hôm nay và trong tương lai và giúp công chúng hiểu rò được trách nhiệm về quyết định LSCS của các nhà hoạch định chính sách (Kahn 2010).
1.1.2 Quy tắc Taylor tính lãi suất chính sách
Công thức nguyên thủy của Giáo sư Taylor (1993) như sau: it = πt + 0,5(yt)+ 0,5(πt – 2) + 2 (1.1)
và dạng tổng quát:
it = πt + r* + α(πt – π*) + β(yt) (1.2)
Trong đó:
it : LSCS của Fed
r*: Lãi suất thực cân bằng (equilibrium real interest rate)
πt: Tỉ lệ lạm phát bình quân qua 4 quý liên tiếp (Judd và Rudebusch 1998)
π*: Tỉ lệ lạm phát mục tiêu dài hạn yt: độ lệch sản lượng (output gap)
GDP thực - GDP tiềm năng |
GDP tiềm năng |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 2
- Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 3
- Cơ Sở Lý Luận Về Quy Tắc Taylor Và Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng Trung Ương
- Phương Pháp Tính Lạm Phát: Về Cơ Bản Có Hai Cách Tính
- Độ Lệch Thất Nghiệp (Unemployment Gap) Theo Quan Điểm Của Jahan Và Mahmud (2013):
- Dạng Phát Triển Hướng Về Tương Lai (Forward-Looking)
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
hoặc yt = 100 x Ln(GDP thực/GDP tiềm năng) (Kozichi 1999) α: hệ số độ lệch lạm phát
β: hệ số độ lệch sản lượng
Theo Taylor (1993), nếu lãi suất thực cân bằng là 2%, tỉ lệ lạm phát bình quân qua 4 quý là 2%, mức lạm phát thực trùng với mục tiêu lạm phát và sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng (tức là các độ lệch bằng 0), thì FFR sẽ là 4%.
Taylor (1993) cho rằng đặt một trọng số lên độ lệch sản lượng thì hiệu quả hơn là không đặt trọng số; tuy vậy, chưa xác định được trọng số về độ lệch sản lượng là cao hơn hay thấp hơn so với trọng số của độ lệch lạm phát. Do đó Taylor đã áp hệ số 0,5 cho các độ lệch này trong công thức (1.2).
Biến đổi công thức (1.2) ta có dạng như sau:
it = π* + r* + 1,5(πt – π*) + 0,5 (yt) (1.3)
Dễ dàng kiểm chứng công thức (1.2) và (1.3) là như nhau và như vậy công thức (1.3) đã thay thành tố đầu tiên của (1.2) là πt thành π* với hệ số độ lệch lạm phát bây giờ là 1,5 thay vì 0,5. Công thức (1.3) có ý nghĩa rằng LSCS (it) sẽ tăng thêm (giảm đi) 1,5 điểm phần trăm nếu tỉ lệ lạm phát thực cao hơn (thấp hơn) 1 điểm phần trăm; cũng vậy, LSCS sẽ tăng thêm (giảm đi) bởi 0,5 điểm phần trăm nếu tỉ lệ tăng trưởng GDP tăng hơn (thấp hơn) mức sản lượng tiềm năng một điểm phần trăm. Điều này cho thấy quy tắc Taylor (1993) đã coi trọng mục tiêu lạm phát hơn. “Nguyên tắc Taylor” gắn với quy tắc Taylor yêu cầu LSCS thực phải tăng khi tỉ lệ lạm phát thực vượt qua mức lạm phát mục tiêu (Asso, Kahn, và Leeson 2010).
Dạng tổng quát của (1.3) sẽ là:
it = π* + r* + βπ(πt – π*) + βy(yt) (1.4) Trong đó, βπ=1+α, βy = β.
Billi (2011) trình bày một dạng biến thể của quy tắc Taylor thay thế độ lệch sản lượng bằng độ lệch tăng trưởng sản lượng (gt – g*) như sau:
it = π* + r* + βπ(πt – π*) + βy(gt – g*) (1.5)
Trong đó: gt là mức tăng trưởng GDP thực và g* là xu hướng tăng trưởng của GDP thực được đo lường bằng mức bình quân tỉ lệ tăng trưởng GDP trong giai đoạn dài.
Giả thiết từ phương trình (1.2):
+ Nếu πt = π*, và GDP thực = GDP tiềm năng, phương trình (1.2) sẽ trở
thành:
it = πt + r* (1.6)
Phương trình (1.6) tương tự như công thức về lãi suất của Irving Fisher, nhà
kinh tế học tiền tệ nổi tiếng của thế kỷ 20:
i = ir + πe (Mishkin 2010, trang 84)
Trong đó i là lãi suất danh nghĩa, ir là lãi suất thực và πe là tỉ lệ lạm phát kỳ
vọng.
+ Nếu πt > π* hoặc GDP thực > GDP tiềm năng (hay yt > 0) thì it sẽ tăng.
+ Nếu πt < π* hoặc GDP thực < GDP tiềm năng (hay yt < 0) thì it sẽ giảm.
+ Nếu πt > π* và GDP thực < GDP tiềm năng (hay yt < 0):
Xảy ra khi tỉ lệ lạm phát thực vượt mức lạm phát mục tiêu trong khi mức sản lượng thực dưới sản lượng tiềm năng. Đây là tình trạng lạm phát đình trệ (stagflation) của nền kinh tế. Trong trường hợp này, quy tắc Taylor đóng vai trò trung hòa giữa hai độ lệch lạm phát và sản lượng, đưa ra một mức LSCS phù hợp mang tính chất chỉ dẫn; it tăng hay giảm tùy thuộc vào tác động của hai độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng cùng với hai hệ số độ lệch tương ứng của chúng. LSCS xác định theo quy tắc Taylor có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào phản ứng của các sốc. Xét trong điều kiện các hệ số độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng cho trước, nếu sốc cầu mạnh tác động làm độ lệch lạm phát tăng cao hơn so với việc giảm tăng trưởng kinh tế, LSCS sẽ tăng để giảm lạm phát. Tuy nhiên mức tăng sẽ không cao hơn so với trường hợp tăng trưởng nóng (GDP thực > GDP tiềm năng và πt > π*) do tác động bù trừ ngược lại từ độ lệch sản lượng so với độ lệch lạm phát. Ngược lại nếu sốc giá tác động đến tổng cung mạnh dẫn đến độ lệch sản lượng giảm nhiều hơn so với mức tăng lạm phát, LSCS sẽ giảm để kích thích tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tỉ lệ lạm phát thực vẫn cao hơn lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên LSCS sẽ giảm không nhiều hơn so với trường hợp tỉ lệ lạm phát thực dưới mức lạm phát mục tiêu (πt < π* và GDP thực < GDP tiềm năng) do bởi tác động bù trừ từ phía độ lệch lạm phát so với độ lệch sản lượng. LSCS theo quy tắc Taylor sẽ không thay đổi khi dưới tác động của sốc cung, độ lệch lạm phát bằng với độ lệch sản lượng. Trong trường hợp nền kinh tế trì trệ, quy tắc Taylor đã trung hòa hai thành tố xảy ra theo hướng nghịch nhau là lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Một yếu tố cần được xem xét là độ trễ tác động của CSTT đối với các yếu tố tiêu dùng, đầu tư và lạm phát khi hoạch định CSTT. Cùng một chính sách nhưng độ trễ tác động khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau tùy thuộc vào chu kỳ kinh doanh, sự kỳ vọng của người tiêu dùng và nhà đầu tư, các sốc cầu, sốc cung và tâm lý người tiêu dùng.
Từ phương trình (1.2) cho thấy mặc dù đặt trọng số các độ lệch bằng 0,5 là như nhau, tuy nhiên qua biến đổi theo phương trình (1.3), hệ số độ lệch lạm phát là 1,5 so với hệ số độ lệch sản lượng chỉ là 0,5 và như vậy mô hình chỉ ra Fed đã đặt
nhiều trọng lực vào sự thay đổi của tỉ lệ lạm phát hơn là sự thay đổi của mức tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1987-1992. Lãi suất cao sẽ kiểm soát lạm phát qua cơ chế truyền dẫn lãi suất với sức ảnh hưởng tới chi phí cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, hạn chế đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó lãi suất cao sẽ giúp tăng sức mạnh nội tệ, làm giảm áp lực lạm phát. Sự phụ thuộc của mô hình vào hai biến số lạm phát và sản lượng giả sử rằng tất cả các chỉ tiêu tăng trưởng khác và giá cả đã được phản ánh đầy đủ trong mức lạm phát và sản lượng hàng quý/năm.
Kahn (2010) cho rằng các hệ số độ lệch có thể thay đổi tùy thuộc vào công thức đặc thù được xem xét. Việc chọn lựa các hệ số thích hợp đối với quy tắc Taylor phụ thuộc vào không gian và thời gian (Central Bank of Iceland 2002). Điều này là rất quan trọng do bởi việc xác định các hệ số phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép đưa ra kết quả tính toán LSCS sát với tình hình kinh tế thực tế để các NHTW có thể vận dụng quy tắc Taylor làm định hướng cho chính sách lãi suất.
Xét hai mô hình sau:
a1. it = π* + r* + 1,5(πt – π*) + 0,5 (yt) a2. it = π* + r* + 0,5(πt – π*) + 0,5 (yt)
Mô hình (a1) là quy tắc Taylor (1993) dạng (1.3) còn mô hình (a2) dạng (1.4) nhận các hệ số độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng là 0,5.
Sự khác biệt giữa hai mô hình (a1) và (a2) được xác định như sau:
- it của (a1) lệch với it của (a2) một khoảng bằng (πt – π*). Điều này cho thấy khi tỉ lệ lạm phát thực càng lớn hơn so với lạm phát mục tiêu, sự cách biệt giữa it theo quy tắc Taylor (a1) càng lớn so với it theo quy tắc Taylor (a2). Khi lãi suất trở nên quá cao sẽ tác động rất mạnh đến tiêu dùng và đầu tư, tín dụng bị hạn chế, chi tiêu dùng và chi đầu tư giảm mạnh, các doanh nghiệp lo ngại kinh doanh không có lãi nên không phát triển kinh doanh sản xuất, hàng hóa khan hiếm, cung hàng hóa giảm sẽ tiếp tục gây áp lực lên lạm phát. Điều đó giải thích lý do tại sao một số NHTW thận trọng khi áp dụng nguyên lý “lãi suất cao chống lạm phát cao”. Lee và Crowley (2010) tiến hành đánh giá CSTT của NHTW Châu Âu (ECB) gồm 12 nước thành viên của khu vực đồng tiền chung Euro (không bao gồm các thành viên mới
là Slovenia, Cyprus, Malta và Slovakia) trong giai đoạn năm 1999 – 2009 sử dụng quy tắc Taylor gốc (1993) và thấy rằng đối với các nước thành viên chủ chốt như Pháp và Đức, CSTT của ECB gần sát với mức LSCS đề xuất bởi quy tắc Taylor gốc. Ngược lại, đối với Hy Lạp và Ireland, hai quốc gia có tỉ lệ lạm phát tương đối cao trong các năm đầu của giai đoạn đánh giá, CSTT của ECB được cho là quá nới lỏng so với mức LSCS đề xuất bởi quy tắc Taylor gốc.
- Khi πt = π*: không có sự khác biệt của it giữa (a1) và (a2).
- Khi πt < π*: giá trị it tính theo (a1) sẽ nhỏ hơn so với it tính theo (a2).
Trong một ví dụ về tính toán LSCS theo quy tắc Taylor của NHTW Iceland với các dữ liệu ở thời kỳ tháng 11 năm 2000 đến tháng 3 năm 2001: π*=2,5%, r*=4%, πt = 9% và ước lượng yt = 3%; NHTW Iceland đã áp dụng mức LSCS 11,4% (Central Bank of Iceland 2002) sát với kết quả tính theo mô hình (a2) là 11,25%; trong khi đó nếu LSCS it tính theo mô hình (a1) sẽ là 17,75%. Kết quả tương tự đối với Romania (phụ lục 8) cho cặp hệ số (βπ, βy) là (0,5; 0,5) gần với LSCS của NHTW Romania hơn cặp hệ số (βπ, βy) là (1,5; 0,5).
1.1.3 Các thành tố quyết định tính chính xác của quy tắc Taylor
1.1.3.1 Lãi suất thực cân bằng (r*) hay Lãi suất tự nhiên3
1.1.3.1.1 Khái niệm lãi suất tự nhiên
LSTN tương đương với mức lãi suất thực cân bằng đối với nền kinh tế, là mức lãi suất tại đó CSTT là trung tính, không thắt chặt cũng như không nới lỏng. (Bernhardsen and Gerdrup 2007).
Theo Lundvall and Westermark (2011) “lãi suất tự nhiên là mức lãi suất thực có thể đạt được nếu các tài nguyên được sử dụng bình thường ở hiện tại và mong đợi duy trì sự bình thường đó trong tương lai”. Mức sử dụng tài nguyên thường hay được đo lường bằng độ lệch giữa GDP thực và GDP tiềm năng. Sử dụng tài nguyên ở mức bình thường được xác định khi độ lệch sản lượng bằng 0, khi đó, GDP thực bằng với GDP tiềm năng.
3 Hai khái niệm này sử dụng tương đương. Trong luận án tác giả sử dụng thuật ngữ lãi suất tự nhiên
Khái niệm LSTN được đề cập đầu tiên bởi Knut Wicksell trong một chuỗi các công bố vào khoảng năm 1989, cụ thể như “Có một loại lãi suất cho vay nhất định có quan hệ trung tính với giá cả hàng hóa, và hướng đến không tăng hoặc không giảm chúng” (Wicksell 1898, trang 102), hay là “Chừng nào mà giá cả giữ nguyên không thay đổi, lãi suất của ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên không thay đổi. Nếu giá tăng, lãi suất sẽ tăng; và nếu giá giảm, lãi suất sẽ giảm; và như thế lãi suất được duy trì tại mức mới cho đến khi chuyển động mới của giá yêu cầu sự thay đổi theo hướng này hoặc hướng khác.” (Wicksell 1898, trang 189).
LSTN, dưới điều kiện bền vững giá cả, có thể cung cấp một định hướng cho một NHTW trong việc thiết lập mục tiêu LSCS. Một NHTW mong muốn giữ giá cả bền vững phải hành động nhằm giữ mức lãi suất thực tế của ngân hàng bằng với mức LSTN. Theo Amato (2005) quan điểm này gần đây trở thành một phần quan trọng trong học thuyết kinh tế Keynes mới.
Tổng quát hơn, Manrique and Marque (2004) đã trình bày lại quan điểm của Bomfim (1997) rằng LSTN được định nghĩa như là “mức lãi suất phù hợp với mức sản lượng hội tụ về mức sản lượng tiềm năng, tại đó mức sản lượng phù hợp với mức lạm phát ổn định”.
1.1.3.1.2 Vai trò của LSTN trong CSTT:
Khi NHTW giữ LSCS thấp hơn mức LSTN nhằm gia tăng sử dụng các tài nguyên, đó là sự thể hiện CSTT nới lỏng; ngược lại nếu NHTW giữ LSCS cao hơn mức LSTN nhằm hạn chế sử dụng các tài nguyên thể hiện CSTT thắt chặt.
LSTN thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào mức độ biến động của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nền kinh tế và phải được xác định trước khi có thể quyết định CSTT nới lỏng hay thắt chặt. NHTW sẽ phải thực thi CSTT bằng cách tìm ra cách thức sao cho LSCS ít chệch khỏi mức LSTN và hoạt động sản xuất và tỉ lệ thất nghiệp ít chệch khỏi mức sử dụng tài nguyên ở mức độ bình thường. Một NHTW theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu có hai lý do để ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên: một là sự duy trì giá cả ổn định; hai là bền vững nền kinh tế thực (real economy).
Lundvall và Westermark (2011) cho rằng trong thực tế, việc xác định mức LSTN là khó khăn, cũng giống như việc xác định mức sản lượng tiềm năng. Khi mức độ hoạt động kinh tế thay đổi, cần có một khoảng thời gian trước khi NHTW có thể quyết định điều kiện nền tảng nào đã thay đổi và hậu quả nào sẽ xảy ra đối với phát triển kinh tế. Mức tài nguyên sử dụng có thể thấp hoặc cao hơn mức bình thường trước khi CSTT có tác dụng. Hơn nữa cần phải có thời gian để việc sử dụng tài nguyên trở về mức bình thường thông qua CSTT. Và như thế là khó khăn để ngăn ngừa việc sử dụng tài nguyên xảy ra cao hơn hay thấp hơn mức bình thường.
Tầm quan trọng của LSTN đối với CSTT về bản chất ràng buộc với các mục tiêu của CSTT. Nhiệm vụ hiện tại của các NHTW phải đạt được sự ổn định giá cả và bền vững độ lệch sản lượng, về nguyên tắc, là một trong số các chỉ số so sánh đối chiếu chính yếu của CSTT. LSTN là chỉ số tiềm năng hiển nhiên đối với CSTT.
Amato (2005) cho rằng theo các học thuyết LSTN gần đây nhất, NHTW sẽ dịch chuyển LSCS từng bước một cùng với sự thay đổi của LSTN; theo quan điểm của trường phái New Keynesian, LSTN là mức lãi suất thực cân bằng có thể đạt được trong sự mô phỏng hư cấu của nền kinh tế (fictious replica) trong đó sự điều chỉnh danh nghĩa (nominal adjustment) đã hoàn tất và với quan điểm này đã nêu bật ba đặc điểm chung của LSTN:
(i) LSTN là mức lãi suất một thời kỳ;
(ii) LSTN là lãi suất thực cân bằng và sự cân bằng được xác định theo từng thời kỳ;
(iii) LSTN thay đổi tại các thời kỳ ngắn hạn và dài hạn. LSTN cân bằng dài hạn có thể thay đổi theo thời gian do các thay đổi về cấu trúc của nền kinh tế. Do vậy LSTN không được xem là lãi suất thực dài hạn mà là lãi suất ngắn hạn được xác định theo từng thời kỳ, có chiều hướng tập trung về mức lãi suất dài hạn, mà mức này cũng có thể thay đổi dần dần theo thời gian.
Do đặc điểm quan trọng của LSTN, Giáo sư Taylor đã đưa biến số LSTN vào quy tắc xác định LSCS là hợp lý.
1.1.3.1.3 Các vấn đề liên quan đến lãi suất tự nhiên r* trong quy tắc Taylor
Trong phương trình (1.1), Taylor (1993) đã giả sử lãi suất thực bình quân cân bằng là một hằng số 2%. Giả thuyết này có khả năng gây ra sai sót do mức cân bằng của nền kinh tế có thể thay đổi tại các chu kỳ kinh tế khác nhau, do tác động của việc tăng hay giảm năng suất lao động, mức lạm phát hoặc các cú sốc tài chính.
So sánh giữa mức LSCS thực của Fed với LSTN sẽ thấy được hướng điều hành lãi suất của Fed: nếu LSCS thực của Fed lớn hơn LSTN chứng tỏ đây là CSTT thắt chặt, ngược lại nếu LSCS thực của Fed thấp hơn LSTN thể hiện CSTT nới lỏng, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.
Quan điểm về LSTN ám chỉ rằng cuối cùng nền kinh tế sẽ phản ứng đến các mức LSTN.
Trong quy tắc Taylor thành tố LSTN cũng có liên quan đến thành tố độ lệch sản lượng yt.
1.1.3.1.4 Cách xác định lãi suất tự nhiên
Mặc dù các nhà kinh tế có những tiến bộ trong việc ước lượng LSTN, tuy nhiên kết quả của việc ước lượng phụ thuộc vào việc chọn lựa phương pháp ước lượng (Williams 2003). Chính bởi vì LSTN không thể quan sát được (Bernhardsen và Gerdrup 2007). Archibald và Hunter (2001) cho rằng không có phương pháp “chuẩn tắc” (right way) nào để ước lượng LSTN. Dưới đây là một số phương pháp xác định LSTN.
+ Mô hình của NHTW New Zealand (Archibald và Hunter 2001):
- Phương pháp 1: Ước lượng LSTN căn cứ vào các giá trị lãi suất lịch sử
Lý thuyết tiền tệ và nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng CSTT chỉ ảnh hưởng thực sự đến nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Trong dài hạn, CSTT là trung tính. Giả sử rằng LSTN (rn) bao gồm hai thành phần: xu hướng (r*) và chu kỳ
(c) như sau:
rn = r* + c (1.7)