Kinh Nghiệm Về Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Ở Một Số Nước Có Ngành Dệt May Phát Triển

thời thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm với đối tác và cộng đồng. Bên cạnh nhiều chuơng trình "tăng tốc" đang được triển khai, ngành dệt may cũng đã có kế hoạch đào tạo "thầy hay, thợ giỏi" đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2010, sẽ đào tạo tổng cộng 3.000 cán bộ quản lý cao cấp, 8.000 cán bộ marketing và tài chính, 8.000 cán bộ công nghệ và thiết kế, 270.000 công nhân kỹ thuật. Đến giai đoạn 2016-2020, các con số tương ứng tăng lên thành 4.800 người,

12.500 người, 130.000 người và 430.000 người. Đây sẽ là đội ngũ nhân lực dồi dào bổ sung cho những thiếu hụt hiện nay.

Còn về vấn đề nguyên phụ liệu, để phát triển nguồn nguyên liệu vải phục vụ sản xuất và XK hàng dệt may, Vinatex và các DN cần đầu tư khoảng

6.500 tỷ đồng để trồng cây bông vải và sản xuất xơ sợi tổng hợp. Theo đó, kế hoạch phát triển bông tập trung có nước tưới dự kiến được triển khai tại các tỉnh duyên hải miền Trung và một phần Tây Nguyên. Để có diện tích 40.000ha trồng bông có nước tưới vào năm 2015, cần tổng vốn đầu tư khoảng

3.500 tỷ đồng cho đền bù đất, hệ thống thủy lợi và sản xuất giống. Ngoài ra, Vinatex phối hợp cùng Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất xơ polyeste đầu tiên ở VN với công suất 400 tấn xơ thông thường, 50 tấn xơ đặc biệt và 50 tấn hạt chip/ngày, với tổng mức đầu tư

3.000 tỷ đồng. Dự kiến, năm 2011 nhà máy sẽ đi vào sản xuất, đến năm 2020 đáp ứng 40% nhu cầu trong nước về xơ sợi tổng hợp. Việc đầu tư phát triển nguồn nguyên phụ liệu dệt may trong nước sẽ từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa từ mức 30% hiện nay lên 50% vào năm 2010 và 60% vào năm 2015.

3.2. Kinh nghiệm về tạo động lực cho người lao động ở một số nước có ngành dệt may phát triển

Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới. và

hướng tới đang phấn đấu lọt vào hàng thứ 5 trên thế giới và định hướng phát triển của ngành là theo hướng thời trang – công nghệ - thương hiệu. Đây thực sự là một điều rất đáng mừng đối với riêng ngành dệt may cũng như toàn thể nền công nghiệp đang còn phát triển bập bẹ của nước ta. Hãy cùng nhìn qua một số nước có nền dệt may phát triển trên thế giới để xem dệt may đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển chung của một quốc gia. Cũng như để lấy đó là mục tiêu so sánh và phấn đấu của dệt may Việt Nam. Chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua việc tạo động lực làm việc của số nước có ngành dệt may phát triển như: Ấn Độ, Bangladesh và Trung quốc.

Dệt là ngành đi đầu của công nghiệp Ấn Độ, chiếm tỷ trọng 18% của sản xuất công nghiệp trong nước và hơn 4% tổng sản lượng quốc dân. Thu nhập xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 25% thu nhập ngoại tệ tính gộp của quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 9.26 tỷ USD. Ấn Độ hiện là nước sản xuất chỉ lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần thế giới đồng thời cũng là nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu. Và với lưc lượng lao động có tay nghề dồi dào, Ấn Độ từng là nước có ngành công nghiệp dệt may lớn nhất thế giới, cách đây hai thế kỷ, hàng dệt may của Ấn Độ đã có mặt tại mọi ngóc ngách trên trái đất. Nước này có một ưu điểm nổi trội là tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước và gần như không phải nhập khẩu nhiều. Nhờ đó mà giảm được chi phí và lợi nhuận sẽ có nhiều hơn, sẽ quan tâm hơn được đến đời sống của người lao động, luôn làm cho người lao động cảm thấy hài lòng thông qua chính sách lương cao, thưởng nhiều, điều kiện môi trường đảm bảo sức khoẻ không độc hại như ở Việt Nam. Nếu người lao động làm việc trong những môi trường độc hại thì được hưởng lương trợ cấp độc hại cao hơn ….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Ngành dệt may tạo công ăn việc làm cho 20 triệu người và mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho nước này - Trung quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, hiện chiếm tới 1 phần tư khối lượng thương mại dệt may thế giới, cung cấp khoảng 30 triệu tấn xơ ( 40% của thế

giới) và nhà cung cấp hàng đầu thế giới về xơ hoá học, sợi, vải, tơ tằm và hàng may mặc. Thêm một lợi thế nữa của Trung Quốc so với các nước sản xuất hàng dệt may giá rẻ khác: một lực lượng lao động có kỷ luật và lành nghề, và nước này tự đảm bảo được nhu cầu về sợi tổng hợp và tự nhiên. Ngành dệt Trung Quốc cũng là ngành đầu tiên sử dụng Internet để tiến hành các giao dịch trực tuyến (on-line). Không giống Việt Nam, Trung Quốc là nước có nền công nghiệp phát triển, trình độ tay nghề của công nhân cũng khá cao. Do vậy, mức thu nhập của mỗi công nhân làm việc trong ngành dệt may của họ cũng cao hơn nhiều so với công nhân ở Việt Nam (ví dụ ở Trung Quốc thu nhập của một công nhân dệt may năm 2008 là khoảng 5triệu nhân dân tệ/ năm, tương đương với 730000USD trong khi ở Việt Nam trung bình mỗi công nhân chỉ nhận được 1234USD một năm). Đặc biệt là đầu năm 2008 Trung Quốc áp dụng luật lao động mới mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động như là giới hạn giờ tăng ca, đưa ra mức hàng hoá tối thiểu và đòi phải có tiền lương cho những người bị sa thải. Thêm vào đó còn có những khoản trợ cấp, những khoản bảo hiểm xã hội làm cho công nhân yên tâm hơn với công việc của mình….

Vấn đề tạo động lực làm việc trong nghành dệt may Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 10

Ngành công nghiệp dệt may Bangladesh mang lại 11 tỷ USD một năm cho đất nước này, xuất khẩu dệt may chiếm 80% tổng lượng xuất khẩu. Tăng trưởng của quốc gia này đạt 6.2% năm 2008. Dệt may chiếm tỉ trọng hàng đầu về xuất khẩu cả nước, đóng góp 5% vào GDP hằng năm, chiếm 40% tỉ trọng công nghiệp, chiếm 75% ngoại tệ thu về mỗi năm và quan trọng là tạo việc làm cho hơn 4 triệu nhân công. Bangladesh đi trước một bước bằng cách nâng cao năng lực sản xuất, chuyển hướng sang các mặt hàng cao cấp và cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng. Để giữ được mức giá cạnh tranh, Bangladesh tận dụng nguồn nhân công dồi dào, tay nghề cao nhưng giá rẻ, đồng thời giảm chi phí vận chuyển, để có giá rẻ hơn 60% so với hàng Trung Quốc và đạt được thành công như ngày nay.

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động trong Ngành dệt may Việt Nam‌

3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

Trong tình hình cả thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Ngành dệt may nói riêng là không nhỏ. Các doanh nghiệp đang phải tự gồng mình lên để có thể vượt qua được cơn bão khủng hoảng này, nhưng bên cạnh đó cũng cần phải có sự giúp sức từ phía chính phủ. Để có thể đưa Ngành dệt may vào top 5 nước trên thế giới vào năm 2020 thì ngay từ bây giờ phía nhà nước phải có những giải pháp thích hợp để đưa Ngành dệt may phát triển hơn nữa, quan trọng trong nó là vấn đề con người - vấn đề tạo động lực cho người lao động.

3.3.1.1. Cần đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại vào Ngành dệt may

Xuất phát từ Mục tiêu chung của chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2020 là đưa ngành dệt may trở thành 1 trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới thì ngay từ bây giờ Nhà nước phải có những khoản vốn cho các doanh nghiệp trong Ngành vay để đầu tư thêm trang thiết bị máy móc để giảm bớt sức lao động của người lao động mà năng xuất lại tăng cao.

Thêm vào đó, ngoài việc đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại thì cũng nên chú trọng đến sức khoẻ người lao động. Vì lao động trong ngành dệt may chủ yếu là phải ngồi và phải đứng là nhiều, Nhà nước nên quy định cho các doanh nghiệp về chuẩn mực của các loại ghế ngồi cho người lao động cảm thấy thoải mái do thời gian ngồi của họ là rất dài.

3.3.1.2. Cần có các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong Ngành dệt may

Nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng bỏ việc, chỉ làm tạm thời khi không có việc và khi có công việc tốt hơn thì bỏ của người lao động trong Ngành dệt may. Lý do là do người lao động yên tâm thực sụ vào công việc của mình vì sức bỏ ra nhiều mà trả công thì không được bao nhiêu. Do đó, Nhà nước nên có những chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động như:

Một là, Nhà nước nên quy định mức lương tối thiểu cho người lao động làm việc trong Ngành vì hiện nay mức lương của công nhân là khá thấp thậm chí còn không đủ cho họ chi tiêu cho bản thân trong đời sống bình thường. Bên cạnh đó, việc trả lương lại rất không giống nhau trong các xưởng may. Khi quy định cụ thể mức lương như vậy thì người lao động đã biết trước mức lương mình được nhận khi vào làm là bao nhiêu thì sẽ không còn hiện tượng cuối tháng mới “vỡ lẽ” ra rồi lại bỏ việc và tìm công việc khác tốt hơn.

Hai là, về hệ thống đãi ngộ. Nhà nước nên quy định cho các doanh nghiệp trong Ngành việc công nhân nghỉ làm do các doanh nghiệp chỉ định thì phải có lương (bằng một số cụ thể như 50% lương chính thức) vì một số doanh nghiệp khi không có đơn hàng thì cho công nhân nghỉ không lương sau đấy khi có đơn hàng, gọi họ lại thì họ đã đi làm nơi khác. Nếu quy định cụ thể như vậy thì người lao động yên tâm rằng họ sẽ được gọi lại khi có việc và như vậy thì khi có đơn hàng doanh nghiệp sẽ không phải đi tìm lao động khác. Nhà nước cũng nên quy định cụ thể mức thưởng cho người lao động vào các ngày lễ, tết. Vì mức thưởng hiện nay rất thấp khôg thu hút cũng như việc giữ chân được người lao động.

Ba là, về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước nên quy định cho các doanh nghiệp mỗi xưởng may, nhà máy may phải có một trung tâm chăm sóc sức khoẻ cho người lao động với trang thiết bị hiện đại, tiến tiến, các bác sĩ, y tá trình độ chuyên môn như thế nào để có thể giúp người lao động những lúc

ốm đau, bệnh tật hay tai nạn lao động. Nên có dịch vụ khám sức khoe định kì hàng tháng hay hàng qúy cho người lao động. Có được như vậy thì người lao động mới thực sự yên tâm và thực sự cống hiến sức mình cho doanh nghiệp và cho mục tiêu chung của Ngành. Thêm vào đó, cần có những quy định ưu tiên cho phụ nữ mang thai và sinh con, quy định nghỉ đẻ vẫn có lương là 6 tháng và nếu muốn nghỉ thêm thì không lương nhưng sau này vẫn được vào làm trong doanh nghiệp. Như vậy thì mới đảm bảo sức khoẻ cho người lao động vì đa phần lao động trong ngành là nữ giới.

3.3.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp trong Ngành

3.3.2.1. Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp

Để đảm bảo tiền lương thật sự phát huy được vai trò của nó, các chế độ trả lương trong các doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Đảm bảo trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau, sự công bằng sẽ khuyến khích rất lớn đối với người lao động, làm họ hăng say sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

- Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân..

- Thu nhập từ tiền lương của người lao động phải chiếm từ 70% - 80% tổng thu nhập (theo George T.Milkovich & John W. Boudreau, Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống Kê). Hiện nay tiền lương chiếm tỷ lệ không nhiều khoảng 50% – 60% trong tổng thu nhập của người lao động trong Ngành. Phần thu nhập của họ từ nhiều nguồn thu nhập khác: như thưởng và phụ cấp…Cần phải có chính sách đổi mới để tăng lương tương xứng với kết quả thực hiện công việc của người lao động và tiền lương phải gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, phải phản ánh cống hiến của người lao động, phản ánh vai trò và vị trí đích thực của người lao động trong doanh nghiệp. Từ đó tiền lương mới kích thích họ hăng say làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.

- Tiền lương được trả trên chỉ tiêu lao động đã xác định, chỉ tiêu lao động phản ánh số lượng và chất lượng lao động của mỗi cá nhân đã cống

hiến, là thước đo đánh giá sự hơn kém giữa những người lao động và là cơ sở để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Do đó trên mặt bằng tiền lương của thị trường lao động, các doanh nghiệp trong Ngành Dệt May phải tạo ra mặt bằng tiền lương của mình có tính đến mức đảm bảo đời sống cho người lao động. Khi người lao động làm việc cho mình nếu họ đảm bảo được đời sống của mình thì họ sẽ yên tâm, phấn khởi, nguyện gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Mặt kỹ thuật của tiền lương thể hiện ở trình độ nghề nghiệp mà người lao động đã đạt được trong quá trình phấn đấu của mình, mặt cống hiến cho doanh nghiệp thể hiện thời gian người lao động tham gia xây dựng doanh nghiệp. Khi trả công lao động phải quan tâm thích đáng đến hai mặt này, đặc biệt là mặt kỹ thuật của tiền lương phải trả đúng trình độ đã đạt được của người lao động làm cho người lao động hiểu được một cách đầy đủ những vấn đề trình độ và cống hiện để họ yên tâm phấn đấu vươn lên và cũng là cách thăng tiến cho người lao động.

Thực hiện tăng lương tương xứng với kết quả công việc của người lao động hay dựa trên mức thực thi tổng thể, chẳng hạn:

Dưới mức trung bình – không tăng lương

Đạt mức trung bình – tăng lương 2%

Trên mức trung bình – tăng lương 3%

Thực thi xuất sắc – tăng lương 5%

Mức tăng này có thể trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí cho việc trả lương là mối quan tâm của ban lãnh đạo nhưng cần xem xét những lợi ích của việc tăng lương đem lại. Việc tăng lương có thể tạo động lực cho người lao động đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc gìn giữ và thu hút nhân tài hoạt động trong doanh nghiệp mình.

Hiện nay, trong thang bảng lương của Ngành Dệt May, bậc lương của người lao động gồm rất nhiều bậc khác nhau. Điều này gây khó khăn trong việc trả lương. Nên đơn giản hóa bậc lương và các hình thức trả lương cho

người lao động. Ngoài cách thức trả lương trực tiếp cho người lao động thì có thể trả lương một phần của người lao động qua tài khoản. Ngoài phần lương “cứng” mà mỗi người đều biết và nhận được thì việc trả lương qua tài khoản nhằm khuyến khích về tài chính cho những người lao động xuất sắc qua phụ cấp, thưởng hay tăng lương cho họ (như cách trả lương “kín” của FPT). Mức lương có thể cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng làm việc của người lao động. Điều này sẽ tạo động lực làm việc cho người lao động. Họ sẽ làm việc hết sức để nhận được mức thù lao cao nhất. Để tạo sự công bằng trong mức lương, người đánh giá đánh giá mức độ hoàn thành công việc và trình độ của người lao động từ đó nâng mức lương phù hợp với cống hiến ấy.

Để phát huy tính năng động trách nhiệm cho từng bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện chính sách khoán quỹ lương cho các bộ phận, trung tâm trong doanh nghiệp. Quỹ lương khoán của các phòng và trung tâm sẽ xây dựng và quyết toán căn cứ vào chế độ, chính sách về lao động – tiền lương. Kết cấu tiền lương của người lao động gồm lương chính sách và lương khoán với kết quả thực hiện công việc của các bộ phận phòng ban. Quỹ lương thực tế được phân phối của từng phòng ban, trung tâm được xác định:

Vthp = Vkkh * Mđc Trong đó:

Vthp: Quỹ tiền lương thực hiện của phòng, trung tâm.

Vkkh: Quỹ tiền lương khoán kế hoạch của phòng, trung tâm.

Mđc: Mức điều chỉnh tiền lương của Ngành (do Tập Đoàn Dệt May Việt Nam ban hành và điều chỉnh hàng tháng tùy thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh).

Phần thù lao trả cho người lao động dựa trên kết quả thực hiện công việc của bản thân người lao động: Phần thù lao này là không cố định mà có thể thay đổi theo tình hình thực hiện công việc của người lao động. Như vậy,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022