Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 21


Từ đó, luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển con người toàn diện ở Việt Nam ở các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xa hội, môi trường; đó là: Phát triển nền kinh tế bền vững và lành mạnh, bảo đảm về cơ sở vật chất cho phát triển con người toàn diện; Mở rộng dân chủ, bảo đảm về thể chế cho phát triển con người toàn diện; Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện cho phát triển con người toàn diện; Ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội, tạo động lực nội tại cho phát triển con người toàn diện; Xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường, tạo sự bền vững cho phát triển con người toàn diện.


KẾT LUẬN


Chủ nghĩa Mác cho rằng phát triển con người toàn diện là mục tiêu của phát triển xã hội; xã hội cộng sản là hình thái xã hội lấy sự phát triển tự do và toàn diện của con người làm nguyên tắc cơ bản, là xã hội mà ở đó con người có điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện. Theo tư tưởng chủ nghĩa Mác, mọi người đều có thể có được sự phát triển tự do và toàn diện, nghĩa là: một mặt, mọi người đều có thể có được sự phát triển toàn diện như những người khác, đáp ứng các yêu cầu về mọi mặt của xã hội; mặt khác, mọi người đều có điều kiện để phát triển toàn diện. Ngoài ra, sự phát triển toàn diện của con người được thực hiện trên cơ sở bình đẳng giữa các cá nhân và sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tất cả mọi người trong xã hội. Phát triển con người toàn diện là phát triển toàn diện hoạt động, nhu cầu và năng lực của con người, phát triển toàn diện cá tính con người, phát triển toàn diện quan hệ xã hội của con người.

Đảng Cộng sản Trung Quốc trên cơ sở kế thừa, làm phong phú và phát triển chủ nghĩa Mác đã kết hợp với thực tiễn trong nước, xây dựng và hoàn thiện lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, trong đó có lý luận về phát triển con người toàn diện với tư tưởng hạt nhân là “lấy nhân dân làm trung tâm”, nhấn mạnh “thúc đẩy con người phát triển toàn diện”. Đạt được sự phát triển toàn diện của con người là mục tiêu giá trị cao nhất của chủ nghĩa Mác và đó cũng chính là mục tiêu theo đuổi lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Phát triển con người toàn diện không phải là sự phát triển phiến diện, dị dạng, không tự do, không đầy đủ, mà là là sự phát triển toàn diện, hài hòa, tự do, đầy đủ của con người. Ngoài ra, lý luận phát triển con người toàn diện không phải là vấn đề phát triển hay không, mà là phát triển như thế nào, là vấn đề thực hiện phát triển toàn diện như thế nào.

Tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI (năm 1978), Trung Quốc đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại, bắt đầu hành trình cải cách mở cửa. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã đạt


được những thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển toàn diện của người dân Trung Quốc. Những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế tạo cơ sở vật chất cho phát triển con người toàn diện; những thành tựu trong lĩnh vực chính trị tạo thể chế vững chắc cho phát triển con người toàn diện; những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa tạo môi trường văn hóa phong phú, đa dạng, là nguồn động lực nội tại thúc đẩy con người theo đuổi sự phát triển toàn diện; những thành tựu trong lĩnh vực môi trường tạo điều kiện để con người phát triển hài hòa, bền vững; đặc biệt những thành tựu trong lĩnh vực xã hội đã góp phần chia sẻ thành quả của sự phát triển đến với tất cả người dân Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Bên cạnh những thành tựu đạt được về phát triển con người toàn diện, Trung Quôc cũng gặp phải không ít những hạn chế và thách thức. Trong lĩnh vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh, sự phát triển không cân bằng; trong lĩnh vực văn hóa, sự phát triển không cân bằng giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần cũng như tác động của những tư tưởng văn hóa đến từ phương Tây; trong lĩnh vực xã hội, sự phát triển không cân bằng giữa các vùng miền, mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng lên của người dân với tốc độ cải thiện chất lượng dịch vụ công chậm, mâu thuẫn giữa sự phân bổ nguồn lực giáo dục không đồng đều, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng lên của người dân với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và hệ thống y tế công cộng không đầy đủ, sự không cân bằng trong phân phối thu nhập…; trong lĩnh vực môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nguồn nước và hiệu quả quản lý môi trường chưa tốt…, tất cả tác động đến sự phát triển toàn diện của con người.

Kể từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đã bước vào “thời đại mới” với những điều kiện thuận lợi chưa từng có cho sự phát triển toàn diện của con người. Trung Quốc hiện đã ở trong nhóm nước có mức thu nhập mức trung bình cao với trình độ phát triển con người ở mức cao và hiện đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện với nền kinh tế phát triển hơn, dân chủ được kiện toàn hơn, khoa học giáo dục tiến bộ hơn, văn

Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 21


hóa phồn thịnh hơn, xã hội hài hòa hơn và đời sống nhân dân sung túc hơn vào năm 2021 (nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng), tiến tới hoàn thành mục tiêu xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại giàu mạnh, hài hòa, dân chủ, văn minh vào năm 2049 (nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước). Trước những thời cơ, vận hội mới thuận lợi chưa từng có trong lịch sử cũng như những thách thức nan giải tác động đến sự phát triển toàn diện của con người mà “thời đại mới” mang lại, Trung Quốc đã đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển con người toàn diện nhằm tận dụng những điều kiện tốt, khắc phục những khó khăn, thách thức với nội dung cốt lòi là “lấy nhân dân làm trung tâm” và phấn đấu vì sự phát triển toàn diện của toàn thể nhân dân Trung Quốc.

Ý thức được vị trí và vai trò của con người trong quá trình phát triển đất nước, nhất là trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng ta luôn xuất phát từ thực tiễn phát triển đất nước, kết hợp với những kinh nghiệm quốc tế để đưa ra những chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diện. Là quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về thể chế chính trị, về trình độ phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trong phát triển con người toàn diện tương tự như Trung Quốc, vì thế, những thành công và chưa thành công của Trung Quốc trong phát triển con người toàn diện sẽ là những kinh nghiệm có giá trị gợi mở tốt cho Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI‌


1. Nguyễn Thị Thu Hường (2021), Lý luận của chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện và ý nghĩa đối với Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 5-2021, tr.34-28.

2. Nguyễn Thị Thu Hường (2021), 中国共产党人的全面发展思想及其对

越南的启示 (Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam), Sách: 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc: Quan điểm của 100 đảng viên cộng sản nước ngoài, Nhà xuất bản Trung Quốc đương đại, 2021, tr.56-65, tiếng Trung Quốc.

3. Nguyễn Thị Thu Hường (2020), From the Viewpoint of Marxism to the Viewpoint of the Communist Party of Vietnam and the Communist Party of China about Comprehensive human development, 21 Century Socialism: Comprehension and Experience (International Scientific Conference Proceedings), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.416-426.

4. Nguyễn Thị Thu Hường (2020), Well-rounded Human Development set by Communist Party of China for a New era and Implications for Vietnam, Vietnam Social Sciences, No. 3 (197) – 2020, tr.52-63.

5. Nguyễn Thị Thu Hường (2020), Truyền thông – Công cụ thúc đẩy phát triển con người trong bối cảnh mới, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 2(167), 2020, tr.62-65.

6. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2019), Quan điểm của triết học Mác về vai trò của quan hệ giữa kinh tế với chính trị đối với sự phát triển toàn diện và tự do của con người, Tạp chí Triết học, số 10, 2019, tr.14-21.

7. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2019), Quan điểm triết học Mác về sự tác động của cách mạng cộng nghiệp đến sự phát triển con người và ý nghĩa của nó trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3(102), 2019, tr.3-12.


8. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2018), 社会公平和民主之间的关系在马克思思想体系中的永久价值与越南的创新性运用 (Sự vận dụng sáng tạo quan điểm của C. Mác về quan hệ giữa công bằng xã hội với dân chủ ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới) – Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế (Bắc Kinh): Diễn đàn chủ nghĩa xã hội thế giới lần thứ 9, 2018, tr.51-56, tiếng Trung Quốc.

9. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2018), 关于当前越南人

的发展的成就和问题:从经济视角考察 (Phát triển con người ở Việt Nam hiện nay – Thành tựu và một số vấn đề đặt ra từ phương diện phát triển kinh tế) – Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế (Bắc Kinh): Cải cách mở cửa và chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21, 2018, tr.107-114, tiếng Trung Quốc.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh (2008), “Trung Quốc: Từ tăng trưởng bằng mọi giá tới phát triển hài hòa”, Tạp chí Tia Sáng.

2. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Duy Bắc (2106), Phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo triển khai chiến lược phát triển giáo dục 2011-2010 và thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29-10-2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

5. Bộ Môi trường sinh thái (2000), Báo cáo tại cuộc họp báo định kỳ ngày 25/9/2020, Hà Nội.

6. Hoàng Đình Cúc (2008), Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 8 (207).

7. Nguyễn Xuân Cường (2018), Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách mở cửa, Tạp chí Cộng sản, số 912.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001, 2006, 2011, 2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần


thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Bỉnh Giang (2019), Một số đánh giá về 40 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2.

14. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Cao Thu Hằng (2006), Quan niệm của Mác và Ăng-ghen về con người, giải phóng con người trong Hệ tư tưởng Đức và sự vận dụng của Đảng ta, Tạp chí Triết học, số 3.

16. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 1 , Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

17. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 3 , Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

18. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

19. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

20. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Toàn tập, Tập 46, phần II, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

21. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 49, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

22. Nguyễn Minh Hoàn (2007), Quan điểm của chủ nghĩa Mác với công bằng xã hội với tư cách thước đo trình độ giải phóng con người, Tạp chí Triết học, số 5.

23. Nguyễn Minh Hoàn (2008), Quan điểm triết học Mác về con người và việc xóa bỏ sự tha hóa con người, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4.

24. Nguyễn Minh Hoàn (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực và mục tiêu của tiến bộ xã hội, Tạp chí Triết học, số 5.

25. Nguyễn Minh Hoàn (2018), Quan điểm triết học Mác về sự tha hóa con người

- cơ sở lý luận cho việc nhận thức về phát triển con người thời đại cách

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí