Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 19


Tiểu kết chương 4


Mọi sự phát triển của khoa họccông nghệ, hay sự sáng tạo của con người sẽ trở nên vô nghĩa, nếu sự phát triển đó lại xâm hại đến con người và môi trường sống của nó. Do vậy, trong chiến lược phát triển lâu bền của xã hội loài người hiện nay, còn cần phải tính toán một cách đầy đủ và nghiêm túc đến sự an toàn cho bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người. Điều này chỉ có thể làm được chừng nào mà những người có trách nhiệm trong các cộng đồng xã hội đề ra được và kiểm soát được những chính sách, những bộ luật đúng đắn, mang tính nhân văn sâu sắc. Còn đối với những người sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ cần phải biết gắn lợi ích cá nhân trước mắt của bản thân mình với lợi ích lâu dài của cộng đồng, nhận rõ trách nhiệm nhân loại, trách nhiệm công dân, lương tâm nghề nghiệp trong công việc mình đang làm.

Nhận thức rõ điều này, luận án đã rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.


KẾT LUẬN


Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra trên quy mô toàn cầu, đã và đang làm cho tự do và trách nhiệm của con người được nâng cao và phong phú hơn bao giờ hết. Những nhân tố cơ bản nhất quy định quá trình hiện đại hoá xã hội, như kinh tế thị trường, tiến bộ công nghệ, dân chủ hoá, toàn cầu hoá... đang thúc đẩy mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Chính những nhân tố này đang tạo ra những điều kiện, những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn về mặt tinh thần cho sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Sự phát triển của dân chủ tạo điều kiện mở rộng các quyền của con người: quyền tự do kinh doanh, tự do cư trú, tự do hoạt động tôn giáo, tự do lập hiệp hội, tự do tham gia rộng rãi vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội... Tất cả những điều đó làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn, được đảm bảo hơn. Đồng thời, thông qua những hoạt động tự do đó, trách nhiệm của con người đối với cộng đồng, với xã hội và với nhân loại cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện và ngày một gia tăng mức trầm trọng của những vấn đề toàn cầu thì tự do và trách nhiệm của con người cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Tính mạng của con người, tức là quyền sống cũng như các quyền tự do khác của con người, đang bị đe doạ bởi đại dịch AIDS, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh khu vực, ô nhiễm môi trường...

Những vấn đề đó và hàng loạt những vấn đề khác nữa đang đòi hỏi phải có sự nâng cao trách nhiệm không chỉ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các dân tộc, mà còn của toàn nhân loại. Và, cũng chính trong việc nâng cao trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hoá, tự do của mỗi người và của loài người được nâng lên một tầm cao mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.


Trong quá trình biến đổi, cải tạo tự nhiên, cải tạo bản thân mình, con người luôn đụng độ với những vấn đề hết sức phức tạp, nan giải mà ở đó, cái đúng, cái sai, cái phúc, cái họa đan xen với nhau một cách khó lường. Những gì đang diễn ra hôm nay trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang đặt ra cho con người trước một thách thức rất lớn về sự phát triển của chính bản thân mình và xã hội. Điều đó đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển lâu dài cho xã hội. Bài học kinh nghiệm xương máu về việc con người tàn phá môi trường khi lạm dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật vẫn còn đó. Tuy ngày nay, con người đang thực hiện chiến lược phát triển lâu bền nhưng những hậu quả tiêu cực vẫn đang tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xấu. Những hậu quả đó đang tiếp tục tác động lên chính bản thân con người và xã hội loài người. Con người không thể ngồi yên chờ tai họa đổ xuống đầu mình. Hơn nữa, những tai họa đó lại do chính con người tạo ra. Phải làm gì để con người và xã hội loài người có thể tiếp tục phát triển?

Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 19

Có lẽ câu trả lời chung nhất cho chiến lược phát triển khoa học, công nghệ là phải hướng theo mục tiêu cao nhất: vì sự sống của con người với tư cách là một thực thể sinh học xã hội và vì sự phát triển của xã hội với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống tự nhiên - xã hội. Mọi sự phát triển của khoa học và công nghệ, hay sự sáng tạo của con người sẽ trở nên vô nghĩa, nếu sự phát triển đó lại xâm hại đến con người và môi trường sống của nó. Do vậy, trong chiến lược phát triển lâu bền của xã hội loài người hiện nay, còn cần phải tính toán một cách đầy đủ và nghiêm túc đến sự an toàn cho bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người. Điều này chỉ có thể làm được chừng nào mà những người có trách nhiệm trong các cộng đồng xã hội đề ra được và kiểm soát được những chính sách, những bộ luật đúng đắn, mang tính nhân văn sâu sắc. Còn đối với những người sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ cần phải biết gắn lợi ích cá nhân trước mắt của bản thân mình với lợi ích lâu dài của cộng đồng, nhận rõ trách nhiệm nhân loại, trách nhiệm công dân, lương tâm nghề nghiệp trong công việc mình đang làm. Xã hội tương lai thế nào đang nằm trong tay các thế hệ hôm nay.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Kim Hồng (2013), "Tự do trong cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại", Tạp chí Khoa học - Công nghệ Hàng Hải, (35).

2. Nguyễn Thị Kim Hồng (2016), "Bàn về hai tiếng “trách nhiệm”", Trong sách Nghiên cứu triết học ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận, Khoa Triết học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Vấn đề tự do trong nghiên cứu khoa học",

Tạp chí Giáo dục & Xã hội, (76).

4. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Trách nhiệm đạo đức của các nhà khoa học trong nghiên cứu khoa học", Tạp chí Giáo dục & Xã hội, (8).

5. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Vấn đề trách nhiệm đạo đức trong nghiên cứu khoa học", Tạp chí Giáo dục lý luận, (264).

6. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất và sự vận dụng của Đảng ta", Tạp chí Mặt trận, (169).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. A. Belưy (1994), Chủ nghĩa biểu tượng như là sự thấu hiểu thế giới, Moscow (tiếng Nga).

2. A. Gusarov và B. Radaev (1978), Tìm hiểu về cách mạng khoa học - kỹ thuật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. A. Losev (1982), Ký hiệu, Biểu tượng, Thần thoại, Moscow.

4. Lê Trọng Ân, Trương Văn Tuấn (2014), "Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức", Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, (60), tr.178 - 189.

5. Avin Toffler (2002), Cú sốc tương lai, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

6. Avin Toffler (2002), Đợt sóng thứ ba, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

7. Avin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, Phần 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

8. Avin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, Phần 2, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

9. Baomoi.com (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam”, tại trang https://baomoi.com, [truy cập ngày 22/09/2017].

10. Baomoi.com (2017), “Đầu tư cho khoa học, công nghệ vẫn quá ít”, tại trang https://baomoi.com, [truy cập ngày 21/11/2017].

11. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), "Toàn văn các văn kiện Đại hội XI của Đảng", tại trang http://baodientu.chinhphu.vn, [truy cập ngày 10/12/2016].

12. Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam (2010), "Trao giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009", tại trang https://vov.vn, [truy cập ngày 20/6/2017].

13. Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam (2013), "Trao giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2012", tại trang http://vov.vn, [truycập ngày 30/3/2013].


14. Báo BBC (2016), "Giải quyết hậu quả Formosa có thể kéo dài cả thập kỷ", tại trang http://www.bbc.com, [truy cập ngày 24/12/2017].

15. Báo Lao động (2015), “Cảng biển Việt Nam đã thành bãi rác của thế giới”, tại trang http://laodong.com.vn, [truy cập ngày 13/5/2015].

16. Báo Tia Sáng (2010), “Thành tựu khoa học, công nghệ đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội”, tại trang http://khoahoc.tv, [truy cập ngày 26/11/2017].

17. Hoàng Chí Bảo (2006), Xây dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Trần Bạt (2005), Suy tưởng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

19. Nguyễn Trần Bạt (2008), Cội nguồn cảm hứng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

20. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2002), Khoa học và công nghệ thế giới - Kinh nghiệm và định hướng chiến lược, Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

21. Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2003), Khoa học và công nghệ Việt Nam - Các công trình và sản phẩm được giải thưởng sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

22. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin và công nghệ Quốc Gia (2012), Hướng dẫn điền phiếu thu thập thông tin về nghiên cứu và phát triển năm 2012, Hà Nội.

23. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia (2016), "Tư vấn khoa học cho hoạch định chính sách", Tổng luận khoa học công nghệ kinh tế, (1).

24. Bộ Y tế, Ban đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học (2013), "Chức năng, nhiệm vụ Hội đồng đạo đức", tại trang http://iecmoh.vn, [truy cập ngày 20/7/2017].


25. C.Mác, Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. C.Mác, Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 40, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. C.Mác, Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Lê Kim Châu (2002), “Một số quan điểm của các nhà triết học phương Tây về ý nghĩa xã hội của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại”, Tạp chí Triết học, (3).

31. Nguyễn Công Chiến (2000), Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, Luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

32. Nguyễn Trọng Chuẩn (1991), Tiến Bộ Khoa học - kỹ thuật và công cuộc đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Trọng Chuẩn (2008), “Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Triết học, (201), tr.35-39.

36. Nguyễn Trọng Chuẩn (2013), “Lợi ích và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (4).

37. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam (2013), "Hiến pháp năm 2013 - Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường", tại trang http://www.chinhphu.vn, [truy cập ngày 22/7/2016].


38. Đỗ Minh Cương (1998), Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Trần Đức Cường (2008), “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (1), tr.29 - 37.

40. Daisalen, Ikeda và Aurelio Peccei (1993), Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI, Bản dịch của Trung tâm Thông tin công tác giáo khoa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Đặng Ngọc Dinh (1992), Công nghệ năm 2000 đưa con người về đâu,

Nxb Khoa học Kỹ thuật.

42. Đặng Ngọc Dinh (1998), “Về vấn đề định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (3), tr.35-38.

43. Vũ Trọng Dung (2008), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Phan Xuân Dũng (2016), “Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tại trang http://www.tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016]

45. Phạm Văn Dũng (2008), “Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường khoa học - công nghệ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.35-48.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí