Một Số Quan Điểm Về Trí Thông Minh Của Con Người

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số quan điểm về trí thông minh của con người

* Trí tuệ (Trí thông minh)

Trí tuệ (Intelligence) là một thuật ngữ thuộc phạm trù tâm lý học giáo dục. Đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của trí tuệ. Theo Woolfolk và Margetts (2007), những lý thuyết trước kia về trí tuệ có thể chia thành ba nhóm:

- Nhóm 1: Trí tuệ được coi là năng lực học tập.

- Nhóm 2: Trí tuệ được coi là kiến thức mà một người thu nhận được.

- Nhóm 3: Trí tuệ được coi là năng lực thích nghi một cách có kết quả với tình huống mới và với môi trường nói chung. Nói cách khác, trí tuệ được xem như khả năng thích nghi, tạo dựng khuôn mẫu và lựa chọn môi trường một cách có chủ ý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Với quan điểm của nhóm 1: Trí tuệ được xem như khả năng tiếp nhận và phản hồi thông tin, tri thức và nội dung học tập. Như vậy, một người không được đến trường, không được đào tạo thì liệu họ có trí tuệ không?

Với nhóm 2: Trí tuệ được được đánh giá bởi lượng kiến thức một người nắm bắt được trong quá trình học tập và lao động. Nếu quan điểm của nhóm 1 để cao năng lực học tập thì nhóm 2 quan tâm hơn đến kết quả sau quá trình tiếp thu và phản hồi kiến thức đó. Điểm hạn chế trong cả hai cách hiểu trên là chưa chú trọng đến khả năng sử dụng những kiến thức đã có để biến đổi phù hợp với tình huống, điều kiện mới. Trí tuệ ở đây được xem xét ở góc độ: Khả năng nhập – trả kiến thức. Rõ ràng, với những yếu tố ưu việt của bộ não, con người sẽ không đơn thuần sử dụng những kiến thức lĩnh hội được trong quá trình sống một cách rập khuôn mà hoàn toàn biến đổi một cách linh hoạt.

Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 3

Đa số các nhà tâm lý học đều nhất trí rằng trí tuệ là quá trình tư duy bậc cao bao gồm những thao tác như lập luận trìu tượng, khả năng giải quyết vấn đề, tự nhận thức, tương tác giữa tri thức với các quá trình tâm lý và bối cảnh văn hóa”[15].

So với hai nhóm quan điểm đầu thì nhóm quan điểm thứ ba mang đến cách hiểu đúng đắn hơn. Trí tuệ là quá trình tư duy bậc cao của não bộ, bao gồm tiếp nhận, sàng lọc và xử lý thông tin. Trong đó nhấn mạnh đến yếu tố chủ động chọn lọc và kết hợp những tri thức đã có để giải quyết những tình huống phát sinh trong học tập và lao động. Trí tuệ bao gồm cả yếu tố năng khiếu và kết quả của quá trình đào tạo được thể hiện trong nhiều môi trường khác nhau. Nói cách khác, trí tuệ là hoạt động đặc thù của bộ não dùng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

* Đo lường trí thông minh

Hầu hết các trắc nghiệm trí tuệ được thiết kế đều mang đặc tính thống kê. Chỉ số trí tuệ trung bình là 100; 50% số người trong dân số sẽ có điểm 100 và trên 100. Khoảng 68% số người tham gia trắc nghiệm có điểm trong khoảng 85 đến 115.

Binet và Simon đã xác định được 58 bộ trắc nghiệm đo trí thông minh ở các độ tuổi khác nhau từ 3 đến 13 tuổi. Các bài trắc nghiệm này cho phép xác định tuổi trí tuệ của trẻ. Theo đó, chỉ số thông minh (IQ) được xác định như sau:

IQ= X 100 Sau khi được giới thiệu tại Mỹ trắc nghiệm Binet được cải tiến tại 1 X 100

Sau khi được giới thiệu tại Mỹ, trắc nghiệm Binet được cải tiến tại Đại học Stanford và sau đó mang tên trắc nghiệm Stanford – Binet. Trắc nghiệm này được bổ sung và đổi mới 4 lần. Thực tiễn tính toán tuổi trí thông minh cho thấy điểm số IQ được tính toán trên cơ sở tuổi trí tuệ không còn ý nghĩa nữa khi trẻ lớn lên. Độ lệch của IQ là con số cho biết cá nhân có chỉ số trí tuệ

cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu so với chỉ số IQ của những người cùng nhóm tuổi.

Như vậy, bộ đánh giá trí thông minh Stanford – Binet chỉ có giá trị tại thời điểm đánh giá. Vì thực chất, trí thông minh có thể thay đổi trong cuộc đời con người, nhất là trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi. Những biến đổi của trí thông minh là hệ quả của sự tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường.

Điểm trắc nghiệm trí tuệ cho biết dự báo về thành công song câu hỏi đặt ra là: Những người có điểm trí tuệ trắc nghiệm cao có thành công hơn những người có điểm trắc nghiệm trí tuệ thấp hơn hay không? Chúng ta chưa có đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn câu trả lời. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là những người có điểm trắc nghiệm trí tuệ cao hơn có số năm đi học nhiều hơn và có vị thế xã hội cao hơn. Điều đó có thể cho thấy rằng: Môi trường giáo dục có tác động quan trọng trong việc nâng cao trí thông minh của mỗi cá nhân trong xã hội.

Bên cạnh chỉ số thông minh IQ, giới tâm lý học còn đưa ra một số chỉ số khác như: Thông minh cảm xúc (EQ), Chỉ số vượt khó (AQ), chỉ số đam mê (PQ), Thông minh xã hội (SQ) và thông minh sáng tạo (SQ).

Vậy theo quan điểm của lý thuyết đa thông minh, liệu có một công cụ khoa học và tin cậy để đánh giá các thang bậc hoặc chỉ số của 8 loại hình trí thông minh do Howard Gardner đưa ra không? Câu trả lời tới nay là không. Về đánh giá các dạng năng lực trí thông minh ở HS, theo Thomas Armstrong, chẳng có một đại trắc nghiệm nào để lập một bảng thống kê đầy đủ về các dạng trí tuệ HS. Theo ông, công cụ tốt nhất để đánh giá các trí tuệ ở HS có lẽ là kĩ năng quan sát đơn thuần dựa theo sự mô tả 8 dạng trí tuệ lúc các em học và chơi. Còn theo TS. Trần Đình Châu, bên cạnh việc quan sát và trắc nghiệm HS thì cần tham khảo thêm các thông tin từ bảng điểm các năm trước của HS để biết các em có thiên hướng học tốt các môn nào, thông tin từ GV dạy các lớp trước, từ GV DH các bộ môn khác, từ cha mẹ HS, từ các HS cùng lớp...[5].

Quan điểm của Thomas Armstrong và TS. Trần Đình Châu là những gợi ý quan trọng để tham khảo và đề xuất một số công cụ đánh giá các năng lực trí thông minh của HS. Tất nhiên, mọi thước đo chỉ có tính tương đối song không thể phủ nhận rằng: Đánh giá trí thông minh của HS thông qua bài khảo sát hoặc bài kiểm tra là công cụ có nhiều ưu điểm, đặc biệt với đối tượng khảo sát đông và tiêu chí khảo sát nhiều như lượng HS của một lớp. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đề xuất việc đánh giá các loại hình trí thông minh của HS bằng 3 công cụ chính là: Trao đổi với GV bộ môn, quan sát lớp học và phiếu khảo sát trí thông minh của HS.

1.1.2 Giới thiệu lý thuyết đa thông minh

1.1.2.1 Đôi nét về Howard Gardner

Howard Gardner sinh ngày 11 tháng 7 năm 1943 ở Scranton, Pennsylvania. Cha mẹ ông đã chuyển từ Nurnberg Đức đến Mỹ năm 1938 với đứa con 3 tuổi, Eric. Ngay trước khi Howard Gardner ra đời, Eric đã thiệt mạng trong một tai nạn trượt tuyết. Hai sự kiện này có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và sự phát triển của ông. Ông không được tham gia nhiều hoạt động thể chất nguy hiểm nhưng lại được khuyến khích theo đuổi các ý tưởng sáng tạo và tri thức. Khi Howard Gardner bắt đầu phát hiện ra LS bí mật của gia đình (và nguồn gốc Do Thái), ông bắt đầu nhận thức rằng ông khác với cha mẹ và các bạn đồng trang lứa.

Sau khi tốt nghiệp trung học, ông lấy bằng đại học và tiếp đó là tiến sĩ năm 1971 tại đại học danh tiếng Harvard. Ban đầu, ông dự định sẽ học luật. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhà phân tâm học nổi tiếng Erik Erikson, ông bắt đầu chuyển sang nghiên cứu về trí thông minh của con người.

1.1.2.2 Sự ra đời của lý thuyết đa thông minh

Sau một quá trình nghiên cứu với hai nhóm đối tượng: Nhóm trẻ em bình thường, có năng khiếu và nhóm người lớn nhưng có vấn đề về trí não, Howard Gardner đã có những cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những kết quả nghiên cứu của mình. Năm 1983: Lý thuyết đa thông minh được công bố.

Mặc dù không được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học nhưng thuyết đa thông minh của Howard Gardner được các nhà giáo dục ủng hộ bởi quan điểm của ông giúp mở rộng tư duy nhà giáo về năng lực và phạm vi DH. Gardner đã phân tích 8 cá nhân có đóng góp lớn trong thế kỉ XX, mỗi người nằm trong một nhóm trí thông minh: Thomas Eliot (Ngôn ngữ), Albert Einstein (Logic – Toán học), Igor Stravinsky (Âm nhạc), Martha Graham (Vận động), Pablo Picasso (Không gian), Mohamas Gandhi (Giao tiếp),

Sigmund Freud (Nội tâm) và Charles Darwin (Tự nhiên) để có thêm cơ sở thực tiễn phục vụ nghiên cứu của mình.

Theo Gardner, trí tuệ không phải là một tổ hợp đơn nhất mà là tập hợp 8 trí thông minh kể trên. Như vậy, với cách lý giải này, mỗi người có thể thông minh theo nhiều cách và không giới hạn cách thức sáng tạo. Cùng với đó, quan niệm về trí thông minh cũng có sự thay đổi lớn: Từ đơn trí tuệ (IQ) sang đa trí tuệ (Multiple Intelligences).

1.1.2.3 Nội dung cơ bản của lý thuyết đa thông minh

Howard Gardner định nghĩa trí thông minh là “khả năng giải quyết các vấn đề hoặc đưa ra những sản phẩm mới có giá trị trong một hay nhiều nền văn hóa khác nhau (Gardner & Hatch,1989). Theo ông, trí thông minh là tiềm năng sinh học và tâm lý, tiềm năng đó có thể được hiện thực hóa ở những mức độ khác nhau, được xem là kết quả của các yếu tố kinh nghiệm, văn hóa và động cơ có tác động tới con người.

Cách lý giải của Howard Gardner cho thấy mối liên hệ sâu sắc giữa trí thông minh và sự sáng tạo, đó là việc sử dụng bộ não để giải quyết các vấn đề mới trên cơ sở tri thức đã có, đó cũng là việc tạo ra các ý tưởng mới và cách mạng. “Gardner còn chỉ ra hai điểm đặc trưng trong hành vi của các nhà sáng tạo: Một là, họ có rất nhiều năng lượng duy trì sức lực ở thời điểm đột phá, hai là họ có khả năng từ bỏ rất nhiều điều thú vị của cuộc sống để đạt được thành công trong sự nghiệp” [8].

Lý thuyết đa thông minh chỉ ra 8 loại hình trí thông minh tồn tại với mức độ cao thấp khác nhau trong trí tuệ mỗi chúng ta, cụ thể:

- Trí thông minh Ngôn ngữ

Khả năng đọc, nói, viết, sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu, dùng ngôn ngữ để nhớ thông tin và thể hiện bản thân (giao tiếp, hùng biện, làm thơ…).

Sự thông minh này cho phép con người hiểu được trật tự, ý nghĩa của từ, học ngữ pháp rất nhanh và áp dụng các kỹ năng ngôn ngữ thành thạo.

Lĩnh vực chuyên môn điển hình: Nhà thơ, nhà văn, nhà báo, sư phạm, luật sư, truyền thông…

- Trí thông minh Logic – Toán học

Là trí thông minh đối với những con số và sự logic, có óc sáng tạo, ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí.

Khả năng xem xét, nhìn nhận vấn đề một cách logic, khoa học; luôn nhìn nhận vấn đề theo bản chất và trình tự nguyên nhân, kết quả.

Những cá nhân bộc lộ năng khiếu về Logic – Toán học thường liên quan đến khả năng tư duy xử lý những bài toán, những phương trình thường gặp trong bài trắc nghiệm.

Nhà khoa học, toán học; khoa học – công nghệ, nghiên cứu lý luận…

- Trí thông minh Âm nhạc

Khả năng cảm nhận, thưởng thức, biểu diễn và sáng tác âm nhạc.

Nghe tốt, hát theo giai điệu; nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác của giác quan; nhận dạng, tìm kiếm thông tin qua các loại tiếng động, âm thanh.

Lĩnh vực chuyên môn điển hình: Nhạc sĩ, nhạc công…

- Trí thông minh Vận động

Khả năng sử dụng cơ thể hoặc một phần cơ thể một cách khéo léo, uyển chuyển để giải quyết vấn đề.

Kiểm soát tốt hoạt động của cơ thể, bao gồm khả năng điều khiển hoàn hảo những cử động của mình, gồm cả cảm giác về tính toán thời gian và sự kết hợp tâm trí – cơ thể.

Lĩnh vực chuyên môn điển hình: Vũ công, vận động viên thể thao…

- Trí thông minh Không gian

Khả năng suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và tái tạo nhận thức bằng không gian trực quan.

Phác họa ý tưởng dưới dạng hình ảnh, đồ họa.

Tự định hướng bản thân trong không gian ba chiều một cách dễ dàng.

Lĩnh vực chuyên môn điển hình: Hội họa, điêu khắc, nhà thám hiểm, kiến trúc sư…

- Trí thông minh Giao tiếp xã hội (Tương tác)

Khả năng giao tiếp hiệu quả bằng lời và không bằng lời, khả năng nhận biết được sự độc đáo của mỗi người.

Năng lực hiểu và làm việc được với những người khác; Dễ dàng cảm nhận và chia sẻ tâm trạng, tình cảm, mong muốn, ý định của những người khác. Người sở hữu trí thông minh dạng này có khả năng thấu cảm tâm lý người khác.

Có sức lôi kéo mọi người trong các hoạt động tập thể; cởi mở, dễ gây ảnh hưởng đến người khác.

Lĩnh vực chuyên môn điển hình: Báo chí, quảng cáo, ngoại giao, giáo dục,… thể hiện xu hướng hướng ngoại.

- Trí thông minh Nội tâm

Dễ dàng tiếp cận, nhìn rõ cảm xúc của chính mình; phân biệt được nhiều trạng thái tình cảm bên trong.

Ham thích trầm tư suy nghĩ, tự định hướng cho cuộc đời mình.

Dù trong bất kì trường hợp nào cũng là người tự lập, thích làm việc một mình hơn là làm việc với người khác.

Lĩnh vực chuyên môn điển hình: nhà triết học, nghệ sĩ sáng tạo, nhà nghiên cứu…

- Trí thông minh Tự nhiên

Khả năng nhận thức, phân loại và rút ra những đặc điểm môi trường; Tỏ ra nhạy cảm với những thay đổi của các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh mình.

Hòa hợp với thiên nhiên, thích thú với sự nuôi trồng, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu sinh vật; Thích cắm trại, làm vườn, leo núi, không hứng thú với những đề tài không gắn với môi trường.

Thiên hướng này có ích cho các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, sinh học…

Từ việc nghiên cứu bước đầu, có thể nhận thấy: lý thuyết đa thông minh hướng đến việc DH đa dạng. Mỗi cá thể có thế mạnh ở một vài kiểu trí thông minh và trong mỗi cá thể lại tồn tại các trí thông minh đa dạng. Rất khó để đưa ra một bộ trắc nghiệm hay một bài kiểm tra để có thể đánh giá được chính xác và khách quan các trí thông minh của HS. Và ngay cả có được những đánh giá sơ bộ từ những công cụ đó thì GV cũng không thể đảm bảo việc các chỉ số thông minh sẽ không thay đổi. Vậy nên, những đánh giá bằng phiếu trắc nghiệm chỉ được coi là nguồn tham khảo bước đầu để GV có được đánh giá sơ bộ về những trí thông minh nổi trội của cả lớp và một số trí thông minh nổi trội của từng em. Trên cơ sở đó, GV chủ động thay đổi PP, hình thức tổ chức DH để phát huy tối đa các năng lực trí tuệ của HS.

Mỗi lớp là tập hợp của nhiều HS, tức là GV phải tác động vào nhiều đối tượng DH song GV cần chú ý đến từng cá thể để hướng tới DH phân hóa. “DH phân hóa là định hướng về nội dung và PPDH, trong đó GV tổ chức DH tùy theo đối tượng nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023