Tóm Tắt Quá Trình Hình Thành Của Hệ Thống Nhtmcp Tại Tỉnh Quảng Ngãi

trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị trường. Sức cạnh tranh này còn chịu sự chi phối bởi các ngân hàng ngành. Hiện tại, các ngân hàng đều cạnh tranh bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay thoả thuận; kết hợp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm đánh vào tâm lý, nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các ngân hàng còn đưa ra chiến lược thu hút khách hàng của nhau bằng các chương trình hậu mãi...

Bảng 3.1. Tóm tắt quá trình hình thành của hệ thống NHTMCP tại tỉnh Quảng Ngãi


Tên ngân hàng

Năm thành

lập


Tên ngân hàng

Năm thành lập

VietinBank CN Quảng Ngãi

1988

DongABank CN Quảng Ngãi

2009

BIDV CN Quảng Ngãi

1989

LienVietPostBank CN DungQuất

2009

Vietcombank CN Quảng Ngãi

1999

OceanBank CN Quảng Ngãi

2010

Vietcombank CN Dung Quất

2007

SeABank CN Quảng Ngãi

2011

Sacombank CN Quảng Ngãi

2007

PVcomBank CN Quảng Ngãi

2013

MB Bank CN Quảng Ngãi

2007

SHB CN Quảng Ngãi

2015

VietABank CN Quảng Ngãi

2007

HDBank CN Quảng Ngãi

2015

Eximbank CN Quảng Ngãi

2007

VietBank CN Quảng Ngãi

2015

VIB CN Quảng Ngãi

2008

BIDV CN Dung Quất

2016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ sau khi gia nhập WTO, ngành tín dụng cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng đã có những thay đổi tích cực, nhằm gia tăng sức cạnh tranh của tổ chức, không chỉ dừng ở chạy đua lãi suất, mà còn nhấn mạnh vai trò của hình ảnh thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng. Sự quan tâm đến phát huy vai trò văn hóa doanh nghiệp dẫn tới sự tăng trưởng lợi nhuận và thị phần tín dụng.

Năm 2017, tình hình kinh tế thế giới nói chung đã có những dấu hiệu khả quan, tăng trưởng GDP toàn cầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2011; kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, vượt kỳ vọng đầu năm, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội đề ra, GDP tăng trưởng 6,81% vượt mục tiêu 6,7% của Quốc hội đề ra; lạm phát tiếp tục được kiểm soát và là năm thứ 4 liên tiếp duy trì ở mức thấp; tỷ lệ bội chi ngân sách thấp nhất trong vòng 4 năm qua; thu hút vốn FDI ghi nhận kỷ lục mới; cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Chính sách tiền tệ được Ngân hàng Nhà

nước điều hành chủ động, linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. Cung tiền tăng hợp lý, thanh khoản hệ thống dồi dào, mặt bằng lãi suất giảm nhẹ, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh tạo nền tảng chung thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại tăng trưởng bền vững gắn với cải thiện chất lượng, hiệu quả. Khung pháp lý để thực hiện tái cơ cấu hệ thống tài chính tiếp tục được hoàn thiện bao gồm: Luật sửa đổi Luật các TCTD và Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD đã góp phần đẩy nhanh quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu, hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD.

Bảng 3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của một số NHTM năm 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng


STT

Ngân hàng

TMCP

Tổng

tài sản

Lợi nhuận

sau thuế

Hoạt động

huy động vốn

Hoạt động

tín dụng

1

BIDV

1.202.284

6.946

844.831

834.435

2

Vietcombank

1.035.293

9.091

726.734

557.668

3

Vietinbank

1.095.061

7.459

1.011.314

840,156

4

Sacombank

368.469

1.181

325.461

222.947

5

MB

256.259

2.884

194.812

150,738

6

SeABank

125.008

304

80,040

70,567

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Thị trường tín dụng ở Quảng Ngãi được đánh giá như một thị trường có quy mô tương đối nhỏ mà thực tế lại có quá nhiều nhà đầu tư muốn tham gia, dẫn đến tình trạng kinh tế Quảng Ngãi tuy có phát triển nhưng chưa đồng bộ, thiếu vững chắc. Ngoài NMLD Dung Quất, Doosan... số doanh nghiệp còn lại đóng vai trò điều phối sự phát triển nền kinh tế tỉnh là rất ít. Trong khi đó doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều nên nhu cầu được vay vốn đầu tư là rất lớn; nguồn vốn tích luỹ trong dân cư thấp, dẫn đến tình trạng huy động vốn của các ngân hàng trong thời gian qua và những năm đến rất căng thẳng. Thực tế, sự cạnh tranh là yếu tố cần thiết, nhưng nếu Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Quảng Ngãi không có tầm nhìn chiến lược thì khả năng thị trường tín dụng mất ổn định là rất cao. Một vấn đề không kém phần quan trọng nữa là, cần có sự bình

đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa NHTM cổ phần và NHTM Nhà nước.

BIDV chi nhánh Quảng Ngãi là NHTM Nhà nước nên hoạt động kinh doanh của đơn vị mang yếu tố phục vụ là chính, giữ vai trò chủ đạo trong nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính vì lẽ đó, thị phần dư nợ của BIDV nói riêng,

hệ thống NHTM Nhà nước nói chung đều cao so với NHTM cổ phần. Điều này thể hiện ở chỗ, BIDV luôn đề cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia cấp tín dụng cho hầu hết các dự án lớn và các thành phần kinh tế của tỉnh, hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế địa phương. Với MB Bank Quảng Ngãi, tuy mới tham gia thị trường Quảng Ngãi từ 2007 nhưng cũng có những thành công nhất định là nhờ thực hiện tốt phương châm "vững vàng tin cậy" đồng hành cùng khách hàng. MB Bank thực hiện các châm ngôn phục vụ khách hàng, coi lợi ích của khách hàng là cơ sở để MB Bank hoạt động hiệu quả. Đối với khách hàng cũ, MB Bank luôn quan tâm, chia sẻ và thăm hỏi để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn những sản phẩm phù hợp, cùng khách hàng vượt khó trên tinh thần tương trợ. Còn khách hàng mới sẽ được tiếp cận tận nơi tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Với phong cách phục vụ "tận tâm, chuyên nghiệp", MB Bank Quảng Ngãi đã góp phần mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính ngân hàng với chi phí tối ưu và sự hài lòng.

Sự ra đời ngày càng nhiều Chi nhánh NHTM cổ phần là yếu tố khách quan, đồng thời là tín hiệu lạc quan đối với nền kinh tế Quảng Ngãi và khách hàng vì có nhiều cơ hội được lựa chọn sản phẩm cần mua hoặc gửi. Chính điều này đã đặt ra cho các ngân hàng nhiều thách thức trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Vietcombank Quảng Ngãi cũng không thể tranh khỏi thực trạng cạnh tranh gay gắt này khi thị phần càng ngày càng bị chia nhỏ khi có quá nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường tín dụng tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi. Do đó, tuy thị phần tín dụng đang từng bước được mở rộng, nhưng chất lượng tăng trưởng tín dụng thì không đi đôi với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Để thích ứng với cơ chế cạnh tranh này, Vietcombank Quảng Ngãi đang tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, thực hiện tăng trưởng tín dụng bền vững, nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy thế mạnh trong dịch vụ thanh toán xuất khẩu, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở rộng mạng lưới, giữ vững thị phần thẻ, xây dựng đội ngũ cán bộ, quy trình làm việc đạt chuẩn và hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng...

Năm 2017, VietinBank Quảng Ngãi đã đạt được kết quả nổi bật, là đơn vị Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hệ thống VietinBank: Nguồn vốn huy động tăng 39% so với năm 2016; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 22% so với năm 2016; tỷ trọng nợ xấu dưới 1% trên tổng dư nợ, đảm bảo về chất lượng tín dụng trong hệ thống VietinBank. Lợi nhuận của Chi nhánh tăng 18% so với năm 2016. Chi nhánh thực hiện nghĩa vụ đối

với NSNN theo đúng quy định. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, toàn thể CBNV VietinBank Quảng Ngãi luôn tâm niệm và ý thức thực hiện tốt công tác an sinh xã hội vì cộng đồng. Đơn vị cũng là một trong những NHTM hoạt động trách nhiệm xã hội mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Biểu đồ 3.1. Xếp hạng lợi nhuận trước thuế của một số NHTM 9T.2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Tuy nhiên kết quả 2018 của VietinBank lại có sự thay đổi về xếp hạng lợi 1

Tuy nhiên, kết quả 2018 của VietinBank lại có sự thay đổi về xếp hạng lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng thương mại. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt hơn 6.800 tỷ đồng, vượt 2% so với kế hoạch điều chỉnh nhưng giảm mạnh so với kết quả 9.200 tỷ năm 2017. Phương án tăng vốn chưa được phê duyệt, trong khi phải thực hiện bước đầu kế hoạch tái cơ cấu khiến VietinBank thu hẹp hoạt động trong quý cuối năm. Giảm dư nợ cho vay, tăng trích lập dự phòng là nguyên nhân chính tạo nên biến động về lợi nhuận của một trong những nhà băng lớn nhất hệ thống. Trong khi ngôi đầu vẫn thuộc về Vietcombank với lợi nhuận trước thuế hơn 18.000 tỷ đồng, vị trí thứ hai lần đầu có sự xuất hiện của một ngân hàng tư nhân. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được dự báo sẽ cán mốc 10.000 tỷ đồng và cũng là ngân hàng tư nhân đầu tiên đạt được con số này. Techcombank đi theo mô hình đặc thù, hoạt động lõi xoay quanh mối quan hệ với các đối tác lớn như Vingroup, Masan hay Vietnam Airlines. Thu nhập lãi thuần của Techcombank cũng chỉ chiếm hơn một nửa trong cơ cấu

tổng thu nhập, phần còn lại đến từ các khoản thu ngoài lãi và lợi nhuận bất thường. Nhờ biên lợi nhuận cao hơn với các khoản thu ngoài lãi nên tổng thu nhập không bằng những nhà băng cùng quy mô nhưng lợi nhuận lại cao hơn đáng kể.

Bảng 3.3. Xếp hạng lợi nhuận trước thuế ước tính của một số NHTM 2018


STT

Ngân hàng TMCP

Lợi nhuận trước thuế

1

Vietcombank

18.000

2

Techcombank

10.000

3

BIDV

9.600

4

VPBank

9.200

5

MB

7.600

6

Agribank

7.500

7

VietinBank

6.800

8

TPBank

2.200

9

Sacombank

2.200

10

Maritime

1.000

Nguồn: BCTC năm 2018 của các ngân hàng Hai vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng lợi nhuận là BIDV 9.600 tỷ đồng và VPBank đạt 9.200 tỷ đồng. Trong khi BIDV tăng hơn 11% so với 2017 và vượt kế hoạch năm thì VPBank chỉ hoàn thành 84% kế hoạch lợi nhuận dù tăng gần 12% so với năm trước đó. Hai vị trí tiếp sau trên bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng thuộc về MB và Agribank khi đều cao hơn VietinBank - ngân hàng "á quân" trong năm 2017, với ước lãi lần lượt là 7.600 và 7.500 tỷ đồng. Đứng sau là TPBank và Sacombank khi cả hai đều dự báo lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ, đạt trên 2.200 tỷ đồng. Trong khi đó, Maritime Bank cũng ước tính lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng. Một số tổ chức tín dụng được kỳ vọng sẽ phát hành vốn cổ phần cho nước ngoài trong năm 2018 và 2019. Việc này sẽ góp phần tạo hỗ trợ cho nhóm các cổ phiếu ngân hàng nhờ: (1) Ngân hàng nâng cao năng lực vốn tự có; (2) Các ngân hàng được kỳ vọng trở nên minh bạch hơn khi có cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các ngân hàng mà chất lượng nợ vay khó xác định và

còn nhiều tài sản mập mờ; (3) Dòng tiền mới bổ sung vào thị trường với giá trị lớn.

Năm 2019 được dự báo là 1 năm khó khăn bởi có nhiều biến động từ thị trường thế giới cũng như nội tại của ngành ngân hàng Việt Nam khi vấn đề tăng vốn sẽ là áp lực rất

lớn do Thông tư 41 quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng với những yêu cầu khắt khe hơn theo chuẩn Basel 2 sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2020. Ngoài ra, khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, sức ép từ Hiệp định này đối với ngành ngân hàng sẽ tăng lên khi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu, rộng hơn và cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng trong nước, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Có thể nhận thấy, hiện nay các NHTMCP đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đa số các ngân hàng đều cung cấp những sản phẩm dịch vụ tiền tệ tương đồng nhau nên yếu tố cạnh tranh tập trung chủ yếu ở quy trình cung cấp dịch vụ và thu hút khách hàng, truyền thông thương hiệu và đặc biệt là các yếu tố văn hóa doanh nghiệp.

3.1.2. Thông tin mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu sau khi phát đi 480 phiếu điều tra trực tiếp và qua thư điện tử đến các cán bộ lãnh đạo, nhân viên ngân hàng từ tháng 7 tới tháng 10 năm 2018 tại 6 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được lựa chọn là: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Sacombank, SeABank và MB, kết quả thu về được 462 phiếu, hư hỏng 26 phiếu, hợp lệ đạt 436 phiếu.

Các ngân hàng được khảo sát có số người trả lời tương ứng là BIDV 120 người (27.5%), MB 56 người (12.8%), Sacombank 64 người (14.7%), SeABank 36 người

(8.3%), Vietcombank 82 người (18.8%) và VietinBank là 78 người (17.9%).


BIDV MB Sacombank SeABank Vietcombank VietinBank

18%

27%

19%

13%

8%

15%

Hình 3.1. Kết cấu mẫu nghiên cứu theo đơn vị

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Về giới tính, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nhân viên nam nữ gần bằng nhau với 217 nhân viên được điều tra là nam (chiếm tỷ lệ 49.8%) và 219 là nhân viên là nữ (chiếm tỷ lệ 50.2%).

Về nhóm tuổi của những người được khảo sát cho thấy nhóm tuổi từ 25 – 35 chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm tuổi khác chiếm tỷ lệ 78.2%, nhóm tuổi dưới 25 chiếm 12.2% và nhóm tuổi từ 36 – 45 chiếm 9.6%. Trong số những người được khảo sát trong nghiên cứu này không có nhân viên nào ở nhóm tuổi 46 trở lên.

Về trình độ học vấn, những người được khảo sát có trình độ học vấn Đại học chiếm khá cao với 313 người (chiếm tỷ lệ 71.8%), 86 người có trình độ Thạc sỹ (19.7%) và còn lại là trình độ trung cấp, cao đẳng có 37 người (8.5%).

Về chức vụ của người được khảo sát, có 61 người thuộc ban lãnh đạo các phòng ban trong tổ chức (chiếm tỷ lệ 14%) và 375 người là nhân viên (chiếm tỷ lệ 86%).

Về thời gian làm việc trong ngành, nhóm có thời gian làm việc từ 2 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 50.9% (222 người), tiếp đến là nhóm từ 6 – 10 năm với 25% (109 người), nhóm dưới 2 năm là 17.7% (77 người) và nhóm từ 11 – 16 năm là 6.4% (28 người).

Về thời gian làm việc tại ngân hàng hiện nay, nhóm có thời gian làm việc từ 2

– 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 50.7% (221 người), tiếp đến là nhóm dưới 2 năm là 21.8% (95 người), nhóm từ 6 – 10 năm là 21.1% (92 người) và nhóm từ 11 – 16 năm

là 6.4% (28 người).

3.2. Kết quả đánh giá biểu hiện văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi

Trong quá trình đầu tư phát triển nhằm gia tăng năng lực canh tranh thời gian qua, các NHTM đã quan tâm chú trọng đầu tư nhiều hơn về xây dựng và phát huy vai trò của VHDN trong hệ thống các ngân hàng từ trung ương đến chi nhánh địa phương. Các yếu tố liên quan tới VHDN được các NHTM tập trung nhiều nguồn lực để phát triển và đã đạt được một số kết quả nhất định. Ở một nghiên cứu thực nghiệm khác trước đó, VHDN trong hoạt động kinh doanh ngân hàng được thể hiện bới các giá trị trực quan và hệ thống các giá trị tuyên bố trong NHTM [26]. Các giá trị trực quan bao gồm Nhân viên ngân hàng, Cách bài trí công sở, Cơ sở máy móc thiết bị hỗ trợ công việc và Nghi lễ văn bản ấn phẩm điển hình của ngân hàng. Trong khi đó, các giá trị tuyên bố trong VHDN của

NHTM sẽ bao gồm Chiến lược kinh doanh, Triết lý mục tiêu, Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh ngân hàng và Các cam kết của ngân hàng.

Dựa trên cơ sở lý luận đề xuất của luận án, tác giả khái quát một số yếu tố liên quan đến VHDN của nhóm NHTM trong phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

3.2.1. Kết quả nghiên cứu biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu nhóm biểu hiện vật thể

Kết quả đánh giá lần lượt cho từng yếu tố vật thể thu được kết quả trong Bảng 3.4. Kết quả phân tích cho thấy, các nhân viên ngân hàng thương mại nhà nước ở tỉnh Quảng Ngãi đều đánh giá cao trên trung bình các yếu tố này.

Trong đó, yếu tố được đánh giá cao nhất là hệ thống quy chế, quy trình, quy định (VT3.1) với mức điểm trung bình là 4,3607; tiếp theo là các hoạt động văn nghệ, thể thao... truyền thống của đơn vị với mức điểm trung bình là 4,2964. Nhóm các biểu trưng bên ngoài như công cụ nhận diện thương hiệu logo, khẩu hiệu, trang phục, văn phòng phẩm (VT2.1, VT2.2, VT2.3 và VT2.4) cũng được đánh giá tương đối cao từ 4,0250 tới 4,2393. Yếu tố nhận được đánh giá thấp nhất là nhóm các đặc điểm kiến trúc nơi làm việc, bao gồm Kiến trúc tòa nhà, văn phòng (VT1.1) và Trang trí công sở (Q3) với mức trung bình là 3,8714 và 3,9357.

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá về các yếu tố vật thể của các Ngân hàng thương mại Nhà nước ở tỉnh Quảng Ngãi.


Các yếu tố

Tiêu chí đánh giá biểu hiện VHDN tại NHTM

Tên tiêu chí

Kí hiệu

Giá trị trung bình

Độ lệch tiêu chuẩn

Đặc điểm kiến trúc nơi làm việc

Kiến trúc tòa nhà, văn phòng Trang trí công sở

VT1.1 VT1.2

3,8714

3,9357

0,7558

1,0069


Biểu trưng

Văn phòng phẩm Khẩu hiệu

Biểu tượng Đồng phục

VT2.1 VT2.2

VT2.3 VT2.4

4,2393

4,2143

4,1857

4,0250

1,0892

0,8658

0,9007

1,0453

Hệ thống qui định

Hệ thống qui trình, qui định

Ngôn ngữ chung

VT3.1

VT3.2

4,3607

3,9750

0,8605

0,9135


Lễ nghi

Các hoạt động văn nghệ thể thao Bài hát truyền thống

Các tổ chức đoàn thể

VT4.1

VT4.2 VT4.3

4,2964

4,1429

4,0893

0,8217

1,0165

0,8814

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả và phần mềm SPSS

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023