Biểu Hiện Của Tự Do Trong Hoạt Động Khoa Học, Công Nghệ


chiều hướng tích cực. Bên cạnh mặt tích cực, sự tác động đó còn bao hàm mặt tiêu cực. Tính chất và mức độ của sự tác động đó như thế nào, một mặt, phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ chính trị, nền tảng kinh tế - xã hội, nhu cầu và lợi ích giai cấp, dân tộc... mặt khác, phụ thuộc vào chính bản thân các thành tựu khoa học, công nghệ.

Đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa tư bản là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá trị, quan hệ hàng - tiền. Trong xã hội đó, lợi nhuận tối đa trở thành lẽ sống của giai cấp tư sản. Với bản chất bóc lột, giai cấp tư sản sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn phi nhân tính, đẫm máu nhất để giành được lợi nhuận cao nhất. Chủ nghĩa tư bản, trong tính cạnh tranh khốc liệt và phân cực tối đa của nó, đã ra sức thúc đẩy tiến Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng khi càng phát triển về mặt kinh tế thì nó lại càng sa vào tình trạng rối loạn xã hội và khủng hoảng đạo đức. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong điều kiện tư bản chủ nghĩa đã được giai cấp tư sản khai thác, sử dụng như một công cụ hữu hiệu để bóc lột người lao động. Khắc họa sự tác động tiêu cực của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong chủ nghĩa tư bản, Mác cho rằng: “những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần” [25, tr.10]. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã dùng các sản phẩm của hệ thống công nghệ mới để làm tha hoá con người nhiều hơn và tiêu diệt con người nhanh hơn.

Dưới góc độ đạo đức, những thành tựu của khoa học và công nghệ phải đem lại niềm vui, hạnh phúc chân chính cho con người, đó phải là môi trường tốt nhất và thuận lợi nhất cho sự phát triển tự do và toàn diện của con người. Chưa bao giờ sự kết hợp giữa cái chân và cái thiện lại được đặt ra một cách nghiêm túc và nóng bỏng như hiện nay.

Tóm lại, thời đại hiện nay, cho thấy vai trò gia tăng chưa từng thấy của khoa học và công nghệ, những hiểm họa khôn lường do nó đem lại nếu nó


mâu thuẫn gay gắt với đạo đức, đánh mất định hướng đạo đức của mình. Nghiên cứu quan hệ giữa đạo đức và khoa học, công nghệ nhằm mục đích đem lại cho khoa học, công nghệ định hướng đạo đức (nhân văn), sử dụng nó vì lợi ích của cá nhân, của xã hội và của toàn thể loài người. Nói cách khác, bàn về quan hệ giữa đạo đức và khoa học, công nghệ có nghĩa là đề cập tới bản chất nhân văn (hay phản nhân văn) của khoa học, công nghệ.


Tiểu kết chương 2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Nội dung chính của chương này là bàn đến những vấn đề lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ dưới góc nhìn triết học. Tác giả lần lượt đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tự do là gì? Trách nhiệm và trách nhiệm đạo đức là gì? Cũng như hoạt động khoa học, công nghệ là hoạt động như thế nào? Để từ đó đưa ra cách hiểu chung nhất về tự do và trách nhiệm đạo đức trong từng lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ. Đây là những khái niệm cốt yếu làm cơ sở lý luận cho toàn bộ nội dung của luận án.

Về khái niệm tự do, trong lịch sử triết học nói chung, lịch sử đạo đức học nói riêng đã có không ít nhà triết học đi sâu luận bàn về khái niệm này. Từ Đông sang Tây, từ cổ đại đến hiện đại, thời kỳ nào khái niệm tự do cũng được người ta bàn đến vì những ý nghĩa to lớn của nó. Luận án không chọn cách nghiên cứu các quan điểm về tự do theo trình tự tuần tự từ thời kỳ này đến thời kỳ khác, từ tác giả này đến tác giả khác, mà luận án xét một cách khái quát, trong lịch sử triết học có mấy quan điểm cơ bản về tự do. Về đại thể, khái niệm tự do được nhìn trong mối quan hệ với cái tất yếu. Cách thứ nhất, cho rằng tự do là cái đối lập hoàn toàn với tất yếu. Từ cách hiểu này, có người khẳng định tự do là khả năng lựa chọn và thực hiện theo ý chí riêng của mỗi người. Đỉnh cao của quan niệm này là quan điểm của trào lưu hiện sinh. Nhưng cũng từ quan điểm trên, những người theo quyết định luận máy móc

Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 10


lại phủ nhận hoàn toàn tự do ý chí. Đến Hêghen và sau này là Mác và Ăngghen cũng xem xét tự do trong mối quan hệ với tất yếu. Tự do là nhận thức được và hành động theo cái tất yếu. Trong xã hội, tự do của con người được khẳng định trong hệ thống nhân quyền.

Ở các khía cạnh xem xét khác nhau, trách nhiệm được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Trong đó trách nhiệm đạo đức là hình thức đích thực nhất của trách nhiệm. Nó được hiểu là khả năng nhận thức về bổn phận, nghĩa vụ và những hậu quả do những hành động của mình đưa lại và cao hơn cả là thái độ của cá nhân đối với cộng đồng. Từ đó, luận án khẳng định tự do và trách nhiệm có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu người ta không được tự do, nhất là tự do trong lựa chọn các giá trị thì trách nhiệm cũng là thứ mà người ta không cần nghĩ đến. Trong xã hội, quyền với tính cách là biểu hiện của tự do sẽ không thể có được nếu không có trách nhiệm với tính cách là biểu hiện của tất yếu.

Luận án khẳng định tự do và trách nhiệm không phải là những khái niệm đạo đức trống rỗng, mà nó đã thực sự hiện hữu trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt nó thể hiện rõ trong hoạt động khoa học, công nghệ. Bởi đạo đức và khoa học, công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau.


Chương 3

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ


Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, bài toán tự do đi liền với nó là trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức ngày càng được quan tâm hơn. Những thành tựu của hoạt động khoa học, công nghệ, đồng thời, những hiểm họa của việc ngày càng gia tăng nhiều mặt trái do sự phát triển khoa học, công nghệ gây ra, đặt ra vấn đề trách nhiệm đạo đức của các chủ thể trong hoạt động này. Do vậy, trong chương này, trên cơ sở phân tích những biểu hiện của tự do cũng như những giới hạn của nó trong hoạt động khoa học, công nghệ, chúng tôi tập trung vào việc phân tích trách nhiệm đạo đức trong hoạt động trên ở hai khía cạnh cơ bản là: Trách nhiệm đạo đức của các nhà khoa học trong nghiên cứu khoa học và trách nhiệm đạo đức của các tổ chức, cá nhân trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Từ đó, luận án khái quát một số vấn đề đặt ra từ thực trạng trên. Dưới đây là nội dung cụ thể:

3.1. TỰ DO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

3.1.1. Biểu hiện của tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ

- Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ được minh chứng bằng thực tế là những khám phá, phát minh của con người ngày càng tăng lên

Ở mục 2.4 luận án đã khẳng định, tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ được xét đến cả về lý thuyết và về thực tiễn. Về mặt lý thuyết, tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ không đơn thuần là trạng trái tinh thần - trạng thái tự do của các nhà khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, mà cao hơn thế, nó chính là quá trình mà các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tìm ra được đúng quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng để từ đó đề ra được những giải pháp (phát minh) nhằm ứng dụng vào thực


tiễn. Có nghĩa là, khi những khám phá, phát minh của các nhà khoa học được ứng dụng vào thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn của chúng, thì đó chính là tự do chân chính trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại - kết quả của sự phát triển vượt bậc trong hoạt động khoa học, công nghệ là những minh chứng tuyệt vời, chứng minh rằng các nhà khoa học đã càng ngày càng đạt đến tự do khi nghiên cứu và ứng dụng thành công các phát minh, khám phá khoa học của mình vào thực tiễn, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển của con người. Các thành tựu của hoạt động khoa học, công nghệ có mặt ở mọi lĩnh vực nghiên cứu.

Nhìn tổng thể, nhờ có tác động sâu sắc của hoạt động khoa học, công nghệ mà nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa trên chất xám và kỹ thuật, công nghệ cao, được gọi là kinh tế tri thức. Đồng thời, hoạt động khoa học, công nghệ đã giảm dần ý nghĩa của khoảng cách không gian, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, dẫn tới sự hình thành nền kinh tế toàn cầu hoá, với những biểu hiện rõ nét: thương mại quốc tế phát triển mạnh; đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh; thị trường tài chính quốc tế mở rộng; các công ty xuyên quốc gia với chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, nắm trong tay lượng của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Ngược lại, toàn cầu hoá kinh tế lại thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.

Có thể kể đến một số thành tựu của những lĩnh vực khoa học, công nghệ được xem là mũi nhọn trong hoạt động khoa học, công nghệ hiện nay như: lĩnh vực kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh học…


+ Lĩnh vực kỹ thuật điện tử

Trong đó, thành tựu nổi bật nhất của kỹ thuật điện tử là việc phát minh và áp dụng máy vi tính điện tử. Từ khi chiếc máy vi tính điện tử đầu tiên trên thế giới ra đời vào giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX đến nay, máy vi tính đã trải qua nhiều thế hệ, không ngừng được cải tiến, với tính năng ngày càng phong phú, tốc độ xử lý thong tin ngày càng cao, kích cỡ ngày càng nhỏ gọn, và đã trở thành một phương tiện giao tiếp hữu hiệu, gần như không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại.

Thành tựu của khoa học và công nghệ điện tử giúp hàng triệu người kết nối với nhau qua điện thoại di động, với sức mạnh xử lý, dung lượng lưu trữ và sự tiếp cận tri thức không giới hạn. Thành tựu của khoa học và công nghệ điện tử cũng giúp tạo ra những bước tiến bộ đột phá về công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng Internet, phương tiện tự hành, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu mới, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử.

Trong công nghiệp điện tử, Việt Nam đã tự sản xuất các vi mạch điện tử; đã tự thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp điện lực 3 pha 500KV-3x150 MVA; công nghiệp quốc phòng đang vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới từ việc chế tạo được các tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ tấn công nhanh, hệ thống thông tin, rađa quân sự cảnh báo sớm. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động 3 lần trong nửa thế kỷ vừa qua, một lần vào năm 1963, một lần vào năm 1984, và lần gần đây nhất là vào năm 2011. Điều này đã chứng minh Việt Nam có khả năng cung cấp một nguồn nguyên liệu hạt nhân ổn định…

+ Lĩnh vực công nghệ thông tin

Do sự phát triển và kết hợp của công nghệ vi điện tử và các ngành khoa học, công nghệ mới khác (như công nghệ vi sóng, công nghệ cáp quang, công nghệ vệ tinh…) các phương tiện thông tin hiện đại đã được sản xuất và sử dụng ngày càng phổ biến. Các công nghệ thông tin mới đã làm cho việc


truyền thông tin không những có dung lượng lớn, chất lượng tốt, diện phủ rộng, nhanh chóng linh hoạt, an toàn đáng tin cậy, với rất nhiều hình thức và chức năng mới (như máy fax, điện thoại di động, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh…), mà còn không ngừng được đổi mới với tốc độ rất nhanh. Cho đến ngày nay, hoạt động trong lĩnh vực thông tin đã và đang là đòn bẩy cho nhiều ngành công nghiệp mới phát triển.

Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.

Có thể nói, những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin là niềm tự hào của khoa học và công nghệ hiện đại. Nó mở ra những khả năng to lớn, tạo điều kiện cho con người nhận thức thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho sự hiểu biết, hợp tác và xích lại gần nhau giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, công nghệ thông tin hiện nay vẫn là một ngành công nghiệp trẻ, năng động và ngày càng có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Những phát minh trong lĩnh vực này ở Việt Nam còn ít, chủ yếu là nhập khẩu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng tại Việt Nam.

+ Lĩnh vực công nghệ vật liệu mới

Đây là lĩnh vực công nghệ thông qua phương pháp khoa học để chế tạo ra các vật liệu thay thế cho các vật liệu sẵn có trong tự nhiên. Sự xuất hiện của các vật liệu mới không những làm giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên thiên nhiên, mà còn làm cho sự nghiên cứu chế tạo và phát triển các loại sản phẩm có trình độ khoa học kỹ thuật cao trở thành hiện thực.

Trong đó, các loại vật liệu cho thông tin, vật liệu tổng hợp và năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng mới từ nhiên liệu sinh học như xăng Ethanol… đang phát triển khá nhanh và có triển vọng nhất. Vật liệu dùng cho thông tin chủ yếu bao gồm vật liệu bán dẫn, ghi chép thông


tin, vật liệu truyền cảm, vật liệu quang dẫn… Đầu thế kỷ XXI, các nhà khoa học hi vọng có thể tạo ra các vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ bình thường, các chất siêu dẫn sẽ được ứng dụng mạnh mẽ hơn trong các lĩnh vực như công nghiệp điện tử (chế tạo các máy tính điện tử siêu tốc cỡ một nghìn nghìn tỷ phép tính/giây), giao thông vận tải (chế tạo các con tàu chạy trên các đệm từ tính làm bằng chất siêu dẫn), trong điện kỹ thuật (tích trữ điện năng trong các bô - bin không có điện trở, tải điện trên các dây siêu dẫn) [23, tr.39].

Ở Việt Nam, Đóng góp cho ngành vật liệu mới có thể kể đến sản phẩm vật liệu từ Nd-Fe-B đã được Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyền, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và các cộng sự nghiên cứu chế tạo và ứng dụng trong chế tạo máy tuyển từ để tuyển sa khoáng titan, ứng dụng có hiệu quả trong một số hoạt động khác như loại sắt ra khỏi nguyên liệu cho ngành gốm sứ, khai thác chế biến nguyên liệu cho ngành thủy tinh cao cấp, vật liệu chịu lửa có chất lượng cao [16].

Có thể thấy, nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng bền vững và sạch, không gây ô nhiễm, có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu. Tất cả chúng ta tạo thành lực lượng hành động mạnh mẽ cho sự thay đổi lịch sử bằng việc hướng đến sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Công nghệ năng lượng mới sẽ thay đổi tất cả mọi thứ về cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau.

+ Công nghệ y - sinh học

Công nghệ sinh học là một khoa học tương đối mới với các ứng dụng khoa học liên quan trực tiếp đến nông nghiệp và công nghiệp. Công nghệ sinh học mới bắt đầu vào những năm 1970 sau khi kỹ thuật di truyền đủ phát triển đã cho phép các nhà khoa học thay đổi vật liệu di truyền của tế bào sống.

Công nghệ sinh học đang được nghiên cứu và phát triển hiện nay chủ yếu là công nghệ gen, dung hợp tế bào, mô tế bào, phản ứng sinh vật và các công nghệ gây men… Công nghệ sinh học phục vụ trong việc tạo ra những

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí