Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


TRẦN ANH PHƯƠNG


VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


TRẦN ANH PHƯƠNG


VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN LỊCH SỬ) Mã số: 60 14 01 11


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thanh Tú

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thanh Tú – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu và toàn thể đội ngũ giảng viên, cán bộ trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, cô giáo và các em học sinh trường phổ thông liên cấp Olympia đã cộng tác với tôi hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, quan tâm và tạo điều kiện để tôi có nguồn động lực thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn


Trần Anh Phương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Âm nhạc:

ÂN

Dạy học:

DH

Giao tiếp:

GT

Giáo viên:

GV

Hình ảnh:

HA

Học sinh:

HS

Lịch sử:

LS

Lo-gic

LG

Ngôn ngữ:

NN

Nội tâm:

NT

Phương pháp:

PP

Trung học phổ thông:

THPT

Tự nhiên:

TN

Vận động:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Bảng thể hiện các trí thông minh nổi trội của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia 40

Bảng 2.1: Bảng phân công nhiệm vụ của HS trong dự án “Văn hóa Việt Nam TK X- XIX” 81

Bảng 2.2: Bảng thể hiện kết quả chấm phiếu học tập Phong trào văn hóa Phục hưng của 30 HS trường PT liên cấp Olympia 87

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện các trí thông minh nổi trội của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia 40

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện số lượt các thông minh được xếp hạng cao của 30 HS lớp 10 trường phổ thông liên cấp Olympia 41

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ thể hiện kết quả các loại hình trí thông minh của HS Đỗ Việt Hà 42

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ thể hiện kết quả các loại hình trí thông minh của HS Thái Khánh Linh 43

Biểu đồ 1.5: Biểu đồ thể hiện các yếu tố giúp HS có hứng thú với môn học (nhóm môn học) 44

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Danh mục các chữ viết tắt ii

Danh mục các bảng, biểu đồ iii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 10

1.1 Cơ sở lí luận 10

1.1.1 Một số quan điểm về trí thông minh của con người 10

1.1.2 Giới thiệu lý thuyết đa thông minh 13

1.1.3. Một số yêu cầu khi vận dụng lý thuyết đa thông minh trong môn Lịch sử ở trường THPT 19

1.1.4. Quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học môn sử ở

trường THPT 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 25

1.2.1. Thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử ở trường THPT 25

1.2.2. Thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông liên cấp Olympia 30

Chương 2. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP OLYMPIA 48

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT .. 48

2.1.1. Vị trí của chương trình LS lớp 10 THPT 48

2.1.2. Mục tiêu của chương trình LS lớp 10 THPT 49

2.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT 51

2.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy LS lớp 10 vận dụng lý thuyết đa trí thông minh 58

2.2.1. Đánh giá trí thông minh của học sinh 58

2.2.2. Xác định mục tiêu bài học 58

2.2.3. Lựa chọn nội dung bài học phù hợp với việc vận dụng lý thuyết đa thông minh 61

2.2.4. Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, phương tiện hỗ trợ giảng dạy . 63

2.2.5. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp 64

2.2.6. Xác định hình thức, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 74

2.2.7. Viết giáo án bài dạy 77

2.3. Thử nghiệm sư phạm 83

2.3.1. Mục đích 83

2.3.2. Đối tượng và địa bàn thử nghiệm 84

2.3.3. Nội dung và phương pháp thử nghiệm 85

2.3.4. Kết quả thử nghiệm 86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............... . TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 96

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Albert Einstein, Leonardo da Vinci hay Christopher Hirata từ lâu đã được mệnh danh là những thiên tài với chỉ số IQ cao nhất mọi thời đại. Những thiên bẩm vốn có đã kết hợp một cách tự nhiên với sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và đồng điệu trong môi trường giáo dục để tạo nên những người khổng lồ trong LS. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu Albert Einstein lựa chọn nghệ thuật còn Leonardo da Vinci quyết định trở thành một cây bút có tiếng? Và biết đâu chúng ta sẽ có một Albert Einstein với tư cách một nhà điêu khắc hay hội họa chăng?

Giáo dục với sứ mệnh và vị trí quan trọng của mình, trước hết cần phục vụ giáo dục đại trà để tạo ra những công dân có tri thức, năng lực, trách nhiệm và biết cách thích nghi với cuộc sống muôn hình vạn trạng. Đó là “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” – Theo mục đích học tập do UNESCO khởi xướng.

Tiếp cận trí tuệ con người ở một khía cạnh rất đặc biệt, Howard Gardner đã nhanh chóng trở thành cái tên được nhắc tới nhiều trong những thập niên gần đây khi công bố nghiên cứu mang tên “Thuyết đa thông minh”

– Theory of Multiple Intelligences. Theo đó, trong mỗi người chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trong số tám loại: Ngôn ngữ, logic/ toán học, âm nhạc, không gian, vận động, giao tiếp, nội tâm và tự nhiên. Ông chỉ ra rằng các nhà trường truyền thống chỉ quan tâm đánh giá HS thông qua hai loại trí thông minh là trí thông minh ngôn ngữ và trí thông minh logic/ toán học mà dường như xem nhẹ hoặc bỏ qua những HS có thiên hướng thông minh khác.

Thuyết đa thông minh với những đóng góp khoa học của Howard Gardner đã đem đến những nhận thức mới về trí tuệ con người. Trí thông minh trở thành “khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023