Các Tổ Chức, Cá Nhân Tham Gia Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Khoa Học, Công Nghệ Cần Nhận Thức Rõ Cơ Sở Đạo Đức Của Những Sáng Tạo Khoa Học, Công Nghệ


những sáng tạo của mình ở khía cạnh tích cực. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động khoa học, công nghệ cần phải lựa chọn dứt khoát rằng: con người nắm lấy khoa học, công nghệ chứ không phải là ngược lại.

Có như vậy thì các chủ thể trong hoạt động khoa học, công nghệ mới xác định được rõ tính hướng đích trong nghiên cứu và trong ứng dụng khoa học, công nghệ là vì mục tiêu nhân văn, nhân đạo, vì sự phát triển bền vững của toàn bộ xã hội loài người.

Trong xã hội truyền thống và ứng với nó là công nghệ truyền thống, trong một chừng mực nhất định, người ta đã từng tìm được thế cân bằng và cơ chế kiểm soát giúp cho khoa học và công nghệ không đi chệch mục đích ban đầu khiến cho nó ra đời là giải quyết các vấn đề hiện tại của con người một cách nhanh gọn và hiệu quả trước khi nó bị tha hoá, bị phụ thuộc vào sự tham lam, thiếu kiểm soát và niềm tin mù quáng vào “chìa khoá vạn năng” của công nghệ như đang xảy ra trong xã hội hiện đại. Những hệ quả kinh hoàng mà loài người phải trả giá để thoả mãn tính “tự do” trong sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ đã cảnh tỉnh và gióng lên hồi chuông về việc cần phải biết giới hạn tự do trong sáng tạo khoa học và một trong những cách tốt nhất để xác định được giới hạn của tự do chính là việc xác định được từ trước những ứng dụng có thể của sự sáng tạo khoa học, công nghệ vàò giải quyết những vấn đề mang tính nhân văn của cuộc sống con người, loài người. Đồng thời cũng phải nhìn thấy trước ngay ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm những hậu quả xấu có hại cho sự sống có thể phát sinh từ việc ứng dụng những thành tựu nghiên cứu mới đó để kịp thời dừng chúng lại trước khi quá muộn. Đó chính là yêu cầu thay đổi phải hướng tới sự phát triển bền vững.

Chẳng hạn, khoa học, công nghệ cần hướng tới tạo ra một hệ thống “chuyển hoá cơ bản” trong quá trình sản xuất để loại trừ lãng phí và ô nhiễm bằng việc tính tới những hệ thống sản xuất tương đối khép kín nhằm đạt mục tiêu sao cho không đầu ra nào của sản xuất mà lại không là đầu vào cho một


quá trình sản xuất khác trong hệ thống đó. Một hệ thống như thế, không chỉ có hiệu lực hơn, theo ý nghĩa kinh tế của sản xuất mà còn loại trừ các tổn hại đến môi trường và các yếu tố khác. Tính hướng đích này sẽ làm cho toàn bộ quá trình sáng tạo, những sản phẩm và sự ứng dụng chúng đều ứng với cái đích đã được định ra. Đó cũng chính là tất yếu được nhận thức trở thành tự do. Chỉ có phát triển theo hướng đó thì tự do trong sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ vẫn được đảm bảo và các kết quả của nó lại không mang đến những hệ quả xấu cho sự phát triển xã hội.

4.2.2. Các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ cần nhận thức rõ cơ sở đạo đức của những sáng tạo khoa học, công nghệ

Theo chúng tôi, vấn đề sự phát triển của khoa học, công nghệ trong tương quan với đạo đức có thể xem xét ở ba cấp độ. Ở mỗi cấp độ sẽ có cơ sở đạo đức riêng mà mỗi chủ thể trong đó cần nhận thức rõ.

- Ở tầng nền, sự phát triển của khoa học và công nghệ theo quy luật nội tại của bản thân nó, chứa đầy những ngẫu hứng, sáng tạo, làm nên những phát kiến biến đổi xã hội và tự nhiên từng ngày. Tính ma thuật trong sự sáng tạo này vừa tạo ra sự ngưỡng mộ, đồng tình, đồng thời thúc đẩy đưa các kết quả sáng tạo vào đời sống. Ở cấp độ này, người ta chưa thấy mối quan hệ cần có giữa sáng tạo khoa học và đạo đức. Trong đa số trường hợp, sự sáng tạo và kết quả của sáng tạo khoa học tự nó không có tính thiện - ác. Chỉ khi người ta sử dụng các kết quả đó vào những mục đích khác nhau mới làm xuất hiện những hệ quả trái ngược nhau. Bởi vậy, ý thức về tác động của các phát minh khoa học và công nghệ trong đời sống phải trở thành một trong các tiêu chí mà nhà khoa học cần quan tâm hàng đầu. Chấp nhận huỷ hoặc không công bố kết quả nghiên cứu nếu nhận thấy nó có thể gây hậu quả xấu trong xã hội chính là trách nhiệm đạo đức của nhà khoa học. Đấy chính là quá trình tự do được thấy ra trong quá trình nhận thức cái tất yếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.


- Ở tầng giữa, sự phát triển của khoa học, công nghệ thể hiện uy lực của mình trong sự biến đổi và phát triển xã hội. Lúc này, bị cám dỗ bởi những lợi thế về tính hiệu quả, hữu ích và tiết kiệm, bị loá mắt bởi sự tăng trưởng nhanh chóng, bị chi phối bởi niềm tin rằng sự phát triển khoa học, công nghệ là điều kiện thiết yếu quan trọng nhất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nên xã hội, nhà nước và ngay cả người dân chưa ý thức ngay và ý thức hết mặt trái của sự phát triển này. Không chỉ là những phát minh được sử dụng vào những mục đích không lương thiện và thiếu nhân văn mà ngay cả những ứng dụng mang tính hiệu quả nhất cũng thể hiện những bất lợi khó lường. Chẳng hạn, sự phát triển của công nghệ truyền thông. Nhờ những bước phát triển nhảy vọt của kỹ thuật truyền thông với sự cải tiến không ngừng về tốc độ, dung lượng, tính đa dạng... làm chúng có khả năng lan xa, thấm sâu, không chỉ trên bề mặt và những hình thức biểu hiện mà còn làm thay đổi cả bản chất xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hoá, đạo đức và thói quen của con người. Sự phát triển của công nghệ truyền thông làm cho cuộc sống con người tiện ích và dễ chịu bao nhiêu thì cũng làm cho họ lệ thuộc vào nó nhiều bấy nhiêu. Với tư cách là một nhân tố góp phần làm “phẳng” thế giới, công nghệ truyền thông tạo ra một môi trường thông tin hiện đại, không còn biên giới, quốc gia và cũng từ đó con người thật khó tìm lại chính mình. Sẽ thật khó xác định đúng - sai khi một khối lượng thông tin lớn được chuyển từng giây qua mạng Internet; sẽ chẳng có gì là riêng tư khi mọi ngõ ngách của cuộc sống đều có các phương tiện kỹ thuật nhòm ngó; sẽ chẳng biết thật giả khi chính mình cũng không thật với mình trên phương tiện truyền thông; và khi những cái tốt được đăng tải trên các phương tiện truyền thông thì có nghĩa là cái xấu cũng có cơ hội không kém (một cách bất hợp pháp) và tất cả chúng đều thẩm thấu vào đời sống xã hội gây ra những biến đổi khó lường...

Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 17


Vấn đề đặt ra trong trường hợp này chính là việc làm thế nào có thể kiểm soát được yếu tố đạo đức, cụ thể là tự do và trách nhiệm của việc ứng dụng các kết quả của hoạt động khoa học, công nghệ trong đời sống xã hội? Nếu vai trò này chỉ đặt lên vai nhà nước thì không thể và không bao giờ có thể giải quyết được gốc của vấn đề bởi đạo đức xã hội chỉ có thể ra đời trên nền tảng của đạo đức cá nhân và các chế tài được áp dụng chỉ có tác dụng xử lý hậu quả chứ ít có tác dụng ngăn ngừa.

- Ở tầng trên, do khoa học, công nghệ đã phát triển đến độ “chín muồi” nên những ưu thế và mặt trái của nó được hiển hiện ra. Lúc này, người ta mới trực quan được một cách đầy đủ và thấm thía mối quan hệ không thể tách rời giữa khoa học, công nghệ và đạo đức trong sự phát triển của nó. Ở tầng bậc phổ quát này, cái đáng lo ngại nhất không phải là việc khắc phục những mặt trái của sự phát triển khoa học, công nghệ mà chính là phải xác lập được định hướng đạo đức trong sự phát triển đó ở thì tương lai, xuất phát từ thực tiễn đang diễn ra. Lúc này không phải là đạo đức và sự phát triển khoa học, công nghệ mà phải là đạo đức của sự phát triển khoa học, công nghệ và cái gì sẽ là dấu hiệu đặc trưng căn bản nhất về mặt đạo đức, cụ thể hơn là tự do và trách nhiệm trong sự phát triển khoa học và công nghệ? Các khoa học đang cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này ở các góc độ khác nhau và triết học không thể nằm ngoài sự truy tìm bản chất đối tượng trong sự phát triển kiểu như vậy.

Để hoá giải những nghịch lý của sự phát triển khoa học, công nghệ liên quan đến sự phát triển bền vững của xã hội và con người, đặc biệt là nan đề về đảm bảo phát triển tự do và quy định rõ trách nhiệm trong đó đang rất cần những giải pháp mạnh cả trên phương diện nhận thức lẫn hành động, không chỉ đối với cá nhân mà còn với cả cộng đồng xã hội.

Xét ở khía cạnh đạo đức học, đặc biệt là từ mối quan hệ của tự do và trách nhiệm trong đạo đức học, có thể khẳng định rằng, vấn đề kiểm soát mặt trái, những khía cạnh tiêu cực của hoạt động khoa học, công nghệ đã trở thành


một vấn đề toàn cầu. Giải quyết những vấn đề toàn cầu đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của thời đại hiện nay, thu hút sự quan tâm của hầu hết giới khoa học và các chính phủ trên thế giới. Trong tính “tự do” của mình, sự phát triển của khoa học, công nghệ đặt ra yêu cầu cần phải được “dẫn dắt” bởi những can thiệp kịp thời thông qua một số biện pháp để con đường phát triển không chệch quy luật của sự phát triển bền vững.

4.3. BÀI HỌC ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN NAY

4.3.1. Giải quyết vấn đề gian lận trong nghiên cứu khoa học hiện nay Trong khi Nhà nước cố gắng ngày càng mở rộng môi trường cho tự do nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh năng lực nghiên cứu, các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, các nước đều đang phải đương đầu với tình trạng chạy theo thành tích khoa học, thể hiện qua công bố quốc tế và các con số thống kê mang tính hình thức. Áp lực “công bố hay là chết” đã có tác dụng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng mặt trái của nó là biến những thước đo thành tích khoa học thành mục đích tự thân của việc nghiên cứu. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng vô trách nhiệm, đặc biệt là vô trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học. Nó được thể hiện rõ qua tệ nạn gian lận trong nghiên cứu khoa học đang ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở những nơi văn hóa nghiên cứu còn chưa trưởng thành và bệnh thành tích còn là một thực tế phổ biến chưa bị lên án mạnh mẽ mà có khi còn được khuyến khích công khai hay ngấm ngầm. Nhiều người khảo sát về vấn nạn này đã đồng ý rằng gian lận trong khoa học là một tình trạng (nói đúng hơn là một căn bệnh) rất phổ biến trong đại học, ngay cả ở những nước có nền khoa học phát triển như ở Mĩ, cũng không tránh khỏi. Gian lận trong nghiên cứu khoa học cũng đang trở thành

một vấn nạn rõ rệt đối với Việt Nam.


Gian lận trong nghiên cứu khoa học tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: “Lờ” trích dẫn tài liệu, đạo văn, gian lận trong quá trình duyệt bài, Lợi dụng người để nghiên cứu… [156]. Đặc biệt là vấn nạn đạo văn ở nước ta trong các nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn. Đây là một trong những biểu hiện rõ nhất của thói vô trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học của không ít các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động khoa học, công nghệ hiện nay. Đã đến lúc xã hội nói chung cần phải có biện pháp với vấn đề này.

Ở nước ta cho đến nay Nhà nước vẫn chưa có một chính sách hữu hiệu để giải quyết nhất quán các trường hợp vi phạm đạo đức khoa học. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nước ngoài cung cấp cho chúng ta một số bài học về cách thức giải quyết vấn đề này cho các trường đại học ở nước ta.

Thứ nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ cần phải có một đơn vị để đối phó và xử lí với các trường hợp gian lận trong khoa học. Trong mỗi trường đại học hay viện nghiên cứu cần phải có một ủy ban đạo đức khoa học (mà tiếng Anh hay gọi là Ethics Committee) để giải quyết bất cứ tố cáo nào liên quan đến các hành vi phạm sai lầm, ngụy tạo, gian trá và đạo văn trong khoa học. Theo kinh nghiệm từ nước ngoài, ủy ban này bao gồm các nhà khoa học từ nhiều ngành chuyên môn khác nhau và một số nhà khoa học từ các trường đại học bạn. Điều quan trọng là ủy ban đạo đức khoa học phải độc lập với ban lãnh đạo trường đại học.

Khi một trường hợp gian lận khoa học xảy ra, ủy ban đạo đức khoa học cần phải hành động ngay, tức là mở cuộc điều tra, lắng nghe ý kiến của tất cả các thành phần liên quan đến vấn đề, và giải quyết nhanh chóng. Không nên chờ hay kéo dài thời gian mà hậu quả là cả người tố cáo lẫn người bị tố cáo đều bị tổn hại uy tín, và trường cũng bị mang tai tiếng. Do đó, cần phải dứt khoát giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt để tất cả mọi bên có thể tiếp tục công việc của mình.


Đặc biệt, các ủy ban đạo đức này cần phải chú ý đến cơ chế bảo vệ các nhà khoa học dám công khai tố cáo các trường hợp gian lận khoa học. Cũng cần phải có cơ chế để điều tra tất cả các trường hợp gian lận sao cho công bằng cho phía bị tố cáo và phía tố cáo.

Trên thực tế, ở nước ta, mặc dù chưa thành lập được một ủy ban đạo đức theo nghĩa trên, nhưng những hội đồng đạo đức cấp cơ sở đã bắt đầu được thành lập. Có thể kể đến Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở, được thành lập năm 2013 [24]. Những Hội đồng đạo đức cấp cơ sở trong thời gian tới cần được nhân rộng hơn và hoạt động có hiệu quả hơn, tránh tình trạng Hội đồng đạo đức được thành lập nhưng chỉ trên văn bản, giấy tờ…

Thứ hai, giáo dục đạo đức khoa học cho đội ngũ trí thức từ khi họ còn là sinh viên

Xem vấn đề gian lận trong nghiên cứu khoa học có điểm xuất phát đầu tiên là vấn đề phẩm chất đạo đức cá nhân. Do đó, cần tăng cường giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tinh thần học thuật cố gắng tạo môi trường học thuật lành mạnh. Nâng cao trình độ đạo đức học thuật của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu là một mắt xích vô cùng quan trọng. Để làm được điều này thì các trường Cao đẳng, Đại học, các Viện nghiên cứu cần:

- Thêm học phần đạo đức khoa học vào chương trình đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh. Thật ra, ngay cả học sinh tiểu học và trung học đã phải được dạy: mượn ý tưởng và từ ngữ của người khác thì phải ghi rõ hay xin ghi ơn (acknowledgement), không có chuyện “xỏ nhầm giầy” được.

Khi được học về đạo đức khoa học, các sinh viên sẽ được dạy về các chuẩn mực đạo đức khoa học. Trong đó, trung thực và liêm chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trung thực và liêm chính là những đặc tính số một trong nghiên cứu khoa học, và công bố bài báo khoa học. Nó là lí do để các nhà khoa học có thể tồn tại được. Hai đức tính trên đã được khẳng định trong “Bộ quy tắc xử sự trong hoạt động nghiên cứu” ở một số nước có thành tích khoa


học nổi bật như Mỹ, Anh, Úc… Bộ quy tắc xử sự này ra đời với mục đích điều chỉnh hành vi của giới học thuật và hướng dẫn cho nghiên cứu sinh mới vào nghề.

Trong bài tổng thuật của tác giả Phạm Thị Ly về “Một số vấn đề cơ bản về đạo đức nghiên cứu trong thực tiễn quốc tế” có ghi rõ: Quy tắc xử sự về đạo đức nghiên cứu là văn bản ghi nhận những quy ước đã trở thành chuẩn mực cho tính chính trực và bảo đảm sự khả tín cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó bắt đầu bằng việc định nghĩa những khái niệm cơ bản để tránh việc vận dụng hay suy diễn tùy tiện… Một công trình nghiên cứu được thực hiện “một cách có trách nhiệm”, là một công trình thể hiện sự trung thực và tính chính trực trong khi tiến hành hoạt động nghiên cứu; thể hiện sự tôn trọng mọi đối tượng tham gia vào việc nghiên cứu, bao gồm con người, con vật, và môi trường; thể hiện sự trân trọng và ghi nhận vai trò, công sức đóng góp của các cộng sự, đồng tác giả, những người đi trước; thực hiện truyền thông về kết quả nghiên cứu một cách có trách nhiệm, và sử dụng nguồn ngân sách công dành cho việc nghiên cứu một cách xứng đáng [101].

Nghiên cứu, phát minh, sáng chế luôn là những quá trình lâu dài nà chủ thể phải dựa trên công sức của đồng nghiệp, người đi trước hữu hình và vô hình, chứ không thể là một kết quả sao chép có ngay được. Một xã hội mà trong đó người ta chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, không chú ý đến đạo đức và phương tiện để đạt kết quả, thì xã hội đó đang tạo mầm mống cho sự thiếu trung thực, vô trách nhiệm đạo đức trong khoa học. Một xã hội quá tôn sùng bằng cấp và chức tước cũng có thể sản sinh ra những trường hợp gian lận trong khoa bảng.

Do vậy, theo chúng tôi, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng các đề tài nghiên cứu được nghiệm thu rồi để cho mạng nhện phủ kín, mà không hề được ứng dụng vào thực tiễn. Viện nghiên cứu của các trường và các cơ quan của Chính phủ cần ngăn ngừa việc nghiên cứu giả mạo, đồng thời bằng mọi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023