Độ Lệch Thất Nghiệp (Unemployment Gap) Theo Quan Điểm Của Jahan Và Mahmud (2013):


Tỉ giá hối đoái có thể bù trừ (offset) các sốc ngoại sinh. Một độ lệch sản lượng toàn cầu dương không phải luôn luôn ám chỉ gia tăng áp lực lạm phát cao hơn ở nội địa bởi vì các sốc ngoại sinh có thể gây ra sự thay đổi trong việc ước lượng độ lệch sản lượng sẽ bù trừ bởi các chuyển động của tỉ giá hối đoái. Giả sử rằng một NHTW nước ngoài có độ lệch sản lượng ban đầu bằng 0 thực hiện CSTT nới lỏng, thúc đẩy cung hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài tạo ra độ lệch sản lượng dương. Nhưng CSTT nới lỏng cũng có nghĩa dẫn đến sự phá giá đồng tiền nước đó so với nước khác. Do lãi suất tiền ngoại tệ giảm dẫn đến giảm lợi nhuận từ việc giữ ngoại tệ đó, làm cho giá nội địa của hàng hóa nước ngoài đó giảm trong ngắn hạn. Về lâu dài, việc tăng mức giá nước ngoài sẽ bù trừ các chuyển động của tỉ giá hối đoái, mang giá cả nội địa đối với hàng hóa nước ngoài trở về mức giá ban đầu. Điều này chứng tỏ rằng một độ lệch sản lượng toàn cầu dương không nhất thiết luôn luôn ám chỉ áp lực gia tăng lên giá cả hàng hóa.

Việc ước lượng độ lệch sản lượng của một nền kinh tế mới nổi gặp thách thức về chất lượng của dữ liệu. Do bởi thiếu các dữ liệu tin cậy, mức sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế mới nổi đa phần được ước tính bằng cách dùng bộ lọc HP, làm trơn giá trị quá khứ của chuỗi số liệu GDP để ước tính mức GDP tiềm năng. Kỹ thuật này có thể không nắm bắt được các thay đổi về cấu trúc trong sản lượng tiềm năng của nền kinh tế mới nổi. Nhiều nền kinh tế mới nổi đang trải qua quá trình thay đổi cấu trúc, gây ra khó khăn trong việc ước tính mức sản lượng tiềm năng.

1.1.3.4 Một số khái niệm kinh tế vĩ mô

1.1.3.4.1 Độ lệch lãi suất

Độ lệch lãi suất được định nghĩa là sự chênh lệch giữa lãi suất thực (r) và LSTN (r*).

Qua thực nghiệm sử dụng mô hình cân bằng động học ngẫu nhiên tổng quát (DSGE-dynamic stochastic general equilibrium) với giả thiết giá dính (sticky price) để xem xét hành vi của LSTN và độ lệch lãi suất, Neiss và Nelson (2001) cho rằng:

- Phản ứng của LSTN với sốc kỹ thuật phụ thuộc vào việc có đưa yếu tố vốn vào mô hình hay không. Khi chi phí điều chỉnh vốn được đưa vào mô hình,


LSTN có thể giảm khi phản ứng với sốc kỹ thuật, dẫn đến độ lệch lãi suất tăng lên với mức lãi suất thực cho trước.

- LSTN có thể tăng lên khi phản ứng với sốc cầu, làm giảm độ lệch lãi suất với mức lãi suất thực cho trước.

- Hộ gia đình và doanh nghiệp càng ít mong muốn điều chỉnh chi tiêu, nhu cầu điều chỉnh LSTN để duy trì mức cân bằng càng nhiều.

- Các mô phỏng ngẫu nhiên chỉ ra tác động của độ lệch lãi suất và độ lệch sản lượng là bằng nhau khi dự đoán lạm phát.

- Việc xây dựng chuỗi dữ liệu về độ lệch lãi suất trên khung lý thuyết Neo- Wicksell của Woodford (1999, 2000) có thể cung cấp những thông tin giá trị trong việc đánh giá ý nghĩa của CSTT và bức tranh về lạm phát tương lai.

- Hành vi của lãi suất thực phù hợp với hành vi của độ lệch lãi suất. Sự tương quan của hai chuỗi dữ liệu là cao và hai chuỗi dữ liệu này gần như có cùng mức độ dao động.

- Hệ số của độ lệch sản lượng dương phản ánh hiệu ứng của cầu quá mức trên lạm phát.

- Hệ số của độ lệch lãi suất chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa lãi suất thực (có liên quan đến giá trị tự nhiên của nó) và cầu quá mức.

- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tương quan giữa độ lệch lãi suất và lạm phát là nghịch chiều và hướng tới nhiều nghịch chiều hơn độ tương quan giữa lạm phát và lãi suất thực.

1.1.3.4.2 Độ lệch thất nghiệp (unemployment gap) theo quan điểm của Jahan và Mahmud (2013):

Độ lệch thất nghiệp là sự chênh lệch giữa tỉ lệ thất nghiệp thực tế và tỉ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát (NAIRU). Khái niệm độ lệch thất nghiệp liên quan chặt chẽ đến độ lệch sản lượng. Cả hai đều là mục tiêu chính yếu của CSTT và chính sách tài chính. NAIRU là tỉ lệ thất nghiệp tương ứng với mức lạm phát bền vững. Sự chênh lệch của tỉ lệ thất nghiệp thực tế so với NAIRU có liên quan đến sự chênh lệch của sản lượng thực và mức sản lượng tiềm năng.


Tỉ lệ thất nghiệp xoay quanh giá trị NAIRU. Nếu các nhà hoạch định chính sách đạt được tỉ lệ thất nghiệp ở mức bằng với NAIRU, nền kinh tế sẽ sản xuất ra giá trị sản lượng tối đa mà không có hạn chế về nguồn lực, hay nói cách khác đi là trong điều kiện độ lệch sản lượng bằng 0 và không có áp lực lạm phát (lạm phát ổn định).

Đối với nhiều NHTW, bao gồm cả Fed, duy trì việc làm đầy đủ là mục tiêu CSTT. Việc làm đầy đủ tương ứng với độ lệch sản lượng bằng 0.

1.1.3.5 Ý nghĩa của các khái niệm độ lệch lãi suất, độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng và độ lệch thất nghiệp.

Độ lệch lãi suất, độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng là ba thành tố cơ bản trong quy tắc Taylor. Khi nền kinh tế ở trạng thái lý tưởng (hiệu quả nhất), các độ lệch này bằng 0. Khi đó nền kinh tế đạt việc làm cao nhất (full employment) hay độ lệch thất nghiệp bằng 0. Các biến lãi suất thực, tỉ lệ lạm phát, sản lượng thực tế, và tỉ lệ thất nghiệp xoay quanh giá trị cơ sở theo thứ tự lần lượt là lãi suất tự nhiên, tỉ lệ lạm phát mục tiêu, sản lượng tiềm năng và tỉ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát NAIRU. Hay nói khác đi trạng thái cân bằng lý tưởng của nền kinh tế đạt được khi các độ lệch kinh tế vĩ mô bằng không. Bảng 1.1 bên dưới tóm tắt nội dung đã trình bày về các độ lệch kinh tế vĩ mô.

Bảng 1.1: Các biến số kinh tế vĩ mô


Biến số

Giá trị cơ sở

Thành tố (Độ lệch)

Công thức

Trạng thái cân bằng của nền kinh tế

Sản lượng thực (Y)

Sản lượng tiềm năng (Ῡ)

Độ lệch sản lượng

Y - Ῡ

Y - Ῡ = 0

Lạm phát

thực (π)

Lạm phát mục

tiêu (π*)

Độ lệch

lạm phát

π - π*

π - π* = 0

Lãi suất

thực (r)

Lãi suất tự

nhiên (r*)

Độ lệch lãi

suất

r – r*

r – r* = 0

Tỉ lệ thất nghiệp thực (u)

Tỉ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm

phát (NAIRU)

Độ lệch thất nghiệp

u - NAIRU

u – NAIRU = 0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 7

Nguồn: tác giả tổng hợp từ nội dung ở mục 1.1.3.5


1.1.4 Quan hệ giữa các thành tố và ý nghĩa các hệ số trong quy tắc Taylor

1.1.4.1 Quan hệ giữa các thành tố

Dạng khái quát chung của quy tắc Taylor có dạng (1.2):

Trong đó:

it: LSCS ngắn hạn của NHTW πt: tỉ lệ lạm phát

r*: lãi suất thực cân bằng hay lãi suất tự nhiên yt: độ lệch sản lượng

α, β: các hệ số của phương trình

Phương trình (1.2) còn được gọi là phương trình CSTT hay quy tắc CSTT (monetary-policy rule) (Mankiw 2012, trang 414).

Từ công thức (1.2), biến đổi về phép tính đơn giản, ta có:

(1.17)

(it – πt) là lãi suất thực của nền kinh tế tại kỳ t hay bằng rt. (rt – r*) là độ lệch lãi suất.

Như vậy phương trình (1.17) dạng tổng quát đơn giản của quy tắc Taylor có nghĩa diễn đạt như sau:

Độ lệch lãi suất = α(độ lệch lạm phát) + β(độ lệch sản lượng) (1.18)

Từ đó rút ra rằng độ lệch lãi suất chịu ảnh hưởng bởi hai thành tố là độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng với các trọng số là α và β tương ứng.

Taylor (1993) đã cân bằng hai độ lệch này với giả thiết α = β = 0,5. Và do đó, quy tắc Taylor (1993) (1.18) có thể trình bày như sau:

Độ lệch lãi suất = 0.5(độ lệch lạm phát) + 0.5(độ lệch sản lượng) (1.19)

Khi nền kinh tế đạt độ lệch sản lượng bằng 0 và lạm phát bền vững, tức độ lệch lạm phát bằng 0 thì độ lệch lãi suất bằng 0 (lãi suất thực tế bằng lãi suất tự nhiên), nền kinh tế đạt mức cân bằng tối ưu. Điều này được chứng minh bởi hầu hết các nhà kinh tế trên thế giới về khái niệm LSTN. Chẳng hạn, Archibald and Hunter (2001) đã định nghĩa LSTN là mức lãi suất phù hợp với tỉ lệ lạm phát và lạm phát


kỳ vọng bền vững tại tỉ lệ lạm phát mục tiêu và độ lệch sản lượng bằng 0; hay Laubach và Williams (2001) cho rằng LSTN là mức lãi suất thực tương ứng với sản lượng thực bằng sản lượng tiềm năng và lạm phát ổn định.

Như vậy để đạt được trạng thái cân bằng lý tưởng của nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách dùng công cụ LSCS ngắn hạn danh nghĩa để điều chỉnh các hành vi trong nền kinh tế trên cơ sở dự báo độ lệch sản lượng, độ lệch lạm phát và hệ số của các độ lệch.

Bên cạnh đó, phương trình (1.2) có thể biểu diễn bằng cách khác:

(1.20)

Gọi i**= πt + r* là mức lãi suất cơ sở, (1.20) có thể viết lại như sau:

(1.21)

Hay:

Độ lệch LSCS = α(độ lệch lạm phát) + β(độ lệch sản lượng) (1.22) Như vậy, độ lệch LSCS là độ khác biệt giữa LSCS ngắn hạn danh nghĩa của NHTW với mức lãi suất cơ sở là tổng của tỉ lệ lạm phát thực tế và LSTN hay là

LSTN danh nghĩa.6

Khi các biến động kinh tế xảy ra, các NHTW xác lập lãi suất thực tế thấp hoặc cao hơn mức LSTN nhằm ổn định nền kinh tế, qua đó đạt được các mục tiêu CSTT (Bernardsen và Gerdrup 2007). “Nguyên tắc Taylor gắn liền với quy tắc Taylor yêu cầu lãi suất chính sách thực tế phải tăng khi lạm phát lớn hơn mức lạm phát mục tiêu” (Asso, Kahn, và Leeson 2010, trang 10).

Chính sách kinh tế, tài chính-tiền tệ phù hợp có thể dẫn nền kinh tế đến trạng thái cân bằng lý tưởng, ở đó các độ lệch lãi suất, độ lệch sản lượng, độ lệch lạm phát đều bằng 0 hay nói khác đi, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng lý tưởng khi mức lạm phát thực tế bằng mức lạm phát mục tiêu, sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng là lãi suất thực của nền kinh tế bằng với mức LSTN.


6Từ công thức Fisher: lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát, tác giả đưa ra khái niệm về LSTN danh nghĩa khi thay lãi suất thực bằng lãi suất (thực) tự nhiên (natural real interest rate) trong công thức Fisher với tên tiếng Anh là nominal natural interest rate


Jahan và Mahmud (2013) cho rằng độ lệch sản lượng đo lường khi nào nền kinh tế tăng trưởng nóng hay dưới khả năng sản xuất:

- Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (tức độ lệch sản lượng nhỏ hơn 0); nguồn lực sản xuất chưa được sử dụng hết, qui mô sản xuất thu hẹp, tiêu dùng giảm dẫn đến cầu giảm gây áp lực làm giá cả giảm, lạm phát có xu hướng giảm xuống bên dưới mức lạm phát mục tiêu (tức độ lệch lạm phát nhỏ hơn 0). Các NHTW có khuynh hướng chấp nhận CSTT kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách giảm lãi suất để kích cầu.

- Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng (độ lệch sản lượng lớn hơn 0), nền kinh tế tăng nhiệt nhanh, cầu hàng hóa tăng gây áp lực lên cung hàng hóa làm giá cả tăng, dẫn đến lạm phát có thể xảy ra ở mức cao hơn mức lạm phát mục tiêu (độ lệch lạm phát lớn hơn 0). Lúc này, NHTW các nước sẽ thực thi CSTT thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt nền kinh tế.

- Độ lệch sản lượng có thể thay đổi do tác động từ sốc cung thường bắt nguồn từ sự biến động của chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí nhân công. Do sốc cung ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá nên còn được gọi là sốc giá. Một sốc cung bất lợi sẽ đẩy giá cả hàng hóa tăng lên và ngược lại một sốc cung có lợi sẽ làm giảm giá cả hàng hóa. Khi nền kinh tế chịu tác động từ sốc cung bất lợi, ví dụ, giá dầu thô tăng cao sẽ dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn lên trên. Trong trường hợp tổng cầu giữ nguyên, giá cả sẽ tăng và sản lượng sẽ giảm dưới mức sản lượng tiềm năng (độ lệch sản lượng nhỏ hơn 0). Đây là hiện tượng lạm phát đình trệ của nền kinh tế (stagflation), một sự kết hợp giữa sự đình trệ (stagnation) của nền kinh tế và lạm phát (inflation) do giá cả hàng hóa tăng. Theo Mankiw (2010), để giải quyết tình trạng này, các nhà hoạch định chính sách sẽ có hai chọn lựa. Một là giữ nguyên tổng cầu. Trong trường hợp này, sản lượng và tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức tự nhiên. Cuối cùng, giá sẽ giảm để đưa tỉ lệ thất nghiệp về mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên tại mức giá cả chung trước đây (khi chưa có sốc). Tuy nhiên, chi phí của quá trình điều chỉnh là sự suy thoái kinh tế trầm trọng. Chọn


lựa thứ hai là làm tăng tổng cầu để đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng một cách nhanh chóng. Nếu việc tăng tổng cầu trùng hợp với sốc cung tác động đến nền kinh tế, sản lượng sẽ nhanh chóng trở về mức sản lượng tiềm năng. Khi đó chính sách kích cầu được xem là chính sách hấp thu sốc cung. Bất lợi của chọn lựa thứ hai này là nền kinh tế sẽ cân bằng ở mức giá cao hơn trước khi có sốc cung. Không có cách nào để điều chỉnh tổng cầu nhằm duy trì việc làm đầy đủ và giữ mức giá ổn định. Khi có tác động từ sốc cung có lợi làm giảm giá cả hàng hóa, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển xuống dưới, cắt đường tổng cầu tại điểm có sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng. Khi nền kinh tế có hiện tượng tăng trưởng nóng, các nhà hoạch định chính sách sẽ tác động làm giảm tổng cầu để đưa mức sản lượng về mức sản lượng tiềm năng.

Trên cơ sở phân tích trạng thái của nền kinh tế ứng với sự chuyển động của các độ lệch ở từng thời kỳ kinh tế, quan hệ giữa các độ lệch trong quy tắc Taylor được tóm tắt ở Bảng 1.2.

Bảng 1.2: Quan hệ giữa các độ lệch trong quy tắc Taylor


Thời kỳ kinh tế

Độ lệch sản

lượng

Xu hướng tác động ngắn hạn

Độ lệch lạm phát

Độ lệch lãi suất7

Suy thoái

< 0

< 0

Giảm

Cân bằng

= 0

= 0

= 0

Tăng trưởng nóng

> 0

> 0

Tăng

Nguồn: tác giả


1.1.4.2 Các ý nghĩa của hệ số trong quy tắc Taylor

Công thức nguyên thủy (1.1) của Taylor (1993) có thể viết lại như sau: it = πt + 0.5 (yt)+ 0.5 (πt – 2) + 2 = πt + 0.5 (yt)+ 0.5πt -1 + 2

hay it = 1 + 1.5πt + 0.5yt (1.23)

Theo công thức (1.23), hệ số tác động lên lạm phát cao hơn hệ số tác động lên sản lượng. Việc xác định các hệ số là quan trọng thể hiện mục tiêu và phương


7 Suy từ công thức (1.18) và (1.22). Asso, Kahn và Leeson (2010) cho rằng LSCS danh nghĩa nên tăng nhiều hơn một-đổi-một (one-for-one) khi mức lạm phát tăng trên mục tiêu lạm phát.


hướng của NHTW trong việc quyết định chính sách lãi suất tùy thuộc vào mục tiêu của quốc gia từng thời kỳ là ổn định lạm phát hay thúc đẩy tăng trưởng. Khi mục tiêu quốc gia là tăng trưởng kinh tế trong điều kiện sản lượng thực nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, hệ số độ lệch sản lượng sẽ cao để giảm mức LSCS nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và ngược lại khi mục tiêu quốc gia là kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, hệ số độ lệch lạm phát sẽ cao để tăng LSCS, giảm nhiệt cho nền kinh tế. Nhà hoạch định CSTT sẽ tìm ra các hệ số thích hợp để dự báo LSCS ngắn hạn của NHTW nhằm đạt được mục tiêu của quốc gia từng thời kỳ.

1.1.5 Các dạng phát triển của quy tắc Taylor và mô hình kinh tế lượng

1.1.5.1 Dạng phát triển nhìn từ quá khứ (back-looking)

Quy tắc Taylor dạng nhìn từ quá khứ phản ánh mức phản ứng của lãi suất danh nghĩa ngắn hạn đối với các biến trễ về lãi suất thực, tỉ lệ lạm phát, độ lệch sản lượng và các biến khác được đưa thêm vào mô hình (ví dụ, tỉ giá hối đoái) tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của quốc gia được nghiên cứu và giả thiết của mô hình nghiên cứu.

Về bản chất, khi xây dựng quy tắc Taylor dạng nhìn từ quá khứ, các nhà hoạch định CSTT nhìn lại các giá trị quá khứ của lạm phát và tăng trưởng kinh tế để hoạch định CSTT.

Quy tắc Taylor dạng nhìn từ quá khứ có dạng tổng quát như sau:

(1.24)

Trong đó:

c = r* - απ*; βπ = 1 + α; 0

et là sai số của phương trình kinh tế lượng.

Nếu n=1, p=1, ta có quy tắc Taylor dạng nhìn từ quá khứ bậc 1:

(1.25)

Phương trình (1.25) được xác định bởi Woglom (2003) nhưng không bao gồm yếu tố tỉ giá hối đoái.

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí