cách thúc đẩy nghiên cứu sát hợp với thực tế cuộc sống. Và, Chính phủ nên “làm nguội” cơn sốt nghiên cứu khoa học, không thể nghiên cứu theo phong trào. Do vậy, ở đây cần tăng cường sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. Tiến tới để hầu hết các đề tài nghiên cứu được tiến hành trong các viện, các trường đại đều phải do nhu cầu của thực tiễn, đều do các doanh nghiệp, tổ chức đặt hang.
Nếu là nghiên cứu cơ bản, thành quả nghiên cứu cần phải được ngành công nhận, Nhà nước không nên can dự. Nếu là nghiên cứu kỹ thuật, Chính phủ có thể thiết lập chế độ khích lệ tư hữu hoá, nhưng hiệu quả cần phải do thị trường quyết định. Chính phủ không nên “việt vị” và càng không nên chỉ vì thành tích của Chính phủ mà dẫn tới hậu quả là kết quả nghiên cứu thành ra gượng ép.
Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, trong bài viết “Đạo văn trong hoạt động khoa học” [156]: Hơn 20 năm về trước, Al Gore, lúc đó còn là một thượng nghị sĩ (và sau này là phó tổng thống Mĩ) chủ trì một cuộc điều trần về gian lận trong khoa học, nhận xét: “Nền tảng của nghiên cứu khoa học dựa vào sự tín nhiệm của quần chúng và liêm chính trong hoạt động khoa học”. Câu phát biểu này có tính phổ quát, và có thể thích hợp cho bất cứ hoạt động nghiên cứu khoa học tại bất cứ nước nào, kể cả ở nước ta.
Vì vậy, để hoạt động nghiên cứu khoa học luôn là một hoạt động lành mạnh và có ý nghĩa, thì quan trọng hơn hết là các cơ quan nghiên cứu cần phải tạo ra một không gian và bối cảnh mà trong đó sự liêm chính được ghi nhận và các hành động vô nguyên tắc phải bị trừng trị. Việc giáo dục đạo đức nói chung và lòng trung thực nói riêng cần thực hiện hết sức tỉ mỉ, cẩn trọng và dựa trên nguyên tắc làm gương. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành cần phải là tấm gương sáng cho nghiên cứu sinh về sự trung thực khoa học như là một nguyên tắc bất di bất dịch.
- Trong lớp học, các sinh viên cần được dạy về ảnh hưởng của của tình trạng bất lương và thiếu thành thật trong khoa học. Theo đó, cần công bố danh
tánh những người bị kết tội gian lận khoa học để cảnh cáo các nhà khoa học biết được hậu quả của việc làm sai trái đó. Đặc biệt, tất cả các nghiên cứu viên, trước khi bắt tay vào nghiên cứu, cần phải được cảnh cáo rằng bất cứ hình thức gian lận khoa học nào cũng có thể xem là một tội phạm và cơ quan sẽ dứt khoát không dung túng.
Thứ ba, ở nước ta, gian lận trong nghiên cứu khoa học có biểu hiện nhiều nhất ở nạn đạo văn. Theo chúng tôi, ngoài việc dạy cho học sinh, sinh viên phân biệt được thế nào là đạo văn và thế nào là trích dẫn một cách đàng hoàng, trung thực, bao quát để giải quyết tận gốc nạn đạo văn, hay rõ hơn là “đạo” tri thức ở nước ta, thì cần cải tổ từ hệ thống giáo dục: từ cấp trên, đến tư liệu giảng dạy, đến hình thức giảng dạy ngay từ bậc tiểu học. Ví dụ, đại đa số, nếu không nói là tất cả sách giáo khoa giảng dạy ở Việt Nam không hề có một tài liệu tham khảo nào, nhưng có nhóm tác giả. Không thể nói tri thức trong mỗi cuốn sách giáo khoa đó là tài sản trí tuệ của nhóm tác giả soạn sách được, và nếu không có trích dẫn tài liệu tham khảo, đó chính là đạo văn. Cách thức giảng dạy ở Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn chưa có thay đổi theo cách “thầy đọc, trò chép”, đây là một hình thức hướng dẫn đạo văn vô tình. Khi trò trả bài hoặc làm bài thi mà không viết đúng ý thầy hoặc nguyên văn lời thầy giảng, thì bài thi không đạt; ngược lại để đạt tức là đạo văn. Đạo văn cần phải được coi là một chuyên đề giảng dạy chính thức trong các trường học, mức độ nâng dần theo bậc học; nó được coi như là một bài học đạo đức chống lại hành vi ăn cắp, mà ở đây là ăn cắp ý tưởng, ăn cắp tri thức. Hành vi này cũng cần bị xử lí không khác gì ăn cắp vật chất.
4.3.2. Tăng cường công tác sở hữu trí tuệ trong hoạt động khoa học, công nghệ
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 15
- Một Số Vấn Đề Về Tự Do Và Trách Nhiệm Đạo Đức Trong Hoạt Động Khoa Học, Công Nghệ Được Đặt Ra Hiện Nay
- Các Tổ Chức, Cá Nhân Tham Gia Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Khoa Học, Công Nghệ Cần Nhận Thức Rõ Cơ Sở Đạo Đức Của Những Sáng Tạo Khoa Học, Công Nghệ
- Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 19
- Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 20
- Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 21
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Sở hữu trí tuệ là sở hữu các sáng tạo của trí tuệ. Do đó, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ là việc của Nhà nước dành cho các cá nhân sự kiểm soát độc quyền các sản phẩm trí tuệ của họ trong một thời hạn nhất định, nhằm ngăn
ngừa sự khai thác các sản phẩm đó một cách tự do. Sở hữu trí tuệ trong hoạt động khoa học, công nghệ thường được hiểu gồm các quyền: sở hữu công nghiệp; quyền tác giả và các quyền có liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng [165, tr.39].
Một loạt vấn đề nêu trên liên quan đến sở hữu trí tuệ buộc Nhà nước Việt Nam phải kết hợp chặt chẽ công tác quản lý sở hữu trí tuệ với công tác quản lý khoa học và công nghệ để tạo thành một chỉnh thể hữu cơ. Song, hiện nay hai công tác này ở Việt Nam còn đang tách rời nhau. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng gian lận trong nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay. Nếu Nhà nước làm tốt công tác sở hữu trí tuệ thì khó mà có tình trạng vi phạm bản quyền tác giả, ăn cắp, ăn trộm, sao chép tài liệu… như hiện nay.
Các vấn đề còn tồn tại nói trên tuy có liên quan đến một số nhân tố như mức đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển của Việt Nam còn tương đối thấp..., nhưng lại liên quan rất nhiều đến các vấn đề tồn tại về các phương diện như vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách… của Việt Nam trong lĩnh vực này. Do vậy, cần phải tiếp tục tăng cường cải cách, hoàn thiện thể chế quản lý khoa học và công nghệ, trong đó cần đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách sở hữu trí tuệ liên quan đến khoa học và công nghệ, cũng như hệ thống dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vấn đề này. Trong khi từng bước gia tăng đầu tư vào khoa học và công nghệ thì phải coi trọng đầy đủ công tác sở hữu trí tuệ từ góc độ chiến lược, tầm nhìn dài hạn.
Đối với các trường hợp vi phạm luật pháp trong các hoạt động khoa học, công nghệ nhà nước cần tăng cường hệ thống chế tài xử phạm vi phạm một cách kịp thời và kiên quyết, theo đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa, mức phạt cần đảm bảo đủ mức răn đe. Nếu không, những hiện tượng gian lận trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ sẽ vẫn tiếp tục tái diễn.
4.3.3. Xây dựng môi trường dân chủ trong hoạt động khoa học, công nghệ
Dân chủ hoá trong việc ra các quyết định về khoa học, công nghệ sẽ là điều kiện cần thiết để đảm bảo được sự kiểm soát của xã hội đối với các thành tựu khoa học và công nghệ.
Một là, dân chủ đối với các chủ thể tham gia nghiên cứu khoa học
Dân chủ đối với các chủ thể tham gia nghiên cứu khoa học trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, thực chất là: tăng cường xã hội hóa nghiên cứu khoa học phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở rộng hợp tác quốc tế để qua đó, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng nghiên cứu khoa học.
Trước đây, quan niệm phổ biến là Nhà nước “cho phép” nghiên cứu khoa học. Nghị định 35/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 28/1/1992 thể hiện tinh thần dân chủ quan trọng có tính đột phá về dân chủ là xác định nghiên cứu khoa học thành “quyền của công dân”. Điều 40, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó” [121, tr.23].
Vấn đề dân chủ hóa và xã hội hóa các chủ thể hoạt động khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng đã được ghi nhận trong Luật Khoa học và công nghệ: Tất cả các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều có quyền tổ chức, thực hiện các hoạt động khoa học; được quyền áp dụng các thành tựu khoa học mới vào sản xuất và đời sống; được quyền bình đẳng trong việc dự tuyển để chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài, đề án về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập các đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trực thuộc. Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ có quyền tự do dân chủ trong nghiên cứu, sáng tạo, trong việc thực hiện các vấn đề nghiên cứu; được khai thác và trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động nghiên cứu của mình nhưng phải tuân thủ về bảo mật quốc gia.
Ha là, dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
Dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được biểu hiện tập trung ở việc tạo lập và nâng cao tính tự chủ của các tổ chức và của các nhà khoa học. Vấn đề này đã được Luật Khoa học và Công nghệ quy định. Tuy nhiên, trong thực tế, tự chủ của các tổ chức nghiên cứu khoa học của Nhà nước và của các thành phần kinh tế, sở hữu khác là không giống nhau; có một số đơn vị nghiên cứu khoa học, một số nhiệm vụ khoa học quan trọng Nhà nước cần nắm giữ, nếu áp dụng phương thức tự chủ theo kiểu “cha chung không ai khóc”, “tiền chùa”... thì lợi bất cập hại.
Tự chủ đòi hỏi sự dân chủ trong mối quan hệ giữa bộ chủ quản và các đơn vị nghiên cứu khoa học cấp dưới, mà trước hết là các viện nghiên cứu. Hiện nay, về cơ chế quan hệ giữa bộ chủ quản với các viện nghiên cứu, có hai loại ý kiến trái ngược: 1) Khẳng định sự cần thiết có bộ chủ quản để định hướng thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ kinh phí cho viện, cầu nối giữa viện và địa phương… 2) Xét lại vai trò của bộ chủ quản vì: can thiệp quá sâu vào hoạt động của viện; thiên vị và đối xử thiếu công bằng giữa các tổ chức trong bộ, viện nghiên cứu có nhiều mối quan hệ với các bộ.
Tự chủ nghiên cứu khoa học đòi hỏi người thủ trưởng có tinh thần dân chủ, thủ trưởng các đơn vị nghiên cứu khoa học, khi thực hiện cơ chế tự chủ sẽ có quyền nhiều hơn nhưng công việc nặng hơn.
Tự chủ nghiên cứu khoa học mở ra mối quan hệ dân chủ đầy trách nhiệm giữa chủ nhiệm đề tài với cơ quan chủ trì và cá nhân những người nghiên cứu trong đề tài, giữa chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài. Tự chủ nghiên
cứu khoa học ở đây bao hàm cả tự chủ về nguồn tài chính thực hiện (việc quy định thanh toán, quyết toán nhiệm vụ khoa học hiện nay là làm khổ cho nhau, bắt nhau phải nói dối…).
Ba là, dân chủ trong quá trình xác định, tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
Quá trình xác định, tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học mang tinh thần dân chủ là phải được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều này đã được áp dụng ở lĩnh vực công, trong các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước để nghiên cứu khoa học. Qua thực tế, hình thức đấu thầu trong xác định, tuyển chọn nhiệm vụ khoa học là thể hiện rõ tinh thần dân chủ. Tuy vậy, để việc đấu thầu này mang tính dân chủ thực sự, phải công khai hóa, minh bạch hóa quy trình tuyển chọn cá nhân hay tổ chức được giao chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, tránh tình trạng “quân xanh, quân đỏ” dẫn đến lãng phí ghê gớm sức lao động và kinh phí của không ít cá nhân, tổ chức mà không thu được kết quả gì.
Bốn là, dân chủ (công bằng quyền - nghĩa vụ) về lợi ích trong nghiên cứu khoa học
Dân chủ về lợi ích trong nghiên cứu khoa học theo nghĩa rộng là đồng thời với nghĩa vụ, các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học có quyền tương ứng của mình, nghĩa là: sự hài hòa lợi ích khi tham gia một đề tài, dự án, chương trình… nào đó và lợi ích ấy chính là phân phối theo chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học.
Về quyền của các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học bao gồm: được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học; được thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật; được hợp tác, liên doanh trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; được công bố kết quả nghiên cứu khoa học; được đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội… Trong một đề tài cụ thể, lợi ích mang tính dân chủ là kinh phí tương ứng với yêu cầu và đặc điểm của đề tài nghiên cứu, lợi ích hài hòa giữa chủ nhiệm đề tài với các thành viên và giữa các thành viên trong đề tài…; hài hòa về tỷ giá nếu đi vào lưu thông, trao đổi…
Lợi ích của hoạt động nghiên cứu khoa học là điều không ai có thể nghi ngờ, nhưng những lợi ích ấy chỉ có thể đạt được trong một môi trường nghiên cứu lành mạnh, một môi trường bảo đảm cho quá trình tìm kiếm tri thức được thực hiện với mức độ khả tín cao nhất và phản ánh những giá trị nền tảng của xã hội mà mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm gìn giữ. Trong bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu tăng trưởng nhanh trong nghiên cứu khoa học phải gắn với việc xây dựng nền tảng văn hóa học thuật vững mạnh; không có cái nền đó thì những thành tựu đạt được chỉ là những lâu đài xây trên cát.
Năm là, dân chủ trong đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án, đề tài, chương trình… nghiên cứu khoa học mang tính dân chủ nghĩa là việc đánh giá ấy phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng khoa học, bảo đảm khách quan, chính xác trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học các cấp thành lập, quy định nhiệm vụ và quyền hạn.
Các quy trình để đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay rất phổ biến là: Thành lập Hội đồng nghiệm thu; Chủ nhiệm đề tài làm hồ sơ nghiệm thu (kỷ yếu, tổng quan…) gửi tới Hội đồng; thực hiện trình tự nghiệm thu theo quy định; kết quả đánh giá (bỏ phiếu kín) theo các mức khác nhau…
Về mặt hình thức, những điểm nêu trên có tính dân chủ và thực tế với quy trình, quy định đó phần nào việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học có
tính khách quan và tương đối chính xác. Thế nhưng, xét kỹ (và nhất là từ thực trạng của việc đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học ở nước ta), thì còn nhiều sơ hở, không chặt chẽ làm cho việc đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học không đạt tới kết quả mang tính dân chủ, bình đẳng thực sự.
4.3.4. Luật hoá một số trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ
Do tương tác mật thiết của khoa học, công nghệ với cuộc sống con người trong xã hội và sinh thái, hoạt động khoa học, công nghệ không chỉ đơn thuần là sự mở rộng kiến thức mà nó còn đòi hỏi phải cân nhắc các khía cạnh đạo đức mà chúng ta phải nhận thức, quan tâm đến, được trang bị để đấu tranh. Các phát minh về khoa học, công nghệ và việc sử dụng chúng đang làm gia tăng các lo ngại về sự phá huỷ môi trường tự nhiên, xã hội, thậm chí cả sự tồn vong của nhân loại.
Để hạn chế một cách có hiệu quả những mặt trái của sự phát triển khoa học, công nghệ, các phát minh khoa học và việc sử dụng chúng cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn không phải chỉ dưới lăng kính của “toà án lương tâm” (khi mà tính tự giác và trình độ văn minh của con người chưa cao). Nó cần được kiểm duyệt khắc nghiệt trong sự phơi bày một cách đầy đủ các hiệu quả trái ngược có thể có của các phát minh mới thông qua những quy định pháp luật. Chỉ có sự ràng buộc về mặt pháp lý mới đủ hiệu lực làm cho trách nhiệm của nhà khoa học và người sử dụng kết quả khoa học được thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc nhất. Chỉ có sự ràng buộc về mặt pháp lý thì bất cứ hình thức gian lận hay vi phạm dân chủ nào trong hoạt động khoa học, công nghệ cũng có thể xem là một tội phạm và cơ quan pháp luật sẽ dứt khoát không thể bỏ qua, chứ không nói gì đến dung túng được nữa.