Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nâng Cao Phẩm Chất Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Của Đội Ngũ Nhà Báo Trong Tiếp Cận, Xử Lý Thông Tin Về Chính Sách Bhxh


nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò tuyên truyền BHXH trên báo mình. Bám chắc tôn chỉ mục đích của báo Đảng, báo là công cụ tuyên truyền của Đảng, là diễn đàn của nhân dân, các cơ quan báo chí đều phải làm tốt những việc chính sau:

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm tuyên truyền về BHXH, một chính sách lớn của Đảng, một chủ trương lớn của Nhà nước. Vì thế phải bố trí “đất” hoặc thời lượng thích hợp cho vấn đề này.

Phân công trách nhiệm cụ thể những phóng viên chuyên sâu về BHXH, phụ trách cụ thể chuyên mục BHXH, có theo dõi, chỉ đạo, tổng kết, đánh giá kết quả tiếp cận, xử lý thông tin, tuyên truyền BHXH qua các số, bài...

Giữ mối quan hệ tốt với các cấp lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, các cơ quan chức năng các địa phương giúp phóng viên thuận tiện trong tiếp cận và xử lý thông tin BHXH thường xuyên. Tạo mọi điều kiện cho nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin BHXH.

3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà báo trong tiếp cận, xử lý thông tin về chính sách BHXH

Để tăng cường hiệu quả tiếp cận, xử lý thông tin chính sách BHXH có nhiều yếu tố, bản thân nhà báo là yếu tố chủ quan, quyết định mọi thành bại, mọi kết quả sâu nông, rộng hẹp. Nhưng trình độ nhà báo, yếu tố chủ quan quyết định ấy không tự nhiên mà có, cũng không “ăn sẵn” ở đâu mà tùy thuộc vào quan điểm chỉ đạo của người lãnh đạo, ý thức, lòng đam mê, trách nhiệm cụ thể của nhà báo.

Quan tâm chỉ đạo và ý thức trách nhiệm của nhà báo thể hiện ở các điểm chính sau:


Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền thường xuyên nhận rõ tầm quan trọng, tính cần thiết của tuyên truyền về BHXH để xác định chức năng, nhiệm vụ nhà báo, cơ quan báo chí làm việc này. Đây là điểm mấu chốt của việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhà báo tuyên truyền về BHXH.

Sự quan tâm ngoài những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo đã nêu ở phần (3.2.1 trên, về mặt tổ chức, nhân sự, điều kiện, chế độ chính sách đối với cơ quan báo chí, với nhà báo đều quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tuyên truyền BHXH. Những vấn đề cụ thể như xác định chỉ tiêu biên chế phóng viên cho từng loại hình báo chí; xác định tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể đối với phóng viên báo chí tuyên truyền chính sách BHXH. Định hướng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cho phóng viên báo chí về BHXH. Chính sách cụ thể đủ đảm bảo phóng viên tiếp cận, xử lý thông tin BHXH. Có cơ chế thuận tiện, khuyến khích phóng viên tiếp cận, xử lý thông tin BHXH...

Các cơ quan báo chí xác định rõ quy hoạch đội ngũ phóng viên, trong đó phóng viên về BHXH đáp ứng yêu cầu trước mắt và chiến lược lâu dài. Thống nhất với cơ quan quản lý, cơ quan đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên đủ năng lực, trình độ tiếp cận, xử lý thông tin báo chí của cơ quan.

Tiếp tục duy trì các buổi cung cấp thông tin định kỳ hằng tháng. Tiếp tục duy trì tập huấn nâng cao kiến thức BHXH cho nhà báo. BHXH Việt Nam có thể tổ chức 01 lần/quý cho phóng viên đi thực tế cơ sở, đặc biệt là ở các doanh nghiệp thực hiện tốt (hoặc chưa tốt) chính sách BHXH. Nhanh chóng cập nhật những điểm nóng về thực hiện BHXH ở cơ sở, đơn vị trên Cổng thông tin của BHXH”(Pvs nhà báo .


Vấn đề mấu chốt nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để tiếp cận thông tin, xử lý thông tin của nhà báo chính là bản thân từng nhà báo thể hiện ở các điểm chính sau:

Nhà báo phải yêu nghề, say mê với công việc, hứng thú phần việc mình được phân công, thường xuyên đi sâu nghiên cứu, khám phá, phát hiện, sáng tạo để có những tác phẩm báo chí tốt. Nhiều đam mê nghề nghiệp, hào hứng chuyên môn là yếu tố ban đầu, là chất men hướng khởi nuôi dưỡng độ bền nghề nghiệp, vươn cao, vươn xa. Thiếu độ say mê cần thiết, làm chăng hay chớ, nhạt nhòa thì không thể tiếp cận, xử lý thông tin BHXH nói riêng, các vấn đề khác nói chung đều không có kết quả.

Người phóng viên tìm thấy ở sự hiểu biết thiết thân, sự bao phủ ngày càng rộng BHXH trong xã hội, đời sống, chính sách xã hội, ASXH ngày càng tốt đẹp, lành mạnh hơn là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình được đóng góp. Phóng viên không chỉ có nộp bài cho lãnh đạo báo là xong công việc một các hình thức rồi dửng dưng trước mọi vấn đề xã hội liên quan đến công việc của mình.

Nhà báo để có được niềm đam mê ấy phải thường xuyên tu dưỡng, học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhà báo để thực sự là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng phải được trang bị vũ khí sắc bén là tư tưởng, chính trị của Đảng, lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Việc học tập, rèn luyện tư tưởng lý luận đối với nhà báo không có nấc thang cuối cùng. Để tiếp cận, xử lý thông tin BHXH của nhà báo luôn là vấn đề mới cần phải để tâm, đi sâu tìm hiểu làm rõ. Việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề BHXH không chỉ ở lý luận, ở chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà còn trong đời sống thực tế xã hội, phát hiện những


mặt được, chưa được, những thuận lợi khó khăn, những vướng mắc, nguyện vọng của nhân dân.

Ngoài ra trong xu thế hội nhập quốc tế, nhà báo còn cần nghiên cứu vấn đề BHXH ở các nước trong khu vực, quốc tế, những nước tương đồng với Việt Nam để rút ra các bài học kinh nghiệm hay có thể vận dụng ở Việt Nam.

Nhà báo không ngừng tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, năng lực để tiếp cận, xử lý thông tin BHXH. Phẩm chất lớn nhất của nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin BHXH là tính chủ động, cần cù, sáng tạo, say mê trong tiếp cận xử lý thông tin BHXH. Bao trùm lên tất cả các phẩm chất ấy là lòng trung thực, thẳng thắn, kiên định, khiêm tốn khi tiếp cận và xử lý thông tin BHXH.

Những phẩm chất trên đây cần đối với mọi nhà báo, tác nghiệp trên mọi lĩnh vực nói chung, nhưng với nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin BHXH càng cần hơn cả. Bởi vì đây là vấn đề khó, ít người quan tâm nhưng lại rẩt thiết thực với mọi người. Cho nên nhà báo phải “đốt lửa” phải “truyền lửa” nghề nghiệp cho mình. Đó là quá trình tu dưỡng, rèn luyện, bồi đắp tâm hồn, niềm say mê nghề nghiệp.

Ngoài những vấn đề trên, nhà báo phải rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ báo chí trong tiếp cận xử lý thông tin BHXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là phải xác định viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?...

Để viết ngắn gọn, dễ hiểu, cho mọi người đều hiểu, nhà báo phải làm chủ toàn bộ bài viết, xác định rõ mục tiêu, phạm vi, cấu trúc bài viết thật ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, không rối rắm, lộn xộn, lặp đi lặp lại vấn đề. Ngôn ngữ chọn lọc dễ hiểu, giản dị, hợp với mọi tầng lớp nhân dân, không


ngoa ngôn “đao to búa lớn”, chơi chữ, bí hiểm...Nhà báo phải thực sự viết bằng lời lẽ của dân.

3.2.3. Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin chính sách BHXH trong thời kỳ mới

Thời đại công nghệ 4.0, toàn cầu hóa ngày càng sâu và rộng hơn kéo theo mọi hoạt động xã hội vào “sân chơi” vô cùng phong phú, sinh động, đa dạng, đầy thử thách và cũng nhiều thuận lợi, thời cơ.

Việc tiếp cận, xử lý thông tin BHXH của nhà báo hiện nay trong bối cảnh ấy đặt ra nhiều thuận lợi, khó khăn, đòi hỏi phải vượt lên chính mình. Qúa trình vượt lên như vậy có yếu tố chủ quan và khách quan.

Về khách quan, các cơ quan chức năng, các cấp quản lý tạo mọi điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, k thuật phù hợp, thiết thực để nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin BHXH ở trong nước và thế giới. Đây là vấn đề mới, đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội, của nền báo chí hiện đại trong xu thế toàn cầu hóa. Các cấp lãnh đạo, quản lý đổi mới tư duy xác định các định mức tài chính, k thuật, các điều kiện tác nghiệp tiếp cận, xử lý thông tin BHXH nói riêng, tác nghiệp báo chí nói chung hiện nay cho phù hợp. Đây là những yếu tố vật chất, thiết yếu, không thể duy tâm, duy ý chí mà làm được trong khi thực tế khách quan đã biến đổi.

Bản thân nhà báo phải ra sức học tập nghiên cứu làm chủ công nghệ thông tin, các công nghệ, phương tiện hiện đại để tiếp cận, xử lý thông tin BHXH có chất lượng, hiệu quả. Có phương tiện thông tin mà nhà báo không biết phát huy, không sử dụng được hoặc vận dụng nó một cách thiếu chủ động, sáng tạo thì việc tiếp cận xử lý thông tin BHXH cũng hạn chế, thậm chí bằng không. Vì thế cùng với việc đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại, thiết thực, phù hợp là sự đầu tư kinh phí đào tạo, bồi


dưỡng trình độ chuyên môn, k thuật, sử dụng, máy móc, thiết bị phục vụ có hiệu quả cho quá trình tiếp cận, xử lý thông tin của nhà báo là cần thiết. Mặt khác, bản thân nhà báo phải chủ động đề xuất yêu cầu cung cấp các điều kiện kinh phí, thiết bị phù hợp và chủ động học tập nâng cao trình độ sử dụng.

3.2.4. Đa dạng hóa các phương thức tiếp cận thông tin chính sách BHXH của nhà báo

Để tiếp cận thông tin chính sách BHXH của nhà báo một cách có hiệu quả, cần có cách thức phối hợp thống nhất mọi hoạt động từ khâu quan sát, phát hiện nguồn thông tin BHXH đến tiếp cận thông tin, tổng hợp, xử lý, chọn nội dung phản ánh, bao gồm những hoạt động chính sau đây mà thực tế thời gian qua đã thể hiện.

Tiếp cận công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền BHXH của các cấp, các ngành. Đây là khâu quan trọng hàng đầu để nhà báo nâng cao chất lượng hiệu quả tiếp cận thông tin chính sách BHXH. Sự tiếp cận thông tin BHXH nhà báo cho thấy, so với thời kỳ trước năm 2018, thời điểm TW ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền BHXH đã từng bước được quan tâm hơn. Theo số liệu báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 12 năm 2019 đã có 13 Bộ, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội và 56 địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW của Ban chấp hành TW và Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chính sách BHXH. Hầu hết các địa phương tiếp đó đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Nghị quyết tới đông đảo cán bộ, đảng viên.


Giải pháp tiếp cận thông tin tuyên truyền các đối tượng thực hiện chính sách BHXH sâu rộng. Nhiệm vụ giải pháp đầu tiên trong Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH là nâng cao nhận thức về chính sách BHXH. Thực tế cho thấy, qua điều tra, khảo sát các nhà báo tại câu hỏi số 14 cho thấy, việc tiếp cận, xử lý thông tin BHXH với nhà báo tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 1/4 số nhà báo được hỏi cho rằng cần tăng cường đào tạo báo chí viết về BHXH; đa số nhà báo (75% được hỏi cho rằng cần phát huy tính chủ động sáng tạo của nhà báo.....

Biểu đồ 3.1. Nhận định củ nhà áo về các giải pháp n ng cao khả năng ti p cận và xử thông tin BHXH

Tỷ lệ %

15

15

75

25

Hoàn thiện hành ang pháp

về tiếp c n thông tin

Nâng cao trình độ chuyên môn của nhà báo

Tăng cường đào tạo Báo chí

viết về BHXH

Các yếu tố khác phát huy tính chủ động của nhà báo


(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi)


Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, giải pháp mang tính bền vững và là chiến lược trong việc tiếp cận và xử lý thông tin BHXH của nhà báo là việc thường xuyên tổ chức mở các lớp tập huấn hằng năm về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà báo. Kết quả khảo sát đối với nhà báo tại câu hỏi số 15 cho thấy, có 1/4 (25%) số nhà báo được hỏi cho rằng mỗi

năm tập huấn 01 đợt và mỗi đợt 05 ngày; trong khi đó có trên 2/3 (70%) số


người nhà báo được hỏi lại cho rằng mỗi năm nên mở 02 đợt, mỗi đợt 05 ngày là cần thiết. Dù sao thì việc bồi dưỡng đều rất cần và các bộ phận thực hiện cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc.

Số lượng

16

14

12

10

8

15

6

4

2

0

4

Số lư

01 khóa tập

huấn/thời gian 05 ngày

02 khóa tập

huấn/thời gian mỗi khóa 05

Ý kiến khác

Biểu đồ 3.2. Số ượng và thời gi n tổ chức mỗi kh tập huấn nhằm n ng c o nhận thức về BHXH đối với nhà áo









1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 12


(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi)


Nhà báo tiếp cận các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể có chủ trương, biện pháp cụ thể, sáng tạo, thiết thực, có hiệu quả triển khai các nghị quyết, chính sách, pháp luật về BHXH trong mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, đơn vị để phản ánh. Đồng thời qua đó thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các đơn vị với thực hiện chính sách BHXH đạt được kết quả đến đâu và những vấn đề đang đặt ra.

Giải pháp tiếp cận thông tin BHXH của nhà báo thời gian qua đã có những bước đi sâu, cụ thể hơn, không chỉ ở các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan, lãnh đạo, quản lý mà còn ở khâu sử dụng kinh phí tuyên truyền BHXH; Qũy BHXH...Nhà báo có thể tiếp cận thông tin việc quản lý qu tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được thực hiện chính xác, thường

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí