “cửa sổ tri thức” vạn năng vô tận, giúp cho con người nhìn ra thế giới, phá vỡ những rào cản về không gian và thời gian trong một “thế giới phẳng”, một “thế giới đa chiều”, giúp cho nhân loại nhận thức hiện thực khách quan đa dạng, phong phú về mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và con người trên khắp hành tinh. Truyền hình hiện đại đã trở thành “đại bách khoa toàn thư” tin cậy bằng hình ảnh và lời nói cùng với sự tổng hợp của tiếng động, chữ viết, âm nhạc giúp cho nhân loại gia tăng không ngừng về tri thức và mọi giá trị của cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu nhận thức và vận dụng vào cuộc sống của con người.

2.4.3. Truyền hình có khả năng cập nhật và truyền phát thông tin nhanh nhạy, đảm bảo tính thời sự nóng bỏng, hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu tiếp nhận thông tin hàng ngày cho hầu hết các nhóm công chúng trong xã hội.

Bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển bùng nổ của truyền hình hiện đại đã đem lại rất nhiều lợi ích trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển hệ thống chính trị quốc gia, tạo ra sự đồng thuận và ổn định của xã hội và con người. Truyền hình có sức mạnh lan tỏa trong cộng đồng rộng lớn và nhanh chóng, có tác


động đến mọi mặt của đời sống con người. Thông qua truyền hình và một số loại hình truyền thông khác (phát thanh, internet mạng xã hội, báo chí, quảng cáo, xuất bản sách…) mà nhân loại trên toàn cầu có thể gắn kết với nhau, thấu hiểu và cảm thông với nhau, tạo ra một thế giới phẳng.

Là một loại hình năng động và có độ tin cậy của truyền thông đại chúng, truyền hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình nhà nước thực thi chức năng nhiệm vụ quản trị quốc gia. Chẳng hạn, để chống đại dịch Covid 19, hàng ngày VTV đã thông tin cập nhật về quan điểm của Chính phủ về vấn đề chống dịch như chống giặc, kêu gọi nhân dân ủng hộ để bảo vệ tính mạng nhân dân, bảo vệ sự bình yên của cuộc sống. Thông qua truyền hình, nhà nước có thể đưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến người dân nhiều nhất, cụ thể nhất và nhanh nhất. Dựa vào truyền thông và đặc biệt là truyền hình, nhà nước có thể tuyên truyền mọi đường lối, chủ trương chính sách, đưa ra các thăm dò ý kiến của dư luận để cải thiện bộ máy cũng như đổi mới chính sách để phát triển đất nước. Nhờ có truyền thông tương tác mà vừa qua nhà nước ta đã nhận được sự phản hồi từ phía nhân dân, có thể đối thoại với công chúng để điều chỉnh các chính sách xã hội, từ đó tạo ra được sự ủng hộ, đồng thuận nhanh chóng của cộng đồng.

Truyền hình có khả năng to lớn trong việc cung cấp thông tin đa dạng, phong phú, cập nhật về đời sống, pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới đến đông đảo công chúng, nâng cao nhận thức cho con người và xã hội.

Truyền hình còn là tiếng nói phản hồi, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống thường ngày của con người, truyền hình còn là kênh quảng bá kinh tế, xã hội, chính trị, đời sống văn hóa tinh thần, thu hút sự chú ý của hàng chục triệu người trong nước và quốc tế. Truyền hình còn được xem là công cụ truyền tin hiệu quả giúp các nhà lãnh đạo sử dụng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền đất nước về mọi mặt.

2.4.4. Truyền hình góp phần bổ sung, lấp đầy các lỗ hổng tri thức mà con người còn thiếu hụt, cần truy cầu để sinh tồn và phát triển trong xã hội hiện đại.

Trong cuộc sống, việc học tập tại GĐ và nhà trường, cơ quan tổ chức vẫn không


thể đủ tri thức cho con người suốt cuộc đời. Truyền hình được xem là kênh giáo dục xã hội, giáo dục cộng đồng có khả năng to lớn trong việc bù đắp những tri thức mà nhà trường và gia đình, cơ quan, tổ chức, môi trường hoạt động ít có điều kiện đề cập tới. Truyền hình trở thành lớp học hiện đại của hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu con người. Khi diện kiến, theo dõi các chương trình truyền hình hiện đại, người ta sẽ được học tập vô vàn tri thức về tự nhiên, xã hội như là các kỹ năng sinh tồn, kỹ năng ứng xử, các bài học kinh nghiệm quý giá, những thông tin về cuộc sống, những chân lý của muôn đời...

2.4.5. Truyền hình đa nền tảng có khả năng lưu trữ các chương trình đã phát sóng trên hệ thống internet, là nguồn tài nguyên thông tin tiện ích đối với sự tiếp nhận của các chủ thể VHGĐ.

Hiện nay, trong xã hội hiện đại, công chúng tiếp nhận truyền hình hoàn toàn có thể chủ động xem lại các chương trình đã phát sóng được lưu trữ trên internet, để thỏa mãn nhu cầu thông tin và giải trí. Đây là tài nguyên thông tin quý giá đối với con người và xã hội. Trên thế giới, người ta đã nghiên cứu về tác động của truyền hình trong không gian GĐ và không gian toàn cầu. Trong sách Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành, Chris Barker, nhà nghiên cứu về truyền thông và văn hóa tại khoa Nghệ thuật, Đại học Wollongong, Australia đã phát hiện về tác động của truyền hình đối với văn hóa gia đình: “Tầm quan trọng văn hóa của truyền hình không chỉ nằm trong ý nghĩa văn bản và sự diễn giải mà còn nằm ở vị trí của nó trong khuôn khổ những nhịp điệu và lề thói của đời sống gia đình hàng ngày” [20, tr.460].

Trên thực tế, với sự xuất hiện của chiếc tivi, truyền hình đã “chiếm lĩnh” hầu hết không gian sống của gia đình. Khi các chương trình truyền hình xuất hiện, nó lập tức chi phối toàn bộ không gian sinh hoạt của gia đình, theo đó là không gian VHGĐ. Cũng trong mạch tư duy về mối quan hệ giữa truyền hình và GĐ, Chris Barker nêu rõ về sự “can thiệp” của truyền hình đến VHGĐ hiện đại:

Không gian gia đình có giới hạn mang ý nghĩa rằng việc đưa một chiếc tivi vào gia đình có tác động đáng kể. Khi truyền hình được bật, không thể trốn chạy khỏi nó, vậy nên việc xem truyền hình phải trở thành một trải


nghiệm tập thể của gia đình. Do đó, lệ thường trong gia đình giờ đây còn bao gồm một khoảng thời gian riêng biệt để xem tivi. Như vậy, sự xuất hiện của chiếc tivi đã làm thay đổi những mối quan hệ gia đình, có khả năng gây ra cuộc xung đột về việc xem gì, khi nào và ai xem. Quy định về việc trẻ em xem truyền hình là vấn đề cụ thể [20, tr.461-462].

Truyền hình đã thu hẹp khoảng cách địa lý trên trái đất, giúp cho con người trên khắp hành tinh tiếp cận đến các giá trị văn hóa nhân loại. Chính vì vậy, Chris Barker đồng tình và khẳng định ý kiến của nhà nghiên cứu Meyrowitz: “Phương tiện truyền thông điện tử phá vỡ những mối dây truyền thống giữa vị trí địa lý và bản sắc xã hội. Đây là hệ quả của cách phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho chúng ta những nguồn ngày càng tăng của việc đồng nhất mà nằm xa những vị trí riêng biệt…” [20, tr. 462]. Cũng theo phân tích của Chris Barker trong sách Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành, vào năm 1986, khi nghiên cứu về Truyền hình gia đình (Family Televison), học giả Morley đã:

… chỉ ra bản chất được định giới của việc xem truyền hình ở nhà. Ông đề xuất rằng quyền lực và sự kiểm soát lựa chọn chương trình chủ yếu nằm ở đàn ông. Ông lập luận rằng đàn ông và đàn bà có những mẫu hình xem và sở thích khác nhau. Ví dụ, đàn ông có phong cách xem chăm chú hơn đàn bà, người đắm mình nhiều hơn vào các công việc gia đình. Kịch và phim hư cấu được đàn bà ưa thích nhiều hơn đàn ông, còn với đàn ông thì thể thao và in tức lại đóng vai trò trung tâm hơn [ 20, tr. 461].

Ngày nay, những kỹ thuật truyền hình hậu hiện đại bao gồm dựng phim, cắt nhanh, những kỹ thuật kể chuyện phi tuyến tính và phân bố không gian bối cảnh của hình ảnh đẹp mắt đã gây ấn tượng mạnh mẽ và hấp dẫn đa số công chúng. Về phương diện nào đó, truyền hình đã “lấn sân” phát thanh trong hoạt động truyền thông. Nhất là bây giờ, truyền hình đa phương tiện, đa nền tảng đã đến với công chúng mọi nơi, mọi lúc và trong bất cứ điều kiện nào (người ta xem truyền hình qua màn hình của chiếc điện thoại thông minh kết nối với mạng internet). Không phải ngẫu nhiên mà trong mọi GĐ, trẻ em đủ các lứa tuổi có nhiều cơ hội tiếp cận với truyền hình đa nền

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí