công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT và đặc biệt là BHYT học sinh, sinh viên.
4. Ngành Giáo dục & Đào tạo phối hợp với ngành y tế nâng cao chất lượng y tế học đường, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe và pháp luật BHYT để mọi HSSV tự giác tham gia và vận động các thành viên khác cùng tham gia.
5. Các cơ quan báo chí: thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, trao đổi, phổ biến các văn bản quy định mới, tổ chức các cuộc đi khảo sát ở cơ sở để nhà báo, phóng viên chuyên trách tiếp xúc với thực tiễn, nhằm trang bị những cái nhìn mới, kiến thức mới, bổ ích phục vụ trực tiếp cho công việc tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên.
6. Các báo in và báo điện tử cần đa dạng hóa nội dung, cải tiến hình thức chuyển tải, nâng cao chất lượng nội dung thông tin đấu tranh, phản biện xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt, cần tăng cường thông tin về quyền lợi, trách nhiệm tham gia BHYT và thông tin hướng dẫn về thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHYT học sinh, sinh viên;
7. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên những người làm báo cần phải có kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, trong đó có lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách BHYT học sinh, sinh viên. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên khi đưa tin cần bám sát định hướng phát triển chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;
8. Các báo in và báo điện tử cần xây dựng chuyên mục riêng, tăng cường dung lượng, tần xuất, nhất là trong những thời điểm chính sách BHYT học sinh, sinh viên có sự thay đổi; có thể tổ chức các buổi tọa đàm; sử dụng đa dạng, linh hoạt thể loại báo chí, nhất là tin tức, phóng sự, phỏng vấn, điều tra, cải tiến, nâng cao chất lượng bài phản ánh, bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải.
3.5. Tiểu kết chương 3
Phân tích một số kết quả của nghiên cứu định tính tại 04 tờ báo đại diện là Lao động, Tạp chí BHXH, báo điện tử Dân trí và VnExpress cho kết quả tập trung vào một số giải pháp chính để nâng cao chất lượng đổi mới thông tin triển khai BHYT học sinh, sinh viên trên báo báo in và báo điện tử nước ta gồm:
- Các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong quản lý, triển khai tổ chức thực hiện pháp luật BHYT, trong đó vai trò chính là báo in và báo điện tử thuộc BHXH Việt Nam cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động, tích cực, kịp thời cung cấp thông tin về BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng;
- Đa dạng hóa nội dung, cải tiến hình thức chuyển tải, nâng cao chất lượng nội dung thông tin đấu tranh, phản biện xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt, cần tăng cường thông tin về quyền lợi, trách nhiệm tham gia BHYT và thông tin hướng dẫn về thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHYT học sinh, sinh viên;
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Trương, Định Hướng Phát Triển Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên
- Nâng Cao Trách Nhiệm, Phát Huy Vai Trò Truyền Thông Của Báo In, Báo Điện Tử
- Hợp Tác Chặt Chẽ, Phát Huy Hiệu Quả Các Cơ Quan Báo Chí Quốc Gia
- Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 16
- Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 17
- Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 18
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
- Để nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí, nhất là báo in, báo điện tử thì việc đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần phải có kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, trong đó có lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách BHYT học sinh, sinh viên. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên khi đưa tin cần bám sát định hướng phát triển chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;
- Các báo in và báo điện tử cần xây dựng chuyên mục riêng, tăng cường dung lượng, tần xuất, nhất là trong những thời điểm chính sách BHYT học sinh, sinh viên có sự thay đổi; có thể tổ chức các buổi tọa đàm; sử dụng đa dạng, linh hoạt thể loại báo chí, nhất là tin tức, phóng sự, phỏng vấn, điều tra, cải tiến, nâng cao chất lượng bài phản ánh, bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đưa ra những luận cứ chứng minh, luận giải cho giả thuyết nghiên cứu, qua đó chứng minh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng không thể phủ nhận của Báo chí trong sự nghiệp an sinh xã hội nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng.
Báo chí có vai trò là cầu nối giữa công chúng với tác phẩm báo chí, được thể hiện khá rõ nét trong thông tin về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử, trong đó Tạp chí BHXH Việt Nam có số lượng bài đăng nhiều nhất (53,2%).
Thể loại được các nhà báo lựa chọn nhiều nhất là thể loại bài phản ánh (50%). Báo in và báo điện tử là phương tiện truyền thông có vai trò nổi trội hơn các phương tiện khác trong cung cấp thông tin BHYT học sinh, sinh viên cho công chúng (50,6%).
Báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên, nhất là thời điểm có những thay đổi trong chính sách, pháp luật về lĩnh vực này đã chưa kịp thời phản ánh đến độc giả, một số báo chí đã có những thông tin chưa thật khách quan, làm “nóng” tình hình một cách thiếu thận trọng. Nội dung và hình thức thông tin đơn điệu nghèo nàn, xơ cứng, công thức, thiếu tính hệ thống và thường xuyên.
Các tác phẩm viết về BHYT học sinh, sinh viên chưa đa dạng, phong phú, thiếu cân đối trong thông tin, chưa hấp dẫn công chúng. Việc nhìn nhận, thể hiện các vấn đề BHYT học sinh, sinh viên còn theo những lối mòn, gây nhàm chán cho bạn đọc. Tính dự báo, thông tin hai chiều, diễn đàn trao đổi còn ít.
Bằng những phân tích, lập luận trên cơ sở lý luận, thực tiễn, nhất là đánh giá, nêu bật thực trạng thông tin của báo in và báo điện tử với công tác truyền thông trước những đổi mới chính sách BHYT học sinh, sinh viên, Luận văn đưa ra những giải pháp và những khuyến nghị cụ thể đối với các cơ
quan lãnh đạo, quản lý báo chí, cơ quan, đơn vị hữu quan, cơ quan báo chí khảo sát. Kết quả nghiên cứu hy vọng góp phần nâng cao chất lượng thông tin về chính sách BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí nói chung và báo in, báo điện tử nói riêng ở nước ta. Mong muốn của tác giả Luận văn, giúp cho báo chí nước ta thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình trước những vấn đề quốc kế dân sinh, vì an sinh xã hội, xứng đáng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm y tế Việt Nam, Nxb Hà Nội
2. Các văn bản pháp luật qui định về BHYT.
3. Các văn bản chỉ đạo thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2015- 2016 của BHXH thành phố Hà Nội.
4. Bùi Đình Cự (2000), Báo chí với chính sách BHYT ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Khoa Báo chí – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXb ĐHQGHN, Hà nội.
6. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại – từ làm đến đời thường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Đức Dũng, (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, (1998), Nhà báo – Bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
9. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Hội nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo.
11. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại Báo chí thông tấn, NXb Đại học Quốc gia Hà nội.
12. Đinh Văn Hường (2006), Báo chí Việt Nam hiện đại – xu hướng vận độngvà đổi mới, Tham luận Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội.
13. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của Tòa soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Đinh Văn Hường (2007), Tổ chức và hoạt động của Tòa soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ Báo chí, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
17. Đinh Thị Hiền (2006), BHYT toàn dân được phản ánh trên Tạp chí BHXH, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Đinh Thị Hiền (2014), Báo chí với vấn đề BHYT trên Báo in hiện nay, Luận văn thạc sĩ báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Lê Bạch Hồng (2009), “Vai trò của chính sách BHXH, BHYT đối với ASXH của đất nước”, Tạp chí BHXH (02), tr.7-10.
20. Luật Bảo hiểm y tế (2008), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
21. Luật Bảo hiểm y tế (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
22. Luật giáo dục (1992), Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục44/2009/QH12, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
23. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Thành Lợi - Phạm Minh Sơn (2011), Thông tấn báo chí - Lý thuyết và kỹ năng, Nxb Thông tin - Truyền thông, Hà Nội.
25. Trần Khắc Lộng (1992), BHYT ở Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
26. Trần Khắc Lộng (1997), BHYT một nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội, Nxb Y học, Hà Nội.
27. Mai Quỳnh Nam (1996), “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”, Tạp chí Xã hội học (1), tr.3-7.
28. Mast C. (2004), Truyền thông đại chúng, những kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
29. Mast C. (2003), Truyền thông đại chúng - Công tác biên tập, Trần Hậu Thái biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
30. Prôkhôrốp E.P.(2004), Cơ sở lý luận của báo chí, Tập 1, Đào Tuấn Anh, Đới Thị Kim Thoa biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
31. Prôkhôrốp E.P.(2004), Cơ sở lý luận của báo chí, Tập 2, Đào Tuấn Anh, Đới Thị Kim Thoa biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
32. Phan Quang (2007), Về diện mạo báo chí Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
33. Trần Hữu Quang (2011), Chân dung công chúng truyền thông – Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb TP.HCM.
34. Trương Tấn Sang (2011), “Triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm”
35. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011), Cơ sở lý luận Báochí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
37. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.
38. Tập thể tác giả (1998), Nhà báo bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Tập thể tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.
40. Tập thể tác giả (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
41. Tập thể tác giả (2010), Từ điển thuật ngữ báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
42. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
43. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Đình Thành (2005), BHYT - Khái niệm, bản chất, Tạp chí BHXH, số 8/2005, tr.42
45. Nguyễn Quý Thanh (2008), Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
46. Dương Văn Thắng (2003), Báo chí với vấn đề BHYT, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
47. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), 70 năm báo Lao Động, Nxb Lao động, Hà Nội.
48. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Hữu Thọ (2011), Mấy ý kiến về tính chuyên nghiệp của nhà báo, Tham luận Hội thảo khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
50. Vũ Duy Thông (chủ biên), (2004), Mác - Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Trần Xuân Vinh (2002), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về BHXH hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học, BHXH Việt Nam, Hà Nội.
52. Trần Xuân Vinh và cộng sự, (2011), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông tin, tuyên truyền của hệ thống BHXH Việt Nam, Đề án của BHXH Việt Nam.
53. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 219/2005/QQĐ - TTg, ngày 9/9/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010.
54. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1755/QĐ-TTg, 22/9/2010 phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông, Hà Nội”.