lực, tài chính, làm gia tăng khoảng cách giữa khu vực kém phát triển thiếu điều kiện phát triển cần thiết và khu vực phát triển tập trung mọi nguồn lực có lợi thế. Ngoài ra, các khu vực phát triển có mật độ dân số cao, gánh nặng xã hội, tài nguyên sinh thái sẵn có hạn chế, dễ mắc “bệnh thành phố lớn”, các khu vực kém phát triển dân cư thưa thớt, thiếu nhân lực, vật lực, tài chính và các nguồn lực xã hội khác cần thiết cho phát triển kinh tế, dẫn đến phát triển tụt hậu, thậm chí suy thoái. Mặc dù Trung Quốc đã áp dụng chiến lược “Miền Trung trỗi dậy”, chiến lược “Đại khai phá miền Tây”, nhưng vấn đề không đồng đều trong sự phát triển giữa các khu vực vẫn còn rất nghiêm trọng. Khoảng cách quá lớn trong phát triển giữa các khu vực không có lợi cho sự vận hành thông suốt của nền kinh tế quốc dân, đồng thời dễ gây ra khoảng cách tâm lý xã hội, tích tụ mâu thuẫn, xung đột xã hội, dẫn đến mất ổn định xã hội. Hơn nữa là sự không cân bằng trong phân phối thu nhập. Chênh lệch thu nhập thể hiện ở nhiều khía cạnh như chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề, chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền, chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng lên đang kể. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong tỷ lệ thụ hưởng thành quả phát triển giữa các nhóm người. Năm 1979, hệ số Gini trong thu nhập của cư dân Trung Quốc là 0,31 và đạt mức 0,465 vào năm 2019 [122]. Mặc dù hệ số Gini của Trung Quốc đã cho thấy xu hướng giảm trong những năm gần đây, nhưng nó luôn cao hơn đường cảnh báo quốc tế. Hệ số Gini cao đồng nghĩa với chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc lớn. Dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Trung Quốc đồng thời làm gia tăng khoảng cách thu nhập trong xã hội Trung Quốc. Phân phối thu nhập không cân bằng, chênh lệch giàu nghèo quá lớn dễ gây mất cân bằng trong tâm lý của người dân, làm suy yếu khả năng hiệu triệu và lòng tin đối với chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, không có lợi cho sự đoàn kết và ổn định xã hội.
Tác động của sự phát triển không đồng đều: Bản chất và mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội là thực hiện cùng giàu có. Sự mất cân bằng trong phát triển giữa các khu vực và chênh lệch thu nhập lớn là những biểu hiện của việc sở hữu của cải xã hội không đồng đều giữa các nhóm người và giữa các cá nhân. Như vậy, của cải tích lũy và tăng lên trong tay một số ít người, trong khi hầu hết mọi người đều ở trong tình trạng tương đối nghèo. C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” rằng “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người” [17, tr.628]. Điều này cho thấy mọi người đều có cơ hội phát triển tự do một cách bình đẳng, đồng thời, sự phát triển của cá nhân và sự phát triển của xã hội thống nhất một cách biện chứng. Sự phát triển không đồng đều của toàn xã hội đã mở rộng hơn khoảng cách phát triển giữa các cá thể, mặt khác sự mất cân bằng trong phát triển của cá thể lại hạn chế sự phát triển cân bằng của xã hội. Sự phát triển con người toàn diện mà Trung Quốc theo đuổi là sự phát triển toàn diện của mỗi người và tiến bộ xã hội toàn diện mà Trung Quốc theo đuổi là sự tiến bộ của toàn xã hội, chứ không phải là sự phát triển và tiến bộ của một bộ phận người dân hay một bộ phận vùng miền. Do đó, chỉ khi đạt được sự thịnh vượng chung mới có thể thúc đẩy hơn nữa sự phát triển toàn diện của con người.
3.2.4.2. Vấn đề cung cấp dịch vụ công
Dịch vụ công là phương tiện chính để Chính phủ có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của công dân, thúc đẩy con người phát triển toàn diện và duy trì công bằng chính nghĩa trong xã hội. Trong hơn bốn thập kỷ qua, đầu tư của Trung Quốc vào các dịch vụ công cơ bản đã tăng đáng kể. Hệ thống dịch vụ công của Trung Quốc đang phát triển ngày càng hoàn thiện hơn và các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,… đã được bao trùm ở mức độ rộng khắp hơn; tuy nhiên, hiệu quả và chất lượng không cao, có sự chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị - nông thôn và giữa các nhóm người trong xã hội. Trong nhiều năm qua, các cấp chính quyền đã ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn cung cấp dịch vụ công nên nhiều địa phương có thành tích cao trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng năng lực cung cấp dịch vụ công và quản lý xã hội còn yếu. Một loạt hạn chế trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ công như: số lượng các công trình và nguồn nhân lực cho dịch vụ công còn thiếu, tồn tại mâu thuẫn giữa cơ cấu và nhu cầu về dịch vụ công ngày càng tăng nhanh với tốc độ cải thiện chất lượng chậm.
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã và đang gây áp lực lên việc cung cấp dịch vụ công. Tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đạt hơn 60% vào cuối năm 2019, so với mức dưới 20% vào năm 1978 [123]. Đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến sự tập trung dân số ở khu vực thành thị. Sự di cư ồ ạt của dân số đến các thành phố làm cho nhu cầu đối với các dịch vụ công như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, an ninh công cộng và cơ sở hạ tầng lớn hơn phạm vi nguồn lực dịch vụ công được quy hoạch và phân bổ dựa trên tỉ lệ dân số, làm cho mâu thuẫn cung - cầu dịch vụ công ở khu vực đô thị ngày càng gay gắt. Những mâu thuẫn đó không chỉ là mâu thuẫn về phạm vi, có nghĩa là dịch vụ công đô thị không thể đáp ứng nhu cầu của dân di cư mà còn là mâu thuẫn về cơ cấu, nghĩa là dịch vụ công cũng không thể đáp ứng yêu cầu của dân di cư về cơ cấu, dẫn đến áp lực ngày càng lớn hơn đối với dịch vụ công đô thị và khó khăn ngày càng lớn hơn trong quản lý đô thị.
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Tựu Phát Triển Con Người Toàn Diện Trong Quá Trình Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Đặc Sắc Trung Quốc Kể Từ Khi Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Ra
- Thành Tựu Phát Triển Con Người Toàn Diện Trên Phương Diện Xã Hội
- Hạn Chế Của Phát Triển Con Người Toàn Diện Trên Phương Diện Kinh Tế
- Hạn Chế Của Phát Triển Con Người Toàn Diện Trên Phương Diện Môi Trường
- Khái Quát Tình Hình Phát Triển Con Người Toàn Diện Ở Việt Nam
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Con Người Toàn Diện Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Ngoài ra, vấn đề “đô thị hóa một nửa” trong quá trình đô thị hóa đã làm cho thách thức cung cấp dịch vụ công ở khu vực đô thị thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa của dân số thường trú của Trung Quốc đã tăng vọt và vượt 60% [123], tuy nhiên tỷ lệ đô thị hóa của nhóm dân tạm trú (những người có hộ tịch ở nông thôn nhưng sinh sống ở thành phố) thấp hơn nhiều, tình trạng đó được gọi là “đô thị hóa một nửa”. Điều này có nghĩa là hơn 200 triệu người đã sống ở các thành phố nửa năm trở lên với tư cách là một bộ phận “dân thường trú” nhưng không có hộ khẩu thành thị và do đó không đủ điều kiện để được hưởng tất cả các dịch vụ công như những người có hộ khẩu địa phương. Số người có hộ tịch ở nông thôn nhưng sinh sống và làm việc ở thành phố này phải đối mặt với những rào cản lớn về thể chế liên quan đến việc đi học của trẻ em, các dịch vụ y tế và sức khỏe, an sinh xã hội và việc làm. Họ bị gạt ra ngoài lề xã hội, vì họ nằm ngoài tầm với của các cơ quan chức năng của quê hương họ và đồng thời không được công nhận và không được chính quyền của các thành phố mà họ di cư đến
quan tâm. Do đó, các nhà hoạch định Trung Quốc cần có các biện pháp để cung cấp các dịch vụ công bình đẳng hơn và góp phần vào quá trình đô thị hóa hiệu quả hơn, bao trùm và bền vững hơn.
Việc phân bổ không cân bằng các nguồn lực dịch vụ công đã làm trầm trọng thêm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và giữa các nhóm người trong xã hội và cản trở nỗ lực cung cấp các dịch vụ công một cách công bằng. Do các yếu tố kinh tế, tự nhiên và xã hội, nguồn lực dịch vụ công của Trung Quốc từ lâu đã bị phân bổ vô cùng mất cân bằng, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ y tế và văn hóa. Các nguồn lực chất lượng cao hiện đang ngày càng tập trung nhiều hơn ở các thành phố và miền Đông Trung Quốc. Tại các khu vực này, dịch vụ công lại tập trung ở một số cơ sở công cộng dành cho thiểu số người dân, điều này cản trở nỗ lực cung cấp các dịch vụ công bình đẳng. Do trình độ phát triển kinh tế cao và năng lực tài chính mạnh, các thành phố lớn cung cấp nhiều nguồn lực dịch vụ công đa dạng hơn với nhiều chức năng hơn so với các thành phố nhỏ và trung bình và các khu vực nông thôn.
Việc phân bổ các nguồn lực dịch vụ công không cân bằng dẫn đến sự không cân bằng trong phân bổ nguồn lực, từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, gây bất lợi cho tiến trình đô thị hóa. Các siêu đô thị và đô thị mang đến cho mọi người nhiều cơ hội việc làm hơn và các dịch vụ công chất lượng cao hơn, từ đó thu hút lao động chất lượng cao hơn. Ngược lại, các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn vì năng lực yếu kém trong phân bổ các nguồn lực dịch vụ công.
Các dịch vụ công đã đạt được tỷ lệ bao trùm tương đối cao, nhưng vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện về mức độ bao trùm, về chất lượng dịch vụ và hiệu quả. Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã tăng đều đặn đầu tư tài chính vào các dịch vụ công, đặc biệt là các dịch vụ công cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp mức độ bao trùm tương đối cao đối với các cơ sở dịch vụ công, cung cấp rất nhiều dịch vụ công cơ bản chưa từng có trước đây. Nhưng đồng thời có thể nhận thấy, mức độ đầu tư và mức độ
bao trùm của dịch vụ công ở Trung Quốc vẫn chưa cao.
3.2.4.3. Vấn đề giáo dục
Về giáo dục, hệ thống giáo dục phổ cập 9 năm của Trung Quốc được xây dựng dựa trên các chương trình giảng dạy truyền thống và phương pháp tiếp cận lấy bằng cấp làm trung tâm không thể đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ khoa học và văn hóa của người dân. Để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục nên bắt đầu từ giáo dục mầm non, để giải quyết tình trạng rất nhiều hộ gia đình gặp khó khăn và tốn kém khi gửi con đến nhà trẻ hiện nay, phổ cập giáo dục nên được kéo dài đến cấp trung học phổ thông và đào tạo nghề để liên tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và khả năng làm việc; như vậy người dân có nhiều cơ hội phát triển bản thân nhằm tăng khả năng tìm việc làm. Tuy nhiên, đào tạo nghề ở Trung Quốc vẫn chưa ở mức có thể đáp ứng được nhu cầu của đất nước và chưa phù hợp giữa khả năng đào tạo của các trường đào tạo nghề, nhu cầu của những người theo học và yêu cầu của xã hội đối với người lao động. Ngoài ra, phân bổ nguồn lực giáo dục không đồng đều, có sự chênh lệch lớn về trình độ dân trí giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền.
3.2.4.4. Vấn đề y tế
Sức khỏe của con người không chỉ là cơ sở cho sự phát triển con người đó mà còn là một chỉ số quan trọng cho sự thịnh vượng của một quốc gia. Tuy nhiên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng lên của người dân không cân bằng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và hệ thống y tế công cộng không đầy đủ; tình trạng người cao tuổi không được chăm sóc y tế và chi phí khám chữa bệnh cao là vấn đề cần được giải quyết. Chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa kiện toàn, các phương pháp chăm sóc người cao tuổi trong gia đình đang phải đối mặt với nhiều tác động và chăm sóc người cao tuổi ở nông thôn là vấn đề nan giải.
Từ năm 2000 đến nay, tuổi thọ của người dân Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Theo “Báo cáo thống kê phát triển sự nghiệp y tế của Trung Quốc”, năm 2019 tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc đạt 77,3 tuổi. Từ năm 2021, Trung Quốc
đã trở thành quốc gia có dân số già với số người trên 60 tuổi chiếm 18,1% dân số cả nước. Với mức độ gia tăng của bệnh mãn tính và dân số già, sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc trong việc cải thiện hơn nữa sức khỏe và chất lượng sống của người dân. Dân số già làm tăng nhu cầu đối với các dịch vụ điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, và theo đó, gây nhiều áp lực hơn đối với các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và dịch vụ y tế. Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi được chăm sóc tại nhà, tại các trung tâm chăm sóc người cao tuổi của khu dân cư và các viện dưỡng lão lần lượt là 90%, 7% và 3%. Tính đến tháng 6 năm 2020, Trung Quốc đã có hơn 22.000 viện dưỡng lão với tổng số giường là 7,9 triệu, chiếm khoảng 3% tổng số người cao tuổi của Trung Quốc [52]. Tỷ lệ này là khoảng 5% - 7% trong tổng số người cao tuổi ở các nước phát triển, cho thấy tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi. Ngoài ra, việc phân bổ các viện dưỡng lão của Trung Quốc dành cho người cao tuổi cũng không đồng đều. Trong khi một số khu vực đang thiếu hụt nguồn cung thì những khu vực khác lại dư thừa. Dân số Trung Quốc đang bước vào giai đoạn già hóa nhanh, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi ngày càng tăng lên và ngày càng đa dạng, không thể chỉ một mình Chính phủ đáp ứng. Vì vậy, cần có sự phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước, thị trường, xã hội và gia đình.
Khi quá trình già hóa tăng nhanh cùng với cấu trúc gia đình đặc biệt của Trung Quốc (bốn ông bà, hai cha mẹ, một con), khi dân số trong độ tuổi lao động thu hẹp, tính bền vững tài chính của chế độ lương hưu sẽ phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng. Dự kiến, từ năm 2015 đến năm 2050, tỉ lệ chi tiêu cho chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc y tế, điều dưỡng, phúc lợi và cơ sở vật chất trong tổng GDP sẽ tăng 18,9 điểm phần trăm từ 7,3% lên 26,2% [118], đặt ra gánh nặng cho gia đình và Chính phủ. Thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc khi bước vào giai đoạn dân số già là làm thế nào để giải quyết các vấn đề về y tế và chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là vấn đề quỹ lương hưu không đủ và nguồn lực để chăm sóc người cao tuổi không cân bằng.
Phát triển con người toàn diện cũng bao gồm nâng cao kiến thức khoa học,
chất lượng văn hóa, khả năng sinh tồn và phát triển của người dân. Vì vậy, việc cung cấp các dịch vụ công tốt hơn là việc làm cấp thiết. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2026) kêu gọi chính quyền, các tổ chức xã hội có phương pháp mới để cung cấp dịch vụ công, tăng cường cung ứng dịch vụ công, đạt được mục tiêu người dân được bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ công cơ bản và đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn đối với các dịch vụ công của người dân. Khi Trung Quốc hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả vào năm 2020 đồng nghĩa mức sống cao hơn làm tăng nhu cầu về sự phát triển của các dịch vụ công trong giáo dục, y tế và văn hóa. Hiện nay, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là cung cấp đầy đủ các dịch vụ công đã đạt được và thách thức đặt ra là hoàn thiện các loại hình dịch vụ công. Dịch vụ công chất lượng cao là phương tiện quan trọng để đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ, thúc đẩy xã hội phát triển và bảo đảm công bằng xã hội.
3.2.4.5. Vấn đề phân phối thu nhập
Cùng với sự điều chỉnh cơ cấu ngành của Trung Quốc, đặc biệt với sự ra đời của một cuộc cách mạng công nghiệp mới, những lao động làm việc trong các ngành nghề truyền thống sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về cơ hội việc làm và thu nhập. Khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, làm thế nào để liên tục tăng tỷ lệ thu nhập của người dân trong tổng thu nhập quốc dân, nâng cao thu nhập của người dân, làm cho nhiều người có thu nhập thấp trở thành người có thu nhập trung bình sẽ là thách thức lớn đối với Trung Quốc.
Một là, việc điều chỉnh cơ cấu ngành và tiến bộ trong khoa học công nghệ dẫn đến việc làm của người lao động trình độ thấp không được bảo đảm, thu nhập theo đó cũng giảm. Khi Trung Quốc điều chỉnh cơ cấu ngành, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP và số người có việc làm trong ngành đã và sẽ còn giảm hơn nữa, trong khi tỷ trọng trong GDP và tỷ trọng việc làm của ngành dịch vụ lại tiếp tục tăng. Thay đổi cơ cấu ngành có thể có ảnh hưởng lâu dài về cơ cấu đối với thị trường lao động, điều này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp theo cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch các ngành chế tạo cấp trung bình và cấp thấp và việc áp dụng công nghệ mới sẽ đe dọa nghiêm trọng đến cơ hội việc làm cho những người
có tay nghề thấp và làm phát sinh sự phân cực về cơ hội việc làm và mức lương giữa những người có tay nghề cao và tay nghề thấp.
Với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Trung Quốc đã liên tục tăng cường đầu vào cho các đổi mới sáng tạo về khoa học và công nghệ, điều này sẽ tạo ra hiệu ứng thay thế rò ràng về việc làm và có tác động lên cấu trúc của thị trường lao động. Theo nghiên cứu của ONDP, tại các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khoảng 57% công việc có nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ tự động hóa. Ở Trung Quốc, rô-bốt và AI đang dần đóng một vai trò quan trọng trong việc thay thế việc làm của con người, đặc biệt là những người có kỹ năng thấp, đặt ra những thách thức nghiêm trọng trong việc cải thiện cơ hội việc làm và thu nhập cho những người có kỹ năng thấp. Làm thế nào để thực hiện phát triển kinh tế mang tính bao dung, làm cho các kết quả phát triển mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp, đây cũng là thách thức lớn mà Trung Quốc phải đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế.
Hai là, phân phối thu nhập không công bằng, tốc độ tăng thu nhập của người dân chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ khi tiến hành cải cách, mở cửa, thu nhập của người dân Trung Quốc đã tăng lên, nhưng thu nhập khả dụng bình quân đầu người đã tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 8,7%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 9,8%, cho thấy tăng trưởng kinh tế không hoàn toàn chuyển thành sự gia tăng thu nhập và sự giàu có của người dân, điều này phản ánh các vấn đề trong chế độ phân phối thu nhập của Trung Quốc. Tốc độ tăng thu nhập của cá nhân bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, phân phối thu nhập và thị trường lao động và duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định là điều kiện tiên quyết để tăng thu nhập cá nhân.
Sau gần bốn thập kỷ tăng trưởng tốc độ cao, nền kinh tế của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn “bình thường mới”, với quan điểm phát triển kinh tế chuyển từ “tăng trưởng tốc độ cao” sang “phát triển chất lượng cao” và đang hướng tới giảm thiệt hại cho tài nguyên và môi trường, tránh đầu tư kém hiệu quả bằng cách