- Xử lý thông tin và giải quyết được các vấn đề của chủ đề DA.
- Hợp tác được với thầy cô, bạn học trong quá trình thực hiện chủ đề DA.
- Trình bày sản phẩm và bảo vệ các kết quả thu được khi thực hiện chủ đề DA.
- Đánh giá được kết quả thu được sau khi thực hiện chủ đề DA.
- Xác định việc làm tốt và chưa tốt, đề xuất được cách khắc phục cho DA tiếp theo.
3. Phẩm chất
Có thái độ hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công; báo cáo trung thực và đánh giá khách quan các kết quả DA thu được.
B. Thiết bị dạy học và học liệu
- Nhóm lớp học trên Teams, máy tính/smartphone có kết nối internet, máy chiếu.
- Bảng các gợi ý về mục tiêu, vấn đề cần giải quyết của các chủ đề DA, mẫu sơ đồ KWL, mẫu kế hoạch thực hiện DA, phiếu đánh giá sản phẩm DA, phiếu đánh giá quá trình thực hiện DA.
C. Các hoạt động học
Hoạt động 1: Lựa chọn chủ đề dự án
Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu, vấn đề cần giải quyết của DA đã chọn.
Nội dung: HS đề xuất các chủ đề DA, lựa chọn chủ đề, xác định điều đã biết có liên quan và các vấn đề cần giải quyết của chủ đề DA đã lựa chọn theo sơ đồ KWL.
Sản phẩm: Nội dung cột K, W trong sơ đồ KWL của cá nhân tương ứng với chủ đề DA đã lựa chọn (Cột L và phần rút kinh nghiệm hoàn thành sau khi báo cáo tổng kết dự án). Ví dụ:
K (Điều em đã biết liên quan đến chủ đề DA) | W (Các vấn đề cần giải quyết của chủ đề DA đã lựa chọn) | L (Điều đã học được sau DA) |
- Giấm được dùng để chế biến món ăn. - Giấm chứa axit axetic, có màu trắng, vị chua. - Giấm được tạo thành từ sự lên men | - Giấm có các thành phần như thế nào? Có công dụng gì trong lĩnh vực ẩm thực? - Nguyên liệu, dụng cụ và quy trình làm giấm theo phương pháp truyền thống như thế nào? - Giấm công nghiệp là gì? Sử dụng giấm công nghiệp có hại không? Cách phân biệt giấm lên men tự nhiên và giấm công nghiệp như thế nào? |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Bộ Domino Hóa Học Về Đồng Đẳng, Đồng Phân, Danh Pháp Của Hiđrocacbon Không No
- Học Sinh Nộp Kết Quả Tự Đánh Giá Theo Sơ Đồ Kwl Qua Teams
- Năng Lực Chung: Góp Phần Phát Triển Các Nl Chung Đặc Biệt Là Nlth Cho Hs Thông Qua Các Hoạt Động Dhda Theo Mô Hình Bl Với Các Biểu Hiện:
- Đối Tượng, Địa Bàn Và Nội Dung Thực Nghiệm Sư Phạm
- Thống Kê Điểm Tb Đánh Giá Từng Tiêu Chí Của Nlth Ở Hs Qua Các Thời Điểm Đánh Giá Với Biện Pháp 1 (Vòng 1)
- Thống Kê Điểm Tb Đánh Giá Từng Tiêu Chí Của Nlth Ở Hs Qua Các Thời Điểm Đánh Giá Với Biện Pháp 2 (Vòng 2)
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
- Giấm còn có các công dụng gì khác trong đời sống? | ||
Việc gì em đã làm tốt và còn làm chưa tốt trong khi thực hiện dự án? Cách khắc phục như thế nào?.................................................................................................. Mức độ hài lòng: Chưa hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng |
Tổ chức thực hiện
- Hoạt động trực tuyến trên Teams:
GV đặt vấn đề trên nhóm lớp học: Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong đời sống của chúng ta. Con người sử dụng axit cacboxylic và dẫn xuất của chúng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y tế, nông nghiệp, công nghiệp,... . Đóng vai là một nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về vai trò của axit cacboxylic đối với đời sống con người, các em hãy đề xuất một số chủ đề DA có liên quan, sau đó lựa chọn một chủ đề mà em quan tâm để thực hiện (trong các chủ đề em đề xuất hoặc được gợi ý) qua link khảo sát sau đây: https://bit.ly/3hBsSx3.
Trong link khảo sát, GV gợi ý một số chủ đề DA sau để HS lựa chọn: Chủ đề 1: Nguồn axit cacboxylic tự nhiên và ứng dụng; Chủ đề 2: Giấm và những công dụng tuyệt vời; Chủ đề 3: Làm giấm từ trái cây; Chủ đề 4: Làm sữa chua tại nhà; Chủ đề 5: Những câu hỏi tại sao về axit hữu cơ trong thực tiễn.
Hình 2.16. Khảo sát lựa chọn HS về các chủ đề dự án
Dựa trên kết quả khảo sát, GV xác định danh sách các nhóm thực hiện DA theo các chủ đề. Yêu cầu mỗi HS tự xác định điều đã biết (kiến thức/kĩ năng) có liên quan điền vào cột K và đề xuất các vấn đề cần giải quyết của chủ đề DA điền vào cột W của sơ đồ KWL trong vở ghi (gợi ý: tư duy theo kĩ thuật 5W1H với các câu hỏi Who (ai)? What (cái gì)? Where (ở đâu)? When (khi nào)? Why (tại sao)? How (như thế nào)?).
Hình 2.17. Công bố danh sách HS thực hiện các chủ đề dự án
- Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV tổ chức các nhóm HS theo chủ đề đã lựa chọn.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
Mục tiêu: HS lập và điều chỉnh được kế hoạch thực hiện DA.
Nội dung: Các nhóm HS thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng và hỗ trợ của GV để lập và điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA; thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm DA.
Sản phẩm: Mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết, kế hoạch thực hiện DA của các nhóm, các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA.
Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV chia nhóm và tổ chức các nhóm HS thảo luận để nhận định điều đã biết (kiến thức/kĩ năng) liên quan đến DA và thống nhất các vấn đề cần giải quyết của các chủ đề DA đã lựa chọn. Lập kế hoạch thực hiện DA, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. GV định hướng, hỗ trợ các nhóm, gợi ý các vấn đề cần giải quyết và hình thức trình bày sản phẩm cho nhóm HS (nếu cần).
GV tổ chức HS thảo luận và thống nhất các tiêu chí đánh giá sản phẩm của DA.
- Hoạt động trực tuyến trên Teams: GV tạo các nhóm chat trên Teams (tương ứng với mỗi nhóm HS), trao quyền quản lí cho nhóm trưởng. Hỗ trợ nhóm HS điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA cho phù hợp.
HS trao đổi trong nhóm chat để điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA. Thống nhất và thông báo kế hoạch thực hiện DA chính thức đến GV và các thành viên của nhóm. Dựa vào kế hoạch chung, mỗi thành viên lập kế hoạch thực hiện của cá nhân.
Hoạt động 3: Thực hiện dự án (1 - 2 tuần ở nhà)
Mục tiêu: HS giải quyết được các vấn đề đã đặt ra của DA.
Nội dung: HS thu thập thông tin để giải quyết các vấn đề của DA theo nhiệm vụ được giao, thiết kế và xây dựng kịch bản trình bày sản phẩm DA.
Sản phẩm: Sản phẩm DA của các nhóm theo chủ đề.
Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động trực tuyến trên Teams: HS thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, phát hiện và đề xuất các vấn đề mới nảy sinh để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, báo cáo thường xuyên kết quả qua nhóm chat. Sau mỗi giai đoạn theo kế hoạch, nhóm trưởng chủ động tạo cuộc họp nhóm trực tuyến để các thành viên trình bày kết quả thực hiện, giải quyết các vấn đề nảy sinh. GV tham gia vào các cuộc họp của nhóm để tư vấn, hỗ trợ cho nhóm (nếu cần).
Hình 2.18. HS họp nhóm và chia sẻ kết quả thực hiện DA
Sau đó, nhóm HS tổng hợp các kết quả thu được, thảo luận để đề xuất ý tưởng thiết kế và kịch bản trình bày sản phẩm DA.
- Hoạt động trực tiếp: Nhóm HS họp trực tiếp để thiết kế sản phẩm và luyện tập trình bày sản phẩm DA. GV có thể hỗ trợ nhóm HS (nếu cần).
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả dự án (1-2 tiết trên lớp)
Mục tiêu: HS trình bày, bảo vệ được kết quả của DA; đánh giá và rút kinh nghiệm.
Nội dung: Các nhóm HS trình bày kết quả của DA; đánh giá đồng đẳng sản phẩm DA, sau đó mỗi HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm.
Sản phẩm: Kết quả đánh giá đồng đẳng sản phẩm dự án; Kết quả tự đánh giá quá trình thực hiện DA của nhóm; Bảng KWL và hồ sơ dự án của mỗi HS.
Tổ chức thực hiện
- Hoạt động trực tiếp: GV bố trí không gian lớp học và tổ chức các nhóm báo cáo sản phẩm DA. GV đánh giá và tổ chức các nhóm đánh giá đồng đẳng theo tiêu chí đã xây dựng (phiếu đánh giá sản phẩm DA trình bày ở phụ lục 7.7). GV tổng hợp kết quả, khen thưởng (nếu có).
- Hoạt động trực tuyến Teams: Các nhóm thảo luận, chỉnh sửa sản phẩm DA để nộp lại. GV công bố sản phẩm, kết quả đánh giá sản phẩm DA và khen thưởng HS/nhóm HS tích cực trên lớp học của Teams. Kết hợp yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm DA qua facebook/nhóm lớp khác (nếu cần) để tiếp tục đánh giá qua phản hồi, số lượt thích và chia sẻ.
Mỗi nhóm HS tự đánh giá quá trình thực hiện DA (sử dụng phiếu đánh giá của nhóm ở phụ lục 7.8), mỗi HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm, hoàn thành bảng KWL, sau đó xây dựng hồ sơ DA và nộp lại cho GV (nếu cần).
D. Hồ sơ dự án
- Link tài liệu trực tuyến "Phiếu đánh giá sản phẩm DA" (phụ lục 7.7) và "Phiếu đánh giá của nhóm" (phụ lục 7.8): https://drive.google.com/drive/folders/1hBlxOi878REBH dr3EZdheL4Hya57n6Kb?usp=sharing. |
2.5. Một số hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả tự học của học sinh trong dạy học theo mô hình blended learning
a. Hoạt động 1: Yêu cầu HS xây dựng kế hoạch TH chi tiết và thực hiện TH trong sự hợp tác với bạn học khác
Việc học tập trực tuyến trong mô hình BL sẽ gặp khó khăn nếu như HS không có mục đích, kế hoạch thực hiện rõ ràng do dễ bị hấp dẫn vào các hoạt động khác trên internet mà không tập trung vào việc học tập. Do đó, lập kế hoạch cần được coi là một trong những bước quan trọng của quá trình TH, qua đó HS được yêu cầu xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ phải làm; xác định phương tiện, cách thức thực hiện; sắp xếp thời gian TH tương xứng và dự kiến các kết quả TH có thể đạt được.
Hợp tác trong quá trình TH (dưới hình thức cặp đôi hoặc nhóm) cũng là yếu tố quan trọng để tăng cường trách nhiệm TH của HS. Khi chuyển giao nhiệm vụ TH trực tuyến trong mô hình LHĐN, GV có thể tổ chức cho HS lựa chọn một bạn khác trong nhóm/lớp học để kết thành “đôi bạn cùng tiến”. Cặp HS sẽ bàn bạc, thống nhất kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ TH và cùng nhau cam kết hoàn thành các nhiệm vụ bắt buộc với GV, thậm chí chấp nhận kết quả học tập của bạn chính là kết quả của mình và ngược lại khi thực hiện các nhiệm vụ này. Hay khi tổ chức các DA học tập, GV sẽ tổ chức cho HS hợp tác theo nhóm để cùng nhau lập kế hoạch, thực hiện DA, trình bày và đánh giá kết quả thu được. GV cũng có thể mời các bậc phụ huynh trực tiếp tham gia lớp học trực tuyến để phối hợp, hỗ trợ hoạt động học tập của các em HS, đặc biệt là theo dõi và giám sát các hoạt động có sử dụng internet.
Qua các hoạt động này không những giúp cho HS hình dung rõ ràng về các nhiệm vụ cần thực hiện mà còn tăng cường hứng thú học tập và trách nhiệm với việc TH của các em, khẳng định vai trò của phụ huynh trong hỗ trợ, giám sát quá trình học tập của chính con em họ và phối hợp hiệu quả với GV trong tổ chức các hoạt động DH.
b. Hoạt động 2: Quy định rõ các tiêu chí, mức độ/điểm số đánh giá và thời gian hoàn thành với từng nhiệm vụ TH cho HS
Khi tổ chức hoạt động TH, GV cần phổ biến rõ ràng các nhiệm vụ kèm theo các yêu cầu về sản phẩm, tiêu chí, mức độ/điểm số đánh giá tương ứng với từng nhiệm vụ học tập, quy định thời hạn hoàn thành nhiệm vụ và công bố rõ ràng tới HS trước khi HS thực hiện TH. Điều này sẽ mang hiệu quả trong việc tăng cường trách nhiệm của HS, tạo ra một cuộc thi đua trong quá trình học tập, khuyến khích HS nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ để đạt được điểm số, thành tích học tập cao nhất.
c. Hoạt động 3: Phân quyền cho các nhóm trưởng trong việc quản lý và điều hành nhóm
Một trong những khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động TH là làm thế nào để có thể kiểm tra tiến độ, kiểm soát và đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ TH với một số lượng lớn HS. Giải pháp cho vấn đề này chính là GV cần phải đào tạo các “trợ lý” bằng cách phân công và trao quyền cho các nhóm trưởng. Các nhóm trưởng được lựa chọn từ các HS tích cực, có kĩ năng và thành tích học tập tốt. Trong một số trường hợp đặc biệt, GV cũng có thể giới thiệu và phân công các HS lớp khác/khóa trước đã từng thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập tương tự để đóng vai trò “cố vấn” hướng dẫn HS trong các nhóm của lớp khóa sau. Trước thời hạn (deadline) của mỗi nhiệm vụ, nhóm trưởng được phân quyền sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện và chủ động báo cáo với GV giảng dạy về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn trong nhóm. Hoạt động áp dụng rất tốt trong quá trình tổ chức cho HS thực hiện các DA học tập.
d. Hoạt động 4: Tuyên dương, khen thưởng kịp thời các HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ TH sau mỗi giai đoạn học tập
Khen thưởng là một phương pháp sư phạm để động viên, khích lệ sự tiến bộ của HS, giúp các em hứng thú, tự tin hơn trong học tập. Sau mỗi bài học/giai đoạn học tập, GV cần tổng kết và khen thưởng cho các HS hay nhóm HS tích cực đồng thời công bố công khai các sản phẩm học tập có chất lượng tốt. Đây vừa là sự ghi nhận thành tích đối với HS tích cực đồng thời sẽ là nguồn ý tưởng tham khảo hữu ích cho các HS khác. GV có thể kết hợp phát động các cuộc thi đua cùng với tiến trình TH của HS. Tùy từng điều kiện, nội dung thi đua mà phần thưởng được trao cho HS có thể là danh hiệu, huy hiệu, giấy khen do GV thiết kế, điểm thưởng để tích lũy đến cuối học kỳ hay là một món quà vật chất nhỏ, một video hay chia sẻ về một kĩ năng học tập đặc biệt,… . Điều này sẽ có tác dụng khích lệ tinh thần rất lớn đối với mỗi HS và luôn được tất cả các HS mong đợi. Với công cụ MS Teams đã có sẵn tính năng “Khen ngợi” với các huy hiệu có thể giúp GV thực hiện việc khen thưởng cho các thành tích nổi bật của HS một cách dễ dàng.
e. Hoạt động 5: Chia sẻ rộng rãi sản phẩm học tập của HS
Sản phẩm TH có chất lượng tốt của HS/nhóm HS (đặc biệt là sản phẩm của các DA học tập) có thể được chia sẻ rộng rãi trên các nhóm lớp học khác nhau của MS Teams hoặc mạng xã hội Facebook, Zalo,... . Hoạt động này không chỉ giúp HS có thể nhận thêm được nhiều phản hồi để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm học tập của mình mà còn có tác dụng khích lệ rất lớn với HS/nhóm HS qua số lượng lượt thích, chia sẻ, bình luận,…, tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong lớp học, lan tỏa ý tưởng học tập đến các HS khác và cộng đồng. Các phản hồi, đánh giá thu được từ hoạt động này cũng có thể là một căn cứ để GV đánh giá kết quả TH của HS và nhóm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Dựa vào đặc điểm cấu trúc, nội dung và PPDH phần HHHC lớp 11, trong chương 2 đã trình bày các kết quả nghiên cứu đề xuất vận dụng mô hình BL phát triển NLTH cho HS THPT. Cụ thể:
Đã xây dựng khung NLTH của HS THPT gồm 4 thành phần NL với 10 biểu hiện, mỗi biểu hiện có 3 mức độ tương ứng làm tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp tác động cụ thể và thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS trong DH theo mô hình BL.
Dựa trên các cơ sở về yêu cầu của đổi mới giáo dục trong thời đại số và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông hiện nay đã đề xuất được 2 biện pháp vận dụng mô hình BL bao gồm: (1) Vận dụng mô hình LHĐN và (2) Vận dụng DHDA theo mô hình BL trong dạy học phần HHHC lớp 11 nhằm phát triển NLTH cho HS THPT. Xây dựng 2 quy trình DH nhằm cụ thể các hoạt động học của HS trong mối quan hệ chặt chẽ với việc phát triển các biểu hiện của NLTH, từ đó thiết kế 08 KHBD minh họa với các nội dung DH phần HHHC lớp 11, các nội dung được lựa chọn đều phù hợp với quy trình đã xây dựng. Lựa chọn và thiết kế được các công cụ và tư liệu hỗ trợ DH theo 2 biện pháp gồm: nền tảng học tập trực tuyến - MS Teams, 05 bài giảng điện tử, 05 trò chơi DH, 30 bài tập thực tiễn và hệ thống 28 chủ đề DA phần HHHC lớp 11. 05 hoạt động quản lí và nâng cao hiệu quả TH của HS trong DH theo các mô hình BL cũng đã được đề xuất và vận dụng linh hoạt trong quá trình thiết kế, tổ chức dạy học thực nghiệm theo 2 biện pháp tác động ở trên.
Thiết kế được các công cụ đánh giá sự phát triển NLTH của HS THPT trong DH theo các mô hình BL gắn với từng biện pháp tác động bao gồm: phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV, phiếu tự đánh giá của HS.
Các quy trình DH được xây dựng có mối liên hệ chặt chẽ với các biểu hiện NLTH của HS; các công cụ, nội dung hỗ trợ tổ chức DH và đánh giá được thiết kế phù hợp là cơ sở để chúng tôi tiến hành quá trình TNSP ở các trường THPT, đánh giá kết quả của các biện pháp tác động và trình bày trong chương 3 của luận án.