xuyên và cơ bản theo quy định của Nhà nước, tồn tại hai hệ thống tiền lương: Tiền lương do Nhà nước quy định và tiền lương do người sử dụng lao động quy định. Việc tiếp cận loại thông tin này, nhà báo có thể phản ánh, góp tiếng nói bảo đảm sự công khai, minh bạch cho các đối tượng thực hiện chính sách BHXH.
3.2.5. Đổi mới việc cung cấp thông tin chính sách BHXH
Muốn tiếp cận và xử lý, phản ánh thông tin BHXH của nhà báo phải có nguồn cung cấp thông tin. Vì vậy việc đổi mới tăng cường khả năng cung cấp thông tin chính sách BHXH là quan trọng, có tính quyết định. Giải pháp để nâng cao khả năng cung cấp thông tin chính sách BHXH cho nhà báo hiện nay có rất nhiều, có thể khái quát ở những điểm chính sau:
Các cơ quan hoạch định chính sách, ban hành các chính sách, các Nghị quyết, quyết định, pháp luật là cơ sở gốc trong tuyên truyền về BHXH. Những quyết định này trước hết phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, ổn định tương đối, có giá trị lâu dài. Không thể vừa ra đời các văn bản lại phải sửa, phải bổ sung. Văn bản phải rất rõ ràng, dễ hiểu, không dài dòng phức tạp khiến cho sự hiểu lầm, hiểu sai, hiểu không chính xác.
Những văn bản dưới Luật cần được cụ thể hóa kịp thời, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Nội dung cụ thể sát đối tượng, loại đối tượng.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên môn, chức năng phụ trách triển khai thực hiện chính sách BHXH cần nghiên cứu k , sâu, cụ thể. Bản thân cán bộ phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ giúp tuyên truyền nhanh, đúng, sát, đối tượng.
Đa dạng hóa nguồn tài liệu cung cấp thông tin BHXH cho nhà báo. Đó là văn bản gốc, văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu, định hướng vận dụng với từng đối tượng.
Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin như phát, cấp tài liệu, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo, tọa đàm, trao đổi...Đa dạng các hình thức các loại hình cung cấp thông tin như cung cấp tài liệu, văn bản, các phương tiện truyền thông đại chúng, theo ngành dọc, chuyên môn hẹp...Thông tin chính sách BHXH cần được công khai, minh bạch cho các nhà báo tiếp cận. Theo kết quả khảo sát nhà báo tại câu số 13, có 16 ý kiến cho rằng để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin BHXH cho nhà báo thì cần công khai, minh bạch thông tin; có 09 ý kiến cho rằng cần tạo mối quan hệ tốt với nguồn cung cấp thông tin chính sách BHXH.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Việc Tiếp Cận Và Xử Lý Thông Tin Chính Sách Bhxh Của Nhà Báo
- Những Vấn Đề Đặt R Trong Ti P Cận Và Xử Thông Tin Về Chính Sách Bhxh Củ Nhà Áo
- Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nâng Cao Phẩm Chất Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Của Đội Ngũ Nhà Báo Trong Tiếp Cận, Xử Lý Thông Tin Về Chính Sách Bhxh
- Theo Anh/chị, Thông Tin Chính Sách Bhxh Trên Áo Chí Hiện N Y Như Th Nào?
- Khi C Yêu Cầu Phản Hồi Thông Tin Về Bhxh Từ Áo Chí, Đ U À Hình Thức Phản Hồi Củ Cơ Qu N, Tổ Chức Cung Cấp Nguồn Thông Tin (C Thể Chọn Nhiều Đáp Án)?
- Là Người Xử Và Cung Cấp Thông Tin Áo Chí, Anh Chị Thường Ti P Nhận Thông Tin Qu Kênh Nào (C Thể Chọn Nhiều Đáp Án)?
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.3. Điều kiện thuận lợi để việc ti p cận thông tin BHXH được hiệu quả hơn
(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi)
Cùng với đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đội ngũ chủ thể quản lý thông tin và cung cấp thông tin. Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, đội ngũ chuyên trách làm công tác BHXH đề xuất tổ chức đa dạng, đa hình thức cung cấp thông tin BHXH cho nhà báo.
“Xây dựng đội ngũ cán bộ làm truyền thông tinh nhuệ, nắm bắt nhanh những vấn đề về chính sách BHXH và tổng hợp thông tin gửi cho báo chí. Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ làm công tác báo chí, truyền thông của ngành BHXH. Nắm bắt tốt mong muốn, nhu cầu về thông tin của các cơ quan báo chí” PVS Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông, BHXH Việt Nam .
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tiếp cận thông tin BHXH của nhà báo. Bản thân nhà báo phải say mê, chủ động và có phương pháp khoa học tiếp cận thông tin có hiệu quả đối với các nguồn quản lý thông tin BHXH khác nhau.
3.2.6. Gi i pháp ứng phó với tình trạng nhiễu loạn thông tin khi nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin về BHXH
Để ứng phó với tình trạng nhiễu loạn thông tin trên các phương tiên tiện truyền thông hiện nay, điều đầu tiên và quan trọng nhất, đó là phải phát huy được vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống báo chí chính thống. Trước hết, nhà báo phải thông tin kịp thời, định hướng dư luận theo hướng tích cực, đúng đắn, mang tính xây dựng. Tiếc rằng, trước thực trạng xuất hiện quá nhiều các trang phụ trương, tạp chí điện tử nên việc thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, vai trò của một số trang, tờ báo đã không còn giữ được sự chuẩn mực. Có những sự việc quan trọng, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận, nhiều trang tin, bài báo đã nóng vội, cảm tính, chủ quan, hướng dư luận đến suy nghĩ cực đoan, gây mất niềm tin của người tham gia BHXH vào chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với việc phát huy tốt vai trò thông tin, định hướng dư luận của báo chí chính thống, để đấu tranh, chống lại các luồng thông tin sai trái, không tự biến mình thành bị dẫn dắt trên mạng xã hội, thiết nghĩ, mỗi người cần cảnh giác, thận trọng trước khi chia sẻ, bình luận trên mạng xã
hội. Đặc biệt, cần hết sức cảnh giác khi tiếp cận những thông tin được đăng tải từ những trang không chính thống, giả mạo, có nguồn gốc từ nước ngoài, hoặc do cá nhân, phần tử xấu lập ra. Nếu không xác định được nguồn gốc, động cơ, mục đích của thông tin và người chia sẻ thông tin, cần bình tĩnh, thận trọng xử lý và xác minh thông tin. Vì vậy, nhà báo cần sàng lọc, thẩm định, xác minh thông tin trước khi thực hiện viết bài và tác nghiệp.
Tiểu k t Chương 3
Chương 3 là chương đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo, là kết quả thiết thực của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn đóng góp cho công tác tuyên truyền của nhà báo về chính sách BHXH.
Qua nghiên cứu, đề xuất và giải quyết các vấn đề ở Chương 1 và Chương 2, theo logic, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị chính sau nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận, xử lý thông tin chính sách BHXH đối với nhà báo:
Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và các cơ quan quản lý báo chí với công tác tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo.
Hai là: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà báo trong tiếp cận, xử lý thông tin về chính sách BHXH.
Ba là: Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin BHXH trong thời kỳ mới.
Bốn là: Đa dạng hóa các phương thức tiếp cận thông tin chính sách BHXH của nhà báo.
Năm là: Đổi mới việc cung cấp thông tin chính sách BHXH.
Sáu là: Ứng phó với tình trạng nhiễu loạn thông tin khi nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin về BHXH.
Những giải pháp và kiến nghị trên là chủ yếu, có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng bổ sung cho nhau giúp nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin chính sách BHXH đạt kết quả tốt. Đồng thời đó cũng là những kiến nghị, đề xuất của luận văn đối với các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng, các nhà báo góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH hiện nay.
KẾT LUẬN
Chính sách BHXH là một chính sách lớn, quan trọng, đòi hỏi nhà báo phải tiếp cận các thông tin nói chung, thông tin chính sách BHXH nói riêng một cách kịp thời, chân thực, chính xác để cung cấp cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và thực hiện. Nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin không chỉ cho mình mà còn phục vụ nâng cao nhận thức, hiều biết cho người khác, không những một người mà cho nhiều người, cho xã hội. Vì thế tiếp cận, xử lý thông tin của nhà báo đòi hỏi ở tầng hiểu biết sâu rộng, chắc chắn, đúng bản chất đủ thuyết phục người đọc, người nghe nhận thức đúng, rõ về BHXH.
Thông tin và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo đòi hỏi có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Mọi thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại cũng như chính sách BHXH, nhà báo phải có trình độ chính trị, tư tưởng đúng đắn, hiểu sâu đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước; phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân, vì đồng tiền mà bẻ cong ngòi bút, lý giải sai sự thật...Xử lý thông tin đúng đắn phải có nghiệp vụ thông thạo trong cách tiếp cận thông tin, xử lý thông tin, phản ánh thông tin khoa học, chính xác, rõ ràng, chân thực.
Tiếp cận và xử lý thông tin nói chung, chính sách BHXH nói riêng đúng đắn, khoa học, rõ ràng, chân thực có tác dụng, định hướng nhận thức cho người đọc, người nghe về mỗi thông tin quan trọng liên quan đến lợi ích của chính họ. Trái lại với sự tiếp cận, xử lý thông tin sai sự thật dù chủ tâm hay vô ý đều dẫn đến những tai hại khó lường.
Với cấu trúc 3 chương, đề tài đã luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo, trong đó đề tài đã làm rõ khái niệm thông tin, tiếp cận thông tin và xử lý thông tin nói chung và có hướng vào việc xác định thông tin chính sách BHXH, tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH. Đề tài đã phân tích làm rõ thực trạng tiếp cận thông tin và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo hiện nay, luận giải thực trạng các nhà quản lý thông tin BHXH Việt Nam về cung cấp thông tin cho các nhà báo. Thông qua điều tra, khảo sát và trên cơ sở các học thuyết nghiên cứu, tác giả đề tài đã đánh giá những ưu, nhược điểm của việc tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra 06 nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm giúp nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin chính sách BHXH đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao nhận thức và sự chủ động của nhân dân trong việc tham gia BHXH, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành TW Đảng đã đề ra.
Để đạt được những nội dung, yêu cầu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH. Đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn để có được những nhận xét, kết luận và đề xuất kiến nghị khoa học, thiết thực bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo hiện nay.
Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả đề tài xin chân thành cảm ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ quản lý các cấp và những người quan tâm đến việc tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo TW (2015), Hướng dẫn số 152-HD/BTGTW ngày 05/5/2015 về “Tăng cường công tác tuyên truyền BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân”.
2. Ban Chấp hành TW (2018 , Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về Cải cách chính sách BHXH.
3. Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam (2017), Nghị quyết số 96/NQ- BCS ngày 24/8/2017 về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới.
4. Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam (2018 , Chương trình hành động số 107-CTr/BCSĐ ngày 16/08/2018 về thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW của Ban Chấp hành TW về cải cách chính sách BHXH.
5. BHXH Việt Nam (2013), Chương trình số 373/Ctr-BHXH ngày 17/01/2013 về triển khai công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020".
6. BHXH Việt Nam (2018 , Quyết định số 1116/QĐ-BHXH ngày 14/9/2018 về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam.
7. BHXH Việt Nam (2020 , Báo cáo số 207/BC-BHXH ngày 20/01/2020 về kết quả công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của cơ quan BHXH Việt Nam.
8. Lê Thanh Bình (2015 , Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội