Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 4


Việt Nam (chương 6); định hướng chiến lược xây dựng con người Việt Nam về đạo đức (chương 7), về trí tuệ (chương 8), về thẩm mỹ (chương 9), về thể chất (chương 10) và định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp (chương 11). Trong mỗi định hướng lớn đó, các tác giả đã đưa ra những mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc cụ thể về việc phát triển con người Việt Nam. Đồng thời luận giải những giải pháp thiết thực, hiệu quả về việc phát triển con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa. Vì vậy, cuốn sách là tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu định hướng và giải pháp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.

Nguyễn Hữu Công, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện [14]. Trong tiết thứ 2 của chương 3, tác giả đã nêu lên những định hướng cơ bản để vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện vào sự nghiệp xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là: Kết hợp chặt chẽ giữa dạy “chữ”, dạy “nghề” với “dạy người” trong giáo dục, đào tạo; đổi mới quan điểm đánh giá và tiêu chuẩn tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức và lực lượng lao động xã hội; tạo ra môi trường thuận lợi để con người Việt Nam có cơ hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực bản thân. Tác giả khẳng định, việc thực hiện tốt những vấn đề trên, chúng ta sẽ tạo ra bước chuyển biến tích cực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển con người mới ở Việt Nam hiện nay.

Cuốn sách Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [170]. Trong chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Vũ Thiện Vương đã đưa ra và phân tích ba phương hướng và bốn nhóm giải pháp chủ yếu. Về phương hướng: Thứ nhất, trong việc xây dựng con người, phải coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; thứ hai, xây dựng con người, đầu tư cho con người phải chiếm vị trí ưu tiên; thứ ba, phải gắn liền chiến lược phát triển con người với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó tác giả khẳng định phương hướng thứ nhất là phương hướng chủ đạo.


Về giải pháp: Thứ nhất, tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thứ hai, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; thứ ba, xây dựng con người Việt Nam kết hợp với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội; thứ tư, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong quá trình xây dựng con người. Trong mỗi nhóm giải pháp, tác giả còn nêu ra những giải pháp nhỏ - những biện pháp cụ thể. Hơn thế nữa, tác giả còn nêu và phân tích những thành quả và hạn chế của việc thực hiện những giải pháp và biện pháp trong quá trình xây dựng con người Việt Nam.

Bộ giáo dục và Đào tạo, Từ chiến lược phát triển giáo dục, đến chính sách phát triển nguồn nhân lực [8]. Đây là Tuyển tập các công trình nghiên cứu và bài báo khoa học của nhiều tác giả, cuốn sách góp phần phổ biến những thông tin về chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần I. Các vấn đề phương pháp luận về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực. Phần II. Thực tiễn về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Phần III. Kinh nghiệm quốc tế - chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách là tài liệu quan trọng trong nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người ở nước ta hiện nay.

Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [66]. Tác giả đã làm rõ vai trò của nguồn lực con người, coi đó là yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những nhóm giải pháp cơ bản. Đó là nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người; nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.


Bài viết của Phạm Mậu Tuyển: “Về một số giải pháp đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” [164]. Trong khi đưa ra và luận giải ba giải pháp mang tính định hướng đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong giai đoại hiện nay, bên cạnh giải pháp đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội gắn liền với giữ nghiêm kỉ cương xã hội và giải pháp xem giáo dục và tự giáo dục là phương thức trực tiếp hình thành và phát triển nhân cách con người, tác giả đã khẳng định: “giải pháp định hướng ở tầng sâu nhất, lâu dài nhất và quyết định nhất đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại chính là việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế” [164, tr.65].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Báo cáo triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2010 và thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ưng Đảng khóa XI [9] đã chỉ rõ mục tiêu, giải pháp và lộ trình của nền giáo dục Việt Nam “nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục…đưa nước ta trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến; thực hiện sứ mạng nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài; góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam” [9, tr.3]. Đây là tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu chiến lược, định hướng và giải pháp phát triển nền giáo dục Việt Nam nhằm phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.

Ban Tuyên giáo trung ương, Tổng cục dạy nghề, Viện nghiên cứu phát triển phương Đông: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam [3]. Trong phần I. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tập hợp 17 bài viết của các nhà nghiên cứu. Các bài viết đã đề cập nhiều vấn đề của nền giáo dục Việt Nam, như thực trạng, những vấn đề đặt ra, giải pháp…nhằm hướng tới mục tiêu đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển con người Việt Nam toàn diện. PGS,TS Nghiêm Đình Vỳ, trong bài viết của mình, đã khẳng định: “Giáo dục là con đường căn bản để chấn hưng dân tộc, nền tảng của sự tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí, thúc đẩy con người phát triển toàn diện” [3, tr.151].

Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 4


UNDP, Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội vì sự phát triển con người [168]. Từ những kết quả phân tích về phát triển con người Việt Nam trong thập kỷ qua, Báo cáo đưa ra và phân tích bốn thông điệp chính: Thứ nhất, tiến bộ trong chỉ số HDI của Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu do tăng trưởng kinh tế mang lại; thứ hai, tăng trưởng kinh tế đơn thuần không phải lúc nào cũng mang lại mức độ phát triển con người cao hơn; thứ ba, mặc dù có nhiều tiến bộ song tốc độ tăng chậm lại của chỉ số HDI thể hiện rõ ở cấp địa phương; thứ tư, việc chi trả và cung cấp các dịch vụ xã hội hiện nay là thách thức đối với khát vọng và mục tiêu phát triển con người của Việt Nam. Đồng thời, báo cáo còn đề xuất và luận giải mười định hướng chính sách phát triển con người Việt Nam: 1/ Coi trọng con người hơn mục tiêu phát triển kinh tế; 2/ Các dịch vụ xã hội có vai trò trong kìm chế bất bình đẳng ngày càng gia tăng; 3/ Cần một cách tiếp cận mới về an sinh xã hội; 4/ Có một hệ thống lợi ích nhất quán hơn nhằm hỗ trợ tiếp cận toàn dân; 5/ Đánh giá lại chính sách xã hội hóa; 6/ Gánh nặng tài chính được chia sẻ công bằng hơn; 7/ Giải quyết tình trạng hai cấp trong cung cấp dịch vụ; 8/ Tăng cường quản trị và nâng cao chất lượng dịch vụ; 9/ Quản lý khu vực công và khối tư nhân hiệu quả hơn; 10/ Lập kế hoạch cho tương lai.

Quan điểm của UNDP về phát triển con người cùng những nghiên cứu thực chứng của tổ chức này là cơ sở khoa học quan trọng cho nghiên cứu con người và định hướng phát triển con người Việt Nam.

Do tính chất khái lược về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi không có điều kiện đi phân tích cụ thể về tất cả các công trình nghiên cứu có liên quan. Song, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn thấy nhiều công trình cũng cần được xem là những tài liệu bổ ích cho nghiên cứu đề tài của luận án. Bên cạnh những công trình được chúng tôi xem là cơ bản và có tầm quan trọng liên quan đến đề tài của luận án nói trên, có thể kể đến những công trình khác mà chúng tôi thấy cần tham khảo, như:


Phạm Minh Hạc, Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế [47]; Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Vũ Trọng Vỹ, Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [52]; Nguyễn Thị Phi Yến, Tìm hiểu vai trò quản lý nhà nước đối với việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, [172]; Phạm Thành Dung, Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện [23]; Lê Thị Thuỷ, Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay [136]; Nguyễn Văn Huyên, Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới [61]; Nguyễn Đức Khiển, Con nguời và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam [68]; Nguyễn Hữu Dũng, Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam [24]; Hồ Sỹ Quý, Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế [118]; Dương Phú Hiệp, Tác động của toàn cầu hoá đối với sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam [56]; Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam [67].

Và các bài báo trong Tạp chí Nghiên cứu con người, gồm: Phạm Thị Tính (2009), Dân chủ tham gia với phát triển con người,(Số 2); Nguyễn Hồng Anh (2010), Nghiên cứu phát triển con người trên thế giới và kiến nghị cho nghiên cứu phát triển con người ở Việt Nam,(2); Đỗ Đức Định (2010), Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển lấy con người làm trung tâm với nguồn lực chất lượng cao là động lực chủ yếu,(5); Trương Thị Thúy Hằng (2010), Quan điểm phát triển con người và việc đưa kĩ năng mềm vào chương trình đào tạo, (5); Sương Mai, Nguyễn Thị Anh Đào (2011), Những vấn đề văn hóa cơ bản về phát triển con người giai đoạn 2011 - 2020, (1); Tường Duy Kiên (2011), Các chỉ số về quyền con người - Ý nghĩa và khả năng áp dụng ở Việt Nam,(5); Hoàng Mai Hương, Nguyễn Hồng Hải (2012), Tăng cường thực hiện dân chủ ở cơ sở để bảo đảm hiệu quả hơn quyền con người ở Việt Nam,(1); Nguyễn Hoài Hương (2012),


Quyền hưởng an sinh xã hội vì mục tiêu phát triển con người,(2); Nguyễn Thị Anh Đào (2012), Quyền được chăm sóc sức khỏe: Đánh giá từ góc độ phát triển con người,(2); Nguyễn Đình Tuấn (2012), Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người,(2); Phạm Mậu Tuyển (2012), Về một số giải pháp đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay,(3); Nguyễn Thị Lê (2012), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập,(3); Nguyễn Thị Nga (2012), Tư tưởng của V.I. Lênin về quyền con người và giá trị thực tiễn ở Việt Nam,(4)...; Trong Tạp chí giáo dục, gồm: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đổi mới việc quản lí chương trình giáo dục đại học để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, (Số 241); Trần Viết Lưu (2010), Gắn cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông, (243); Đặng Quốc Bảo (2013), Minh triết về giáo dục và học hành, (90);...;Và trong Tạp chí Khoa học giáo dục, gồm: Bùi Hiền (2010), Đổi mới nền giáo dục quốc dân,(Số 55); Vũ Ngọc Hải (2010), Đào tạo cán bộ quản lí giáo dục trong phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế, (57); Lộc Phương Thủy (2010), Vấn đề nguồn nhân lực và nhân tài những năm đầu thế kỉ XXI tại một số nước, (62); Phạm Minh Hạc (2011), Bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực trí tuệ Việt Nam, (64); Nguyễn Thị Bình (2011), Vấn đề khoa học giáo dục và sự cần thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm về giáo dục, (66); Phan Văn Nhân (2011), Đổi mới tư duy trong giáo dục, (70); Phạm Văn Kha (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 với sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, (87);...

Những công trình khoa học trên đây đã đi sâu khai thác mối quan hệ của các lĩnh vực cụ thể như: Dân chủ, đạo đức, định hướng giá trị của con người, kỹ năng mềm của con người, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa..., quyền con người, quyền chăm sóc sức khỏe...đối với việc phát triển con người Việt Nam hiện nay. Những lý giải của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài của mình.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về vấn đề con người, phát triển con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm gần đây được đăng tải với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao; với nhiều cách tiếp cận khác nhau; nội dung các công trình cũng đã đề cập một cách khá toàn diện nhiều vấn đề về con người như: Nguồn gốc, bản chất con người; vai trò, vị trí của con người; cấu trúc nhân cách con người Việt Nam; sự phát triển con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam…

Thứ hai, các công trình nghiên cứu cung cấp những cơ sở lý luận và phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu vấn đề con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, từ các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin (điển hình như các công trình do Hồ Sỹ Quý chủ biên), tư tưởng Hồ Chí Minh (điển hình như luận án tiến sĩ của Nguyễn Hữu Công) đến các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Có những nhà khoa học tâm huyết và đã có nhiều thành quả trong nghiên cứu con người và phát triển con người, điển hình như Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý, Đặng Hữu Toàn, Vũ Thiện Vương.

Thứ ba, những khảo sát thực tiễn và các kết quả nghiên cứu thực chứng về vấn đề con người đã đưa ra, cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về phát triển con người ở Việt Nam hiện nay, nhất là các công trình nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và của UNDP (điển hình là các báo cáo quốc gia về phát triển con người Việt Nam), cùng các tài liệu của Tổng cục Thống kê….Những kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu quý báu, vừa có tính khái quát cao lại vừa hết sức đa dạng, nhưng cũng rất cụ thể và chi tiết.

Thứ tư, những đánh giá, nhận xét và những kết luận được các nhà nghiên cứu đưa ra hết sức đúng đắn, xác thực. Các nhà khoa học đều khẳng định con người vừa mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay, trong khi các nguồn lực khác, khi được khai thác thì ngày càng khan hiếm, cạn kiện thì con người, đặc biệt là trí tuệ con người, khi


được khai thác nó lại càng trở nên vô tận. Vì thế, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, việc nghiên cứu vấn đề con người, phát triển con người ở Việt Nam hiện nay là hết sức khẩn thiết. Quan điểm này có giá trị to lớn về mặt phương pháp luận cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay.

Những kết quả to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu trên đã đạt được là những tài liệu tham khảo bổ ích, song đối với đề tài của luận án - Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay - là một vấn đề không đơn giản và đối với chúng tôi là một vấn đề lớn. Vì vậy, có một số vấn đề đặt ra cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài luận án, đó là những vấn đề sau:

Một là, việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người ở Việt Nam đã được manh nha từ những thập niên 80 của thế kỉ trước, nhưng chỉ đến những năm gần đây, khi mà công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành quả bước đầu, vấn đề phát triển con người ở nước ta mới được thực sự quan tâm nghiên cứu. Mặc dù mới được nghiên cứu, song kết quả nghiên cứu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Điều này đặt ra cho chúng tôi là phải đi sâu tìm tòi, kế thừa, đối chiếu, chắt lọc và tích hợp để những thành quả có giá trị đã nghiên cứu ấy được phát triển trong đề tài của chúng tôi.

Hai là, vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam là một vấn đề không còn quá mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này được các nhà khoa học tiếp cận ở nhiều góc độ khoa học khác nhau, như xã hội học, tâm lý học, chính trị học, nghệ thuật học, kể cả triết học… Vì vậy, ở góc độ triết học, một mặt, chúng tôi phải có sự luận giải mới mẻ hơn, nhưng mặt khác, chúng tôi phải đưa ra được những kết quả nghiên cứu phù hợp với xu hướng nghiên cứu và xu hướng phát triển trên thực tiễn của vấn đề này ở nước ta cũng như trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, các công trình nghiên cứu xung quanh đề tài của chúng tôi, có thể nói là nhiều. Song, có công trình chỉ tập trung nghiên cứu thuần túy về mặt lý luận hay phương pháp luận. Có công trình chỉ thuần túy nghiên cứu thực chứng. Có

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí