Đánh Giá Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu


Tác giả cho rằng hiện tượng này vừa có nguyên nhân khách quan là do hạn chế của yếu tố sản xuất vật chất xã hội trong quá trình phát triển, cũng có nguyên nhân chủ quan là do nhân tố khác biệt của mỗi cá thể.

Bài viết “Nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện trong phân công xã hội hiện nay” (当代社会分工中人的全面发展问题探索) của tác giả Liu Yanxin (刘艳新), Tạp chí Nghiên cứu lý luận (2016). Tác giả xuất phát từ góc độ

phân công trong xã hội đương đại để chỉ ra những tồn tại trong phát triển con người toàn diện ở xã hội đương đại. Nghiên cứu cho rằng, phân công xã hội thúc đẩy sự phát triển của lịch sử nhân loại, sự phát triển toàn diện của con người in đậm trong dấu tích của phân công xã hội; trước phân công xã hội phức tạp và mới mẻ hiện nay, sự phát triển toàn diện của con người phải đối mặt với những vấn đề mới. Các đặc điểm mới đa dạng, phức tạp của phân công xã hội hiện nay khiến sự phát triển toàn diện của con người gặp phải những vấn đề khó khăn như: sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến đời sống con người, khoảng cách giàu nghèo lớn, sự khác biệt về nghề nghiệp, sự khác biệt giữa các nhóm người.

1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Những kết quả đạt được

Một là, trong lĩnh vực nghiên cứu về quan điểm triết học Mác về phát triển con người toàn diện, các công trình đã phân tích được nội dung của phát triển con người toàn diện theo quan điểm chủ nghĩa Mác, cụ thể là: (1) Phát triển con người toàn diện là phát triển toàn diện hoạt động, nhu cầu và năng lực của con người. (2) Phát triển con người toàn diện là phát triển toàn diện cá tính của con người. (3) Phát triển con người toàn diện là phát triển toàn diện quan hệ xã hội của con người.

Hai là, những công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện đã thể hiện được những nội dung chủ yếu sau: (1) Các công trình đã nêu được một số luận điểm chủ yếu về phát triển con người toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua quan điểm của các


hạt nhân lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ. (2) Các công trình đã chỉ ra được tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối trên cơ sở vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác về con người và phát triển con người toàn diện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Ba là, những công trình liên quan đến thực trạng phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã phân tích, chỉ ra được thành tựu đạt được cũng như hạn chế trong phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc. Về thực trạng phát triển con người toàn diện, các công trình đã chỉ ra tương đối đầy đủ những thành tựu phát triển con người trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường. Về hạn chế trong phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc, các công trình chủ yếu đề cập đến những hạn chế trên phương diện xã hội và môi trường.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 5

Mặc dù những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển con người toàn diện đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng cũng đang đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Một là, chưa có nhiều công trình xuất bản bằng tiếng Việt liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện, do đó chưa thấy được cái nhìn toàn diện, khách quan về quá trình “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác” từ góc nhìn của các học giả Việt Nam.

Hai là, số lượng công trình xuất bản bằng tiếng Trung Quốc tuy phong phú hơn, song các nghiên cứu cũng chưa phân tích một cách có hệ thống kết quả sự vận dụng và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tư tưởng chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện.

Ba là, nghiên cứu của các học giả về vấn đề phát triển con người toàn diện phần lớn mới chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá chung chung, thiếu những luận chứng, luận cứ cụ thể, sinh động nên rất khó hình dung đầy đủ về vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Bốn là, các công trình đi trước chưa chỉ ra được những kinh nghiệm của Trung


Quốc về phát triển con người toàn diện để gợi mở cho Việt Nam trong quá trình giải quyết những vấn đề nảy sinh liên quan đến phát triển con người toàn diện hiện nay.

Tình hình đó càng thôi thúc nghiên cứu sinh thực hiện luận án này. Trong quá trình thực hiện, luận án sẽ hướng vào việc tập trung nghiên cứu những thành tựu về lý luận của Trung Quốc trong việc vận dụng, bổ sung và phát triển quan điểm triết học Mác về phát triển con người toàn diện, phù hợp với đặc điểm tình hình của Trung Quốc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; nghiên cứu để chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế trong phát triển con người toàn diện của Trung Quốc kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; thông qua các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, tham chiếu vào tình hình của Việt Nam để đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong giai đoạn hiện nay.


Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC‌


2.1. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC MÁC - CƠ SỞ CHO TƯ TƯỞNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

2.1.1. Khái quát các tác phẩm của chủ nghĩa Mác trình bày về phát triển con người toàn diện

Triết học của chủ nghĩa Mác là thành tựu phát triển đến đỉnh cao không chỉ trong lịch sử tư tưởng triết học; mà đồng thời còn là thành tựu vĩ đại trong sự phát triển trí tuệ nhân loại. Với tư cách là hạt nhân trong triết học, quan điểm về con người nói chung bao hàm trong đó quan điểm về sự phát triển con người toàn diện, đã được hình thành cùng với sự ra đời của triết học Mác. Đặc biệt, về giá trị thực tiễn, những thành tựu của triết học Mác, trong đó với hệ thống quan điểm về con người và phát triển con người toàn diện, đã trở thành cơ sở lý luận chỉ đạo thực tiễn trong việc tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, đánh dấu bằng cuộc cách mạng Tháng Mười vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển con người con người toàn diện từ hơn một thế kỷ nay. Cần phải nhấn mạnh rằng, ngay từ đầu, trong quan điểm của Mác về con người đã luôn hướng tới mục tiêu để “con người chiếm hữu bản chất toàn diện của mình một cách toàn diện, nghĩa là như một con người toàn vẹn” [21, tr.172]. Việc kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay ở các nước xã hội chủ nghĩa đã đem lại những thành tựu to lớn trong sự phát triển của mỗi nước, và nổi bật trong đó cũng chính là những thành tựu về sự phát triển con người, không chỉ với tư cách là những cá nhân con người, mà hơn nữa là toàn thể nhân dân.

Trong các tác phẩm kinh điển của Mác như: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen; Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; Tình cảnh giai cấp


công nhân Anh, Hệ tư tưởng Đức; Sự khốn cùng của Triết học; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản; các Bản thảo kinh tế; Tư bản… là những tác phẩm quan trọng đánh dấu các giai đoạn chuyển từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật; và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa, trong đó quan điểm về con người và về sự giải phóng, phát triển con người toàn diện chính là nội dung chủ yếu phản ánh sự phát triển của triết học Mác. Sự phát triển quan điểm trong tác phẩm của Mác cùng với Ăng-ghen nói trên đã thể hiện sự phát triển một hệ thống các quan điểm về con người và phát triển con người toàn diện. Bởi vậy, để nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện cần liên hệ các tác phẩm trên thành một chỉnh thể, không thể chỉ thông qua một tác phẩm riêng lẻ để đưa ra kết luận đầy đủ hay khẳng định về bản chất cách mạng và khoa học trong thuyết này.

Có thể thấy, tư tưởng về con người nói chung và tư tưởng phát triển con người toàn diện được thể hiện từ trong các tác phẩm giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác, trong đó tiêu biểu có tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen. Trong tác phẩm này, thông qua sự phê phán quan điểm duy tâm của Hê-ghen về nhà nước và pháp quyền, Mác đã từng bước khẳng định về lập trường duy vật trong các tiếp cận nghiên cứu về con người, để chỉ ra bản chất của nhà nước, và chế độ chính trị, hoàn toàn không phải bị quy định bởi sự tự ý thức của ý niệm tuyệt đối, hay thuộc về vai trò chủ thể của bởi “tính cá thể đặc thù”, của “"người trời" chân chính, thành hiện thân chân chính của ý niệm” [16, tr.341]. Phê phán quan điểm của Hê-ghen về sự hiện thân của nhà nước từ ý niệm, Mác đã chỉ ra bản chất của con người cũng như cái quy định cho bản chất của con người từ chính hiện thực của quá trình hình thành “cá tính” hay “nhân cách” [personality]; “tính cá thể đặc thù” [the particular individual]… với “phẩm chất xã hội của họ” [the light of their social] [16, tr.337 và 164, tr.21]. Trong tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen”, mặc dù cũng xuất phát trực tiếp từ vấn đề nhà nước và pháp quyền, song Mác đã chỉ ra bản chất con người hiện thực “bằng xương bằng thịt”[ 16, tr. 336], được thể hiện cụ thể ở mỗi cá nhân có “cá tính”, hay con người với “tính cá


thể đặc thù” [particular individual] [16, tr. 337 và 164, tr.21], để từ những quan điểm này, Mác đã đặt nền tảng cho sự phát triển tiếp theo về con người, về sự giải phóng con người và phát triển con người toàn diện, chính là sự giải phóng và phát triển toàn diện “nhân cách” và “cá tính” gắn với chính những con người hiện thực ấy. Như Mác đã khái quát và chỉ rò: “Nhân cách [personality] không có con người thì cố nhiên là một điều trừu tượng; nhưng cũng chỉ trong sự tồn tại loài của mình, chỉ với tính cách là những con người thì người mới là ý niệm hiện thực của nhân cách [as the persons]” [16, tr.345 và 164, tr.27]. Đặc biệt, việc chỉ ra bản chất của con người hiện thực ấy với nhân cách và cá tính đã được Mác xác định với tư cách là tính quy định của chủ thể xã hội hiện thực, trên cơ sở chỉ rò: “với tính cách là con người, là "chủ thể", thì dĩ nhiên là tồn tại dưới dạng số đông người, số đông chủ thể”[16, tr.341]. Nói cách khác, tính đa dạng của từng cá nhân, hay mỗi chủ thể trong số đông ấy, lại được phản ánh trong sự hình thành “cá tính” và “tính chủ quan” được thể hiện “với tính cách là ý chí loài” [16, tr.405] chung của con người số đông. Ở điểm này, Mác chỉ rò: “không một cá nhân riêng lẻ nào lại có thể choán hết toàn bộ lĩnh vực của cá tính, không một chủ thể riêng lẻ nào lại có thể choán hết toàn bộ lĩnh vực của tính chủ quan” [16, tr.341]. Đây là điểm then chốt đánh dấu sự phát triển trong quan điểm của Mác đi từ con người trừu tượng đến con người hiện thực.

Sâu sắc hơn nữa trong cách nhận thức để phủ nhận về con người trừu tượng trong tác tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen”, Mác đã phân chia chỉ ra từng phương diện về tồn tại của con người trong “đời sống hiện thực”, ở đây gồm có “con người chính trị và con người hiện thực, giữa con người hình thức và con người vật chất, giữa nhân cách phổ biến và nhân cách cá thể, giữa con người và con người xã hội” [16, tr.477]. Tuy nhiên, cùng với những quan điểm nêu trên cho thấy, việc hướng tới nghiên cứu về con người của Mác, không phải chỉ dừng lại ở con người cụ thể, con người cá nhân mà là số đông con người – là nhân dân. Trong “Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen”, “con người hiện thực” và “nhân dân hiện thực” [16, tr.349] là cùng nghĩa, với tư cách là chủ thể


của “chế độ nhà nước” hiện thực, địa bàn cho sự phát triển con người trong chế độ nhà nước hay trong chế độ chính trị của xã hội công dân, để thực hiện “chủ quyền của nhân dân”. Có thể thấy, trong tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen” xuất phát trong việc nêu ra bản chất con người hình thành trong chế độ chính trị, chế độ nhà nước hình thành từ xã hội công dân, và quy định bởi chế độ sở hữu tư nhân, Mác đã làm rò về “con người hiện thực” – “con người cá nhân” trong biện chứng với “con người số đông” tức là “nhân dân hiện thực”. Những quan điểm về con người với tư cách là chủ thể bị quy định bởi cá tính và nhân cách; hay quan điểm về giải phóng và phát triển toàn diện con người không chỉ không chỉ với tư cách là cá nhân mà còn với tư cách là “nhân dân, tiếp tục được phát triển trong các tác phẩm sau này.

Từ những tiền đề trong nghiên cứu về bản chất con người, và để luận chứng cho cơ sở đi đến giải phóng và phát triển toàn diện con người, trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, cũng xuất phát từ những tiền đề và quan điểm nêu trên, song đặt con người hiện thực – tồn tại người – “cá tính” [individual being][19, tr.172 và 164, tr.300], bị quy định bởi “Mối quan hệ có tính chất người của con người với thế giới” đồng thời “tồn tại một cách trực tiếp như những khí quan xã hội” [19, tr.172 và 164, tr.300] , vào trong điều kiện của chế độ sở hữu tư nhân, Mác đã tiếp tục đi sâu trong việc chỉ ra bản chất con người hiện thực của từ sự khắc phục sự hạn chế của quan điểm triết học trước đó khi đã trừu tượng hoá bản chất con người, để khẳng định: “Con người trực tiếp là thực thể tự nhiên” và “Với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, một mặt, nó được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu; và mặt khác, với tính cách là thực thể tự nhiên, nhục thể, cảm tính, có tính đối tượng” [19, tr.232]. Cũng từ nghĩa đó, Mác tiếp tục đi sâu tìm hiểu con người như một chỉnh thể hiện thực –“cá tính” (individuality) [19, tr.232 và 164, tr.301], đặt vào điều kiện của chế độ sở hữu tư nhân trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Tuy nhiên, cũng trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, một điểm nổi bật trong quan điểm của Mác về con người đã được đặt vào trong điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đưa ra khái niệm về con người hiện thực đã bị biến thành hàng hoá – con người hàng hoá – con người, một thứ “hàng hoá có ý thức, Mác chỉ rò:

Nền sản xuất sản sinh ra con người không chỉ với tính cách là hàng hoá, không chỉ với tính cách là con người hàng hoá, con người với sự quy định của hàng hoá; nó sản xuất ra con người theo sự quy định ấy, như là một thực thể mất tính chất người cả về mặt tinh thần lẫn thể xác.

- Tính vô đạo đức, sự biến chất, sự đần độn của cả công nhân lẫn nhà tư bản. - Sản phẩm của nền sản xuất đó là hàng hoá có ý thức có hoạt động độc lập,... là con người hàng hoá...[19, tr.49]

Từ xuất phát điểm trên, Mác đã coi lịch sử phát triển con người là lịch sử tha hóa và phục hồi lại “cá tính” hay “nhân cách”, trên cơ sở học thuyết về “tha hóa lao động”, mà trước hết là quá trình “đối tượng hoá” thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể người với quá trình “đối tượng hoá” của “cá tính” vừa với tư cách là tồn tại người, vừa với tư cách là con người chỉnh thể hiện thực, trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, Mác đã xác lập một tiền đề lý luận mới, cung cấp một xuất phát điểm mới và gợi ý về mặt tư tưởng cho việc khảo sát vấn đề này. Để khắc phục quan điểm duy tâm khi xem xét về cá tính, cũng như nhân tính đó của con người, trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” Mác đã không xuất phát từ cá tính để khảo sát lao động, mà ngược lại đã xuất phát từ lao động để khảo sát sự phát triển của cá tính, và đồng thời cũng xuất phát từ lao động để khảo sát xã hội, và hơn nữa, cũng từ đây để tập trung tìm kiếm những đặc điểm lịch sử và ảnh hưởng của nó đối với con người của quá trình lao động đích thực của quá trình “hiện thực của những lực lượng bản chất của con người”[19, tr.174].

Hơn nữa, nhằm để chỉ ra tính hạn chế của lao động trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong tác phẩm này, một mặt Mác khẳng định, lao động là

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí