Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 15


thông tin đã tạo nên mối đe dọa nguy hiểm, trực tiếp cho nền an ninh quân sự của tất cả các quốc gia, nhưng cho đến nay chưa có một biện pháp phòng vệ và hạn chế hữu hiệu nào.

Công nghệ thông tin còn đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, gay cấn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước như vấn đề công ăn, việc làm, vấn đề dân chủ và công bằng xã hội. Một khi thông tin, tri thức được lưu trữ dưới dạng các tài liệu trở thành nguồn lực của sản xuất, trở thành hàng hóa, nghĩa là gắn liền với lợi ích - mà lợi ích là mục tiêu đấu tranh không có điểm dừng, thì ai chiếm hữu, sử dụng được nhiều thông tin, người ấy càng thu được nhiều lợi ích về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật... Việc không gắn trách nhiệm với quyền sử hữu thông tin này có thể tạo ra những hiểm hoạ cho sự phát triển lành mạnh của xã hội.

Vấn đề tội phạm máy tính - một vấn đề nan giải và cũng là thách thức lớn ở nhiều quốc gia. Sự bùng nổ Internet kèm theo nỗi lo không kiểm soát được trước thực trạng máy tính bị lợi dụng và trở thành công cụ đắc lực cho các hoạt động phạm pháp bên ngoài như buôn bán ma túy, rửa tiền điện tử, những hình thức cá cược bất hợp pháp, những chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ nhau của các phe đối lập chính trị… Tội phạm máy tính có nhiều loại như đột nhập vào mạng máy tính, tính báo công nghiệp, ăn cắp phần mềm, khiêu dâm trẻ em trên mạng máy tính, bom thư, đánh cắp mật khẩu truy cập mạng, thẻ tín dụng, lừa gạt khách hàng… Tội phạm máy tính rất nguy hiểm nhưng cho đến nay do nhiều nguyên nhân nên chưa thể trừng phạt được. Vì thế, việc xác định trách nhiệm và trao quyền cho các cơ quan quản lý và các cá nhân có năng lực để thực hiện nhiệm vụ này cần được khẳng định là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội.

Chính vì thế mà mới đây, Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra và quyết định đóng cửa khoảng gần 1000 quán cà phê có trang bị mạng Internet, hy vọng có thể ngăn chặn sự thấm thấu của văn hoá độc hại làm suy thoái đạo


đức trong thanh thiếu niên. Còn ở Việt Nam, năm 2006 đã ban hành Luật công nghệ thông tin, trong Luật này có quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Đặc biệt Luật này còn quy định rõ các hành vi bị cấm trong điều 12 như: cấm các hành vi kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội…, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại,...

Thực tế là Luật đã ban hành nhưng con người ta vẫn vi phạm, cố tình vi phạm. Cũng như những đạo luật bảo vệ môi trường, Luật công nghệ thông tin có đi vào được cuộc sống hay không còn phụ thuộc phần lớn vào ý thức của những con người sử dụng công nghệ thông tin cho mục đích của mình, cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý công nghệ thông tin.

Do đó, sự phát triển của khoa học và công nghệ cùng với sự giao lưu, hội nhập quốc tế là những tác nhân trực tiếp và ảnh hưởng mạnh mẽ gây nên những biến đổi trong việc hình thành đạo đức cá nhân. Do vậy, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ, trước nhất là vấn đề công nghệ thông tin, trách nhiệm đối với con người là biểu hiện của sự biến đổi nhân cách và là tác nhân làm biến đổi nhân cách con người.

Tiếp đến, trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Trong công nghệ sinh học cùng với cuộc “cách mạng xanh” vào những năm 60 cho đến những năm 70 của thế kỷ XX đã từng cứu nhiều nước châu Á và Mỹ Latinh, đặc biệt là Braxin và Ấn Độ thoát khỏi nạn đói. Bắt đầu từ những năm 80, nhân loại bước vào giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng này, nhằm tập trung vào phát triển, lai tạo các giống mới có năng suất cao, xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại, tăng luân canh và tìm ra những loại hóa chất mới đảm bảo cho cây trồng phát triển [132, tr.525-526]. Song, chỉ sau đó thôi, con người lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường và về vệ sinh, an toàn lương thực, thực phẩm cũng do chính công nghệ gen cùng với các công nghệ khác mang lại.


Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 15

Công nghệ sinh học đang tạo ra những nguy cơ không an toàn về vệ sinh cho lương thực, thực phẩm. Các loại gia súc, gia cầm như bò, lợn, gà, cừu, dê… khi được tiêm chích các loại hoóc môn tăng trưởng, ăn các loại thức ăn tăng trọng có chứa nhiều chất kích thích, đặc biệt là độc tố điôxin… chúng phát triển rất nhanh, nhưng đồng thời chúng cũng là nguồn thực phẩm nguy hiểm, không an toàn đối với sức khỏe của con người. Việc con người ngày nay thường xuyên sử dụng các sản phẩm chuyển đổi gen cũng là vấn đề đang được bàn cãi rất gay gắt trên phạm vi toàn thế giới. Tác hại của các sản phẩm chuyển đổi gen đối với con người là chưa thể lường hết, do đó cũng là thách thức lớn đối với con người.

Một trong những loại độc tố đang rất phổ biến hiện nay là loại nấm Micotoxin được coi là vũ khí sinh học hay vũ khí di truyền nguy hiểm nhất, nó có thể làm tiêu vong cả nền văn minh nhân loại ngày nay. Độc tố này thực chất là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của các loại nấm gây hại đối với thực vật và các nông sản khác, do việc lạm dụng quá nhiều các loại hóa chất phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp. Đối với con người sử dụng lương thực, thực phẩm đã nhiễm độc tố Micotoxin có nguy cơ mắc phải các bệnh ung thư, rối loạn hệ miễn dịch, thần kinh, loãng máu [xem 145, tr.33].

Một thành tựu cực kỳ to lớn nữa của công nghệ sinh học và cũng là nỗi quan tâm sâu sắc của cả loài người - đó là sự thành tựu của công nghệ nhân bản vô tính động vật, mà sản phẩm đầu tiên là sự ra đời của con cừu Dolly (3/1997). Kể từ đó thế giới cũng bắt đầu hội chứng cừu Dolly. Chính hội chứng cừu Dolly đang đặt ra trước nhân loại những vấn đề hết sức phức tạp, nan giải có liên quan trực tiếp đến tương lai của nhân loại, đến lương tâm, trách nhiệm đạo đức và nhân cách. Người ta đang hy vọng rằng việc nhân bản một số bộ phận, cơ quan của cơ thể người, đặc biệt là các cơ quan nội tạng, sẽ góp phần vào việc thay thế các cơ quan, bộ phận đã già, yếu và


bệnh tật, nhờ đó có thể giúp con người khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn. Song, vấn đề lại không đơn giản như vậy, vì một khi người ta đã cứu sống con người bằng cách này, người ta cũng dễ dàng giết chết con người theo cách đó. Như vậy, các nghiên cứu trong lĩnh vực nhân bản vô tính sẽ có nguy cơ bị lạm dụng vào các mục đích phi nhân tính. Tháng 12/1998 Liên hợp quốc đã ban hành một văn bản coi việc nhân bản con người là trái với đạo đức và không phù hợp với nhân cách. Giả sử, bằng công nghệ nhân bản vô tính có thể tạo ra hàng loạt những con người lỗi lạc, tài ba xuất chúng như Môza, Anhxtanh… thì người ta hoàn toàn có thể tạo ra hàng trăm Hítle, hàng nghìn Pônpốt, hàng vạn những kẻ đạo tặc khác. Chưa ai có thể lường hết được những bất trắc do công nghệ nhân bản vô tính mang lại cho loài người. Nhưng bất chấp việc các nhà khoa học, đạo đức học đã cảnh báo về những hiểm họa có thể, bất chấp quan điểm của Liên hợp quốc coi nhân bản người là trái với đạo lý và không phù hợp nhân tính, hiện nay một số nước có tiềm lực vẫn ủng hộ việc tiến hành những nghiên cứu khoa học theo hướng này. Rõ ràng, nhân loại đang phải đối mặt trước những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến số phận, lương tâm, trách nhiệm đạo đức và nhân cách con người.

Thực tế cho thấy, con người sáng tạo ra khoa học và công nghệ nhằm tìm hiểu, biến đổi, cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích và sáng tạo. Song, không phải lúc nào con người cũng có thể điều khiển, kiểm tra và làm chủ được hết những lực lượng vật chất do chính mình sáng tạo ra. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một mặt là do những điều kiện chủ quan như sự hạn chế về mặt nhận thức của từng thế hệ, do nhu cầu và lợi ích giai cấp, dân tộc chi phối, và mặt khác là do những điều kiện khách quan như bản thân các thành tựu khoa học, công nghệ, một khi đã trở thành những thực thể vật chất độc lập, chúng phát triển theo những quy luật nội tại vốn có của mình, hơn nữa, chúng còn tương tác


lẫn nhau trong quá trình tác động lên tự nhiên và xã hội và thường xuyên gây nên những hậu quả tiêu cực không lường trước được. Chính C.Mác là người nhận ra tính chất công cụ không tự điều khiển được của các sản phẩm khoa học và thiết bị kỹ thuật. Theo ông:

Máy móc cũng chẳng khác gì con bò kéo cày, không phải là một phạm trù kinh tế. Sự áp dụng máy móc hiện thời là một trong những quan hệ của chế độ kinh tế hiện đại, nhưng cái cách mà máy móc được sử dụng thì hoàn toàn khác với bản thân máy móc. Thuốc súng vẫn chỉ là thuốc súng, dù là dùng để làm thương một người hay để chữa vết thương cho người đó [38, tr.73].

Tóm lại, vấn đề trách nhiệm tự thân đã vô cùng phức tạp. Bởi hiện nay bất cứ một hoạt động nào cũng có sự tham gia của rất nhiều người. Nhưng trách nhiệm tập thể là khái niệm quá bất định. Trong hoạt động quy mô rộng lớn trách nhiệm của các cá nhân thường bị phát tán ra, và khi phải điều tra các sự cố khác nhau nó thường bị đẩy xuống cho các cấp dưới. Và ngược lại, vẫn có một truyền thống khá rõ là thủ trưởng chịu trách nhiệm về mọi việc do các nhân viên của mình thực hiện. Vấn đề cơ bản của việc quy kết trách nhiệm ở đây là nó phải hiện thực: mỗi người cần thực sự có đóng góp của mình vào hoạt động chung. Điều đó có nghĩa là cần phải xây dựng những cơ chế quy định rất rạch ròi ai phải chịu trách nhiệm về những thứ gì trong những điều kiện nào?

Trong các điều kiện hiện nay, khi tính tới sức mạnh to lớn của khoa học, công nghệ đến mức tác động của nó có thể dẫn tới những thảm họa quy mô khu vực thậm chí toàn cầu, thì chủ đề phân chia trách nhiệm càng trở nên gay gắt. Đã và đang có nhiều nhà khoa học, chính khách tên tuổi thế giới lên tiếng về vấn đề này. Chẳng hạn, H.Ionas đã khẳng định, đã đến lúc phải xét lại bản thân học thuyết trách nhiệm, cần phải chuyển từ trách nhiệm truyền thống của kẻ mắc tội sang trách nhiệm của người cảnh báo, người gìn


giữ bảo vệ. Nói chung, cá nhân hoạt động càng có khả năng công nghệ lớn bao nhiêu, thì càng đòi hỏi ở nó lượng tri thức lớn bấy nhiêu cần thiết để thấy trước các hậu quả có thể xảy ra, và càng lớn hơn trách nhiệm mà nó phải gánh vác về những hậu quả này, mặc dù luận điểm này gây thêm những khó khăn.

Cũng giống như tự do, trách nhiệm đạo đức của con người trong hoạt động khoa học, công nghệ cần phải được gắn với cá nhân và cộng đồng. Những sản phẩm thể hiện thành quả tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học, công nghệ cũng phải phải đảm bảo được năng lực cá nhân và nhu cầu phát triển của đời sống con người, đó là quá trình điều chỉnh lợi ích giữa người và người, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cá nhân và xã hội.

Như đã biết, những tranh cãi và giải pháp có thể xoay quanh cách thức mà khoa học, công nghệ được hình thành, nó phải được thừa nhận. Tuy nhiên, cả hai quan điểm chấp nhận rằng hệ thống khoa học, công nghệ có tác động vào các cá nhân, đối với xã hội và môi trường. Đó là những gì mà một sản phẩm khoa học, công nghệ khi mới ra đời sẽ được đánh giá và thẩm định cũng như xem xét về mặt đạo đức, được xem là thẩm quyền của các nhà khoa học và các chuyên gia công nghệ.

Con người sống và thực hiện lợi ích của mình trong một cộng đồng, một xã hội nhất định, do đó, lợi ích của mỗi người chỉ có thể thực hiện được trong một tương quan nhất định với lợi ích của người khác, của xã hội. Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ liên quan tới các cơ sở, chuẩn mực đạo đức của các nghiên cứu khoa học cũng như việc ứng dụng các thành tựu của sự nghiên cứu ấy. Nó liên quan tới cả các cơ sở, chuẩn mực đạo đức trong nội bộ từng ngành khoa học lẫn tác động về mặt xã hội của các quá trình, các kết quả nghiên cứu khoa học.


Tiểu kết chương 3


Ở chương này, tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Trong đó, tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ được thể hiện dưới việc nghiên cứu, điều tra và đưa ra các lý thuyết, tiên đề có tính định hướng sự phát triển của xã hội loài người trong tương lai cũng như những tổng kết sự phát triển của xã hội trong lịch sử loài người. Những nghiên cứu này có thể đúng, có thể sai và cần được chứng minh qua thời gian, thể hiện quan điểm của người nghiên cứu dưới các khía cạnh lịch sử, văn hóa, chính trị, triết học, tâm lý học… Đó là sự tự do trong việc sáng tạo ra các công nghệ mới như vi tính điện tử, các chất hóa học, công nghệ gen và vũ khí quân sự, các thiết bị phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.

Luật khoa học và công nghệ của bất kỳ quốc gia nào cũng khuyến khích các nhà khoa học nỗ lực phát minh, sang chế và đưa chúng vào phục vụ cuộc sống ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho tự do của con người ngày càng mở rộng hơn. Đó là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển về tự do con người trong hoạt động khoa học, công nghệ hiện đại.

Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ không phải là tự do tuyệt đối. Trong quá trình hoạt động khoa học, công nghệ, sáng tạo ra những tri thức mới con người cần đảm bảo được tính ổn định, không tổn hại, ảnh hưởng tới cá nhân, con người và cộng đồng xã hội xung quanh cũng như thế giới tự nhiên. Hơn thế nữa, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ cần được ý thức rõ để chính nó trở thành cái giới hạn quyền tự do sáng tạo của con người.

Những chủ thể chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học, công nghệ có thể là các tổ chức, cá nhân, những nhà khoa học trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và những tổ chức cá nhân sử dụng, cho phép


ứng dụng các sản phẩm hoạt động khoa học, công nghệ ấy vào cuộc sống, hay đúng hơn là người ra quyết định sử dụng chúng. Do đó, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ có tính liên đới cùng nhau đảm bảo sự cân bằng và hợp lý của sáng tạo và sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học. Những chủ thể này cần có ý thức trách nhiệm đạo đức trong các sản phẩm của mình và phải thể hiện ra thành các biểu hiện như trách nhiệm đạo đức của con người đối với tự nhiên và đối với con người, xã hội. Hay nói đúng hơn, trách nhiệm đạo đức được thể hiện trong việc các sản phẩm khoa học, công nghệ đó phải ảnh hưởng tích cực tới giới tự nhiên, môi trường sống và xã hội loài người, tránh việc gây ra những thảm họa tự nhiên do thu hẹp diện tích rừng để xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, thải nước và khí bẩn ra môi trường, sử dụng chất hóa học trong việc tạo ra các sản phẩm gây hại cho con người, làm giảm tài nguyên động - thực vật, phá vỡ cấu trúc tự nhiên và gây ra các cuộc chiến tranh sử dụng chất học học, vũ khí hủy diệt…

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí