Hoạt Động Đào Tạo Cần Tiến Hành Thường Xuyên, Liên Tục Và Đảm Bảo Chất Lượng

Kết quả công việc ( tối đa 25 điểm)

Mô tả nhiệm vụ/công việc

Kết quả thực hiện

Nhận xét và đánh giá

Điểm

Nhiệm vụ chính




1. Nhiệm vụ chính 1



2. Nhiệm vụ chính 2



3. Nhiệm vụ chính 3 a.

b.

c.



4. Nhiệm vụ được giao

thêm/đột xuất trong trong dự án




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Vấn đề tạo động lực làm việc trong nghành dệt may Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 12

Khối lượng ( tối đa 15 điểm)

Mô tả

Điểm

15. Hoàn thành khối lượng công việc vô cùng lớn, vượt xa yêu cầu của trưởng dự án


10. Hoàn thành tốt công việc chính và cả các nhiệm vụ được giao thêm

5. Hoàn thành đầy đủ các công việc được giao

0. Hoàn thành khối lượng công việc dưới mức yêu cầu

Chất lượng (tối đa 15 điểm)

Mô tả

Điểm

15. Luôn luôn tạo ra các sản phẩm với chất lượng cao, không có lỗi, không

phải làm lại


10. Hoàn thành công việc với chất lượng cao, tuy nhiên có một số ít lỗi nhỏ

5. Hoàn thành công việc ở mức chất lượng có thể chấp nhận được

0. Thường xuyên tạo ra sản phẩm kém, thường xuyên phải sửa lỗi

Tiến độ (tối đa 15 điểm)

Mô tả

Điểm

15. Luôn hoàn thành công việc đúng và trước thời hạn hoặc tiến độ


10. Thường hoàn thành đúng thời hạn với rất ít sự nhắc nhở

5. Hoàn thành phần lớn công việc đúng hạn, đôi khi vẫn cần sự nhắc nhở

0. Luôn không hoàn thành công việc đúng tiến độ mặc dù đã được nhắc nhở

Nắm vững chuyên môn (tối đa 10 điểm)

Mô tả

Điểm

10. Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ. Làm việc tốt mà không cần sự chỉ dẫn về chuyên môn.

Thường xuyên trau dồi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.


6. Có thể làm việc tốt với rất ít sự hướng dẫn chuyên môn

3. Nắm được những chuyên môn, đôi khi cần sự chỉ dẫn. Học hỏi nhanh

nếu được chỉ dẫn.

0. Không nắm vững nghiệp vụ cần thiết, thường xuyên cần sự hướng dẫn chuyên

môn hoặc thường xuyên gặp khó khăn trong việc tiếp thu chuyên môn, nghiệp vu.

Trách nhiệm và tận tụy ( tối đa 10 điểm)

Mô tả

Điểm

10. Vô cùng tận tuỵ và trách nhiệm với công việc.

Luôn chủ động và nỗ lực hoàn thành tốt công việc


6. Luôn luôn hoàn thành công việc với trách nhiệm cao với rất ít sự giám sát

3. Làm tốt công việc được giao, đôi khi cần sự giám sát, nhắc nhở

0. Thường xuyên phải nhắc nhở để hoàn thành công việc


Làm việc nhóm ( tối đa 10 điểm)

Mô tả

Điểm

10. Phối hợp làm việc đạt hiệu quả cao với các thành viên khác trong nhóm.

Luôn có ý thức và hành động xây dựng tinh thần tập thể.


6. Làm việc tốt với các thành viên trong nhóm

3. Giảm hiệu quả khi làm việc với nhóm

0. Luôn xung đột với người khác trong nhóm

Tổng điểm:

0-40 : Chưa hoàn thành 40- 60 : Hoàn thành

60-80 : Hoàn thành tốt

80-100: Hoàn thành xuất sắt

Tùy theo mức độ hoàn thành công việc của người lao động thì lãnh đạo sẽ có hình thức thưởng, phạt hợp lý.

Bảng đánh giá thực hiện công việc công bố rộng rãi trong toàn Công ty để mọi người được biết và phấn đấu. Để đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân trong từng nhóm công bằng, người đánh giá có thể sử dụng phương pháp so sánh cặp. Tiến hành so sánh cặp sẽ tránh được tình trạng thiên vị trong bình bầu lao động suất sắc hay trao thưởng cho nhân viên.

Cách tiến hành: Mỗi người được so sánh với từng người trong tổ, và số điểm sẽ được ghi lại. Nếu người nào có số điểm cao hơn là người ấy được lựa chọn. Giả sử có 4 người A, B, C, D thì cách so sánh như sau:

Bảng 3.2: So sánh về hiệu quả lao động



A

B

C

D

Điểm

A


-

-

+

1

B

+


+

+

3

C

-

+


-

1

D

-

-

-


0

(Nguồn: www. vietco.com)

Vậy nhìn vào bảng ta thấy được người B có số điểm cao nhất, nghĩa là người xuất sắc nhất.

Ký hiệu:

(+) : Là người theo hàng hơn theo cột

(-) : Là người theo hàng kém người theo cột

Từ đó, người đánh giá sẽ đánh giá được một cách dễ dàng hơn sự thực hiện công việc của người lao động trong nhóm.

Người đánh giá thực hiện công việc cần đưa ra các quyết định đúng đắn giúp người lãnh đạo trong việc giám sát và quản lý công việc của người lao động trong ngành. Đồng thời kích thích người lao động gắn bó với công việc,

nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc và phát triển Ngành Dệt May càng trở nên vững mạnh hơn nữa.

3.3.2.7. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc

Ngành Dệt May cần tạo ra một môi trường làm việc tốt, thoải mái, dễ chịu hơn nữa, tạo ra tính đoàn kết phấn đấu cho người lao động trong toàn Ngành vì mục tiêu chung. Người lao động hoạt động trong Ngành sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu họ có thể có được các mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp của mình và họ được tôn trọng. Lãnh đạo và người quản lý có thể tạo ra được một môi trường làm việc dễ chịu thông qua các hoạt động như:

Đưa ra các quy tắc/ quy trình làm việc rõ ràng trong Ngành.

Xây dựng giá trị và văn hoá tốt cho Ngành và truyền đạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Ngành.

Tôn trọng những đóng góp của người lao động và ghi nhận những lợi ích mà người lao động đã đóng góp cho Ngành bằng các hình thức khác nhau.

Giúp người lao động hiểu được và phối hợp với nhau để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Tạo cho người lao động cơ hội nêu ra những ý tưởng sáng tạo cho sự phát triển của Ngành và trao thưởng cho họ nếu đó là những ý kiến quý giá.

Tôn trọng sự khác nhau về đặc điểm cá nhân giữa người lao động trong Ngành.

Tìm hiểu thêm về những mong đợi của người lao động và những lý do của họ khi quyết định làm việc trong Ngành.

Quan tâm hơn nữa đến gia đình của người lao động, tổ chức các sự kiện cho gia đình của họ có thể tham gia và giúp họ tìm hiểu thêm về nơi mình đang làm việc, tổ chức các kỳ nghỉ và các bữa liên hoan cho gia đình của các nhân viên, cho nhân viên thêm một số tiền thưởng đặc biệt như học phí cho con của họ…

3.3.2.8. Sử dụng và bố trí nhân lực cho phù hợp

Bố trí các bộ phận phòng ban trong Công ty thuộc Ngành cũng như trong Tập Đoàn cho phù hợp với chiến lược phát triển chung của Ngành. Hiện nay, do tính chất công việc và chiến lược phát triển của Ngành trong thời gian tới cần bổ sung nguồn nhân lực cho Ngành nên việc bố trí nguồn nhân lực ở các bộ phận phòng ban trong các Công ty cũng như Tập Đoàn cho phù hợp là vấn đề cần được quan tâm. Đối với các phòng ban như: ban kĩ thuật đầu tư, ban quả lý nguồn nhân lực, ban tài chính kế toán cần có kế hoạch sử dụng và bố trí nguồn lực hợp lý. Những phòng ban này có thể giảm lao động gián tiếp không cần thiết để giảm bớt chi phí tiền lương cho Tập Đoàn. Đồng thời phân công nhiệm vụ rõ ràng cho người lao động.

Đối với Tập đoàn, cần phải có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên phù hợp. Ngành cũng cần quan tâm đến mong muốn của người lao động về công việc bởi vì nếu người lao động có hứng thú công việc mà họ làm thì kết quả làm việc mới tốt. Vì vậy, cần sử dụng và bố trí nhân lực cho phù hợp với năng lực, sở thích và nguyện vọng của cán bộ công nhân viên trong Tập Đoàn, tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình.

Đối với lao động trẻ nên bố trí những công việc mang tính sáng tạo, thách thức để họ có thể phát huy thế mạnh của mình. Hiện nay, Tập đoàn có rất nhiều dự án hợp tác với đối tác trong và ngoài nước. Những chuyến công tác xa kèm theo những chế độ ưu đãi tốt, cơ hội thăng tiến sẽ là một trong những hứng thú cho lao động trẻ.

Đối với lao động lâu năm nên bố trí vào những công việc mang tính chất ổn định và thường xuyên làm mới công việc cho họ nhằm tạo hứng thú trong công việc và tạo hiệu quả công việc cao.

3.3.2.9. Hoạt động đào tạo cần tiến hành thường xuyên, liên tục và đảm bảo chất lượng

Với cán bộ quản lý: cần đào tạo cho họ một hệ thống kiến thức đầy đủ, bài bản về nền kinh tế thị trường, kiến thức về quản lý và các kỹ năng quản lý, kinh doanh. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về quan điểm tư tưởng kinh doanh trong giai đoạn mới. Nhà quản lý biết cách tiếp cận và sử lý thông tin, để kinh doanh có hiệu quả, biết cách đánh giá thị trường và lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh, có kiến thức toàn diện về tâm lý-xã hội để làm việc tốt với con người.

Đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn cần có đội ngũ thiết kế mẫu và thời trang chuyên nghiệp, có khả năng gắn kết thời trang với sản xuất, đạt trình độ quốc tế.

Đối với công nhân lao động cần đào tạo cho người công nhân có tay nghề vững vàng, nắm vững khoa học- công nghệ tiên tiến.

Với yêu cầu như vậy cần có quan điểm: Đào tạo giữ vị trí ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực; Đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dệt May cần gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, của ngành, gắn với tiến bộ của khoa học - công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành Dệt May là công việc chung của chính quyền, của các cơ sở đào tạo, của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động.

Để hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cần:

Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm nguồn nhân lực của Ngành Dệt May. Chương trình đào tạo – phát triển cần được tính toán từ hai phía: kế hoạch đào tạo - phát triển của doanh nghiệp và một hệ thống cơ sở đào tạo đủ sức đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp.

Từng doanh nghiệp Dệt May chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các bước: (1) Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp; (2) Xác định kế hoạch đào tạo; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo; (5) Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt việc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp Dệt May cần xem xét như đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, để giúp doanh nghiệp có thể mạnh dạn bỏ những khoản tiền lớn cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra doanh nghiệp cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ để kích thích công nhân tự nâng cao tay nghề như chế độ tiền lương, tiền thưởng vượt định mức, chính sách thưởng, phạt tring doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào:

Các chương trình đào tạo xây dựng phải phù hợp với nguồn nhân lực của Ngành Dệt May

Đào tạo cán bộ quản lý sẽ kết hợp ngắn hạn với dài hạn, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, kết hợp đào tạo chính qui, tại chức, bằng 2...với các lớp không chính qui như các lớp cập nhật lại, đào tạo lại, chuyên đề. Liên tục mở các lớp đào tạo cán bộ công nghệ trình độ Đại học và cao đẳng. Thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức.

Đối với công nhân trong doanh nghiệp ưu tiên cho phương pháp đào tạo tại nơi làm việc, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để đào tạo trong thời gian nghỉ của công nhân và thời gian rỗi việc.

Đối với nguồn công nhân đào tạo mới để cung cấp cho doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đào tạo nghề có sự liên kết bền vững với doanh nghiệp. Thứ hai, đầu tư củng cố và phát triển hệ thống các trường đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành Dệt May. Chính phủ hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề cho Ngành Dệt May để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể gửi CBCNV đến học tập nâng cao trình độ, tay nghề. Các cơ sở đào tạo cần có

khả năng cung ứng chất lượng, hiệu quả và linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Dệt May

Thứ ba, về lâu dài song song với sự phát triển bền vững của Ngành Dệt May sẽ hướng đến xây dựng mô hình liên kết bền vững giữa doanh nghiệp Dệt May và các cơ sở đào tạo Dệt May. Đó là liên kết phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảo hoạt động đào tạo bền vững của cơ sở đào tạo; đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp thông qua việc có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu; các mối liên kết phù hợp với luật pháp và xã hội, góp phần tạo ổn định xã hội; thỏa mãn nhu cầu của người học và người lao động để họ gắn bó lâu dài với Ngành Dệt May.

3.3.2.10. Khuyến khích nhân viên bằng việc đưa ra các mục tiêu, xây dựng nhóm làm việc

Để khuyến khích người lao động bằng việc đưa ra các mục tiêu thì các mục tiêu kinh doanh của Ngành đưa ra phải rõ ràng. Khi đã đồng ý các mục tiêu thực thi với người lao động của mình, trước tiên cần xem xét các mục tiêu của toàn Ngành. Khi tham gia vào việc xây dựng các mục tiêu của Ngành, người lao động sẽ hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình để đạt được các mục tiêu đó và tham gia vào công tác hỗ trợ lãnh đạo trong việc phát triển Ngành. Sau đó, đưa ra các các mục tiêu của Ngành cho người lao động và xác định những lợi ích mà người lao động có thể có được khi quyết định làm việc cho Ngành.

Khi đưa ra mục tiêu cần phải chú ý các bước sau:

Phân chia hoạt động Ngành thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: dệt, may kéo sợi, đính cúc, thêu…

Đối với những nhân viên hoạt động trong những vị trí cấp cao, nghiên cứu bản mô tả công việc của nhân viên một cách tỉ mỉ và quyết định lĩnh vực nào phù hợp với công việc – có thể sẽ có sự chồng chéo một số lĩnh vực khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022