Giới Hạn Của Tự Do Trong Hoạt Động Khoa Học, Công Nghệ


giống cây con mới, có khả năng chống chịu bệnh tật cao, cho năng suất cao gấp nhiều lần so với giống cũ. Hay như công nghệ nuôi cấy mô, giúp tạo ra các cơ quan nội tạng sử dụng trong chữa trị cấy ghép y học. Đặc biệt là ngày nay, với công nghệ sinh học người ta có thể nhân bản vô tính bất kỳ sinh vật nào, mà thành công mở đầu là việc nhân bản thành công cừu Dolly, mở ra một triển vọng mới trong sự phát triển của nhân loại. Công nghệ sinh học đã mở ra nhiều triển vọng cho việc giải quyết hàng loạt vấn đề lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất, y học, chăm sóc sức khoẻ, môi trường... theo hướng tích cực. Việc phát hiện ra mật mã của sự sống, đọc và nắm được bản đồ gien... khiến con người ngày càng hiểu sâu hơn về bản thân mình.

Trong lĩnh vực công nghệ y - sinh học, Việt Nam được biết đến như là cái nôi của những giống lúa mới. Chỉ riêng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã tuyển chọn, lai tạo và đưa vào sản xuất 114 giống lúa, trong đó 45 giống được công nhận chính thức. Ngoài ra, hàng năm có hàng chục giống mới triển vọng được đưa vào sản xuất thử nghiệm ở hầu khắp các địa phương trong vùng. Hầu hết các giống lúa do Viện chọn tạo đều có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 - 100 ngày, đã giúp nông dân trong vùng có điều kiện thâm canh, tăng vụ, né tránh lũ, tăng năng suất và sản lượng. Viện cũng đã kịp thời chọn tạo và đưa vào gieo trồng các giống lúa mới có khả năng chống chịu với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn đáp ứng nhu cầu của sản xuất và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh dịch gây ra. Hiện nay diện tích sử dụng giống lúa do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long chọn tạo đã đạt trên 2,4 triệu ha, chiếm 34,87% diện tích giống lúa của cả nước [16].

Việt Nam cũng có nhiều bước tiến trong lĩnh vực y học như: Nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều loại văcxin phòng bệnh cho trẻ em: Văcxin “Rotavin-M1” (Rotavin-M1 là vắc xin sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi, được sản xuất từ chủng virut rota G1P trên tế bào Vero tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế - Bộ Y tế.


Chủng virut rota G1P được nghiên cứu, sản xuất tại phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật CDC- Atlanta-Hoa Kỳ và phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế - Bộ Y tế. Chủng này đã được kiểm định chất lượng theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới tại phòng thí nghiệm chuẩn thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế - Bộ Y tế. Chủng G1P đã được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế phê chuẩn sử dụng cho sản xuất vắc xin vào năm 2007); ứng dụng thành công trong ghép tạng người như ghép tim, ghép gan, ghép thận (Vào ngày 17/06/2010, tại Bệnh Viện 103, Học Viện Quân y, Bộ Quốc phòng đã thực hiện thành công ca ghép tim trên người đầu tiên tại Việt Nam cho bệnh nhân Bùi Văn Nam 48 tuổi, quê quán: Thôn 4, đội 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định với chẩn đoán: Bệnh cơ tim thể giãn, suy tim toàn bộ độ IV). Hay, ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị ung thư tại Bệnh viện Trung ương Huế vào tháng 3/2015 [127]…

+ Lĩnh vực công nghệ vũ trụ

Nửa sau thế kỷ XX, loài người đã tiến những bước thần kỳ trong công cuộc chinh phục vũ trụ và du hành vũ trụ. Từ việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất (1957), con người đã bay vào vũ trụ (năm 1961) và đặt chân lên thám hiểm Mặt Trăng (năm 1969). Tiếp sau đó, con người đã liên tiếp phóng những con tàu vũ trụ, tàu con thoi bay dài ngày trong vũ trụ để thu nhận những thông tin và hình ảnh của sao Hỏa, sao Kim, sao Mộc, sao Thủy,… Khoa học vũ trụ ngày càng khẳng định vai trò của nó trên nhiều phương diện của cuộc sống con người.

Ở Việt Nam, cho đến nay, có thể kể đến công trình điển hình trong lĩnh vực này là Vệ tinh siêu nhỏ Pico-Dragon (Pico-Dragon - Vệ tinh có thể ứng dụng trong các lĩnh vực như: liên lạc và nhận lệnh điều khiển từ trạm mặt đất;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Gửi các dữ liệu về thu thập được từ vệ tinh về trái đất; Chụp ảnh trái đất với độ phân giải thấp; Gửi dữ liệu ảnh về trạm mặt đất.

Vệ tinh Pico-Dragon siêu nhỏ chủ yếu nhằm phục vụ công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, từ việc tạo điều kiện học tập, nghiên cứu các quy trình từ thiết kế, chế tạo đến thử nghiệm, phóng lên quỹ đạo và cuối cùng là điều khiển được vệ tinh.

Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 11

Việc nghiên cứu, chế tạo vệ tinh siêu nhỏ Pico-Dragon hướng tới việc xây dựng đội ngũ kỹ sư làm chủ quy trình, công nghệ chế tạo vệ tinh siêu nhỏ, phục vụ cho định hướng phát triển công nghệ vệ tinh của Việt Nam trong tương lai), là kết quả của đề tài “Mô phỏng, thiết kế và chế tạo vệ tinh pico” cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và là vệ tinh pico đầu tiên do Việt Nam tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo.

Và, còn rất nhiều lĩnh vực công nghệ khác với nhiều thành tựu to lớn như công nghệ hải dương, công nghệ hạt nhân…

Như vậy, đánh giá từ góc độ những thành tựu của khoa học, công nghệ, có thể khẳng định rằng, trong lĩnh vực này, con người đã được tự do và tự do đó ngày càng được tăng lên. Con người ngày càng khẳng định vị thế của mình trước tự nhiên và xã hội. Mặt khác, chính những thành tựu ấy đã và đang tạo ra những điều kiện, những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn về mặt tinh thần cho sự phát triển tự do của con người. Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Tất cả những điều đó làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn, được đảm bảo hơn.

- Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ với tư cách là quyền con người Tự do bao giờ cũng là điểm xuất phát của sự phát triển. Hay nói như cách của Nguyễn Trần Bạt, trong tác phẩm nổi tiếng của ông - Cội nguồn cảm hứng: “không có sự phát triển nào đi trước tự do” [19, tr.316]. Phát triển vừa


là hệ quả của tự do, đồng thời cũng là tiền đề để con người tự do nhiều hơn. Và, tự do đã trở thành điều kiện cho sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại. Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ không những phát huy sức sáng tạo của cá nhân, tổ chức mà còn phát huy sức mạnh tổng thể từ những cái đã có, để sáng tạo ra những cái cần có.

Về mặt thực tiễn, tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ được biểu hiện ra thành những quy định của xã hội cho phép và tạo điều kiện cho các nhà khoa học được tự do nghiên cứu, tự do ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học đến đâu, trong phạm vi nào.

Có thể thấy, xã hội ngày càng mở rộng không gian tự do cho sự nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu đó vào cuộc sống. Để tạo điều kiện cho sự phát triển khoa học, công nghệ, cũng như mở rộng không gian - phạm vi cho hoạt động khoa học, công nghệ, mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình Luật khoa học và công nghệ và các văn bản khác liên quan trong lĩnh vực này.

Chẳng hạn, riêng ở Việt Nam, những quy định trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đã được ban hành khá đầy đủ, gồm 08 đạo luật, hàng loạt văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều văn bản quan trọng khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ cũng đã được ban hành, bổ sung và hoàn thiện nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khoa học - công nghệ [Phụ lục]. Đặc biệt, trong Luật khoa học và công nghệ Việt Nam (2013) cũng nhấn mạnh trong Điều 27: “Khuyến khích ứng dụng hết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”. Trong đó khoản 3 và khoản 4 của Điều này khẳng định: “Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống”; “Chủ sở hữu, tác giả và người ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hưởng lợi ích do việc


ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp đồng khoa học và công nghệ và theo quy định của pháp luật” [122, tr.28].

Thêm vào đó, mỗi quốc gia cũng tự xây dựng cho mình chiến lược phát triển khoa học, công nghệ riêng. Tất cả đều nhằm mục đích làm sao cho khoa học, công nghệ được phát triển một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Chính các quốc gia cũng là một trong những chủ thể quan trọng tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện quá trình tự do sáng tạo của mình, tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước.

Không gian tự do cho hoạt động khoa học, công nghệ ngày càng được mở rộng, còn được minh chứng qua nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ hiện nay trên thế giới ngày càng được thăng thêm.

Riêng ở Việt Nam, từ năm 2001 đến nay, Nhà nước chủ trương chi cho khoa học, công nghệ 2% tổng chi ngân sách hằng năm, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 vừa được Quốc hội thông qua đã quyết định tăng chi cho khoa học, công nghệ 8% so với năm 2017, nhưng chi cho khoa học, công nghệ vẫn chưa đạt 2% tổng chi ngân sách. Xét về tỷ lệ tương đối so với tổng chi, mặc dù chưa đạt được 2%, nhưng đây cũng là mức chi khá cao so với nhiều nước trên thế giới. Nhưng về giá trị tuyệt đối, nguồn tài chính mà Nhà nước chi cho khoa học, công nghệ có thể nói là không đáng kể so với nhiều nước trên thế giới, vì tổng chi ngân sách hằng năm của Việt Nam nhỏ [10].

Ở các nước trên thế giới, đầu tư cho khoa học , công nghệ chủ yếu là từ khu vực doanh nghiệp, chứ không phải từ nhà nước. Việt Nam cũng có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học, công nghệ, nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ theo Chiến lược Phát triển khoa học, công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Tuy nhiên, ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, còn tuyệt đại đa số doanh nghiệp không quan tâm nhiều lắm đến đầu tư cho lĩnh vực này. Vì thế, tổng mức đầu tư toàn xã hội cho khoa học, công nghệ hiện chưa đến 1% GDP, trong khi đó, Nghị quyết 20/NQ-TW đặt ra phải đầu tư cho khoa học, công nghệ tối thiểu 1,5% GDP vào năm 2015 và 2% vào năm 2020.

Với thực trạng trên, chắc chắn còn rất lâu, chúng ta mới theo kịp các nước, bởi hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển hơn đều chi cho lĩnh vực này tương đương 3 - 4% GDP, thậm chí 7 - 8% GDP (ví dụ: Nhật Bản). Quy mô nền kinh tế đã nhỏ, tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ so với GDP lại thấp, nên tổng số chi cho khoa học, công nghệ của Việt Nam quá nhỏ. Chưa kể, chi cho khoa học, công nghệ ở Việt Nam không khác gì chi ngân sách cho các lĩnh vực khác, không đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể, 38% tổng chi được chia cho các địa phương, hơn 40% chia cho các bộ, ngành và chỉ có khoảng 20% chi cho Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ…

Chi ngân sách theo kiểu “hoa thơm mỗi người hưởng một tý” dẫn đến rất nhiều địa phương không chi hết tiền, năm nào cũng kết dư, nhiều địa phương do chi không hết nên sử dụng tiền chi cho khoa học - công nghệ vào các nhiệm vụ chi khác. Ngược lại, các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu không có tiền để đầu tư, nên chỉ đầu tư nửa vời, “không đến đầu đến đũa”, không ra sản phẩm cuối cùng để có thể chuyển giao trên thị trường, đưa các phát minh, sáng chế vào ứng dụng trong cuộc sống [10].

Như vậy, nhận thức rõ vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước, Việt Nam luôn tạo môi trường tự do cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ. Trong hoạt động khoa học, công nghệ, Việt Nam luôn tăng cường và phát triển tiềm lực khoa học cả về ngân


sách, mạng lưới khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Sự tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học, công nghệ đã góp phần quan trọng, tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, từ nhận thức đến thực tiễn là cả một quá trình lâu dài. Để thực sự tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ, chúng ta cần tập trung đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành. Có như vậy, đầu tư cho khoa học, công nghệ nước ta mới thực sự trở thành động lực cho phát triển tự do của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này.

3.1.2. Giới hạn của tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ

- Những hậu quả tiêu cực trong hoạt động khoa học, công nghệ là một trong những giới hạn của tự do của con người trong hoạt động này

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tự do chân chính của con người không chỉ là nhận thức được tính tất yếu khách quan, mà còn là khả năng nắm bắt được các quy luật tự nhiên và các quy luật xã hội để chủ động và tích cực cải tạo, thúc đẩy xã hội phát triển. Hơn thế nữa, tự do của người này cần phải không làm ảnh hưởng tới sự tự do của người khác, chà đạp lên sự tự do của người khác.

Câu hỏi được đặt ra là: trong hoạt động khoa học, công nghệ, xã hội nói chung, các nhà khoa học trong đó nói riêng có được tự do hay không? Đánh giá từ góc độ những thành tựu của hoạt động khoa học, công nghệ, thì chúng ta có thể khẳng định: hoạt động khoa học, công nghệ sẽ không thể diễn ra và đạt nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực cuộc sống như vậy nếu người ta không nắm bắt được quy luật vận động của giới tự nhiên cũng như nắm bắt được những đòi hỏi, những nhu cầu ngày càng tăng của xã hội loài người để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho chính cuộc sống ngày càng hiện đại của


những con người. Có nghĩa là, trong hoạt động này, con người đã được tự do và tự do đó ngày càng được tăng lên.

Đối với hoạt động khoa học, sự tiến bộ và hiệu quả của nó đối với sự phát triển xã hội đòi hỏi các nhà khoa học phải được tự do về mặt trí tuệ, sáng tạo. Điều này bao gồm tự do cá nhân trong việc điều tra, nghiên cứu, trao đổi ý tưởng, tự do để đạt được các kết luận khoa học và khả năng nhân rộng kết quả khoa học. Các điều kiện thúc đẩy quyền tự do bao gồm khả năng tham gia một cách tự do với các nhà khoa học khác và với các cộng đồng khoa học cũng như tiếp cận các luồng thông tin khoa học.

Khi có tự do, con người ngày càng khẳng định vị thế của mình trước tự nhiên và xã hội. Mặt khác, chính những thành tựu ấy đã và đang tạo ra những điều kiện, những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn về mặt tinh thần cho sự phát triển tự do của con người.

Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Tất cả những điều đó làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn, được đảm bảo hơn. Nhưng tự do đó của con người là chưa toàn vẹn, bởi vẫn còn đó những hậu quả nặng nề do chính sự phát triển này gây ra cho toàn nhân loại hôm nay và mai sau. Những hậu quả đó đã minh chứng rằng con người chưa nắm được hết các quy luật vận động và phát triển của khoa học và công nghệ để có thể hạn chế được chúng. Nói cách khác, khi nhìn nhận ở khía cạnh những thành quả của hoạt động khoa học, công nghệ thì con người đã khẳng định được tự do của mình, nhưng khi nhìn nhận ở khía cạnh những hậu quả tiêu cực của hoạt động này thì rõ là tự do con người còn bị hạn chế.

Hoạt động khoa học, công nghệ với đỉnh cao là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và hiện nay nhân loại đang bước vào cách mạng công nghệ 4.0, với những mặt trái của nó:

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí