Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 24


NỘI DUNG CÂU HỎI CỦA TRÒ CHƠI

Câu 1: Quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp không áp dụng để xác định sản phẩm chính trong phản ứng cộng H2O của chất nào dưới đây?

A. CH3-C(CH3)=CH2. B.CH3-CH=CH-CH3. C. CH3-CH=CH2. D. CH3-C≡CH.

Câu 2: Có thể phân biệt axetilen, etilen và metan bằng hóa chất nào dưới đây?

A. Dung dịch KMnO4 và dung dịch NaOH. B. Dung dịch KMnO4 và quỳ tím.

C. Dung dịch AgNO3 trong NH3. D.Dung dịch Br2 và dd AgNO3 trong NH3. Câu 3: Để chuyển hoá ankin thành anken cần thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác là

A. Ni, to. B. Ni, to. C.Pd/PbCO3, to. D. Fe, to.

Câu 4: Hiđro hóa hoàn toàn anken X thu được ankan có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho X tác dụng với HCl chỉ cho một sản phẩm duy nhất. X là

A. isobutilen. B.but-2-en.

C. but-2-en hoặc but-1-en. D. but-1-en.

Câu 5: Thí nghiệm nào được mô tả trong hình vẽ dưới đây chứng minh nguyên tử H trong ank-1-in linh động hơn ankan?

A.B C D Câu 6 Phát biểu nào sau đây không đúng A Axetilen có thể tham gia phản 1B. C D Câu 6 Phát biểu nào sau đây không đúng A Axetilen có thể tham gia phản 2

C. D Câu 6 Phát biểu nào sau đây không đúng A Axetilen có thể tham gia phản ứng 3D. Câu 6 Phát biểu nào sau đây không đúng A Axetilen có thể tham gia phản ứng 4

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Axetilen có thể tham gia phản ứng thế với tối đa hai ion bạc.

B. Axetilen phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt.

C.But-2-in chỉ có thể tham gia phản ứng thế với một ion bạc.

D. Propin phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa CH3-C≡CAg.

Câu 7: Cho các chất sau: etan, etilen, axetilen và but-1-in. Kết luận nào dưới đây là đúng?


A. Chỉ có 1 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.

B.Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.

C. Cả 4 chất đều làm mất màu dung dịch Br2.

D. Có 2 chất không làm mất màu dung dịch KMnO4.

Câu 8: Theo quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp, phản ứng của 2-metylbut-2-en với HBr tạo ra sản phẩm chính có cấu tạo là

A. CH3-CH2-CH(CH3)-CH2Br. B. CH3-CH2-CH2-CH2-CH2Br.

C. CH3-CHBr-CH(CH3)-CH3. D.CH3-CH2-CBr(CH3)-CH3.

Câu 9: Khi sục khí etilen lần lượt vào ống nghiệm (1) chứa dung dịch KMnO4; ống

(2) chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 thì

A. ở ống nghiệm (1) dung dịch mất màu và xuất hiện kết tủa nâu đen, ống nghiệm

(2) có kết tủa vàng.

B.ở ống nghiệm (1) dung dịch mất màu và xuất hiện kết tủa nâu đen, ở ống nghiệm (2) không có thay đổi.

C. ở ống nghiệm (1) không có thay đổi, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.

D. ở cả hai ống nghiệm, dung dịch đều không có thay đổi.

Câu 10: Hiđro hóa hoàn toàn isopren thu được chất nào dưới đây?

A. 2-metylbut-1-en. B. 3-metylbut-1-en. C.2-metylbutan. D. pentan.Câu 11: Thực hiện phản ứng trùng hợp chất X có cấu tạo CH2=CH-CH=CH2 trong điều kiện thích hợp thu được sản phẩm là

A. poliisopren. B. polibutilen C.polibutađien. D. polietilen. Câu 12: Phản ứng cộng brom của buta-1,3-đien xảy ra theo tỉ lệ mol 1:1 ở nhiệt độ khoảng (-800C) tạo thành sản phẩm chính là

A. CH2Br-CH=CH-CH2Br. B.CH2Br-CHBr-CH=CH2.

C. CHBr2-CH2-CH=CH2. D. CH3-CBr2-CH=CH2.

2

Câu 13: Sản phẩm tạo thành từ phản ứng: C H

𝑥𝑡 𝐻𝑔𝑆𝑂4, 𝐻2𝑆𝑂4, 𝑡𝑜

2

2

+ H O là

A. CH2=CH-OH. B.CH3CHO. C. HO-CH2-CH2-OH. D. CH3COOH. Câu 14: Hiđrocacbon nào dưới đây khi phản ứng với dung dịch brom tạo được sản phẩm là 1,2-đibrombutan?

A.But-1-en. B. Butan. C. Buta-1,3-đien. D. But-1-in.

Câu 15: Để phân biệt metan, but-1-in, but-2-in có thể dùng hóa chất nào sau đây?


A. Dung dịch AgNO3/NH3. B. Dung dịch Br2 và quỳ tím.

C.Dung dịch KMnO4 và dd AgNO3/NH3. D. Dung dịch HBr và dung dịch Br2. Câu 16: Hiđrocacbon X có các tính chất sau: tác dụng với dung dịch brom, tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, tác dụng với H2 có thể tạo ra buta-1,3-đien. X là

A.vinylaxetilen. B. but-1-in. C. but-1-en. D. but-2-in. GV phổ biến nhiệm vụ TH buổi học tiếp theo (5 phút).

Hoạt động trực tuyến trên Teams:

GV yêu cầu HS giải bài tập thực tiễn (không bắt buộc với tất cả các HS). Yêu cầu trình bày sáng tạo và làm rõ: (1) vấn đề cần giải quyết; (2) nội dung đã biết có liên quan; (3) các bước giải và lời giải.

HS/cặp đôi HS giải bài tập thực tiễn và gửi kết quả trong bài tập tương ứng trên MS Teams cho GV.

GV nhận xét, đánh giá tổng kết và công bố đáp án.

Bài tập: Etilen là một loại hoocmon tự nhiên liên quan đến sự chín và lão hóa của thực vật. Khí etilen kích thích quá trình chín của các loại trái cây có hô hấp đột biến climacteric (tức là có quá trình chín vẫn tiếp tục diễn ra sau khi thu hái) như chuối, xoài, đu đủ, hồng, cà chua,... đồng thời cũng được sinh ra tự nhiên trong quá trình chín của chúng. Để các loại trái cây này mau chín, chín đều, đẹp và hạn chế bị hư thối, bà con nông dân hay các tiểu thương thường sử dụng các cách khác nhau để giấm (ủ) trái cây.

a. Hãy cho biết một số cách để giấm (ủ) chín trái cây, giải thích cơ sở khoa học của các cách làm đó.

b. Đánh giá mức độ an toàn của các cách làm đó với sức khỏe con người.

Hướng dẫn

Cách 1. Giấm trái cây tự nhiên không cần dùng hóa chất:

- Xếp lẫn những trái chín vào những trái còn xanh.

- Tăng nhiệt độ nơi để trái cây. Cách 2. Dùng oxi;

Cách 3. Dùng đất đèn;

Cách 4. Dùng etilen ngoại sinh; Cách 5. Sử dụng ethephon.


Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập (ở nhà)

Mục tiêu: HS tự đánh giá được kết quả sau bài học, rút kinh nghiệm học tập cho bản thân.

Nội dung: HS được yêu cầu tự đánh giá điều đạt được sau bài học, rút kinh nghiệm và hoàn thành bảng KWL.

Sản phẩm: Nội dung cột L; các việc làm tốt, chưa tốt và cách cải thiện.

Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập tự luyện, tự đánh giá và rút kinh nghiệm.

HS thực hiện, chụp ảnh bảng KWL và nộp cho GV trong phần bài tập tương ứng trên Teams.

GV tổng kết và công bố kết quả đánh giá quá trình học tập của HS. GV yêu cầu HS xây dựng hồ sơ học tập.

HS xây dựng hồ sơ, lưu lại các minh chứng và nộp cho GV (nếu cần).


Phụ lục 5.2. Kế hoạch bài dạy chủ đề Hiđrocacbon không no (tiết 5)

CHỦ ĐỀ: HIĐROCACBON KHÔNG NO

Điều chế và ứng dụng (tiết 5)

A. Mục tiêu

1. Năng lực hóa học

(1) Trình bày được phương pháp điều chế anken, buta-1,3-đien, isopren, axetilen trong phòng thí nghiệm (phản ứng tách nước ancol điều chế anken, từ canxi cacbua điều chế axetilen) và trong công nghiệp (phản ứng cracking điều chế anken; phản ứng đề hiđro điều chế buta-1,3-đien, isopren; điều chế axetilen từ metan).

(2) Thực hiện được thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen và axetilen (phản ứng với dung dịch kali pemanganat, phản ứng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac); mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích.

(3) Trình bày được ứng dụng của các anken, buta-1,3-đien, isopren, axetilen trong thực tiễn.

2. Năng lực chung

Phát triển các NL chung đặc biệt NLTH của HS thông qua tổ chức các hoạt động học tập theo mô hình BL với các biểu hiện:


- HS xác định được mục tiêu và nội dung bài học (buổi 3).

- Lập kế hoạch TH trong sự hợp tác với 1 bạn học khác.

- Truy cập internet, xem bài giảng điện tử, trao đổi tích cực để hoàn thành các yêu cầu TH tương ứng với bài giảng.

- Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn được GV giao trực tiếp trên lớp hoặc trực tuyến ở nhà.

- Hợp tác, hỗ trợ bạn học khác trong thực hiện nhiệm vụ trực tiếp trên lớp và trực tuyến ở nhà.

- Trình bày và bảo vệ kết quả học tập của bản thân và nhóm.

- Đánh giá kết quả sau TH trực tuyến và sau toàn bộ quá trình học tập.

- Nhận ra được các việc làm tốt, chưa tốt và đề xuất cách cải thiện trong giai đoạn học tập tiếp theo.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có thái độ hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công.

- Trung thực: Thống nhất giữa nội dung báo cáo và kết quả tiến hành các thí nghiệm, đánh giá khách quan các kết quả TH của bản thân và bạn học.

B. Phương tiện dạy học và học liệu

- Lớp học trên Microsoft Teams, bài giảng điện tử, phiếu học tập, phiếu hỗ trợ.

- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút dạ, bút màu, nam châm.

C. Các hoạt động học

Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập (5 phút trên lớp)

Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ TH, nhận biết được các mục tiêu bài học và lập kế hoạch TH.

Nội dung: HS được yêu cầu lựa chọn "bạn cùng tiến" và nghiên cứu mục tiêu của bài học và lập kế hoạch TH.

Sản phẩm: Mục tiêu bài học (mục A.1), kế hoạch TH của HS.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV giới thiệu các nhiệm vụ học tập, yêu cầu và tiêu chí đánh giá đối với các nhiệm vụ cho HS.


Nhiệm vụ

Tiêu chí

Điểm

1. Xem bài giảng điện tử về điều chế và ứng dụng của HC không no (https://sway.office.com/ WIlWOYhDVbwz7CVm

?ref=Link)

Trả lời chính xác các câu hỏi định

hướng TH (bắt buộc).

3,0

Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy hoặc các hình thức khác (infographic, video,…).

1,0

2. Giải bài tập thực tiễn

(1 trong 3 bài tập)

Trả lời chính xác, đầy đủ, sáng tạo.

1,5

3. Tự đánh giá

Hoàn thành chính xác bài tập tự luyện.

1,5

Hoàn thành tự đánh giá theo sơ đồ

KWL và chỉ ra được minh chứng khi tự đánh giá.

1,0

4. Thành tích khác (hỗ trợ bạn học/thuyết trình sản phẩm/ trả lời câu hỏi… )

Hỗ trợ hiệu quả bạn học khác trong

học tập trực tuyến.

1,0

Tích cực trả lời câu hỏi, thuyết trình sản phẩm, đóng góp lớn và nổi bật

cho nhóm trên lớp học.

1,0

Tổng điểm tối đa

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

HS tiếp nhận nêu thắc mắc về các nhiệm vụ được giao nếu có GV 5

HS tiếp nhận, nêu thắc mắc về các nhiệm vụ được giao (nếu có). GV giải đáp và yêu cầu HS chọn "bạn cùng tiến".

Hoạt động trực tuyến trên Teams:

HS nghiên cứu mục tiêu bài học và lập kế hoạch TH (trong sự phối hợp với bạn học cùng tiến) (chỉ rõ phương tiện, cách thức thực hiện, thời gian và dự kiến kết quả).

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (trực tuyến ở nhà)

Mục tiêu: (1), (3). HS tự chiếm lĩnh được các nội dung cơ bản của bài học qua bài giảng điện tử được cung cấp trực tuyến trên MS Teams.

Nội dung: HS được yêu cầu:

- Xem bài giảng điện tử và trả lời các câu hỏi định hướng TH vào vở ghi, hệ thống kiến thức bằng SĐTD/dưới các hình thức khác; nêu thắc mắc và trao đổi trực tuyến để điều chỉnh, bổ sung.

- Cặp đôi trao đổi, thống nhất và nộp ảnh chụp vở ghi/sản phẩm cho GV qua phần bài tập trên Teams, nhận phản hồi từ GV để tiếp tục chỉnh sửa.


- Kẻ bảng KWL vào vở TH, tự đánh giá các mục tiêu đã đạt được sau TH trực tuyến và điền thông tin tương ứng vào cột K, W.

Sản phẩm:

- Vở ghi của HS trình bày theo cấu trúc sau:


TÊN BÀI HỌC:..............................................

Ngày:..................

Thắc mắc/ các điều chỉnh, bổ sung/ ghi chú (2)

Nội dung trả lời các câu hỏi định hướng TH (1)



Sơ đồ tư duy/từ khóa trọng tâm (3):

- Nội dung cột K, W của bảng KWL:


K (Điều đã biết/đã đạt

được sau TH trực tuyến)

W (Điều muốn

trao đổi thêm)

L (Điều đạt được sau bài

học) và minh chứng




Việc em đã làm tốt và chưa tốt? Cách cải thiện việc làm chưa tốt như thế nào?

...............................................................................................................................

Mức độ hài lòng:

Chưa hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động trực tuyến trên Teams:

GV cung cấp bài giảng điện tử trên nhóm lớp học của Teams kèm theo các yêu cầu (như mục nội dung).

HS thực hiện nhiệm vụ TH, trao đổi các thắc mắc với GV và bạn học để chỉnh sửa/bổ sung trong vở TH; thống nhất và chụp ảnh vở TH, nộp cho GV trong phần bài tập tương ứng trên Teams.

GV phản hồi nội dung vở TH và nhắc nhở HS. Tổ chức họp trực tuyến với HS để tiếp tục giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn HS điều chỉnh (nếu cần).

HS/cặp đôi HS tự đánh giá lần 1 theo yêu cầu của GV.


Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (1 tiết trên lớp học + trực tuyến ở nhà)

Mục tiêu: (1), (2) và (3). HS chính xác, hệ thống được các kiến thức và hợp tác để luyện tập, vận dụng kiến thức đã học.

Nội dung: HS được yêu cầu hợp tác theo nhóm để tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen, axetilen, sau đó hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

Sản phẩm: Báo cáo kết quả tiến hành thí nghiệm, sơ đồ tư duy, câu trả lời cho các nhiệm vụ/bài tập thực tiễn.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động trực tiếp trên lớp:

Hoạt động 3.1. Tiến hành thí nghiệm hóa học (35 phút)

GV chia lớp học thành 6-8 nhóm, phổ biến nhiệm vụ trong phiếu học tập và giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

PHIẾU HỌC TẬP

Hãy thảo luận về dụng cụ, hóa chất, các bước tiến hành thí nghiệm sau đó thực hiện và điền thông tin, kết quả vào bảng sau (thời gian 25 phút).

Thí nghiệm

Các bước tiến hành

(Ghi chú cho các dụng cụ, hóa chất trong hình vẽ, chỉ ra các bước tiến hành và các đề xuất cải tiến (nếu có))

Hiện tượng và giải

thích

1. Điều chế và thử tính chất

của etilen

Có Hiện tượng và giải thích 1 Điều chế và thử tính chất của etilen 10

.....................................................................................

.....................................................................................

.....................................................................................

.....................................................................................


Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí