Chỉ Tiêu Sinh Học Đối Với Con Người (Của Các Học Giả Ấn Độ)


- Du lịch khám phá: Mục đích là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu những điều mới lạ.

- Du lịch mạo hiểm: Mục đích là thoả mãn sự phiêu lưu, mạo hiểm.

- Du lịch chuyên đề: Du lịch theo một chủ đề nhất định như tham quan di tích lịch sử, làng nghề…

- Du lịch kết hợp: Phối hợp các loại hình với nhau

i) Phân loại theo thị trường du lịch

- Thị trường nhận khách (Du lịch chủ động): Thị trường đón khách đến du lịch

- Thị trường gửi khách (Du lịch bị động): Thị trường đưa khách đi du lịch

j) Phân loại theo phương thức hợp đồng

Nếu nhìn dưới góc độ thị trường, còn có thể chia các chuyến du lịch thành du lịch trọn gói và du lịch từng phần.

- Du lịch trọn gói: Khách du lịch thường kí hợp đồng với các công ty lữ hành khi muốn tham gia vào một tuyến du lịch với một số tiền nhất định. Các dịch vụ trọn gói thường là:

+ Dịch vụ lưu trú

+ Dịch vụ vận chuyển

+ Dịch vụ ăn uống

+ Dịch vụ hướng dẫn

+ Dịch vụ bảo hiểm

+ Vé tham quan


Như vậy, khách sẽ được công ty lữ hành lo cho hết các quy trình và nhiệm vụ chính là thưởng thức, cảm nhận các dịch vụ.

- Du lịch từng phần: Du khách chọn một hay vài dịch vụ của các công ty du lịch, có thể là lưu trú, có thể là ăn uống, có thể là vận chuyển… còn lại là khách tự tổ chức và liên hệ các dịch vụ khác nhau hay tự mình có.

k) Phân loại theo hành vi hiện thực của khác

- Khách đến lần đầu


- Khách đến lại (từ lần thứ hai trở đi)

l) Phân loại theo đặc tính tinh thần của khách

- Khách đi cá nhân hay tập thể

- Khách đi theo quyết định của bản thân hay phụ thuộc người khác

1.1.1.4. Sản phẩm du lịch


Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Sản phẩm du lịch được tạo ra do sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.[3]

Theo luật du lịch Việt Nam (2005) : “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.[13]

Như vậy, có thể biểu diễn sản phẩm du lịch theo công thức sau:


Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch


Nhìn từ góc độ khách du lịch, sản phẩm du lịch gồm toàn bộ những gì phục vụ cho chuyến đi tính từ khi khách rời chỗ ở của mình đến khi trở về nhà sau chuyến đi du lịch.

Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Nếu như đối với hàng hóa thông thường, người mua được tận mắt nhìn thấy sản phẩm (có thể thử) rồi mới quyết định mua, thì đối với du lịch, sản phẩm du lịch thường ở cách xa nơi ở của khách hàng. Do vậy, việc đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn. Sản phẩm du lịch có những đối tượng đặc thù, không đủ các thuộc tính của hàng hóa và có thể “bán” nhiều lần. Đó là các giá trị nhân văn và các tài nguyên du lịch tự nhiên. Các hàng hóa này sau khi bán rồi, người chủ vẫn chiếm hữu nguyên vẹn giá trị sử dụng của nó.


Trên thị trường du lịch, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch được thực hiện đồng thời. Quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm du lịch luôn diễn ra đồng nhất với nhau, cùng một thời gian, một địa điểm. Do đó, sản phẩm du lịch không thể cất đi, không thể lưu trữ được như các mặt hàng khác. Sản phẩm du lịch luôn gắn với một địa điểm cụ thể, không thể mang đi “trưng bày” hoặc “tiêu thụ” ở nơi khác được, mà khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Như vậy, hiệu quả kinh doanh du lịch nằm trong chính quá trình tổ chức hoạt động du lịch.

Sản phẩm du lịch có tính thời vụ rõ rệt. Điều đó thể hiện ở cung – cầu du lịch chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định trong năm. Nguyên nhân chính là trong dịch vụ, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài, còn nhu cầu của khách thì thường xuyên thay đổi, dẫn tới có sự chênh lệch giữa cung và cầu. Khác với các lĩnh vực khác, trong du lịch khó có thể tăng cung của sản phẩm du lịch trong một thời gian ngắn mà không làm cho nó biến thể.

Tóm lại, sản phẩm du lịch là một nét đặc trưng riêng cho từng vùng miền. Mỗi địa điểm đều có một sản phẩm du lịch của riêng mình, chính vì vậy trong quá trình phát triển du lịch phải làm ra những sản phẩm mang bản sắc riêng để thu hút khách du lịch.

1.1.2. Tài nguyên du lịch‌


1.1.2.1. Khái niệm


Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch. Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề, là điều kiện đặc biệt để phát triển du lịch.

Theo Lê Thông và Nguyễn Minh Tuệ:“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người”[12]


Theo luật du lịch Việt Nam (2005):“Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”. [19]

Như vậy có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là bao gồm tất cả những yếu tố tự nhiên và nhân tạo có khả năng khai thác, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch.

1.1.2.2. Vai trò của tài nguyên du lịch


Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố nhưng trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Chính sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Như vậy, việc đầu tư về phương tiện vật chất và dịch vụ để biến tài nguyên du lịch thành sản phẩm du lịch là một nghệ thuật trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Hay nói cách khác, các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở các tài nguyên du lịch. Hoạt động du lịch mạo hiểm được tổ chức trên cơ sở các tài nguyên du lịch như núi cao, hang động, các khu rừng nguyên sinh, hoang vắng, cách vịnh đảo có phong cảnh đẹp…; còn du lịch nghỉ dưỡng lại thường được tổ chức ở những khu vực miền núi, có khí hậu mát mẻ, các bãi biển đẹp, có nhiều ánh nắng, những nơi suối khoáng…

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng, chất lượng và mức độ kết hợp của các loại tài nguyên trên một lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có tài nguyên du lịch đa dạng, chất lượng cao, mức độ kết hợp phong phú thì lãnh thổ đó có sức hút rất lớn đối với du khách.

Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Quy mô hoạt động du lịch của một lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng


tài nguyên và nó quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.

1.1.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch


* Tài nguyên du lịch tự nhiên


- Địa hình: Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh. Người ta thường chia tổng quát địa hình thành 3 dạng: miền núi, đồng bằng, ven bờ và đảo.

Địa hình miền núi là dạng địa hình có nhiều ưu thế cho phát triển du lịch. Địa hình núi thường có rừng, thác nước, sông suối (suối nước nóng, nước khoáng), phong cảnh đẹp. Đồng thời miền núi còn là nơi bảo tồn nhiều khu vườn quốc gia, và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa đa dạng đặc sắc. Vì vậy miền núi có rất nhiều hướng phát triển du lịch và có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch: du lịch khám phá, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa…

Địa hình ven bờ và đảo có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, kiểu địa hình hấp dẫn du khách đó là các bài cát ven biển, hồ sông. Trong đó đặc biệt là các bãi cát ven biển, đảo thường được gọi là các bãi biển thuận lợi cho các loại hình du lịch như tắm biển, nghỉ biển, du thuyền ra đảo, lặn biển, các loại hình du lịch thể thao…

Địa hình đồng tương đối đơn điệu nên ít gây cảm hứng cho khách tham quan.


- Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người. Trạng thái cơ thể con người gắn liền với các chỉ số sinh khí hậu. Những chỉ tiêu đáng chú ý là nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác.


Bảng 1.1: Chỉ tiêu sinh học đối với con người (của các học giả Ấn Độ)




Mức độ đánh giá

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

N/độ trung bình tháng nóng nhất (0C)


Biên độ nhiệt ngày (0C)


Lượng mưa năm (mm)

Thích nghi

18-24

24-27

<6

1250-1900

Khá thích nghi

24-27

27-29

6-8

1900-2550

Nóng

27-29

29-32

8-14

>2550

Rất nóng

29-32

32-35

14-19

<1250

Không thích nghi

>32

>35

>19

<650

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 4

Nguồn: [16]

Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường thu hút được nhiều du khách. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch và tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Mùa hè là mùa du lịch sôi động với các loại hình du lịch biển, du lịch núi, du lịch tới những vùng đồi…Mùa đông lại là mùa du lịch cho những ai đam mê những môn thể thao mùa đông, Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi cho du lịch phát triển

- Nước: Bao gồm cả nước mặt và nguồn nước ngầm được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch nói chung và phát triển các loại hình du lịch gắn với nguồn nước nói riêng.

Các nguồn tài nguyên nước mặt có giá trị cho nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng…đó là các bờ biển, các vùng hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các suối, thác nước,..

Nước ngầm nhìn chung ít có giá trị cho đối với du lịch, tuy nhiên cần phải nói tới tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.


- Sinh vật: Bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc và lai tạo. Thực và động vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên sinh động và đẹp hơn. Trong đó, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…là những nơi còn tồn tại nhiều loài động thực vật nguyên sinh và cũng là nơi hấp dẫn du khách.

- Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt: có nhiều hiện tượng tự nhiên độc đáo và đặc sắc tạo nên sự thu hút du khách. Ví dụ hiện tượng nhật thực, tuyết rơi, đêm trắng bắc cực…

* Tài nguyên du lịch nhân văn


- Di tích lịch sử - văn hóa: Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị lịch sử điển hình. Di tích lịch sử - văn hóa thường được phân chia thành:

+ Di tích khảo cổ


+ Di tích lịch sử


+ Di tích kiến trúc nghệ thuật


+ Danh lam thắng cảnh


- Lễ hội: Là một bộ phận của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo tồn, lưu truyền lâu đời trong lòng xã hội từ xưa đến nay. Nó là những hình thức sinh hoạt văn hóa – xã hội của quần chúng nhân dân lao động ở một cộng đồng, địa phương nhất định mang đậm tính chất tổng hợp các hình thái tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, phong tục tập quán…của cộng đồng, địa phương đó. Nó là một dạng hoạt động xã hội được nhân lên và vượt qua khỏi khuôn khổ của cuộc sống thường ngày. Lễ hội có nhiều dạng nhưng thông thường đều bao gồm hai phần liên quan với nhau rất chặt chẽ: phần lễ mang tính lễ nghi, trang trọng nhằm tưởng niệm, hoặc cầu chúc…phần hội mang tính sinh hoạt vui chơi của cộng đồng. Đương nhiên có thể sự phân chia này


mang tính chất tương đối. Có thể có lễ hội cả hai phần làm một, có lễ hội thì phần lễ là chính hoặc có lễ hội lại chỉ có phần hội.

Lễ hội có sức hấp dẫn du khách rất cao. Khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu lễ hội mà còn có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội.

- Làng nghề truyền thống: Nghề thủ công truyền thống là loại hình hoạt động KT

– XH rất phong phú, các sản phẩm thủ công mang nhiều giá trị nghệ thuật thường trở thành những mặt hàng lưu niệm đối với du khách.

- Dân tộc và bản sắc văn hóa của dân tộc: Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về trang phục, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoạt động kinh tế, văn hóa nghệ thuật… những đặc thù đó có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.

- Hệ thống các bảo tàng và các sự kiện: Hệ thống bảo tàng và các sự kiện lịch sử của địa phương là những giá trị nhân văn của vùng. Các bảo tàng chứa đựng các giá trị tinh thần của dân tộc, nơi tồn tại những phẩm chất cao đẹp của nhân dân địa phương trong công cuộc khai hoang lập ấp và chống giặc ngoại xâm.

Các sự kiện là một minh chứng về các truyền thống tồn tại hàng trăm năm gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước, mà còn mang những giá trị nhân văn cho thế hệ sau.

1.1.3. Một số vấn đề văn hóa


1.1.3.1. Khái niệm văn hóa


Văn hóa được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau như để chỉ học thức (trình độ văn hóa); lối sống (nếp sống văn hóa) trình độ phát triển của một giai đoạn. Văn hóa còn được hiểu theo một nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả những phong tục, tín ngưỡng, hiện vật, lối sống…ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của khu vực dân cư đó. Đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá đưa ra các khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan, và hiện tại chưa có một khái niệm nào về văn hoá được thống nhất tuyệt đối. Có thể đưa ra một số quan niệm, khái niệm và định nghĩa về văn hoá như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023