Phát Triển Con Người Toàn Diện Là Phát Triển Con Người Về Các Phương Diện Thể Lực, Trí Lực Và Tâm Lực


với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” [55, tr.31].

Dựa trên những quyền khách quan vốn có của con người, trên cơ sở nền tảng văn hóa xã hội của dân tộc và các công ước quốc tế về quyền con người, Đảng ta đã cơ bản thực hiện thể chế hóa thành hiến pháp và pháp luật các quyền của người dân Việt Nam. Đặc biệt trong những năm đổi mới vừa qua, chúng ta tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhiều luật mới ra đời như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991); Luật Phổ cập giáo dục và tiểu học (1991); Sửa đổi Hiến pháp 1992; Bộ luật Lao động (1994); Bộ luật dân sự (2005); Luật Giáo dục (1998 và 2005). Đồng thời Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cam kết hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người ... Tất cả những điều này đều nhằm bảo đảm thực hiện các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá của nhân dân. Trong văn kiện Đại hội Đảng XI, Đảng ta tiếp tục chỉ đạo: “Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người” [39, t.239]; trong điều 3 của Hiến pháp sửa đổi 2013, đã khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Điều này cho thấy, các chủ trương và những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển con người toàn diện ngày càng được cụ thể hoá, hiện thực hoá một cách mạnh mẽ và qua đó, con người Việt Nam ngày càng có thêm những điều kiện thuận lợi, vững chắc để phát triển toàn diện.


2.2.2. Phát triển con người toàn diện là phát triển con người về các phương diện thể lực, trí lực và tâm lực

Thứ nhất, phát triển con người về thể lực

Xác định thể lực là thành tố quan trọng trong con người, vì thế trong quá trình xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm phát triển thể lực cho con người Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh “giữ gìn dân chủ, xây dựng Nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công” [94, tr.212]. Với Hồ Chí Minh, sức khoẻ là sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Người viết: “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ” [94, tr.212]. Người còn chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa sức khoẻ của cá nhân với sức khoẻ của cộng đồng, dân tộc. Với Người, nâng cao sức khoẻ cá nhân chính là góp phần nâng cao sức khoẻ cho toàn xã hội. Người viết: “Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh là cả dân tộc khoẻ mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” [94, tr.212].

Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Song, trong mối quan hệ giữa thể chất và trí tuệ thì thể chất lại là yếu tố cần và có trước. Vì vậy, phát triển thể lực là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố nền tảng ban đầu cho sự phát triển chung của con người. Nhận thức sâu sắc điều này và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người về thể lực, Đảng ta đã khẳng định: “Trí tuệ là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản, nhưng chính sức khoẻ là một tiền đề cần thiết để làm ra tài sản đó” [31, tr.16-17]. Đảng ta không chỉ đánh giá thể lực - sức khỏe là nền tảng cho sự phát triển con người toàn diện, mà còn coi sức khoẻ là vốn quý nhất và là nhân tố quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ[31, tr.67].


Để con người có một sức khoẻ tốt, ngoài yếu tố di truyền thì vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển thể chất con người là phát triển đời sống vật chất của con người. Vì thế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đời sống vật chất của nhân dân. Trong hoàn cảnh lịch sử của ngày đầu giành chính quyền, trong khi đối diện với “giặc đói”, “giặc dốt”, việc chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân cũng trở nên bức thiết. Vì thế, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành” [94, tr.152]. Khi miền Bắc được giải phóng và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “nâng cao dần mức sống của nhân dân, đồng thời giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân” [98, tr.48]. Trong điều kiện miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc tập trung nhân tài và vật lực cho xây dựng và phát triển kinh tế, đời sống vật chất cho nhân dân vẫn được Người hết sức quan tâm. Tại Hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh nói: “Phải luôn nhớ rằng: điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải thiện đời sống nhân dân” [97, tr.429].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Trong những năm đầu cả nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã xây dựng và không ngừng phát triển nền sản xuất xã hội; không ngừng đổi mới nền kinh tế trên cả phương diện sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Sự nghiệp đổi mới, trong quan điểm của Đảng ta trước hết là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và hơn nữa, Đảng ta còn đưa ra quan điểm phát triển kinh tế đi liền với tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội. Vì vậy, sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được thành quả quan trọng về kinh tế, bước đầu đã đem lại đời sống mới cho nhân dân, góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bên cạnh phát triển nền sản xuất, để phát triển thể chất người Việt Nam,

Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 7

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chú trọng công tác phát triển thể dục, thể


thao, coi đây như một giải pháp cần thiết nhằm nâng cao thể lực và cải thiện giống nòi Việt Nam. Do vậy, ngay sau khi giành được chính quyền, thay mặt Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Người cho rằng, để “giữ gìn sức khoẻ thì phải thường xuyên tập thể dục thể thao” [94, tr.116]; “tập thể dục đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ” [94, tr.121]. Người khẳng định: “Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những việc ích quốc, lợi dân” [98, tr.261]. Trên cơ sở đó, Người cho rằng: “Chúng ta nên phát triển phong trào thể dục, thể thao rộng khắp” [100, tr.116]. Coi việc rèn luyện thân thể là bổn phận của mỗi người dân yêu nước, bản thân Hồ Chí Minh đã trở thành một tấm gương sáng về luyện tập thể dục, thể thao.

Kế thừa tư tưởng đúng đắn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta thường xuyên quan tâm và đầu tư cho công tác phát triển thể dục, thể thao. Trong đó, Đảng ta chú trọng đến các thế hệ, đặc biệt là thế hệ thanh niên, mà trực tiếp là những người đang ngồi trên ghế nhà trường. Do vậy, Đảng ta cho rằng, chúng ta cần phải đưa việc giáo dục thể chất và một số môn thể thao quốc phòng cần thiết vào chương trình học tập ở các trường học từ phổ thông trở lên, phát triển mạnh thể dục, thể thao cả trong các ngành sản xuất; phát triển thể dục, thể thao thành một phong trào có tính quần chúng rộng rãi. Đồng thời, phải tăng cường đào tạo đội ngũ vận động viên, chuyên gia thể dục, thể thao để lấy đó làm nòng cốt xây dựng phong trào thể dục, thể thao sâu rộng trong quần chúng nhân dân nhằm phát triển thể lực con người Việt Nam.

Cùng với các biện pháp trên, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong những giải pháp có tính chiến lược - đó chính là giải pháp phát triển nền y tế. Vì vậy, chúng ta phải làm tốt công tác cứu chữa và chăm sóc chu đáo về y tế đối với bệnh nhân. Để chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ của con người, ngoài việc dùng thuốc, người thầy thuốc “còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” [95, tr.395]. Theo Hồ Chí Minh, ngành y tế muốn chăm sóc ngày càng tốt hơn sức khoẻ cho nhân dân thì một mặt, mỗi bác sĩ, nhân viên trong ngành “phải


thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Lương y như từ mẫu” [97, tr.88]; mặt khác, phải tìm mọi cách để “chế tạo được... thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ nhanh chóng” [95, tr.396]. Có thể nói, tư tưởng này của Người cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, bởi lẽ những bất cập trong ngành y dược, đặc biệt là sự xuống cấp về đạo đức của người thầy thuốc đang trở thành vấn đề nhức nhối.

Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương và chiến lược phát triển y tế (như “Chiến lược y tế công cộng 2007-2012”, “Định hướng chiến lược y tế 2010 – 2030”) nhằm tăng cường đào tạo đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ ngày càng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đồng thời, đẩy nhanh công tác xây dựng bệnh viện, trạm y tế; nhanh chóng hiện đại hóa trang thiết bị y tế; phát triển ngành dược nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác chăm sóc và khám chữa bệnh cho nhân dân.

Cùng với việc chăm sóc y tế một cách tích cực, chủ động cho nhân dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Với phương châm: “Phòng bệnh hơn trị bệnh”, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, một mặt, phải thực hiện “ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch thì mới có sức khoẻ” [100, tr.322]; mặt khác, phải giữ gìn vệ sinh, môi trường sống sạch sẽ, như trồng cây xanh, diệt côn trùng gây bệnh. Người nói: “Phải ra sức tiêu diệt những kẻ độc ác là ruồi muỗi để trừ bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân…; phải kết hợp việc tiêu diệt ruồi muỗi với công tác vệ sinh như diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường xá, lấp các vũng nước bẩn” [99, tr.190-191]. Người còn cho rằng, đây là những việc rất quan trọng không chỉ nhằm “bảo vệ sức khoẻ của nhân dân” [99, tr.190], mà còn “có ý nghĩa chính trị nữa, có quan hệ đến kinh tế, văn hoá” [99, tr.191]. Vì vậy, theo Người, “cần phải gây dựng một phong trào vệ sinh rộng khắp và bền bỉ” [100, tr.355]; “phải huy động quần chúng và dựa vào lực lượng của quần chúng” [99, tr.191] thì mới có thể giải quyết được vấn đề vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và phát triển thể lực con người. Hiện nay, Đảng ta


đã ban hành luật vệ sinh an toàn thực phẩm và phát động nhiều chiến dịch vệ sinh, phòng chống bệnh dịch kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tóm lại, với quan điểm thể lực là nền tảng đầu tiên trong con người, hơn thế nữa do thực tế những hạn chế của thể lực con người Việt Nam, nên việc phát triển thể lực cho nhân dân luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Tại Đại hội Đảng XI, Đảng ta một lần nữa chỉ đạo phải “không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất” [39, tr.79].

Thứ hai, phát triển con người về trí lực

Với quan niệm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật; cần phải học lý luận Mác - Lênin, kết hợp đấu tranh và công tác hàng ngày ... Học đi đôi với hành” [100, tr.306]. Trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề ra các chủ trương và giải pháp để phát triển trí lực cho con người Việt Nam, để người dân Việt Nam có đủ kiến thức văn hóa, trình độ khoa học - kỹ thuật, trình độ chuyên môn đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, để phát triển trí lực con người Việt Nam, trước hết phải nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân. Với quan điểm đó, trong bối cảnh trình độ văn hóa, dân trí của nhân dân ta thấp, “giặc dốt” là một trong ba thứ “giặc” lớn nhất của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã coi xoá nạn mù chữ là một trong những yêu cầu có tính cấp bách. Vì thế, Hồ Chí Minh và Chính phủ đã phát động phong trào “bình dân học vụ” xây dựng “đời sống mới”. Người kêu gọi:

Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo,


người ăn người làm không biết thì chủ bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình [94, tr.36-37].

Phong trào này đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào mặt trận diệt giặc dốt, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, bước đầu nâng cao dân trí, phát triển trí lực cho con người Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng ta đã ra quyết định số 14 - NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng – văn hóa; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.

Trước đòi hỏi của thực tiễn mới, khi chúng ta bước vào thời kỳ đổi mới, trong xu thế mới, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển con người nói chung và trí lực con người nói riêng. Trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong luật giáo dục năm 1998 và 2005, cũng như các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X và XI, đều xác định, giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu” để nâng cao dân trí, phát triển cho con người toàn diện ở Việt Nam.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hóa, Đảng ta và Hồ Chí Minh còn chú trọng việc giáo dục khoa học - kỹ thuật cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã viết: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn. Trong một thời gian không xa, đạt tới đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật” [100, tr.727]. Trong bối cảnh lúc đó nhân dân ta đa số còn mù chữ, việc giáo khoa học - kỹ thuật là vô cùng khó khăn, song nhờ định hướng hết sức đúng đắn này, khi miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh chú trọng giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn, kiến thức văn hoá, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ khoa học - kỹ thuật cho nhân dân, và cho


rằng, “cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển khoa học - kỹ thuật” [99, tr.586]. Ngay những ngày đầu cả nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, tại Đại hội IV, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt” [27, tr.29].

Nâng cao trình độ học vấn, kiến thức văn hoá và khoa học - kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để con người nắm bắt những thành tựu của nhân loại, là cơ sở để phát triển trí lực con người Việt Nam. Có thể nói, quan điểm này của Đảng ta và Hồ Chí Minh không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn có giá trị thời đại và cho đến nay, tư tưởng đó đã trở thành chân lý. Trong thời đại ngày nay, kinh tế tri thức đang trở thành xu thế tất yếu, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện đó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thời đại. Vì vậy, Đảng ta khẳng định phải ưu tiên giáo dục người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ phải có trình độ khoa học và công nghệ cao; hơn thế nữa, Đảng ta còn coi việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu “đột phá chiến lược”; đồng thời phải giáo dục cho người lao động có “năng lực sáng tạo, tác phong công nghiệp, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội” [39, tr.216].

Có thể nói, hiện nay trình độ dân trí và tiềm lực khoa học, công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, với nước ta, việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Trong đó, Đảng ta luôn xác định: “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức” [39, tr.130] nhằm xây dựng thế hệ con người Việt Nam mới - con người phát triển toàn diện - không chỉ có đức, mà cần có trí tuệ tinh thông và trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến đủ sức giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí