Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hà Nội có hàng trăm di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của một trong những trung tâm lâu đời của quốc gia dân tộc, từ thành Cổ Loa - đến Thăng Long - Hà Nội. Trong số này, có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và di tích quốc gia đặc biệt như : Trung tâm hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, khu di tích lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Hoàn Kiếm…

Hệ thống di tích lịch sử và văn hóa của Hà Nội còn bao gồm những di tích lịch sử tiêu biểu của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ... cùng các di tích lưu niệm về các vị danh nhân cách mạng. Hà Nội là nơi đặt trụ sở những bảo tàng tiêu biểu nhất của quốc gia, đang bảo quản và giới thiệu hàng nghìn bộ sưu tập quý giá về văn hóa nghệ thuật Việt Nam, về lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của quốc gia dân tộc và về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.

Cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, Hà Nội còn có rất nhiều thắng cảnh - những di sản thiên nhiên, những cảnh quan văn hoá và đồng thời là những tài nguyên du lịch tiêu biểu của thủ đô như: Hồ Tây, các khu du lịch chùa Hương, Quan Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Ba Vì...

Ngoài ra, Hà Nội còn có các di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Có lễ hội mang tầm quốc gia như: Hội chùa Hương là lễ hội kéo dài nhất ở Việt Nam trong suốt ba tháng mùa xuân; hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Với những giá trị tiêu biểu và độc đáo trên, các lễ hội của Hà Nội đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hà Nội còn nổi tiếng với sự phong phú của các làng nghề cùng nhiều sản phẩm thủ công truyền thống dặc thù như: “gốm Bát Tràng, vàng Định Công, đồng Ngũ Xã”. Tính đến nửa cuối năm 2008, sau khi địa giới Hà Nội được mở rộng đã có tới 1.264 làng nghề, trở thành nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam. [34]

Nghệ thuật truyền thống Hà Nội được biết đến với Tranh Hàng Trống, cùng các loại hình âm nhạc, sân khấu dân gian như rối nước, hát Chèo tàu. Trong số này, Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Văn hóa ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với những sản vật tiêu biểu như: cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây và đặc biệt là Phở Hà Nội…

Kho tàng di sản văn hóa độc đáo và phong phú, đa dạng của Hà Nội là những tài nguyên du lịch hấp dẫn tạo nên nhưng lợi thế và tiềm năng to lớn của du lịch Hà Nội. Trong xu thế hiện nay, ngành du lịch đã, đang và sẽ có nhiều bước chuyển mình mới, hòa cùng với xu thế phát triển trên toàn thế giới. Thực tế cho thấy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,... của đất nước. Ngành Công nghiệp không khói “Du lịch” giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo thống kê , ngành du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9 GDP, 10,9 % xuất khẩu, và 9,4 đầu tư của thế giới .[3,14]

Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch có nhiều loại hình khác nhau từ du lịch sinh thái, du lịch giải trí, du lịch mạo hiểm cho tới du lịch bụi, du lịch hội thảo, triển lãm… và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

trong số đó không thể không kể tới du lịch văn hóa. Đây là loại hình du lịch đóng góp khá nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, một dân tộc có nền văn hóa đa dạng và phong phú, tạo tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa.

Là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội là một trong hai trung tâm văn hóa lớn nhất của Việt Nam. Trên địa bàn thành phố tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội cũng diễn ra rất sôi nổi và đa dạng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên, thời gian qua hình thức du lịch này vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, đặc biệt là ở khu vực nội thành Hà Nội.

Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 2

Nhận thức được giá trị to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn của Hà Nội nói chung và địa bàn nội thành Hà Nội nói riêng, cùng với sự nhận thức về tầm quan trọng của ngành du lịch và phát triển du lịch văn hóa đối với sự phát triển của quốc gia, cũng như nhìn vào thực tế khách quan hoạt động phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013, mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tối đa các tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013” làm báo cáo luận văn thạc sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Khoanh vùng và thống kê các di sản văn hóa, tài nguyên du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên của Hà Nội để đưa ra các định hướng phát triển du lịch trong vùng nói chung và của địa bàn nội thành Hà Nội nói riêng.

Trong đó dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Qua đó, căn cứ trên những quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể của thành phố để

đưa ra các giải pháp nhằm khai thác hết các tiềm năng của du lịch văn hóa trên địa bàn.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Đánh giá các tiềm năng du lịch văn hóa của toàn thành phố Hà Nội, trong đó nghiên cứu trọng tâm địa bàn các quận nội thành Hà nội.

+ Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận cơ bản về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành du lịch và du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một quốc gia.

+ Phân tích và đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội thông qua phương pháp thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan đến các loại hình du lịch đã, đang được khai thác trên địa bàn nội thành Hà Nội, kết quả đã đạt được và những hạn chế, cũng như nguyên nhân hạn chế.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội thông qua những đánh giá về thực trạng trong công tác khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn “Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013” sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm phương pháp thống kê , so sánh, tổng hợp, phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia, các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thông qua bảng hỏi, bảng nghiên cứu chuyên sâu…

Do không có điều kiện có được danh sách và thời gian của các đoàn du khách đến Hà Nội và cần thu thập thông tin từ đối tượng khách du lịch đi lẻ nên đề tài này tôi chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện.

Về mẫu bảng hỏi bao gồm: 96 phiếu Trên mỗi phiếu có hai phần quan trọng.

+ Phần thông tin đáp viên. Để tăng mức độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.

+ Phần câu hỏi điều tra. Tập trung vào các câu hỏi điều tra liên quan đến tình hình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội, khai thác các nội dung liên quan đến sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch.

Tỷ trọng luợt khách đến 3 cụm điểm du lịch có mức độ tương đối đồng đều cho nên trong quá trình nghiên cứu phỏng vấn tôi đã chia số mẫu tương ứng lần lượt là:

Cụm 1 (Văn miếu Quốc tử giám): 34 mẫu (7 mẫu khách quốc tế, 27 mẫu khách nội địa)

Cụm 2 (Cụm di tích Hồ Gươm): 31 mẫu (8 mẫu khách quốc tế, 23 mẫu khách nội địa)

Cụm 3 (Cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh): 31 mẫu (13 mẫu khách quốc tế, 18 mẫu khách nội địa)

Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phỏng vấn trắc nghiệm thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu trực tiếp với khách thể nghiên cứu. Chương 2 của luận văn sẽ làm rõ hơn nội dung về phương pháp nghiên cứu của đề tài.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Địa bàn nội thành Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Số liệu liên quan đến hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013.

- Phạm vi nội dung: Hoạt động khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội.

6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng công tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009-2013

Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn tới

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về đề tài tiềm năng du lịch nói chung và tiềm năng du lịch văn hóa nói riêng, nhiều công trình nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về đề tài này. Trong phạm vi của luận văn, tác giả khai thác các công trình nghiên cứu trong nước về đề tài tiềm năng du lịch văn hóa, từ đó nhìn nhận tính trùng lặp của đề tài tác giả đang nghiên cứu.

1.1.1. Các công trình nghiên cứu

Đề tài về du lịch văn hóa, tiềm năng du lịch văn hóa đã được nhiều học giả trong nước tìm hiểu và nghiên cứu để hình thành nên các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu. Đặc biệt các công trình nghiên cứu về các giá trị văn hóa lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến đã chỉ rõ các yếu tố giá trị khai thác du lịch văn hóa của Hà Nội. Có thể kể một số công trình sau đây:

- Cuốn Lịch sử Thăng Long - Hà Nội của nhóm tác giả Nguyễn Vinh Phúc; Lê Văn Lan, Nguyễn Minh Tường được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức căn bản về lịch sử của vùng đất kinh ký trải gần ngàn tuổi. Cuốn sách soạn theo chuyên mục dựa trên những thành tựu nghiên cứu về Hà Nội gần đây nhất để tái hiện lại quá trình mười thể ký tạo dựng nên Thăng Long – Hà Nội..

- Cuốn sách Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận của nhóm tác giả Lưu Minh Trị, Giang Quân, Nguyễn Doãn Tuân có nội dung giới thiệu lịch sử hình thành địa danh Hà Nội với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội; Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội; Một số di tích lịch sử văn hoá ở các vùng phụ cận của Hà Nội.

- Cuốn sách Di tích lịch sử - văn hoá trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội của nhóm tác giả Lê Văn Lan, Nguyễn Bá Đang, Trần Lê Văn có nội dung giới thiệu nguồn gốc, lịch sử các di tích lịch sử - văn hoá thuộc khu phố cổ Hà Nội, như Hồ Gươm, Đảo Ngọc, Ô Quan Chưởng, đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu và chùa Phúc Long

Dựa trên các nghiên cứu trên, có thể thấy Hà Nội là trung tâm văn hóa của Việt Nam, nơi hội tụ đa dạng các giá trị văn hóa lịch sử vật thể và phi vật thể, tạo dựng nên một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú, là điều kiện để Hà Nội có thể khai thác và phát triển du lịch văn hóa.

Nhận thức được các giá trị văn hóa quý báu đó, tác giả thực hiện luận văn với mong muốn góp phần bổ sung thêm về tiềm năng khai thác giá trị văn hóa lịch sử của Hà Nội vào hoạt động du lịch của Thủ đô.

1.1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Qua những nghiên cứu về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như phần trên, có thể thấy rằng, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài du lịch văn hóa nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng là rất nhiều. Các công trình nghiên cứu này đều tập trung khai thác các vấn đề cơ sở lý luận, điều kiện về tiềm năng du lịch nhân văn, giá trị văn hóa lịch sử liên quan đến du lịch văn hóa. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau và phạm vi không gian nghiên cứu cũng khác nhau. Xét về đề tài phân tích và đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa trong nội thành Hà Nội thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Đồng thời, vào thời điểm nghiên cứu hiện nay, khi mà các giá trị du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội đang dần bị mai một, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Như vậy, đề tài nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vừa không bị trùng lặp trong đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả chưa có điều kiện để nghiên cứu, khảo sát và theo dõi trong thời gian dài, trên phạm vi không gian rộng nên các

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí