Đặc Điểm Nguồn Nhân Lực Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng

nhân và tập thể đạt thành tích trong công tác thi hồi nợ xấu và đã XLRR nên đã có những tác động tốt đến ý thức trách nhiệm của cán bộ. Tuy nhiên các khoản nợ trong năm 2008 đều là những khoản nợ rất khó khăn thuộc các đơn vị ngừng kinh doanh và kinh doanh cầm chừng thua lỗ. Vì vậy cần có bước thích hợp để giải quyết hậu quả cao nhất.

- Hoạt động dịch vụ


Hoạt động thanh toán: Với khối lượng vốn luân chuyển trong giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp, chi nhánh chú trong tới công tác tổ chức thanh toán, đảm bảo thanh toán nhanh, kịp thời, chính xác và an toàn. Chú ý nâng cao phong cách giao dịch, thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ hiện đại, việc giao dịch ngày càng thuận lợi và ổn định hơn nên đã giữ vững được uy tín đối với khách hàng.

Dịch vụ thẻ: Số lượng thẻ ATM phát hành 12.862 thẻ . So với năm 2008 luợng thẻ phát hành tăng 72.8%.

Về kết quả phát hành thẻ tín dụng quốc tế và chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế còn nhiều hạn chế, thẻ tín dụn quốc tế đạt 40% kế hoạch, phát triển cơ sở chấp nhận thẻ đòi hỏi các phòng ban cần quan tâm hơn nữa.

Công tác tiền tệ kho quỹ đã tổ chức tốt luôn đảm bảo phục vụ nhu cầu khách hàng, thu chi kịp thời đúng quy trình, không để xẩy ra mất an toàn kho quỹ. Chủ động khai thác mọi nguồn thu tiền mặt nộp vào Ngân hàng, tổ chức thu tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng. Chấp hành nghiêm túc định mức tồn quỹ quy định. Phát hiện thu hồi 5.3 triệu tiền giả nộp NHNN, thực hiện trả tiền thừa 262 món với tổng số tiền là 372 triệu VNĐ. Quản lý tốt tài sản thế chấp và chứng từ có giá.

- Công tác thông tin điện toán

Đảm bảo công tác quản trị hệ thống, quản trị tại chi nhánh thực hiện tốt triển khai nâng cấp phần mềm và thiết bị gồm 50 chương trình phần mềm trên hệ thống INCAS, đảm bảo công tác hỗ trợ lĩnh vực công nghệ cho các phòng ban kịp thời và có hiệu quả.‌

II. Đặc điểm nguồn nhân lực Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng


1. Cơ cấu cán bộ theo chức năng


Là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng có một số lượng hết sức đông đảo cán bộ công nhân viên ở đủ các nghiệp vụ chuyên môn với tổng số 226 lao động (3).

Bảng 2.2: Số liệu cán bộ nhân viên của NHCT Hai Bà Trưng


phân theo chức năng


Đơn vị: Người


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1. Lãnh đạo

- Giám đốc

- Phó Giám đốc

- Trưởng phòng

- Phó phòng


1

4

11

21


1

4

11

21


1

4

11

23

2. Cán bộ nghiệp vụ

- Tín dụng

- Kế toán

- Nguồn vốn

- Kiểm ngân


30

42

44

17


31

40

45

13


29

39

45

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng công thương Việt Nam nghiên cứu điển hình chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - 6


- Thủ kho, thủ quỹ

- Kinh doanh ngoại tệ

- Tin học

- Tổ chức lao động tiền lương

- Nghiệp vụ khác

- Lao động giản đơn

15

6

9

7

3

25

16

5

8

7

3

21

15

2

4

6

9

20

3. Tổng số lao động

235

226

226

2. Cơ cấu cán bộ theo giới tính và tuổi đời


Bảng 2.3: Số liệu cán bộ nhân viên của NHCT Hai Bà Trưng


phân theo giới tính và tuổi đời


Đơn vị: Người


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1. Theo giới tính

- Nam

- Nữ

235

49

186

226

50

176

226

50

176

2. Theo tuổi đời

- Nhóm <= 30

- Nhóm 31 - 35

- Nhóm 36 - 40

- Nhóm 41 - 45

- Nhóm 46 - 50

- Nhóm 51 - 55

- Nhóm 56 - 60

235

29

19

27

60

84

16

0

226

28

17

22

52

91

14

2

226

29

15

18

43

87

30

4

(4)

Nhìn chung trong giai đoạn 2007 - 2009, số lao động nữ luôn lớn hơn số lao động nam. Tỉ số giới (SR = Số lao động nam / số lao đông nữ) luôn nhỏ hơn 1. Do đặc thù ngành ngân hàng nên lao động nữ vẫn chiếm số đông, dù cho trong giai đoạn này có thời kỳ số lượng lao động nữ giảm tương đối song so với nam thì vẫn nhiều hơn đáng kể. Lượng lao động nữ thường chiếm khoảng trên 75% tổng số lao động tại Chi nhánh.

Nhìn vào bảng 2.3 có thể thấy rằng lượng lao động trong độ tuổi 41 - 50 luôn chiếm số đông so với các nhóm tuổi còn lại. Và nhóm tuổi 56 - 60 chiếm số lượng ít nhất. Nhóm tuổi trung niên chiếm tỷ lệ lớn hơn do Ngân hàng Công Thương là một doanh nghiệp nhà nước, dễ thu hút nhân lực lớn tuổi hơn do mức độ ổn định của công việc. Khoảng hai năm gần đây các ngân hàng thương mại cả tư nhân, liên doanh và ngân hàng nước ngoài mọc lên rất nhiều do chính sách mở cửa và tạo điều kiện phát triển kinh tế của Nhà nước, đặc biệt Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là nhà tổ chức nhiều sự kiện kinh tế lớn của thế giới và khu vực. Chúng đã mở ra cơ hội mới song lại cũng không ít những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó ngân hàng – tài chính là ngành thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua. Vì vậy sức cạnh tranh giữa các ngân hàng là hết sức lớn. Các ngân hàng tư nhân, liên doanh hay nước ngoài với sức hút không hề nhỏ đã lôi cuốn không ít các bạn trẻ.

3. Cơ cấu cán bộ theo trình độ


Với yêu cầu của sự phát triển kinh tế cùng với điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đòi hỏi nguồn nhân lực không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng cần phải được nâng cao. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng ở Việt Nam đang còn rất thiếu. Vì vậy công tác đào tạo nhân lực cho ngành này đang là yêu cầu bức thiết cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng cũng nhận thức rõ điều đó

và ngày càng gia tăng chất lượng nhân lực cho ngân hàng thông qua việc gia tăng số cán bộ nhân viên có trình độ cao, đáp ứng được nhu cầu công việc, đồng thời khuyến khích nhân viên không ngừng trau dồi thêm kiến thức, tham gia các khoá học không chỉ liên quan tới nghiệp vụ mà cả các kỹ năng khác. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu sau đây.

Bảng 2.4: Số liệu cán bộ nhân viên của NHCT Hai Bà Trưng


phân theo trình độ


Đơn vị: Người


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1. Trình độ chuyên môn

- Tiến sỹ

- Thạc sỹ

- Đại học

- Cao đẳng

- Trung cấp


0

1

183

4

19


1

1

178

4

11


1

3

178

5

11

2. Trình độ chính trị

- Cử nhân chính trị

- Cao cấp chính trị

- Trung cấp chính trị


0

7

1


0

7

172


0

7

171

3. Trình độ ngoại ngữ

- Cử nhân ngoại ngữ

- Bằng C ngoại ngữ

- Bằng B ngoại ngữ


5

50

41


5

76

28


6

107

52

(5)


Nhìn chung, số lao động có trình độ không ngừng tăng qua các năm.

Đây là một điều tất yếu do xu thế phát triển của nên kinh tế ngày càng nhanh và đòi hỏi chất lượng lao động cũng cần phải được nâng cao.

Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong chi nhánh cũng được nâng cao đáng kể. Từ bảng 2.4 có thể thấy rằng cán bộ có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp ngân hàng, cao đẳng giảm dần và thay vào đó là số cán bộ có trình độ đại học và thạc sĩ tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng nhân lực tại Chi nhánh NHCT đã được nâng lên không ít. Tuy là có tăng song tốc độ tăng của số cán bộ có trình độ thạc sĩ vẫn còn chậm.

Trình độ chính trị của cán bộ mà chủ yếu của cán bộ lãnh đạo cũng ngày một tăng thêm và số lượng cán bộ có trình độ chính trị cũng dần được đẩy lên mức cao hơn. Vốn là một doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính vì vậy việc bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng nói riêng là điều hết sức cần thiết. Bởi hoạt động trong lĩnh vực mà sức ảnh hưởng của nó không chỉ trong ngành mà trong cả nền kinh tế rồi chính trị và nhiều ngành liên quan. Vì vậy nếu không thực sự có bản lĩnh chính trị vững vàng nhất là các cán bộ lãnh đạo thì sẽ rất dễ đi lệch hướng và đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.‌

III. Văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng


1. Nhận thức về văn hoá doanh nghiệp của cán bộ nhân viên tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng

1.1. Mức độ coi trọng văn hoá doanh nghiệp


Thông qua phiếu điều tra, 100% cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đều nhận thấy văn hoá doanh nghiệp là rất cần thiết, và nên được xây dựng và phát triển hơn nữa. VHDN có vị trí và vai


5 (Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng - chất lượng cán bộ tại NHCT Hai Bà Trưng)

trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Nó cho thấy sự quan tâm và mong muốn đưa VHDN của Chi nhánh ngày càng lớn mạnh và khẳng định đẳng cấp của một ngân hàng thương mại. Và vì văn hoá doanh nghiệp có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nó tạo ra cho doanh nghiệp những nét văn hoá đặc trưng, tạo ra bầu không khí làm việc tích cực, hợp tác và thống nhất, tạo ra cho nhân viên tâm lý muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và để nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

1.2. Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp

Bảng 2.5: Số liệu về mức độ nhận thức của cán bộ NHCT Hai Bà Trưng về các biểu hiện của VHDN

Biểu hiện của VHDN

Số lượng

Tỷ lệ %

Kiến trúc ngoại thất và nội thất công sở

16

40.0

Các nghi lễ và cách thức giao tiếp

30

75.0

Logo và thương hiệu dịch vụ

37

92.5

Ngôn ngữ và khẩu hiệu

35

87.5

Ấn phẩm điển hình

22

55.0

Lý tưởng

19

47.5

Giá trị, niềm tin và thái độ

32

80.0

Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá

23

57.5

Tổng

40

100

(6)


6 (Nguồn: Điều tra thực tế tại NHCT Hai Bà Trưng)

Theo điều tra về văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng, chỉ có 12 trong số 40 cán bộ nhân viên (chiếm 30% tổng số phiếu điều tra) cho rằng biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp bao gồm tất cả các đặc trưng là kiến trúc ngoại thất và nội thất công sở; các nghi lễ và cách thức giao tiếp trong nội bộ và bên ngoài của thành viên; Logo và thương hiệu dịch vụ của ngân hàng; ngôn ngữ và khẩu hiệu; những ấn phẩm điển hình; lý tưởng; giá trị, niềm tin và thái độ đối với sự phát triển của ngân hàng; lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá. Như vậy mặc dù hầu hết cán bộ nhân viên của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đều nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp song lại chưa có những hiểu biết đầy đủ về VHDN, cho thấy rằng vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong khi rất nhiều người lựa chọn đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp là Logo và thương hiệu dịch vụ (chiếm 92.5% tổng số phiếu điều tra), và ngôn ngữ và khẩu hiệu (chiếm 87.5% tổng số phiếu điều tra) thì kiến trúc ngoại thất, nội thất và lý tưởng của doanh nghiệp lại có phần bị coi nhẹ (chỉ chiếm 40% và 47.5% tổng số phiếu điều tra).

2. Văn hoá doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng

2.1. Các biểu trưng trực quan


2.1.1. Đặc điểm kiến trúc


Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng được xây dựng khang trang tại số 285 Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, với các phòng ban được bài trí theo tiêu chuẩn quy định của VietinBank.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí