không phải là sản phẩm của tự nhiên mà là sản phẩm của lịch sử. Phát triển kinh tế
- xã hội bao gồm sự phát triển tổng thể của một loạt các tồn tại xã hội như kinh tế, văn hóa, chính trị, phong tục tập quán. Sự phát triển kinh tế và xã hội bao gồm: Mức sống của nhân dân được nâng cao; sự phát triển của các chủ trương công ích xã hội, sự thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền; sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa xã hội; sự nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc...
Tiền đề cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người là sự phát triển của kinh tế đồng thời phải đặt con người cá nhân vào các quan hệ xã hội, tạo ra một trật tự xã hội tốt đẹp và các quan hệ xã hội tốt đẹp để con người có được không gian, điều kiện và khả năng phát triển, thúc thúc đẩy sự phát triển tự do và toàn diện của con người bằng cách làm phong phú và phát triển các quan hệ xã hội. Ngoài ra, phải chú ý đến tầm quan trọng của sự chủ động lựa chọn của con người và sự cần thiết trong việc phát huy năng lực của chủ thể, để cá nhân có thể thể hiện một cách đầy đủ, tự do năng lực của bản thân; phát huy khả năng sáng tạo theo ý muốn của mình, bảo đảm phát huy được hết khả năng của con người và con người có thể thực hiện được mọi mong muốn của bản thân.
Để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, điều cơ bản nhất là thúc đẩy sự phát triển toàn diện các khả năng của con người. Điều kiện bên trong để thúc đẩy con người phát triển toàn diện là đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng lên của người dân cả về vật chất lẫn tinh thần, hoàn thiện hệ thống dịch vụ công cơ bản, bảo vệ và cải thiện dân sinh có hiệu quả, giải quyết liên tục các vấn đề bức xúc, lo lắng của nhân dân.
Trên thực tế, sự phát triển tự do và toàn diện của con người là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội và lịch sử. Trong các xã hội khác nhau, con người có những mục tiêu phát triển khác nhau, chỉ bằng cách không ngừng tiến lên mới có thể thúc đẩy sự phát triển tự do và toàn diện của con người. Sau hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là nước có ngành chế tạo sản xuất lớn nhất, buôn bán hàng hóa lớn nhất trên thế giới; Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai và dòng vốn nước ngoài chảy vào lớn thứ hai
trên thế giới; dự trữ ngoại hối của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới trong nhiều năm. Như vậy, Trung Quốc đã tích lũy nguồn dự trữ vật chất lớn nhằm thúc đẩy con người phát triển toàn diện.
Vào tháng 10 năm 2003, “Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” được thông qua tại Hội nghị Trung ương 3 Khóa XVI đã chỉ rò quyền và trách nhiệm quản lý của Trung ương và địa phương trong việc điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và dịch vụ công. Theo đó, khẳng định hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; nó đã giải quyết được một vấn đề lớn mà lâu nay các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới chưa giải quyết được. Trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng, lợi thế về chi phí nhân công và lợi thế về quy mô nguồn nhân lực cũng như thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy cải cách mở cửa của Trung Quốc.
4.2.5. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường văn hóa tốt đẹp cho phát triển con người toàn diện
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Tình Hình Phát Triển Con Người Toàn Diện Ở Việt Nam
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Con Người Toàn Diện Ở Việt Nam
- Một Số Kinh Nghiệm Phát Triển Con Người Toàn Diện Của Trung Quốc Có Ý Nghĩa Tham Khảo Đối Với Việt Nam
- Xây Dựng Môi Trường Văn Hóa Tốt Đẹp, Tạo Điều Kiện Cho Phát Triển Con Người Toàn Diện
- Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 21
- Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Con người hướng đến cuộc sống tốt đẹp không chỉ thể hiện ở phương diện vật chất, mà còn thể hiện ở phương diện tinh thần. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng lên của nhân dân, cần thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đồng thời kế thừa nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, để thực hiện sứ mệnh văn hóa, cần phải thiết lập và củng cố lòng tự tin về văn hóa, đi theo con đường phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, xây dựng cường quốc văn hóa xã hội chủ nghĩa; nắm vững lãnh đạo công tác tư tưởng, xây dựng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa với sự đoàn kết và lãnh đạo chặt chẽ, để toàn dân đoàn kết vững chắc về lý tưởng, niềm tin, giá trị và đạo đức; tăng cường xây dựng tư tưởng, đạo đức, phát triển nền văn học, nghệ thuật xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển chủ trương văn hóa và công nghiệp văn hóa, cung cấp cho nhân dân
những món ăn tinh thần phong phú.
Bước vào thời đại mới, mặc dù Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng văn minh vật chất, nhưng sự phát triển của văn minh tinh thần và văn minh vật chất vẫn chưa cân bằng. Chỉ khi văn minh vật chất và văn minh tinh thần song hành mới có thể thúc đẩy tốt hơn sự phát triển toàn diện của con người. Trung Quốc đưa ra các giải pháp phát triển con người toàn diện trên phương diện văn hóa như sau: (1) Phát huy mạnh mẽ những giá trị cốt lòi của chủ nghĩa xã hội. Giá trị cốt lòi của chủ nghĩa xã hội là cốt lòi của hệ giá trị xã hội, dẫn dắt sự phát triển của xã hội, thể hiện định hướng giá trị chung của xã hội, đồng thời phản ánh bản chất và xu hướng phát triển của xã hội. Cần phát huy cao độ vai trò chủ đạo của giá trị cốt lòi của chủ nghĩa xã hội trong giáo dục, xây dựng văn minh tinh thần, phát triển văn hóa, lồng ghép giá trị cốt lòi của chủ nghĩa xã hội vào mọi mặt của đời sống xã hội thông qua giáo dục, phổ biến dư luận xã hội, truyền bá văn hóa, nâng cao nhận thức của người dân, làm cho giá trị cốt lòi của chủ nghĩa xã hội ăn sâu trong suy nghĩ và quan niệm của mọi người. (2) Tăng cường xây dựng tư tưởng, đạo đức. Cần làm tốt công tác giáo dục lý tưởng và niềm tin, xây dựng hệ thống tư tưởng, đạo đức phù hợp với hệ thống kinh tế thị trường, hướng dẫn người dân xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác, giữa tự giác và giám sát, hiệu quả và công bằng, giữa một bộ phận giàu lên trước và thịnh vượng chung, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, giữa tẩy chay chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa tôn thờ tiền bạc và chủ nghĩa hưởng lạc sinh ra trong hệ thống kinh tế thị trường. Kiên quyết chống lại sự xâm nhập văn hóa của các nước phương Tây, kiên trì quan điểm về an ninh văn hóa. Nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức, tinh thần của nhân dân, hướng dẫn nhân dân xác lập các quan điểm đúng đắn về giá trị. (3) Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa. Văn hóa không chỉ là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ văn minh của một xã hội mà còn là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân. Trong thời đại mới, con người ngày càng theo đuổi đời sống văn hóa tinh
thần chất lượng cao. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của nhân dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa là biện pháp quan trọng. Đồng thời, công nghiệp văn hóa là động lực quan trọng thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển, là phương thức quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Nhân dân cần được thụ hưởng thành quả của phát triển văn hóa và phát huy hết vai trò của văn hóa trong việc quy phạm, hướng dẫn và gắn kết xã hội.
4.2.6. Xây dựng nền văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường sinh thái tươi đẹp cho phát triển con người toàn diện
Con người không chỉ sinh sống trong môi trường xã hội mà còn sinh tồn giữa thiên nhiên. Thiên nhiên do đó trở thành cội nguồn của sự sống, là cái gốc cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Việc xây dựng nền văn minh sinh thái và sự phát triển toàn diện của con người có mối quan hệ thống nhất biện chứng. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, Trung Quốc tập trung cho xây dựng hiện đại hóa, phát triển cơ sở vật chất, đã gây ra nhiều tổn hại đến môi trường sinh thái. Những năm gần đây, nhu cầu của con người về một môi trường sinh thái trong lành ngày càng tăng lên, bởi vậy, Trung Quốc đã yêu cầu kết hợp giữa phát triển xã hội, phát triển con người với bảo vệ môi trường tự nhiên, nêu ra tư tưởng “con người chung sống hài hòa với thiên nhiên”. Quan điểm này được nêu trong Báo cáo chính trị Đại hội XIX như sau:
Cần xây dựng và thực hiện quan điểm non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc, kiên trì quốc sách căn bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, đối xử với môi trường sinh thái như với sinh mệnh của mình, tính toán tổng thể quản lý hệ thống núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ và đồng cỏ, thực thi chế độ bảo vệ môi trường sinh thái nghiêm ngặt nhất, hình thành phương thức phát triển và lối sống xanh, kiên định đi con đường phát triển văn minh trong phát triển sản xuất, cuộc sống giàu mạnh, sinh thái tươi đẹp, xây dựng Trung Quốc tươi đẹp, tạo môi trường sản xuất, môi trường sống tốt
đẹp cho nhân dân [75].
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, các giải pháp cụ thể của Trung Quốc nhằm xây dựng một môi trường sinh thái tươi đẹp cho sự phát triển toàn diện của con người là: (1) Thúc đẩy phát triển xanh. Cần quán triệt quan điểm phát triển xanh, nâng cao nhận thức của nhân dân về phát triển xanh, hướng dẫn nhân dân thiết lập khái niệm tiêu dùng xanh, ủng hộ lối sống xanh. Thiết lập thể chế và cơ chế sản xuất xanh, xây dựng hệ thống kinh tế xanh và các-bon thấp, đổi mới công nghệ sản xuất xanh và sử dụng hiệu quả các công nghệ xanh để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, tái chế chất thải và tái chế tài nguyên. (2) Tăng cường bảo vệ hệ sinh thái, xây dựng hàng rào sinh thái, nâng cao chất lượng và tính ổn định của hệ sinh thái. Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các dự án sinh thái lớn như trả lại đất nông nghiệp cho rừng và đồng cỏ, kiểm soát sa mạc hóa và chống xói mòn đất. Tăng cường quản lý và bảo vệ các lưu vực sông chính, tăng cường bảo vệ các vùng đất ngập nước và các khu bảo tồn thiên nhiên. Thiết lập cơ chế chất vấn về bảo vệ môi trường sinh thái, phổ biến rộng rãi quan điểm phát triển xanh, thống nhất các hiệu quả sinh thái và hiệu quả kinh tế. (3) Hoàn thiện các luật lệ và quy định về bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và thiết lập hệ thống giám sát môi trường sinh thái thống nhất. Tăng cường xây dựng đội ngũ thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường, nghiêm trị các hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến môi trường. Thực hiện quản trị toàn dân, huy động sâu rộng các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức xã hội cùng thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, hình thành hệ thống giám sát môi trường cùng hoạt động và giám sát để bảo vệ môi trường hiệu quả và thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trên cơ sở lý luận chung về phát triển con người toàn diện, tham khảo những kinh nghiệm nhằm phát triển con người toàn diện của Trung Quốc đồng thời xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn phát triển con người toàn diện ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, cụ thể là:
4.3.1. Phát triển nền kinh tế bền vững và lành mạnh, bảo đảm về cơ sở vật chất cho phát triển con người toàn diện
Phát triển kinh tế bền vững là một yêu cầu cụ thể trong lĩnh vực kinh tế nhằm xây dựng một xã hội ổn định và tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của con người. Phát triển kinh tế bền vững và lành mạnh có nghĩa là đạt được nhiều tiến bộ lớn trong việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, được thể hiện ở chỉ tiêu tổng lượng kinh tế và chỉ tiêu mức sống của người dân. Chỉ tiêu phát triển kinh tế và chỉ tiêu mức sống của người dân phải được coi trọng như nhau. Chỉ khi cùng lúc coi trọng cả chỉ tiêu phát triển kinh tế và chỉ tiêu dân sinh mới có thể nâng cao cảm giác hạnh phúc của nhân dân, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con người. Chỉ khi cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng mới có thể hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và ứng phó với những cạnh tranh khốc liệt về khoa học công nghệ trên thế giới. Ngoài ra, cần kết hợp phát triển kinh tế với tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thực hiện phát triển con người toàn diện. Hay nói cách khác, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là con đường để thực hiện phát triển con người toàn diện, và trình độ phát triển của nhân dân là điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế. Cần phải coi đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh kết hợp với phát triển nền kinh tế số là một lựa chọn chiến lược. Cần giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, thay vào đó cần tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, giảm dần ngành khai thác khoáng sản, tăng dần tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo; đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Chìa khóa để đổi mới mô hình tăng trưởng thành công chính là tăng năng suất. Việc tăng năng suất không chỉ làm tăng thời gian rảnh rỗi, tức là thời
gian cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, mà còn đặt nền tảng vật chất cho sự phát triển toàn diện của con người. Trong 35 năm đổi mới ở Việt Nam, việc nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất đã chấm dứt tình trạng thiếu hụt kinh tế, của cải vật chất tạo ra đã đáp ứng được nhu cầu sinh tồn cơ bản của 97 triệu người dân nước ta, từ đó tạo điều kiện cần thiết để con người phát huy hết tài năng và năng lực cá nhân trong đời sống xã hội. Ngoài ra, để thực hiện đồng bộ giữa đổi mới mô hình tăng trưởng với phát triển con người, cần xử lý tốt vấn đề hiệu quả và công bằng. Một xã hội thực sự có thể thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người là xã hội công bằng. Phát triển hiệu quả cao có thể tạo cơ sở vật chất cho lực lượng sản xuất xã hội, nhưng chỉ khi năng suất lao động xây dựng trên cơ sở công bằng thì nó mới có thể thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người.
Cần đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy con người phát triển toàn diện, cụ thể là: Thứ nhất, chuyển đổi các chức năng của chính phủ trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, phát huy tốt hơn nữa vai trò cơ bản của thị trường trong phân bổ nguồn lực và vai trò của công dân trong việc quản lý các vấn đề xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của người. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chú trọng việc tham gia bình đẳng vào cạnh tranh thị trường, để mọi người từng bước phát triển các khả năng khác nhau của mình trong quá trình cạnh tranh, vừa nâng cao tố chất của bản thân, vừa làm phong phú các quan hệ xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Thứ ba, từng bước đi sâu cải cách về giá, hoàn thiện cơ chế giá cả các sản phẩm thuộc lĩnh vực nguyên liệu như giá điện, giá nước, giá dầu thành phẩm, giá khí đốt, từ đó hình thành nên hệ thống giá cả hợp lý. Bằng cách điều chỉnh chức năng cơ bản của phân phối thu nhập kích thích người sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hơn và cải thiện thái độ lao động, đồng thời luân chuyển hợp lý giữa các ngành nghề để có thể khai thác hết tiềm năng và tinh thần đổi mới sáng tạo của con người. Thứ tư, chính sách tài chính chủ động giúp mở ra các lĩnh vực tiêu dùng mới, mở ra thị trường tiêu dùng nông thôn, hoàn thiện hệ thống bán
buôn hàng hóa, tăng cường xây dựng các cơ sở thương mại, đổi mới phương thức tiếp thị, tạo ra môi trường tiêu dùng tốt cho người dân, đa dạng hóa các hoạt động tiêu dùng của người dân, cải thiện hơn nữa khả năng tiêu dùng của người dân, mà khả năng tiêu dùng của người dân chính là biểu hiện của trình độ phát triển văn hóa và mức độ phát triển của con người. Ngoài ra, hoàn thiện chính sách tiêu dùng còn có lợi cho việc củng cố quan niệm tiêu dùng hợp lý của con người và ý thức tự bảo vệ bản thân, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động tiêu dùng và các hình thức tiêu dùng của người dân.
4.3.2. Mở rộng dân chủ, đảm bảo về thể chế cho phát triển con người toàn diện
Mở rộng dân chủ là một bảo đảm về chính trị cho phát triển con người toàn diện. Mác cho rằng con người là một động vật chính trị và chính trị là một thực tế không thể tránh khỏi của sự tồn tại của con người. Vì vậy, cuộc sống của con người không thể nằm ngoài hệ thống chính trị, cơ hội phát triển và tương lai của con người phụ thuộc vào điều kiện chính trị. Chỉ khi không ngừng mở rộng dân chủ, thực hiện dân chủ trong đời sống chính trị, quản lý kinh tế và trong đời sống xã hội thì chúng ta mới có thể bảo đảm được quyền dân chủ của quần chúng nhân dân, mới có thể thúc đẩy con người phát triển toàn diện. Vì vậy, dân chủ chính là bảo đảm chính trị quan trọng cho việc phát triển con người toàn diện.
Thứ nhất, cần phát huy hơn nữa dân chủ ở cơ sở có thể tăng mức độ tham gia chính trị của nhân dân. Xây dựng nền dân chủ cơ sở phát triển cao là hoàn thiện cơ chế tự quản của quần chúng ở cơ sở do các tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, mở rộng phạm vi tự quản của quần chúng ở cơ sở, hoàn thiện hệ thống quản lý dân chủ và nâng cao chức năng tự chủ của quần chúng ở cơ sở bằng cách phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ trong bầu cử, quyết sách, quản lý và giám sát, nâng cao ý thức và mức độ tham gia vào các hoạt động chính trị của nhân dân. Ngoài ra, việc tăng cường ảnh hưởng của các nhóm yếu thế đối với các hành động và quyết sách công và phát huy hơn nữa vai trò của các phương tiện thông tin đại