Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ


Hình 2.1: Hiện trạng khách du lịch quốc tế có lưu trú giai đoạn 2005 – 2010 72

Hình 2.2: Hiện trạng khách du lịch nội địa có lưu trú giai đoạn 2005 – 2010 73


Bản đồ: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang

Bản đồ: Phân bố của người Khmer Kiên Giang năm 2009



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1. Lí do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 2


Ngày nay, du lịch đã trở thành hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội của mỗi con người và ngành du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, nó cũng là ngành đem lại những lợi ích to lớn về nhiều mặt cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong tình hình hiện nay, khi mà các quốc gia đang xích lại gần nhau trong xu thế hòa bình thì nhu cầu tìm hiểu, trao đổi và giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ngày càng mạnh mẽ, nó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bên cạnh tiềm năng du lịch về tự nhiên thì ở Việt Nam điểm đặc biệt thu hút khách du lịch đó chính là sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán và lối sống riêng tạo nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc.

Nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Kiên Giang là một tỉnh có vị trí địa lí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như: Hà Tiên thập cảnh, đảo Phú Quốc, các đảo ở huyện Kiên Lương, VQG U Minh Thượng… Đồng thời, Kiên Giang còn là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và một số dân tộc ít người khác tạo cho tỉnh một nét văn hóa rất riêng biệt. Đặc biệt, người Khmer ở đây đã tạo cho Kiên Giang một nét đẹp riêng về phong tục, tập quán và văn hóa. Văn hóa của người Khmer đem lại cho Kiên Giang một tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được quan tâm, khai thác đúng mức.

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để khai thác, tận dụng thế mạnh, tiềm năng to lớn này phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh, góp phần kích thích sự phát triển kinh tế của tỉnh.


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch, phát triển văn hóa, và khai thác tài nguyên nhân văn cho phục vụ du lịch, đề tài tập trung phân tích văn hóa của người Khmer để định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Kiên Giang.

Từ đó, đề xuất một số giải pháp khai thác văn hóa của người Khmer để phục vụ du lịch, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh Kiên Giang.

2.2. Nhiệm vụ


Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:


- Tổng quan một số vấn đề lí luận về du lịch và văn hóa dân tộc .

- Trình bày những nét văn hóa chủ yếu của người Khmer có khả năng khai thác cho mục đích du lịch ở Kiên Giang.

- Thực trạng khai thác các nét văn hóa đặc trưng của người Khmer cho phát triển du lịch ở Kiên Giang.

- Đề xuất những định hướng và các giải pháp khai thác văn hóa của người Khmer để phục vụ cho mục đích du lịch ở Kiên Giang.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu


Là nét văn hóa đặc trưng của người Khmer ở tỉnh Kiên Giang


3.2. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những nét văn hóa nổi bật của người Khmer ở Kiên Giang nhằm phục vụ cho mục đích du lịch. Trong đó, tập trung nghiên cứu các khía cạnh sau:

- Nghệ thuật kiến trúc;


- Phong tục tập quán;

- Lễ hội;

- Làng nghề truyền thống.

Về phạm vi không gian: Tại tỉnh Kiên Giang, có đề cập đến các đơn vị hành chính cấp nhỏ hơn (huyện/thị) nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài


4.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam


Ở Việt Nam, người Khmer tập trung phần lớn ở các tỉnh thuộc ĐBSCL. Từ năm 1945 người Khmer ở ĐBSCL đã được một số tác giả nghiên cứu và đề cập trong các tác phẩm của mình. Các tác phẩm “Người Việt gốc Miên”, “Chợ trời biên giới Việt Nam – Cao Miên” của Lê Hương giới thiệu về người Khmer ở ĐBSCL, về lịch sử, đời sống KT - XH, nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các hoạt động buôn bán của người Khmer ở vùng biên giới. Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí như: “Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh (3/1984); “Nghiên cứu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Phan Anh trong tạp chí Dân tộc học (3/1985)…

Từ những năm 1990 đến nay: Các công trình, bài viết về người Khmer khá phong phú và đi sâu hơn về nhiều vấn đề. Tiêu biểu có: tác giả Thạch Voi với “Khái quát về người Khmer đồng bằng sông Cửu Long”; “Phong tục tập quán của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long”; “Một số vấn đề về kinh tế xã hội của vùng nông thôn Khmer đồng bằng sông Cửu Long”… Các tác giả Phan Anh, Phan Thị Yến Tuyết, Tôn Nữ Quỳnh Trân với các tác phẩm “Những vấn đề dân tộc – tôn giáo ở miền nam”; “Văn hóa vật chất của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long”; “Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống ở Nam Bộ”,…

Đến những thập niên đầu thế kỉ XXI, vấn đề dân tộc của cả nước nói chung, của từng vùng, từng địa phương nói riêng đang được nhà nước quan tâm, thu hút nhiều


nhà khoa học tập trung nghiên cứu trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn. Nhất là trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những yếu tố truyền thống của mỗi dân tộc không chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ lịch sử, về văn hóa truyền thống của dân tộc đó mà còn lan ra cả ở lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác của toàn địa phương, toàn vùng.

4.2 .Tình hình nghiên cứu ở Kiên Giang


Là một trong những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống ở đồng ĐBSCL, nên từ lâu người Khmer ở Kiên Giang đã được sự quan tâm của các ban ngành và nhiều nhà nghiên cứu. Tiêu biểu là tác giả Đoàn Thanh Nô với tác phẩm “Người Khmer ở Kiên Giang”; hay “Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trên đất Kiên Giang”, “ Ngư cụ thủ công chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang” của Đoàn Nô, báo cáo tổng hợp về “Văn hóa cộng đồng người Khmer Kiên Giang”, “Kiên Giang điểm hẹn”, “Bảo tồn, phát huy giá trị một số thể loại âm nhạc và sân khấu dân gian Khmer Nam Bộ còn lưu giữ hiện nay ở Kiên Giang” của Sở văn hóa thông tin tỉnh Kiên Giang thực hiện từ năm 2009.

Tuy nhiên, các tác phẩm phần lớn được đề cập dưới cái nhìn chung từ góc độ lịch sử, dân tộc học, kinh tế học… chứ chưa đi sâu vào khía cạnh địa lí du lịch, vào những giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ cho hoạt động du lịch, cũng như giá trị văn hóa đó đã góp phần như thế nào đến tiến trình phát triển chung của địa phương. Trên cơ sở phát huy thành quả nghiên cứu của những người đi trước đề tài này sẽ hệ thống lại, cố gắng làm rõ giá trị văn hóa của người Khmer và khả năng khai thác vào hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu


5.1. Quan điểm nghiên cứu


5.1.1. Quan điểm hệ thống


Khi nghiên cứu về du lịch chúng ta cần phải đặt nó trong mối quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ. Đó là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy việc nghiên cứu văn hóa Khmer cần đặt nó trong mối liên hệ với vùng ĐBSCL và cả nước. Bản thân văn hóa Khmer ở tỉnh Kiên Giang cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ qua lại

5.1.2. Quan điểm tổng hợp


Văn hóa của người Khmer không chỉ là những yếu tố vật chất mà nó còn tập hợp nhiều yếu tố khác như những yếu tố thuộc về tinh thần…Do vậy, khi nghiên cứu về văn hóa của người Khmer của tỉnh Kiên Giang cần phải dựa trên phân tích đánh giá tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan.

Các yếu tố về điều kiện cư trú, quá trình sản xuất, sinh hoạt cộng đồng của từng khu vực, từng huyện có những nét riêng. Vì vậy, nghiên cứu về văn hóa của người Khmer Kiên Giang phải tìm hiểu trên quan điểm tổng hợp, qua đó làm rõ nguyên nhân sự khác biệt để phân tích và đánh giá khả năng phát triển du lịch, từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm khai thác cho hoạt động du lịch một cách có hiệu quả.

5.2.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh


Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo quá trình của nó. Do đó, luận văn luôn xem xét các đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng trong sự phát triển không ngừng và luôn đặt chúng trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Quán triệt quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong quá trình nghiên cứu giúp người nghiên cứu thấy được bản chất của sự vật hiện tượng, đồng thời đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học.

5.2. Phương pháp nghiên cứu


5.2.1. Phương pháp thống kê, thu thập, xử lí tài liệu


Nguồn tài liệu cần thu thập và xử lí rất đa dạng và phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ, của ngành du lịch và các tài liệu khác có liên quan.

Trong quá trình thực hiện đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, trên cơ sở các tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, xử lý, bổ sung và hệ thống hóa các tài liệu đó cùng với những tài liệu thu thập được trong quá trình đi thực tế để phục vụ cho nội dung nghiên cứu.

5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp


Phân tích các tài nguyên du lịch Khmer có ảnh hưởng đến kinh tế- môi trường và các vấn đề khác. Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch về kết cấu hạ tầng như phương tiện giao thông, đường hàng không, đường thủy, đường bộ…Cơ sở vật chất bao gồm: Cơ quan điều hành, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ngân hàng…

So sánh đối chiếu giữa tài liệu thu thập được và trên thực tế, giữa địa bàn nghiên cứu với phạm vi cả nước nhằm đánh giá, nhận xét một cách đúng đắn, để làm cơ sở cho những định hướng và đề xuất phát triển du lịch.

Xem xét khuynh hướng du lịch toàn cầu và khu vực để xây dựng các loại hình du lịch khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn cho ngành du lịch Việt Nam ở các điểm, tuyến du lịch sao cho phù hợp với tài nguyên du lịch.

5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa


Là một phương pháp truyền thống của địa lí học, được sử dụng rộng rãi trong địa lí du lịch du lịch để tích lũy tài liệu thực tế, đồng thời giúp người nghiên cứu phát huy tính độc lập trong nghiên cứu và nhìn nhận vấn đề.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành tìm hiểu cụ thể thực tế địa phương nơi cư trú của người Khmer, tiến hành trao đổi với người dân, tiếp xúc với sư sãi của các chùa để hiểu thêm về phong tục tập quán, và những chính sách của địa phương đối với việc tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế.


5.2.4. Phương pháp biểu đồ và bản đồ


Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Kết hợp các bản đồ và các tài liệu thu thập được để phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.

Đồng thời, tác giả còn vận dụng các phương pháp liên ngành như dân tộc học, xã hội học, văn hóa học… để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch và văn hóa cho du lịch.

Chương 2: Văn hóa của người Khmer, khả năng và hiện trạng khai thác cho hoạt động du lịch ở Kiên Giang

Chương 3: Định hướng và các giải pháp khai thác văn hóa của người Khmer cho du lịch tỉnh Kiên Giang.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023