định về thái độ làm việc trong công ty trong bộ quy chế quy định phát hành theo từng năm.
Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới:
Quản lý công khai minh bạch.
Tín nhiệm người có năng lực, bồi dưỡng đào tạo trọng dụng người tài.
Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới.
Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên [13].
Tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên.
Tuân thủ trật tự, phân công trong công ty. Văn hóa ứng xử giữa các nhân viên
Chia sẻ, nhiệt tình, xây dựng tình đồng nghiệp bền chặt.
Giúp đỡ nhau trong công việc.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Sản Xuất – Kinh Doanh Của Công Ty Tem Từ Năm 2005 Đến Năm 2009
- , 9: Lễ Trao Bằng Tốt Nghiệp Khóa Đào Tạo Thiết Kế Đồ Họa Trên Máy Tính Tại Hà Lan Cho Hai Họa Sỹ Của Công Ty Tem.
- Chỉ Tiêu Kế Hoạch Doanh Số Và Lợi Nhuận Của Công Ty Tem
- Định Hướng Chiến Lược Của Công Ty Tem Việt Nam
- Văn hóa doanh nghiệp tại công ty tem Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 10
- Văn hóa doanh nghiệp tại công ty tem Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Văn hóa ứng xử đối với khách hàng và đối tác
Tôn trọng, thân thiện với khách hàng và đối tác.
Có trách nhiệm với khách hàng và đối tác, đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng của khách hàng.
Lịch sự với khách hàng, không có sự phân biệt đối xử với khách hàng.
2.6. Phong cách lãnh đạo
Trước hết, Ban lãnh đạo công ty với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất, luôn tạo điều kiện thuận lợi để các nhân viên có thể thực hiện nghĩa vụ của mình, cũng như nỗ lực đáp ứng, thực hiện đầy đủ quyền của nhân viên. Quá trình ra quyết định của công ty luôn có sự tham gia của các cấp nhân viên. Cụ thể khi ban lãnh đạo đề xuất một quy định mới, văn bản quy định tạm thời sẽ được soạn thảo vào gửi tới các phòng ban thông qua hòm thư chung. Tiếp theo đó các phòng ban sẽ họp giao ban để nhân viên có cơ hội đóng góp ý
kiến. Trưởng phòng có trách nhiệm tổng hợp, gửi văn bản chính thức kiến nghị về quy định mới. Ban lãnh đạo sẽ có quyết định cuối cùng về quy định đó, đảm bảo đó là quyết định chung của công ty.
Tuy nhiên ban lãnh đạo cũng có sự kết hợp linh hoạt giữa các phong cách lãnh đạo để có được hiệu quả quản lý cao nhất. Việc sử dụng phong cách lãnh đạo nào chuyên quyền hay dân chủ tùy thuộc vào tính chất của vấn đề nhằm đạt được hiệu quả quản lý.
Ban lãnh đạo không chỉ quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao trình đô chuyên môn của nhân viên mà đời sông tinh thần của nhân viên cũng được quan tâm từ đó tạo sự gần gũi giữa nhân viên và lãnh đạo. Sự quan tâm này không chỉ dành cho các nhân viên đang làm việc của công mà còn dành cho cả những nhân viên sắp về hưu hay đã về hưu.
Cụ thể, đối với các nhân viên đang làm việc, ban lãnh đạo luôn quan tâm tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch nhằm tạo không khi thư giãn, giúp nhân viên có tinh thần thoải mái, sẵn sàng cho công việc mới. Đối với những nhân viên sắp nghỉ hưu, ban lãnh đạo luôn giao cho các phòng ban mà nhân viên đó trực thuộc soạn thảo cuốn “Đi theo năm tháng” dành cho nhân viên đó. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sát của ban lãnh đạo dành cho nhân viên. Cuốn sổ là sự ghi nhận của công ty với những cống hiến mà nhân viên đã dành cho công ty; cuốn sổ được soạn thảo kèm theo hình ảnh các hoạt động mà nhân viên đó đã cùng hoạt động gắn bó với công ty.
Đối với cán bộ hưu trí, công ty luôn tổ chức hoạt động”Giao lưu đầu xuân” vào đầu mỗi năm, tạo cơ hội cho các cán bộ này có dịp tụ họp, gặp mặt nhau cũng như gặp mặt các nhân viên mới. “Giao lưu đầu xuân” còn là dịp các nhân viên trẻ có dịp trao đổi kinh nghiệm nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc, tình yêu dành cho ngôi nhà chung công ty tem.
Hình 17: Lễ gặp mặt các cán bộ hưu trí của Công ty Tem nhân dịp đầu năm mới
2.7. Tinh thần tương thân tương ái
Xuất phát từ tình yêu thương con người, một truyền thống vốn có của người Việt Nam, công ty Tem luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ dành cho không chỉ những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn mà còn chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.
Cụ thể Ban lãnh đạo và Công đoàn của công ty đã xây dựng quỹ “Chung tay, góp sức” được tạo dựng từ sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty theo từng tháng. Quỹ được sử dụng để giúp đỡ những nhân viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có bệnh hiểm nghèo v...v…Việc sử dụng quỹ có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ từ ban lãnh đạo.
Hình 18, 19: Công ty Tem tới thăm Mẹ Việt Nam anh hung Trần thị Tâm tại tỉnh Trà Vinh
Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cũng được xây dựng nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội như giúp đỡ các mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn.
Ngoài ra, Công ty cũng dành một phần thu nhập để động viên con cháu nhân viên có thành tích học tập tốt.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ VÀ TỒN TẠI TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TEM
1. Những kết quả mà Công ty Tem đã đạt được
Trước hết, mang trong mình một bề dày lịch sử hơn 30 năm, hoạt động và trưởng thành, Công ty Tem đã xây dựng cho mình những giá trị vật chất và giá trị tinh thần cùng những kinh nghiệm hoạt động quý báu. Đó chính là nền tảng cơ bản đầy vững chắc mà Công ty tem cần gìn giữ, phát huy trong việc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo công ty đã ý thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, đã bắt tay vào xây dựng và phát triển văn hóa trong những năm gần
đây. Đến nay, bước đầu Công ty Tem đã tạo dựng cho mình một hình ảnh và bản sắc văn hóa riêng biệt với những điểm mạnh bao gồm:
Thứ nhất là về kiến trúc của trụ sở công ty, Tổng quan trụ sở công ty với các tầng được phân chia khoa học theo chức năng: tầng 1- tiền sảnh tiếp khách và kinh doanh tem; tầng 2, 3 - nơi làm việc của cán bộ công ty; tầng 4- hội trường, nơi sinh hoạt chung của toàn thể công ty; tầng 5- nơi giải trí, hoạt động thể thao. Cụ thể về cách thức bố trí sắp xếp văn phòng theo vách ngăn của Công ty Tem, nhìn chung khá hợp lí, vừa tiết kiệm diện tích, tạo môi trường làm việc năng động, thông thoáng; tiền lợi trong quá trình làm việc của nhân viên và tiện lợi cho sự giám sát của cấp trên.
Thứ ba, Công ty Tem đã có quy định về đồng phục thể hiện tính chuyên nghiệp, tạo sự thống nhất, xây dựng hình ảnh công ty.
Thứ tư, Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Tem được thể hiện rõ nét qua tầm nhìn, chiến lược của công ty với quan điểm dài hạn của lãnh đạo. Những định hướng chiến lược cụ thể này luôn được chia sẻ với các thành viên trong công ty. Đây là những tiêu chí, định hướng giúp cho công ty luôn hoạt động đúng hướng, kinh doanh sản xuất có hiệu quả, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng cũng như các đối tác. Công ty đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng phòng ban cũng như toàn thể nhân viên. Các mục tiêu này được công khai và được đông đảo nhân viên chấp nhận, cũng nỗ lực thực hiện. Ngoài ra, công ty luôn cố gắng học hỏi, tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của các doanh nghiệp đối tác để bổ dung và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty.
Thứ năm, Công ty Tem đã xây dựng được cơ chế hoạt động thông thoáng, dân chủ, bình đẳng tạo điều kiện cho nhân viên tham gia đóng góp ý kiên xây
dựng nhiều hơn giúp ban lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhất. Điều này được thể hiện qua quy chế, quy định rõ ràng cho từng phòng ban, cũng như cho từng hoạt động của công ty tạo tính kỉ luật và thống nhất cho toàn tổ chức. Nhân viên công ty có quyền tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ được giao sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, thời hạn công ty đặt ra. Điều này khơi gợi sự sáng tạo trong nhân viên đồng thời cũng tạo ra môi trường làm việc dân chủ.
Thứ sáu, Công ty Tem đã có sự quan tâm đúng mực tới đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên. Những hoạt động thể thao, tham quan, văn nghệ được tổ chức thường xuyên, bài bản kết hợp giữa vui chơi giải tri với mục đích giao lưu nâng cao sự hiểu biết lần nhau giữa các nhân viên trong công ty, tạo dựng sức mạnh đoàn kết trong một tập thể gắn bó. Công ty cũng xây dựng chính sách quản trị nhân sự hợp lý cụ thể là: nhân viên có thành tích cao thường xuyên được cử đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ, các buổi rút kinh nghiệm thường được tổ chức; chính sách tiền lương phù hợp, chế độ khen thưởng-kỉ luật công bằng tạo động lực làm việc cho nhân viên. Lãnh đạo và công đoàn luôn dành sự quan tâm cho những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi nhân viên đau ốm, hiếu hỉ; Trong năm 2009, công ty đã dành ra 310 triệu đồng chi cho các đối tượng bao gồm: cán bộ nghỉ hưu, thăm hỏi gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng con cháu nhân viên có thành tích học tập tốt v..v..80 triệu đồng ủng hộ các quỹ từ thiện, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng.
Thứ bảy, Công ty đã có bài ca của riêng mình, góp phần tạo dựng giá trị tinh thần cho công ty.
Cuối cùng, công ty đã soạn thảo và phát hành ấn phẩm nội bộ riêng, với nội dung phong phú, đầy đủ về các hoạt động kinh doanh sản xuất, hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học v...v.. phản ánh văn hóa của Công ty Tem.
2. Những tồn tại trong hoạt động Văn hóa doanh nghiệp ở Công ty Tem Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và phát huy như trên, song trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Công ty Tem cần khắc phục một số yếu điểm nhằm phát triển hơn nữa văn hóa công ty, mang lại lợi ích cho hoạt động của công ty.
Thứ nhất, Sự nhận thức về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty còn chưa đồng đều. Ban lãnh đạo là những người tiên phong trong việc nhận nhận thức, tiếp thu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp song sự thiếu hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp của một bộ phận nhỏ trong công ty cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Thứ hai, Công ty chưa có triết lý kinh doanh và hệ thống giá trị cốt lõi được xây dựng một cách bài bản. Khi chưa xây dựng được triết lý kinh doanh, tất cả các chiến lược, mục tiêu mà công ty đặt ra đều mang tính chất lượng hóa, phần nào chạy theo thành tích. Thiếu đi triết lý kinh doanh rõ ràng công ty sẽ gặp khó khăn trong công tác hoạc định, tập hợp lực lượng phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Thứ ba, là một doanh nghiệp nhà nước, một thành viên thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông, hoạt động độc quyền trong lĩnh vực phát hành tem nên công ty ít khi phải đi quảng cáo hay cạnh tranh ở các lĩnh vực hoạt động khác ngoài phát hành tem. Đó vừa là một ưu thế, nhưng đồng thời cũng là một nhược điểm lớn làm cho công ty thiếu tính năng động, sáng tạo; tạo điều kiện cho những tư tưởng ỷ lại vào chế độ bao cấp, hoặc quá bảo thủ, không muốn thay đổi và dễ dàng hài lòng với hiện tại, không có ý thức phấn đấu tồn tại trong suy nghĩ của một số cán bộ nhân viên. Một bộ phận nhân viên làm việc một cách đối phó, chỉ làm việc được giao và không nỗ lực hết sức để hoàn thành công việc đó. Họ không có tinh thần tích cực, chủ động tham gia nhiều vào công việc, có tư tưởng “an phận thủ thường”. Chính điều này làm cho những
nỗ lực thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả công việc không thể thực hiện được, tạo tâm lý làm việc không tốt, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ tư, tầm nhìn không thực sự được chia sẻ trong cả công ty. Việc phát hành đề tài tem, xây dựng, thiết kế, lưu hành các bộ tem hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Tập đoàn Bưu chính viễn thông. Chính vì thế kế hoạch phát triển, tầm nhìn là do Tập đoàn quán triệt và đưa xuống và chỉ phổ biến giữa lãnh đạo với nhau. Nhân viên của công ty không có sự tham gia, chia sẻ về tầm nhìn chiến lược của công ty.
Thứ năm, Do có bề dày lịch sử hơn 30 năm, cùng việc số lượng cững như nhân sự ở các vị trí chủ chốt ít thay đổi trong thời gian dài tạo cho công ty có một nền văn hóa “mạnh” và ổn định. Các giá trị nền tảng được mọi thành viên cùng chia sẻ và duy trì, ăn sâu vào nhận thức của các thành viên. Nhân viên tỏ ra gắn bó và trung thành với tổ chức hơn. Đây vừa là điểm mạnh song cũng lại là điểm yếu do văn hóa công ty khó thay đổi, do đó làm giảm khả năng thích ứng của tổ chức. Trong công việc tại các phòng ban còn có những quy định bất thành văn, mang tính chất bảo thủ. Bất cứ ai vi phạm những “quy tắc” này đều bị coi là “sai phạm” và bị đánh giá bằng một con mắt khác theo chiều hướng phiến diện. Nhân viên chưa được trao quyền vì thế hạn chế sự sáng tạo, tính chủ động của nhân viên.
Thứ sáu, văn phòng của ban lãnh đạo được bố trí chưa hợp lý, tạo cảm giác ngăn cách đối với nhân viên.
Thứ bảy, công ty chưa xây dựng cho riêng mình một khẩu hiệu. Trong khi đó, khẩu hiệu hay còn gọi là “Slogan” đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty. Nó cũng phần nào nói lên mục đích và tiêu chí kinh doanh của công ty, là điều mà khách hàng luông nhớ đến khi đọc lên.