Vấn đề tạo động lực làm việc trong nghành dệt may Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 13

Trong mỗi một lĩnh vực tương ứng, tìm ra một số mục tiêu tương ứng đối với nhân viên, các mục tiêu đưa ra phải:

Cụ thể

Có thể đo lường được

Có thể đạt được

Mang tính thực tiễn

Dựa vào thời gian

Nên có sự phân chia công việc cho nhóm để tìm được thế mạnh của từng người. Người lãnh đạo phân chia các nhóm khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vưc chuyên môn của người lao động. Đồng thời, lãnh đạo trực tiếp và trưởng các nhóm có biện pháp tích cực để phát huy điểm mạnh của từng người, hạn chế điểm yếu, tạo hiệu quả làm việc cao trong nhóm.

Hỗ trợ nhân viên về các điều kiện vật chất như cho thuê nhà giá rẻ, tăng thêm chất dinh dưỡng cho bữa ăn trưa và thường xuyên thay đổi món ăn để họ đạt được mục tiêu của mình cũng như các mục tiêu của Ngành.

Thảo luận với nhân viên để tìm ra cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu của họ và mục tiêu của Ngành. Mục tiêu đặt ra phải rõ ràng, cụ thể và có khả năng thực hiện được. Từ đó lập kế hoạch thực hiện một cách khoa học và phù hợp với tình hình thực tế của Ngành.

Để thực hiện mục tiêu một cách dễ dàng thì lãnh đạo có thể phân chia ra các tổ, nhóm làm việc khác nhau. Để phát triển nhóm làm việc cho Ngành cần chú ý các vấn đề:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Đưa ra các ưu tiên về việc giành được các kỹ năng còn thiếu và phân tích sự thích hợp của các kỹ năng sẵn có của các nhân viên đối với yêu cầu của doanh nghiệp.

Đưa ra chương trình phát triển nhân viên để có thể bổ sung nhu cầu các kỹ năng còn thiếu và xem xét việc bố trí lại các trách nhiệm để tạo ra

Vấn đề tạo động lực làm việc trong nghành dệt may Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 13

một nhóm xác thực hơn là một nhóm các nhà quản lý riêng rẽ.

Kiểm tra lại các khoảng trống về các kỹ năng.

Xem xét những lựa chọn như là các nhà tư vấn, nguồn lực bên ngoài, nhân viên hợp đồng, với việc phân tích chi phí/ lợi nhuận.

Thực hiện việc tuyển dụng nhân viên thường xuyên – rất có thể đây là cách tốt nhất để lập kế hoạch tiên phong trong việc tuyển dụng cho các vị trí trong tương lai và lường trước những khoảng trống về kỹ năng.

KẾT LUẬN

Con người luôn có vai trò quan trọng trong một tổ chức. Con người được coi là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức vì con người là nhân tố hạt nhân của tổ chức, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức, làm cho tổ chức vận hành được. Ngày nay một tổ chức tồn tại và phát triển không phải bởi sự quyết định của vốn, công nghệ, hay thiết bị mà nó phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, tổ chức của con người đối với tổ chức đó. Vì vậy, vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động luôn là vấn đề được các tổ chức quan tâm.

Với đề tài “Vấn đề tạo động lực làm việc trong ngành dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” được thực hiện tác giả đã thấy rằng ban lãnh đạo của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề này và đã đưa ra một số chính sách phù hợp quan tâm động viên người lao động, tạo ra bầu không khí thoải mái trong Tập Đoàn để có thể kích thích họ làm việc nhằm đạt năng suất cao, tạo vị thế mạnh cho Tập Đoàn.

Khoá luận đã phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Tập Đoàn, từ đó nêu ra ưu nhược điểm và giải pháp hoàn thiện. Hy vọng các giải pháp mà tác giả đưa ra ít nhiều góp phần vào công tác quản lý lao động và công tác tạo động lực cho cán bộ công nhân viên tại Tập Đoàn Dệt May Việt Nam trong công cuộc thực hiện mục tiêu lớn của Tập Đoàn.

Mặc dù đã có những cố gắng, song với thời gian và trình độ còn hạn chế, bài viết này của tác giả sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên trong Tập Đoàn Dệt May Việt Nam để tác giả có điều kiện và cơ hội nâng cao trình độ học tập kinh nghiệm cho bản thân vào việc vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tế công việc.

Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Trọng Hải, ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên phòng nhân sự của Tập Đoàn đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Kim Dung (2006), giáo trình quản trị nguồn nhân lực, nhà xuất bản thống kê.

2. Ths. Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2006), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb LĐ-XH.

3. Th.S Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2003), Giáo trình Quản Trị Nhân Lực, Nxb Thống kê

4. Ths Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản Trị Nhân Lực, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.

5. George T.Milkovich & John W. Boudreau, Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống Kê.

6. TS Đoàn Thị Thu Hà & TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), giáo trình quản trị học, nhà xuất bản giao thông vận tải

7. Đình Phúc & Khánh Linh (2007), quản lý nhân sự, nhà xuất bản tài chính.


8. Nguyễn Hải Sản (2006), Quản trị học, nhà xuất bản thống kê.


9. Nguyễn Hữu Thân (2006), giáo trình Quản trị nhân sự, Nxb HN.


10. Nguyễn Hữu Thân (2003), Giáo trình Quản Trị Nhân Lực, Nxb Thống Kê.


11. Nguyễn Hữu Thân (2007), quản trị nhân sự, nhà xuất bản lao động xã hội


12. TS. Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình hành vi tổ chức, Nxb Thống kê Hà Nội.


13. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học, Trường ĐH KTQD


14. Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một số điều lệ của Bộ Luật Lao Động về tiền lương

15. Thông tư số 13/2003/TT-BLĐ TBXH ngày 30/05/2003 hướng dẫn thực thi một số điều của nghị định 114/2002 NĐ-CP ngày 31/12/2002

16. TS. Nguyễn Văn Thông (2007), Đánh giá trình độ công nghệ Dệt – May Việt Nam, viện kinh tế kỹ thuật Dệt – May

17. Lê Quốc Ân (2005), Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp hội Dệt – May

18. Tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex.


19. Phòng Hành chính – quản trị Tập Đoàn Dệt may Việt Nam – Vinatex.


20. Thống kê số liệu Phòng tài chính Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.


21. Tổng cục thống kê.


Một số website:

1. www.doanhnhan360.com. Bài viết “các lý thuyết tạo động lực”


2. http://irv.moi.gov.vn Bài viết “Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá trị”

3. http://www.sanotc.com.vn Bài viết “Ngành Dệt may Việt Nam hướng đến “Top 5” thế giới:Hai mũi đột phá”

4. www.business.gov.vn


5. www.vietco.com


6. www.ship.edu


7. http://www.thesaigontimes.vn, bài viết “Trung Quốc ban hành luật lao động mới” (3/1/2008)

8. Báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam

Phụ lục

Bảng câu hỏi

Tên tôi là: Lê Thị Lan, sinh viên lớp Anh 3 Quản trị kinh doanh K44 trường ĐH Ngoại Thương. Hiện nay, tôi đang viết khoá luận tốt nghiệp và nghiên cứu đề tài: “Vấn đề tạo động lực làm việc trong ngành dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Để giúp cho quá trình thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đưa ra những câu hỏi sau chỉ nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng của người lao động đối với các yếu tố có liên quan đến công việc.

Bảng điều tra là cơ sở cho việc rút ra các kết luận nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động trong Ngành dệt may Việt Nam.

Câu 1: Công việc hiện nay của anh/ chị là gì?

…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………... Câu 2: Công việc đó có đúng với ngành nghề anh/ chị được đào tạo không?

Không

Câu 3: Lý do làm việc của anh/ chị tại Công ty là gì?

Do môi trường làm việc Các chế độ đãi ngộ

Do lương cao Muốn có công việc ổn định Câu 4: Anh/ chị có thỏa mãn với công việc hiện nay không?

Không Tôi không biết Câu 5: Mức chi tiêu anh chị hàng tháng của anh/ chị là bao nhiêu?

……………………………………………………………………………… Câu 6: Mức chi tiêu hàng tháng của gia đình anh/ chị là bao nhiêu?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………............

Câu 7: Anh/ chị có hài lòng với mức lương hiện nay không?

Rất hài lòng Hài lòng

Không hài lòng Rất không hài lòng

Câu 8: Mức thu nhập hiện nay có đảm bảo cuộc sống của anh/ chị và và gia đình anh/ chị không?

Không

Nếu không thì tại sao?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….........

................................................................................................................

Câu 9: Anh/ chị có hài lòng với phương pháp trả lương hiện nay của Công ty không?

Không

Nếu không thì tại sao?

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………… Câu 10: Anh/ chị có cảm thấy được trả lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra không?

Hoàn toàn xứng đáng Tạm ổn Không công bằng Câu 11: Anh/ chị có hiểu rõ về cách tính lương không?

Không

Câu 12: Anh/ chị có tìm hiểu hay có được học về quy chế lương không?

Không

Câu 13: Anh/ chị có hài lòng với mức thưởng của Công ty không?

Rất hài lòng Không hài lòng

Hài lòng Rất không hài lòng

Câu 14: Theo anh/ chị việc xét đối tượng thi đua khen thưởng của công ty có công bằng không?

Rất công bằng Không công bằng

Công bằng Rất không công bằng

Câu 15: Anh/ chị lựa chọn yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến tiền thưởng?

Mức hoàn thành công việc Tinh thần trách nhiệm

Chất lượng công việc Thời gian hoàn thành công việc

Lý do khác

Câu 16: Việc đánh giá kết quả thực hiện của Công ty như thế nào?

Rất công bằng Không công bằng

Công bằng Rất không công bằng

Câu 17: Anh/ chị có hài lòng với các dịch vụ và phúc lợi của Công ty hiện nay không?

Rất hài lòng Không hài lòng

Hài lòng Rất không hài lòng

Câu 18: Anh/ chị thấy môi trường làm việc của Công ty như thế nào?

Rất tốt Tốt Không tốt Câu 19: Anh/ chị thấy điều kiện làm việc của công ty ra sao?

Rất tốt Tốt Không tốt

Câu 20: Anh/ chị đánh giá thái độ của lãnh đạo đối với người lao động như thế nào?

Rất thân thiện Thân thiện Không thân thiện

Câu 21: Anh/ chị đánh giá mối quan hệ giữa nhân viên trong công ty như thế nào?

Vui vẻ, hòa đồng, quan tâm lẫn nhau Xã giao, nhạt nhẽo

Câu 22: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến của anh/ chị là gì?

Trình độ chuyên môn Uy tín Thâm niên công tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022