nghị lực vươn lên.Thấu hiểu và viết lên những nét đẹp văn hóa của quê hương, đất nước, chứng tỏ Nguyễn Duy đã quan sát, nhìn nhận bằng tất cả những tình cảm yêu thương, trân trọng. Những vần thơ của Nguyễn Duy thực sự truyền đến người đọc niềm ngưỡng vọng chân thành, tha thiết cùng những thức nhận sâu xa bản sắc văn hóa Việt, lẽ ứng xử sâu xa trong cuộc đời.
3.2. Văn hóa hiện đại với những vấn đề thế sự
3.2.1. Văn hóa hiện đại
Văn hóa của mỗi dân tộc luôn là một dòng chảy không ngừng và bên cạnh những nét đẹp của văn hóa truyền thống thì Nguyễn Duy cũng đã nhắc đến những giá trị văn hóa hiện đại. Trong bài thơ Đò lèn ngoài văn hóa truyền thống với những lễ hội, những phong tục tập quán thì Nguyễn Duy đã hướng ngòi bút của mình đề cao những giá trị văn hóa hiện đại được tiếp nối và phát huy từ nét đẹp văn hóa truyền thống, từ lối sống của con người giàu nghị lực và tình yêu thương.
Hình ảnh người bà tảo tần, giàu nghị lực trong cuộc sống không chỉ là một nét đẹp về lối sống của con người Việt Nam xưa mà hình ảnh đó được nâng lên như một nét đẹp truyền thống của người phụ nữ hiện đại ngày nay. Người bà ấy dù trong bom đạn của chiến tranh, dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn thì vẫn luôn dành cho cháu mình tình yêu thương vô bờ. Bà luôn vượt lên sóng gió của cuộc đời để chở che, nuôi dạy cháu lớn khôn: “ Quán cháo đồng giao thập thững những đêm hàn” hay “ Bom Mĩ dội nhà bà tôi bay hết” thì bà vẫn đi bán trứng ở Ga lèn vì cuộc sống mưu sinh, vì lòng thương yêu cháu và vì một niềm tin nơi cuộc sống còn nhiều khói bom. Không chỉ là một người bà yêu thương cháu mà bà còn là người ba, người mẹ chăm lo cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cháu, là người bạn để mang lại cho tuổi thơ Nguyễn Duy những kỉ niệm ngọt ngào. Bà không chỉ giữ vai trò trụ cột trong gia đình mà còn là chỗ
dựa tinh thần là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Duy. Đó cũng chính là hình ảnh của người phụ nữ hiện đại đảm đang, tháo vác bởi lẽ trong cuộc sống người đàn ông sẽ thường là trụ cột, là chỗ dựa về mọi mặt cho các thành viên trong gia đình. Thế nhưng trước hoàn cảnh khốn khó của cuộc sống bà đã trở thành niềm tin, là chỗ dựa cho người cháu. Bà vượt lên trên tất cả, quên đi hoàn cảnh hiện tại của bản thân mình để bươn trải với cuộc sống mưu sinh, để làm tròn trách nhiệm người bà, người ba, người mẹ chăm lo cho gia đình. Ngoài những nhọc nhằn của cuộc sống thường nhật bà cũng tìm cho mình những phút thư thái, tĩnh tâm bên bóng cửa phật. Đó chính là sự cân bằng trong cuộc sống và là một nét đẹp trong văn hóa hiện đại được Nguyễn Duy thể hiện.
Văn hóa hiện đại không tách rời với nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời xưa của ông cha ta mà có sự tiếp nối, phát huy. Trong văn học dân gian ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ đẹp với tâm hồn thanh cao. Nhìn vào lịch sửa từ ngàn xưa chúng ta có Bà Trưng, Bà Triệu đuổi giặc giữ yên bờ còi. Chúng ta có thể thấy từ xa xưa người phụ nữ đã có vai trò quan trong đối với cuộc sống, đối với đất nước. Hình ảnh người bà của Nguyễn Duy là sự kết tinh vẻ đẹp của người phụ nữa truyền thống với vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại đảm đang, giàu nghị lực, niềm tin. Bà không chỉ vun vén cho cuộc sống mưu sinh mà còn gián tiếp tham gia vào công cuộc bảo vệ đất nước. Trước khói bom của chiến tranh bà vẫn vững vàng nuôi dạy cháu thơ, tạo niềm tin, động lực và là chỗ dựa để Nguyễn Duy có thể khôn lớn với tuổi thơ vẹn tròn bên tình yêu thương. Bà là hậu phương vững chắc để khi trưởng thành tác giả trở thành một người lính chiến đấu vì sự bình yên của Tổ quốc. Sự cống hiến, hi sinh thầm lặng, lối sống giàu niềm tin, nghị lực của bà là nét đẹp nổi bật của người phụ nữ hiện đại.
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 4
- Văn Hóa Đô Thị Và Sự Thức Tỉnh Ý Thức Môi Sinh
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 6
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 8
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Người phụ nữ không chỉ đảm đang việc nhà mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia vào quá trình bảo vệ và phát triển đất nước.
Cùng với nét đẹp hiện đại trong lối sống của người phụ nữ Đò Lèn cũng đưa người đọc đến với nét đẹp văn hóa hiện đại trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, nét đẹp trong tín ngưỡng thờ phật. Tín ngưỡng thờ Phật, thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng có từ lâu đời ở Việt Nam và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội thì đời sống tâm linh của người Việt cũng có sự phát triển và thay đổi. Xuyên suốt bài thơ là hàng loạt các địa danh đền, chùa gắn liền với mảnh đất Thanh Hóa như: Đền Cây Thị, đền Sòng, đền Trần… cho thấy nét đẹp rất đặc biệt về mặt tâm linh, tín ngưỡng của văn hóa hiện đại. Trong cuộc sống ngày nay con người vẫn luôn tin vào thánh phật, vẫn thành kính nơi cửa phật.
Những năm đói củ dong riềng luộc sượng Vẫn nghe mùi huệ trắng với hương trầm
Dù cuộc sống còn nghèo khó thì trong thâm tâm mỗi người dân xứ Thanh họ vẫn luôn nuôi một niềm tin nơi thánh phật. Niềm tin và sự thành tâm đó tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua những khó khăn trước mắt của cuộc sống, giúp họ tìm được một hướng đi cho những bế tắc của tâm hồn. Đây là nét đẹp được tiếp nối từ truyền thống tuy nhiên nét đẹp văn hóa đó đã có sự thay đổi và tiến bộ trong cuộc sống hiện đại. Trong đời sống tâm linh bà vẫn gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng nơi thánh phật nhưng trước hoàn cảnh của cuộc sống thực tại chiến tranh với những đau thương mất mát, nhất là sự tan hoang, đổ nát của những chùa chiền thì bà vẫn đi bán trứng ở ga lèn vượt lên trên mọi hoàn cảnh và cả sự khủng hoảng niềm tin nơi thánh phật. Giữa bom đan, giữ sự khủng hoảng về
niềm tin của con người vào thánh phật thì bà vẫn lặng lẽ với cuộc sống mưu sinh. Đây chính là nét đẹp tiến bộ của con người hiện đại trong quan niệm và cách nhìn nhận về tín ngưỡng thờ phật. Luôn có lòng thành kính đối với Thánh, Phật, gửi gắm niềm tin và mong ước nơi cửa phật nhưng luôn có cái nhìn hiện thực đối với cuộc sống, sống thực tế, sẵn sàng đối diện với khó khăn không bi lụy hay mất phương hướng trước những sự khủng hoảng về tín ngưỡng.
3.2.2. Những vấn đề thế sự
Thơ Nguyễn Duy không chỉ phản ánh những vấn đề của văn hóa hiện đại mà cả những vấn đề thế sự cũng được ông thể hiện khá rò trong thơ của mình. Xuyên suốt bài thơ Đò lèn đó là hiện thực của cuộc sống đầy khó khăn, vất vả mà trong chính tuổi thơ của mình Nguyễn Duy đã chứng kiến và trải qua:
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
Tuổi thơ ấu của Nguyễn Duy sống trong tình yêu thương của bà, một tuổi thơ gắn liền với những trò chơi trẻ con, những hình ảnh về đời sống tâm linh, tín ngưỡng của quê hương nhưng đằng sau đó lại là hiện thực đầy rẫy những khó khăn, thiếu thốn. Hình ảnh một cậu bé “chân đất đi đêm” không chỉ cho thấy sự vô tư, hồn nhiên của một đứa bé vội vàng, hồ hởi đi xem hội mà nó còn là hình ảnh tố cáo cuộc sống thế sự đương thời nghèo nàn, khó khăn, thiếu thốn. Cái hiện thực cuộc sống đó không chỉ thể hiện qua tuổi thơ Nguyễn Duymà nó còn hằn lên trong chính cuộc đời lam lũ, vất vả của người bà Nguyễn Duy:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Đó là tất cả những cơ cực, vất vả mà người bà đã tảo tần nuôi đứa cháu. Trong thơ Nguyễn Duy, trong cái đói, cái khổ nổi bật lên chính là hình ảnh lam lũ của bà “Bà mò cua xúc tép”, đó là những việc làm hàng ngày để kiếm cái ăn chăm lo cho con cháu. Ẩn hiện trong câu thơ hình ảnh bà còng lưng, nhẫn nại mò cua bắt ốc, không quản khó nhọc để niềm vui ánh lên trong những đôi mắt thơ ngây của cháu khi có miếng ăn… Thế nhưng xúc động hơn cả là hình ảnh bà đi gánh chè xanh đêm đêm. Gánh nặng, đường xa và gồ ghề, đêm tối và gió rét, đôi chân bà "thập thững" bước đi. Cái khó cái khổ đè nặng trên đôi vai gầy của bà, thể hiện trong từng bước chân “thập thững”. Chi tiết đó đủ khắc họa lên được bao nhiêu nhọc nhằn, khó khăn của đời bà. Bước thấp bước cao lần đi trong “những đêm hàn” buốt giá, bà trở nên bé nhỏ, liêu xiêu, nhưng chất đầy sự thương yêu đối với con cháu. Bà hiện lên với sự mảnh mai, nhỏ bé nhưng trên đôi vai bà gánh chè rong như gánh cả một gia đình, một tương lai của con cháu: “ Mò cua xúc tép”, “gánh chè xanh” là cả một cuộc sống vất vả mưu sinh. Một người bà chịu thương chịu khó bền bỉ trong cuộc sống lam lũ, khuya sớm tảo tần. Cái dáng nhẫn nại lội sông suối, tất bật trong đêm lạnh giá làm ta nhớ đến cánh cò cơ cực trong ca dao: “Cái cò lặn lội bờ sông…”. Trải theo bước chân của bà là những con đường quê hương gần gũi, thân quen mở ra với đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao - cách xa với nơi ở của tác giả. Đọc những câu thơ của Nguyễn Duy, ta nhận ra đâu đó thoáng chút hình ảnh người mẹ thân thương ở thi phẩm Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: “Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong / Bước cao thấp bên bờ tre hun hút…./…Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ…”. Cũng từ trong ướt lạnh sương gió, người mẹ hiền từ với hình ảnh “bước thấp bước cao”, nhọc nhằn trên đôi vai mẹ gánh hàng rong mong kiếm được miếng ăn, tất cả cuộc sống và tương lai của các con phụ thuộc vào
gánh hàng rong của mẹ. Không biết bao nhiêu người con sông Đuống đã lớn lên sau gánh hàng rong ấy. Để rồi từ đó hình ảnh người bà, người mẹ hiện lên với đức hi sinh và tấm lòng bao dung to lớn.
Hình ảnh người bà tần tảo, lam lũ cả cuộc đời chăm lo cho tuổi thơ của Nguyễn Duy cũng chính là hình ảnh phản ánh rò nhất cuộc sống đương thời. Từ nhỏ cậu bé trong Đò lèn đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà bởi lẽ tuổi thơ của cậu đã phải trải qua những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chính cái tuổi thơ ấy đã thấm thía những gì là nghèo đói, thiếu thốn một gia đình có ba, mẹ đủ đầy. Cuộc sống đói khổ, thiếu thốn khiến bà phải tần tảo sớm khuya cho dù tuổi đã cao. Những nhọc nhằn của cuộc sống hằn lên trên đôi vai gầy của bà, in dấu trong những đêm giá lạnh. Người bà tần tảo ấy cũng chính là hiện thân của bao người bà, người mẹ Việt Nam trong cuộc khắng chiến chống Mỹ ác liệt giàu đức hi sinh, lòng yêu thương. Cuộc kháng chiến gian khổ tới đâu thì người bà ấy vẫn lặng lẽ bươn trải, vẫn lo lắng và vun đắp cho đứa cháu của mình.
Hiện thực cuộc sống không chỉ thể hiện qua nỗi vất vả, cơ hàn của người bà mà nó còn là nạn đói kinh hoàng của con người trong chiến tranh. Đó là những bữa ăn cơm trộn, đó là những lần ăn củ rong riềng thay cơm. Hình ảnh củ rong riềng luộc sượng đã cho thấy sự nghèo đói về khắp đất nước. Nạn đói là một nỗi kinh hoàng với con người. Củ dong, củ riềng cũng thành bạn, sượng sùng nhưng đáng nhớ, đáng thương trong hoài niệm tuổi thơ của tác giả “ Cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng”. Trong bữa ăn của bà với cháu chỉ là “củ dong riềng luộc sượng” thay cơm. Câu thơ đưa người đọc đến với hiện thực đói khát, đến người bà ngày đêm lam lũ vì cuộc sống mưu sinh đời thường mà cũng
chỉ bữa đói, bữa no. Sự chân thực trong bữa cơm ngày đói được Nguyễn Duy miêu tả khiến người đọc không khỏi bồi hồi, rung cảm đến tận tâm can.
Thế rồi không những cảnh đói mà tuổi thơ bên người bà kính yêu ấy của nhà thơ còn phải trải qua những năm tháng vô cùng ác liệt với bom đạn của chiến tranh:
Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Đó là những ngày tháng khó khăn trong cuộc đời tác giả và người bà của mình. Hình ảnh nhà bà bay cũng như đền Sòng, chùa chiền bay hay “ Thánh với phật rủ nhau đi đâu hết” đã lột tả hết sự gian ác khốc liệt của cuộc chiến tranh ấy. Bà lại phải đổi nghề khác đó chính là bán trứng ở ga Lèn. Những hình ảnh kia như nói lên được sự khủng khiếp của chiến tranh nó không chỉ phá mất nhà của hai bà cháu mà ngay cả chỗ linh thiêng như chùa chiền cũng bị bom đạn làm cho biến mất tàn trụi. Hình ảnh “Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết” cũng là cách nói ám thị, phản ánh sự khủng hoảng niềm tin của con người vào công lí, lẽ phải. Hiện thực chiến tranh hủy diệt sự sống khiến con người mất niềm tin vào mọi giá trị công bằng và phép màu trong cuộc đời. Duy chỉ có bà là một điều kì diệu vẫn trụ lại giữa trần gian đau thương:“Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”. Bà chính là hiện thân của đời thực, bé nhỏ, lặng lẽ mà phi thường vẫn không bị đan bom của kẻ thù làm cho “bay mất”, bà vẫn thầm lặng đi bán trứng trong mưa bom bão đạn để có tiền nuôi cháu. Bỗng dưng hình ảnh của bà trở nên kì vĩ, là một phép màu giữa cuộc đời này, vượt lên trên cả tiên, phật, thánh, thần. Bà chính là cội nguồn, là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất.
Sâu thẳm trong các câu thơ của Nguyễn Duy là chuỗi cảm xúc rất đỗi đời thường, chân thật của tác giả. Đò Lèn là quê ngoại, nơi Nguyễn Duy đã từng
sống cùng bà khi còn thơ dại, nơi người bà đã sống suốt cuộc đời với bao nhọc nhằn, cơ cực… và cũng là nơi bà yên nghỉ giấc ngàn thu. Chính vì thế, Đò Lèn là nơi chạm khắc vào kí ức nhà thơ và mỗi khi nhớ về nơi ấy, bao cảm xúc lại dâng trào, buâng khuâng, da diết. Đò Lèn không chỉ là nơi gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên mà còn là nơi gợi nhớ, gợi yêu thương về người bà tần tảo, giàu đức hy sinh, là nơi mỗi khi nhớ về nhà thơ không thể không đau đáu một niềm yêu thương, xót xa vô cùng xúc động, không thể không ân hận, day dứt vì sự vô tình đến vô tâm của tuổi thơ để không nhận thức được những năm tháng cơ cực mà người ssbà đã phải trải qua. “ Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế” câu thơ là lời ăn năn, thú nhận mình có lỗi với bà, vì mình quá ngây thơ, trong sáng, không phân định rạch ròi hư - thực, không phân biệt được thế giới thần, tiên và cuộc sống lam lũ đời thường, không nhận ra nỗi vất vả lam lũ của bà nên thành kẻ vô tâm. Tự đáy lòng Nguyễn Duy luôn tự trách mình sao nỡ vô tư đến độ vô tình, vô tâm như vậy. Nhà thơ nhận thấy trong cuộc đời đôi khi vô tình, vô tâm cũng là cái “tội”. Có lẽ điều này đã khiến Nguyễn Duy khi trưởng thành, khi biết nhận thức được cái hư, cái thực và nhận ra sự vô tâm của mình thì suốt đời day dứt không nguôi:
Tôi đi lính lâu không về quê ngoại Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi
Bốn câu thơ là những lời gan ruột ngậm ngùi, chất chứa niềm thương xót, được bộc lộ chân thành, xúc động. Khi đã là người lính, đã trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, nhận thức của con người cũng lớn dần cùng năm tháng, chính điều đó đã giúp nhà thơ nhận ra quy luật của tự nhiên là vĩnh hằng “dòng sông