Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Du Lịch Và Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch‌


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH‌

1.1. Cơ sở lí luận‌


1.1.1. Một số vấn đề về du lịch


1.1.1.1. Khái niệm về du lịch


Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of Union Official Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn được bàn luận rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi giải trí hay chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Vào năm 1994, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức…và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống”. [13]

Tháng 6/2005, Tổng cục du lịch Việt Nam ban hành luật du lịch và đưa ra khái niệm: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.[3]

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 3

1.1.1.2. Chức năng của du lịch


Du lịch có mối quan hệ rất đa dạng và phức tạp với hầu hết các lĩnh vực KT - XH, văn hóa và môi trường sinh thái. Vì vậy, chức năng của du lịch cũng được xét trên nhiều góc độ khác nhau.

- Chức năng kinh tế: Du lịch được mệnh danh là “Con gà đẻ trứng vàng” bởi nó đang là ngành kinh doanh có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như nền kinh tế toàn cầu. Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên thế giới với mức doanh thu ngày càng lớn. Năm 1995, doanh thu từ du lịch là 3400 tỉ USD, đóng góp 10,9% doanh thu toàn cầu. Năm 2008, doanh thu từ du lịch trên thế giới đạt trên 5500 tỉ USD. Du lịch đang tạo ra nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia. Ở các nước du lịch phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm tới 20% hoặc cao hơn tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước.

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đến. Ngược lại phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài.

Mặt khác, chức năng kinh tế cho du lịch có liên quan đến vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở dịch vụ du lịch – một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế.

Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế của khu vực. Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh để mong muốn vực dậy nền kinh tế ốm yếu và què quặt của mình.

Tuy nhiên, về mặt kinh tế du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực. Rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng


chi tiêu của người dân địa phương, nhất là của những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.

- Chức năng văn hóa, chính trị - xã hội : Du lịch góp phần thỏa mãn nhu cầu của con người, nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết. Du lịch còn có ý nghĩa trong việc gìn giữ, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống của con người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động cho người dân. Mặt khác, ngành du lịch còn tạo thêm việc làm cho người lao động.

Du lịch là yếu tố làm tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau, góp phần củng cố hòa bình thế giới. Nhờ có hoạt động du lịch mà con người biết quý trọng lịch sử, nền văn hóa và truyền thống các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc, góp phần củng cố hòa bình thế giới.

Du lịch còn giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc.

- Chức năng sinh thái: Du lịch tạo sự gắn bó giữa con người và môi trường, đưa con người đến với thiên nhiên. Trên cơ sở đó, du lịch con người mở rộng hiểu biết về thiên nhiên nâng cao ý thức bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi chính vì môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người.

Hoạt động du lịch cũng góp phần đầu tư bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái. Các nguồn thu từ du lịch là cơ sở quan trọng để đầu tư cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường.

1.1.1.3. Các loại hình du lịch


a) Phân loại theo mục đích chuyến đi

- Du lịch tham quan: Là một dạng hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt. Loại hình du lịch này thoả mãn nhu cầu đi xem phong cảnh đẹp, hưởng niềm vui được hiểu biết về con người, đất nước, sản vật tại nơi tham quan. Loại hình du lịch tham quan có tác dụng nhận thức rất lớn, tác dụng giải trí không hiện hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Thời gian lưu lại của khách đối với loại hình này trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài một giờ, hoặc một vài phút. Đối tượng của loại hình du lịch này thường là những người có văn hoá cao như nhà giáo, nhà khoa học, nhà sử học, nhà báo… Ưu thế của loại hình du lịch này là đại bộ phận không chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ. Điều này giúp cho sự cân bằng trong việc phát triển du lịch.

- Du lịch giải trí: Nhằm thay đổi môi trường, bứt ra khỏi công việc hàng ngày để giải phóng thân thể, đầu óc thảnh thơi, phục hồi sức khỏe. Trong chuyến đi, nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của du khách. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết phải có các chương trình vui chơi, giải trí để thoải mái đầu óc. Đời sống xã hội càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người ngày càng tăng. Do đó, để đáp ứng xu thế này cần quan tâm mở rộng các loại hình và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí như các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên…

- Du lịch thể thao: Có nhiều loại hình thể thao trong hoạt động du lịch như: săn bắn, leo núi, trượt tuyết… Loại hình này có hai loại khách chính đó là các vận động viên trực tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế vận hội, Worldcup…(chủ động), các cổ động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ (bị động). Loại hình du lịch thể thao là một loại một trong những loại hình đem lại nguồn thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hút một lượng lớn khách du lịch.

- Du lịch tôn giáo: Là loại hình du lịch lâu đời. Nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các tôn giáo khác nhau. Khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch để hành lễ hoặc thực hiện các hoạt động tín ngưỡng khác.


- Du lịch học tập, nghiên cứu: Là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong những hình thức biểu hiện của loại hình này là sinh viên của các ngành như địa lý, lịch sử, du lịch, văn hóa, môi trường…được tổ chức đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế.

- Du lịch công vụ: Bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo, hoặc tham gia các cuộc họp, đàm phán, kinh doanh… Bên cạnh mục đích chính của chuyến đi là đi thực hiện các công việc, họ có thể tranh thủ nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh trong thời gian rảnh rỗi. Ở loại hình du lịch này, khách thường là những đối tượng có khả năng chi trả cao.

- Du lịch chữa bệnh: Với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho khách du lịch. Địa điểm đến thường là những khu an dưỡng, chữa bệnh, khu vực có nguồn nước khoáng, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp…

- Du lịch thăm thân nhân: Là loại hình du lịch kết hợp trong chuyến đi với mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè... Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng với các nước co nhiều kiều bào sống xa Tổ quốc.

b) Phân loại tổng hợp về du lịch.

- Du lịch văn hóa “ là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. ( Luật du lịch Việt Nam, 2005).[3]

Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và có những nét sinh hoạt cộng đồng độc đáo.


- Du lịch sinh thái “ là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” (Luật du lịch Việt Nam, 2005) [3]

Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch sinh thái thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa… Loại hình này hiện đang thu hút sự chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng thiên nhiên và văn hóa trên toàn thế giới. Loại hình du lịch này tuy ra đời khá muộn nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một loại hình du lịch có triển vọng và đang phát triển với tốc độ khá nhanh, đặc biệt là trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia

c) Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

- Du lịch nội địa là tất cả các hoạt động phục vụ cho nhu cầu của du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi đất nước mình, chi phí bằng tiền nội tệ. Loại hình du lịch này phát triển ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế.

- Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm đi và điểm đến của du khách nằm ở các quốc gia khác nhau. Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽ nảy sinh sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế được chia thành:

+ Du lịch quốc tế chủ động (Inbound): Là loại hình du lịch quốc tế, đón tiếp, phục vụ khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch tại đất nước của cơ quan cung ứng du lịch, còn gọi là du lịch chủ động nhận khách và thu ngoại tệ.

+ Du lịch quốc tế thụ động (Outbound): Là loại hình du lịch phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi nước ngoài và mất một khoản ngoại tệ.


Sự phát triển loại hình du lịch này là cơ sở cho các mối quan hệ hợp tác cùng có lợi về các mặt kinh tế, văn hoá xã hội gữa các quốc gia.

d) Phân loại theo địa bàn du lịch

- Du lịch nghỉ biển là loại hình du lịch gắn liền với biển. Ngoài tắm biển, du khách còn tham gia nhiều hoạt thể thao trên biển như: mô tô nước, dù kéo, lặn biển… Loại hình này có tính mùa vụ rõ rệt nên thường được tổ chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 200C.

- Du lịch núi là loại hình du lịch gắn liền với các khu vực có địa hình cao, hoạt động du lịch ở vùng núi cũng rất đa dạng như: leo núi, khám phá hang động, hay đơn giản chỉ là đi du lịch vùng núi để hòa mình vào thiên nhiên để thư giãn, lấy lại sự thăng bằng về tâm lí…

- Du lịch đô thị mà điểm đến là các thành phố lớn, trung tâm hành chính nổi tiếng với những công trình kiến trúc tầm cỡ quốc gia, quốc tế đặc biệt cả những khu thương mại lớn phục vụ chiêm ngưỡng và mua sắm,.

- Du lịch nông thôn thường diễn ra ở những vùng nông thôn - nơi có không khí trong lành, yên tĩnh, thanh bình và không gian thoáng đãng. Vì vậy, khu vực này thường có sức hút đối với người dân đô thị, nhất là các đô thị lớn.

e) Phân loại theo thời gian cuộc hành trình

- Du lịch ngắn ngày là loại hình du lịch thường kéo dài dưới một tuần, tập trung vào những ngày cuối tuần, loại hình này thích hợp với đối tượng du khách có ít thời gian.

- Du lịch dài ngày là loại hình du lịch thường gắn với các kỳ nghỉ kéo dài từ vài tuần đến một năm ở các địa điểm cách xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và ngoài nước.

f) Phân loại theo phương tiện du lịch


- Du lịch xe đạp là loại hình sử dụng phương tiện chính là xe đạp, phát triển ở những khu vực có địa hình bằng phẳng, con người thân thiện với môi trường. Du lịch xe đạp là loại hình phổ biến ở các nước phát triển, du khách có thể dễ dàng thâm nhập vào đời sống cư dân bản địa. Bằng phương tiện này du khách có thể đi đến những khu vực đường sá chưa phát triển.

- Du lịch ô tô là loại hình du lịch phổ biến và chiếm ưu thế so với các phương tiện khác, giá rẻ, dễ tiếp cận với các điểm du lịch

- Du lịch máy bay là loại hình vận chuyển tiên tiến nhất, trang bị tiện nghi đầy đủ, tốc độ cực lớn, đi xa mà ít tốn thời gian song giá cả cao, khả năng rủi ro lớn. Tuy nhiên ngày nay số khách đi du lịch bằng máy bay vẫn tăng lên đáng kể vì nó cho phép du khách đi nghỉ dưỡng tại những nước, những vùng xa xôi nhất, tranh thủ sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần trong thời gian di chuyển ngắn nhất.

- Du lịch tàu hoả là loại chình du lịch phổ biến của nhiều du khách với giá thành rẻ, có thể tranh thủ ngắm cảnh bên đường, tiết kiệm thời gian vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm, tuy nhiên không chủ động và phải kết hợp với các phương tiện vận chuyển khác…

- Du lịch tàu thủy là loại hình du lịch xuất hiện từ khá lâu, ngày nay nhiều tàu du lịch với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, bể bơi, sân thể thao,.. đảm bảo nhiều loại dịch vụ. Tuy nhiên hình thức du lịch này giá thành cao và không thích hợp cho những người có vấn đề về sức khỏe.

g) Phân loại theo hình thức tổ chức

- Du lịch có tổ chức theo đoàn là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước, mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch đi du lịch của mình.

- Du lịch tự do: Du lịch tự phát do du khách tự tổ chức chuyến đi theo ý thích riêng của mình.

h) Phân loại theo tính chất hoạt động của du khách

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí