Hạn Chế Của Phát Triển Con Người Toàn Diện Trên Phương Diện Môi Trường


giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 xuống 6,5% so với mức 7% của giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và một lần nữa thay đổi thành 6 - 6,5% vào năm 2019. Do đó, làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập cá nhân trong bối cảnh giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế là một khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt.

Ba là, phân phối thu nhập không đồng đều giữa các nhóm dân cư. Phân phối thu nhập không đồng đều cản trở khả năng tồn tại, phát triển và lựa chọn của những người có thu nhập thấp, dẫn đến phân hóa xã hội và giảm tính liên kết xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, hệ số Gini của Trung Quốc tăng đều đặn từ 0,30 vào năm 1978 lên mức cao nhất là 0,49 vào năm 2008 và sau đó đã giảm xuống 0,465 vào năm 2019 [122], song vẫn ở mức cao so với hầu hết các quốc gia khác. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa nam giới và nữ giới của Trung Quốc tuy đã thu hẹp đáng kể so với thời kỳ trước cải cách mở cửa song vẫn ở mức cao.

Những vấn đề như tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, tỷ trọng thu nhập cá nhân thấp trong phân phối thu nhập quốc dân, quy mô nhóm thu nhập trung bình nhỏ, chi phí sinh hoạt cao và chênh lệch thu nhập lớn, đều tạo áp lực đáng kể lên thu nhập khả dụng của người dân, gây bất lợi cho tiêu dùng, hạn chế đầu tư của người dân cho giáo dục và y tế, gây bất lợi cho việc gia tăng mức độ phát triển của con người.

3.2.4.6. Vấn đề xóa đói giảm nghèo

Một là, hạn chế trong việc tăng cường động lực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ở thời kỳ đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc là nước có dân số nghèo đông nhất trên thế giới. Trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đưa hơn 700 triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Con số này chiếm gần 3/4 tổng số người nghèo đói trên toàn cầu. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia đã giảm từ 97,5% năm 1978 xuống còn 1,7% vào cuối năm 2018 [122]. Với những chính sách giảm nghèo


hiệu quả trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả vào năm 2020, làm thế nào để nâng cao động lực nội tại cho công tác xóa đói giảm nghèo, thiết lập một cơ chế xóa đói giảm nghèo hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái nghèo và đảm bảo rằng các thôn nghèo và hộ gia đình nghèo sau khi thoát nghèo có thể phát triển bền vững vẫn là những thách thức lớn đối với Trung Quốc, chủ yếu biểu hiện ở những mặt sau đây:

Củng cố và nâng cao kết quả xóa đói giảm nghèo và ngăn ngừa tình trạng tái nghèo là yếu tố then chốt để thực sự giành thắng lợi trong cuộc chiến chống đói nghèo. Để đảm bảo rằng tất cả các khu vực và người dân nghèo đều đạt tiêu chuẩn “xã hội khá giả toàn diện”, chính quyền các cấp đã đưa xóa đói giảm nghèo vào hệ thống đánh giá của họ như một chỉ tiêu cứng. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chính quyền cấp địa phương thường coi trọng các kết quả ngắn hạn trong khi bỏ qua việc nâng cao năng lực để xóa đói giảm nghèo dài hạn, dẫn đến nguy cơ các thành quả xóa đói giảm nghèo sẽ không bền vững khi các can thiệp của Chính phủ giảm dần.

Nghèo đói có liên quan chặt chẽ đến trình độ học vấn. Tính đến cuối năm 2020, 94,8% người nghèo ở Trung Quốc đã đạt trình độ học vấn trung học cơ sở. Tuy nhiên tỷ lệ tiếp tục học tập ở các cấp học cao hơn còn thấp, do đó, việc tăng cường giáo dục nên là một ưu tiên trong chiến lược xóa đói giảm nghèo. Phát triển giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập và nâng cao năng lực cho người dân vùng nghèo đều là những bước đi cần thiết để xóa đói giảm nghèo, không chỉ để ngăn chặn tình trạng nghèo mới mà còn để chống tái nghèo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Hai là, hạn chế trong việc lồng ghép xóa đói giảm nghèo vào hệ thống bảo trợ xã hội và thực hiện cơ chế giảm nghèo thường xuyên. Những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nguồn lực tài chính đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và nguồn thu của Chính phủ giảm từ việc cắt giảm thuế, việc tiếp tục đầu tư vào xóa đói giảm nghèo đang tác động đến ngân sách của Chính phủ. Việc đưa người nghèo vào hệ thống


Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 15

bảo trợ xã hội sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng cơ chế giảm nghèo thường xuyên, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người nghèo và ngăn chặn tình trạng nghèo do dịch bệnh hoặc thiên tai.

Ba là, hạn chế trong việc giải quyết thách thức “nghèo đa chiều”. Xóa nghèo tuyệt đối ở những người hiện đang sống dưới mức nghèo khổ và ở các huyện nghèo đói không có nghĩa là chấm dứt tình trạng nghèo ở nông thôn. Sau năm 2020, nghèo nông thôn sẽ tiếp tục tồn tại dưới dạng nghèo đa chiều, đó là nghèo về nhà ở, y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác mà người nghèo tương đối thiếu thốn. Một dự án nghiên cứu độc lập về tình trạng nghèo đa chiều ở Trung Quốc cho thấy còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc phát triển năng lực thoát nghèo của người nghèo và củng cố kết quả xóa đói giảm nghèo, như cơ sở hạ tầng thiếu thốn, sự không cân bằng giữa các khía cạnh khác nhau của nghèo đa chiều.

Bốn là, tình trạng nghèo của các nhóm thu nhập thấp ở thành thị vẫn là một điểm mù trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Không giống như nghèo đói ở nông thôn, không có chuẩn nghèo thành thị rò ràng ở Trung Quốc, chỉ có các mức hỗ trợ sinh hoạt phí khác nhau do chính quyền các thành phố đưa ra. Điều này đã dẫn đến tranh luận về các tiêu chuẩn nghèo và mức độ nghèo của các nhóm dân cư thu nhập thấp ở các khu vực thành thị. Không có tiêu chuẩn nghèo đối với người nghèo thành thị khiến cho vấn đề đói nghèo của các nhóm thu nhập thấp ở thành thị thường bị bỏ qua.

Công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào các khu vực nông thôn và bỏ qua hiện tượng nghèo đói ở thành thị. Khi ngày càng nhiều người chuyển đến thành phố, thu nhập của nhóm người có thu nhập thấp ở thành phố có khả năng bị siết chặt hơn nữa, làm trầm trọng thêm cảm giác thiếu thốn và có khả năng gây ra các vấn đề nghèo đói ở đô thị. Bị hạn chế bởi sự không cân bằng trong phát triển xã hội, sự phát triển của kinh tế thị trường và mức độ dịch chuyển xã hội, người dân thu nhập thấp ở thành thị khó có thể thoát nghèo và thăng tiến trong xã hội bằng năng lực bản thân. Sự nghèo đói của các nhóm thu nhập thấp ở thành thị cũng sẽ trở thành một thách thức lớn đối với công cuộc xóa


đói giảm nghèo nói chung của Trung Quốc trong tương lai.

Năm là, các cơ chế cho sự tham gia của xã hội vào công tác xóa đói giảm nghèo chưa toàn diện. Nghèo đói là một vấn đề phức tạp ở Trung Quốc và giải pháp cho vấn đề này không thể chỉ dựa vào các hành động của Chính phủ mà cần có sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, do cơ chế cho sự tham gia của các chủ thể này chưa hoàn thiện, công tác xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc vẫn đang ở trong tình trạng “Chính phủ nóng, xã hội yếu và thị trường lạnh”. Là một trong những lực lượng chính trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, các tổ chức xã hội đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và hình thức ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, với sự khác biệt lớn về nguồn lực, mức độ tham gia của họ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo rất khác nhau, do đó thách thức đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay là làm thế nào để huy động thêm nhiều loại hình tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Doanh nghiệp cũng là một lực lượng chính để giảm bớt tình trạng nghèo đói. Vấn đề hiện nay là làm thế nào để tháo gỡ những trở ngại về cơ chế cho các doanh nghiệp tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và cách thức huy động ngày càng nhiều doanh nghiệp đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.

3.2.5. Hạn chế của phát triển con người toàn diện trên phương diện môi trường

Hơn bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tuy mang lại rất nhiều ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống của người dân Trung Quốc, song cũng đã đặt ra những vấn đề đáng lo ngại về nguồn tài nguyên và môi trường.

Thứ nhất, khi nền kinh tế phát triển, yêu cầu của con người về chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên thì các vấn đề về môi trường sinh thái ngày càng được quan tâm nhiều hơn, chính vì vậy, những năm gần đây Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu nhất định trong công cuộc xây dựng văn minh sinh thái. Tuy nhiên, do suốt một thời gian dài không chú ý bảo vệ môi trường, nên quản trị môi trường sinh thái vẫn là vấn đề cần được Chính phủ Trung Quốc quan tâm trong thời gian tới.


Theo “Chỉ số hiệu quả bảo vệ môi trường toàn cầu năm 2018” do Đại học Yale, Đại học Colombia và Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, trong số 180 nền kinh tế tham gia khảo sát trên thế giới, Trung Quốc đứng thứ 120 và xếp thứ 4 từ dưới lên về chất lượng không khí. Điều này cho thấy chất lượng môi trường của Trung Quốc vẫn còn tụt hậu so với hầu hết các nước trên thế giới, năng lực quản trị sinh thái vẫn còn yếu kém, và cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng văn minh sinh thái. Xây dựng văn minh sinh thái ở Trung Quốc tiến chậm hơn so với xây dựng văn minh vật chất, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên chưa hài hòa, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về môi trường sinh thái ngày càng tăng lên của con người. Bảo vệ môi trường sinh thái không đầy đủ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế quốc dân, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân và kéo theo hàng loạt thiên tai và dịch bệnh.

Ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất phổ biến ở Trung Quốc, các yếu tố này liên kết với nhau và gây tác động đến môi trường Trung Quốc trong nhiều năm qua. Những nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm của Chính phủ Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây, nhưng rất nhiều vấn đề môi trường tích tụ trong thời gian dài khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn và cần một thời gian dài dành riêng cho việc phục hồi môi trường. Những rủi ro về môi trường mà Trung Quốc phải đối mặt trong tương lai sẽ ngày càng trở nên phức tạp và khó dự báo hơn, gây ra những tác động ngày càng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Trung Quốc đang và sẽ phải ứng phó với thách thức ngày càng gay gắt về rủi ro môi trường để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con người một cách bền vững.

Thứ hai, trong quá trình phát triển kinh tế, Trung Quốc đã sử dụng nhiều năng lượng và hiện đang phải đối mặt với áp lực tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng. Năm 2018, lượng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc chiếm 23,6% tổng lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, là quốc gia có mức tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng năng lượng còn thấp và lãng phí nghiêm trọng. Mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc trên một đơn vị GDP cao gấp 1,5


lần so với mức trung bình của thế giới. Con số này cho thấy khoảng cách rất lớn giữa sự phát triển kinh tế của Trung Quốc ở giai đoạn hiện tại và yêu cầu của phát triển chất lượng cao [125].

Thứ ba, do sử dụng không đủ năng lượng sạch và công nghệ than sạch đã gây áp lực lớn lên môi trường. Trung Quốc giàu than nhưng thiếu dầu và khí đốt, nên phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu và khí đốt, trong khi đó than đá vẫn được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc sử dụng năng lượng trong một thời gian tới. Năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu 460 triệu tấn dầu thô, chiếm 69,8% tổng lượng sử dụng trong nước và 90,4 triệu tấn khí tự nhiên, chiếm 46,4%. Nhiên liệu không hóa thạch chỉ chiếm 13,3% trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Than là nguồn năng lượng chính, chiếm gần 60% trong mức tiêu thụ năng lượng [125]. Mặc dù phần lớn than được tiêu thụ sau khi chuyển đổi thành điện, tiêu thụ than vẫn là một trong những yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường vì các công nghệ than sạch vẫn đang trong quá trình phát triển và việc quản lý phát thải nhiệt điện vẫn chưa chặt chẽ. Do đó, làm thế nào để tăng tỷ trọng năng lượng sạch và sử dụng hiệu quả than sạch là một thách thức lớn mà Trung Quốc phải đối mặt trong quá trình phát triển bền vững.

Thứ tư, người dân chưa nhận thức và tham gia đầy đủ vào việc bảo vệ môi trường. Lối sống thân thiện với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường là một trong những chìa khóa để bảo vệ môi trường. Khi thu nhập hộ gia đình tiếp tục tăng sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu dùng quá mức và dư thừa, cùng với việc tiêu thụ ngày càng nhiều nước và năng lượng, gây áp lực lên môi trường. Khái niệm tiêu dùng và du lịch xanh chưa được chấp nhận rộng rãi. Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp mới như mua sắm trực tuyến, chuyển phát nhanh và dịch vụ mang đi, bao bì, nhựa, chất thải rắn và nước và các loại rác khác đã tăng mạnh.

Phát triển con người toàn diện là phát triển toàn diện các hoạt động thực tiễn, các quan hệ xã hội và nhân cách của con người và thoả mãn mọi nhu cầu của con người. Để thúc đẩy con người phát triển toàn diện, trước hết phải tạo ra một


môi trường sống tốt đẹp, môi trường sống này phải bảo đảm được khả năng phát triển toàn diện của con người về mặt tự nhiên và xã hội. Vì vậy, việc thiết lập một môi trường sinh thái tốt là điều kiện cơ bản cho phát triển con người toàn diện. Ngoài ra, con người là sự tồn tại trong giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ thể vô cơ của con người, tạo điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người. Mác coi mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là sự thống nhất của các mặt đối lập. Giới tự nhiên cung cấp tư liệu vật chất cho sự tồn tại và phát triển của con người, cải thiện môi trường sinh thái có nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất. Việc cải thiện môi trường sinh thái lại phụ thuộc vào sự phát triển toàn diện của con người, trình độ phát triển toàn diện của con người càng cao thì môi trường sinh thái càng hoàn thiện. Hai yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường sinh thái có tác động đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Môi trường sinh thái hài hòa, tốt đẹp có lợi cho việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và tinh thần của con người, là điều kiện để nhân cách con người có khả năng phát triển tự do. Có thể khẳng định rằng, việc bảo vệ sinh thái không đầy đủ chính là một hạn chế trong vấn đề phát triển con người toàn diện.


Tiểu kết chương 3

Sự phát triển vượt bậc về kinh tế trong 40 năm cải cách mở cửa đã thúc đẩy sự phát triển và thay đổi toàn diện về xã hội: tốc độ tăng dân số đã có sự chuyển đổi cơ bản, cơ cấu xã hội có những thay đổi sâu sắc; cải cách hệ thống an sinh xã hội được đẩy mạnh, các lĩnh vực như giáo dục, y tế cũng được khai thác theo định hướng thị trường; tuy nhiên do tình trạng dịch chuyển dân số và phân hóa xã hội ngày càng mạnh, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, mâu thuẫn giữa phát triển xã hội tụt hậu so với phát triển kinh tế dần bộc lộ. Trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và đẩy nhanh cải cách hệ thống an sinh, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển, xây dựng xã hội khá giả toàn diện và “quan điểm phát triển khoa học” lấy con người làm trung tâm, đặt ra yêu cầu cần tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng và xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, đưa xây dựng xã hội vào bố cục tổng thể của sự nghiệp chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; các chính sách nhằm cải thiện dân sinh được áp dụng sâu rộng; người dân được hưởng nhiều lợi ích hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể; trước những thay đổi sâu sắc và chuyển đổi nhanh chóng của cơ cấu xã hội, Đảng và Chính phủ Trung Quốc coi việc tăng cường và đổi mới quản lý xã hội là vấn đề quan trọng, tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý xã hội, xây dựng chính phủ phục vụ và hệ thống dịch vụ công lấy tài chính công làm cơ sở, cải thiện hiệu quả năng lực cung cấp hàng hóa công cơ bản. Những thành tựu của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của con người trên cả năm phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển con người toàn diện, đó là: vấn đề phát triển không cân bằng, không đầy đủ giữa các vùng miền; mâu thuẫn từ tốc độ phát triển không cân bằng giữa kinh tế với văn hóa, xã hội; vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, cùng một loạt bất cập trong các lĩnh vực khác như cung cấp dịch vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục, phân phối thu nhập, xóa đói giảm nghèo... Đặc

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí