Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 17

100% học sinh, sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt mục tiêu này, sẽ chủ động được nguồn lực tài chính cần thiết, tổ chức hiệu quả công tác y tế trường học, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, BHYT từ xa. Trường hợp các em gặp rủi ro, đau ốm, tai nạn phải điều trị tại các bệnh viện, chi phí khám, chữa bệnh sẽ được quỹ BHYT của cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ vượt qua. Thực hiện tốt BHYT học sinh, sinh viên có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục toàn diện, thiết thực xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; vì an sinh xã hội, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước.

Hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT tới 100% học sinh, sinh viên là bước đi quan trọng trong lộ trình BHYT toàn dân đã được Đảng ta xác định và Luật BHYT đặt ra, tạo môi trường và điều kiện để học sinh, sinh viên phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết để làm tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, nhất là ý thức và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.

Để nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí, nhất là báo in, báo điện tử, theo tôi bản thân cơ quan BHXH phải chủ động, hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ quan báo chí trong cung cấp thông tin, nhất là những thời điểm chính sách, pháp luật có sự thay đổi lớn, tác động tới mọi người, mọi nhà; cơ quan báo chí cần chủ động nắm bắt, hiểu sâu mục đích, ý nghĩa chiến lược của chính sách BHYT đối với học sinh, sinh viên; từ đó phân công phóng viên theo dõi lĩnh vực này viết tin bài cần chính xác, đúng đường lối, chính sách và, khách quan, công tâm, có khen có chê trên tinh thần xây dựng./.

Xin cảm ơn Giáo sư!

PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2

(Phỏng vấn Tiến sĩ Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, thực hiện ngày 26/8/2016)


Tác giả Luận văn: Đánh giá của Tiến sĩ về thông tin chính sách, pháp luật BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử hiện nay?

TS: Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ trong hệ thống trường học các cấp là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Những năm đầu đổi mới, xóa bỏ bao cấp, thiếu kinh phí, nhân lực, công tác y tế trường học gặp nhiều khó khăn; những yếu tố mới và mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh, các bệnh học đường ngày càng gia tăng, trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội.

Với bản chất nhân ái, nhân văn sâu sắc, không vì lợi nhuận mà xuất phát từ ý nghĩa, mục đích tốt đẹp vì sức khỏe thế hệ trẻ và mục tiêu giáo dục toàn diện, BHYT học học, sinh viên đã vượt qua những bước thăng trầm, nhận được sự đồng thuận của xã hội và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, do BHYT học sinh, sinh viên là vấn đề còn mới, hoạt động mang tính chuyên ngành, hiểu biết của bản thân các nhà báo cũng còn hạn chế, cho nên việc sáng tạo những tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực này cũng gặp nhiều khó khăn, chất lượng chưa cao. Thực tế cho thấy, báo chí thường sử dụng các thể loại báo chí thông dụng để chuyển tải, như đưa tin, phỏng vấn, viết bài phản ánh…; các bài viết về BHYT học sinh, sinh viên ở các thể loại báo chí mũi nhọn, như phóng sự, điều tra... rất hiếm thấy.

Thực tế cũng cho thấy, có những tờ báo thường chỉ đi vào phê phán tiêu cực, lạm dụng quỹ BHYT, hay nóng vội phản ánh ý kiến người dân về mức đóng BHYT tăng mà ít quan tâm phản ánh mục đích, ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước cùng những hiệu quả thiết thực của công tác này đối với mục

tiêu giáo dục toàn diện và sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ thời kỳ đất nước đẩy mạnh toàn diện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, phát triển. Ngược lại, cũng có những tờ báo chỉ phản ánh một chiều về những mặt làm được, còn những vấn đề tiêu cực, thực hiện không tốt cũng thường né tránh. Có lẽ trong nhiều năm chấm giải báo chí quốc gia tôi chưa thấy có tác phẩm của cơ quan báo chí nào phản ánh về BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên được chọn vào chung khảo. Điều đó cũng cho thấy phần nào vấn đề thông tin về BHYT hiện nay cũng còn chưa thực sự đạt yêu cầu và tương xứng với vai trò, vị trí trụ cột an sinh xã hội của BHYT.

2. Tác giả luận văn: Theo Tiến sĩ cần phải làm gì để có thể nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử trong thời gian tới?

TS: Báo in và báo điện tửlà hai loại hình báo chí có những ưu thế và nhược điểm riêng, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự tích hợp, liên thông, phát huy những điểm mạnh của truyền thông đa phương tiện là hết sức cấn thiết. Với đặc thù riêng của BHYT học sinh, sinh viên, theo tôi, muốn nâng cao hơn chất lượng thông tin về lĩnh vực này các cơ quan liên quan phải thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Cụ thể, Ngành BHXH phải chủ động, tích cực và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, trong đó phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan báo chí, kịp thời cung cấp thông tin cho nhà báo hiểu biết sâu sắc về BHYT hcọ sinh, sinh viên, nhất là khi có những quy định mới. Từ đó, nhà báo mới có thể sáng tạo được những tác phẩm có giá trị, tuyên truyền đúng, trúng, hay vấn đề Ngành đang cần, xã hội và người dân cũng muốn nắm bắt, tìm hiểu để biết và thực hiện.

Mặt khác, bản thân cơ quan báo chí và nhà báo cũng phải chủ động, tích cực hơn trong tiếp cận, tìm hiểu nắm bắt, cập nhật thông tin về BHYT học sinh, sinh viên. Bởi lẽ, đây là chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước ta, mà lộ trình BHYT toàn dân trong thời gian tới đã được các văn kiện của Đảng và

Luật BHYT xác định. Báo chí phải coi đây là một trong những nhiệm vụ tuyên truyền trọng tâm của mình, từ đó phân công phóng viên, nhà báo theo dõi phản ánh thường xuyên, kịp thời; đồng thời trăn trở tìm cách phản ánh và phương thức chuyển tải cho phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh việc huy động tổng lực hệ thống báo chí vào cuộc, cần phát huy nội lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí của Ngành BHXH, phải vươn lên làm chủ thông tin, định hướng dư luận xã hội. Khắc phục nhược điểm trong sáng tạo tác phẩm báo chí viết về BHYT học sinh, sinh viên, cần tăng cường các hoạt động trao đổi, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo khi viết về chủ đề này. Đồng thời, Ngành BHXH có cơ chế động viên, khen thưởng, kịp thời khích lệ các tác giả có các tác phẩm báo chí viết về BHYT học sinh, sinh viên có chất lượng cao./.

Xin cảm ơn ông!

PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3

(Phỏng vấn Thạc sĩ Dương Ngọc Ánh, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội, thực hiện ngày 07/9/2016)


Tác giả Luận văn : Thưa Thạc sỹ (Ths) xin Ths cho biết đánh giá về thông tin BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí nói chung trong thời gian qua, nhất là sau khi BHYT học sinh, sinh sinh viên được Luật BHYT quy định là đối tượng bắt buộc tham gia?

ThS: Trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, chính sách BHYT luôn nhận được sự quan tâm của dư luận nhiều hơn cả bởi nó liên quan mật thiết đến sức khỏe toàn dân. Sau gần 20 năm thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, quy định bắt buộc tham gia BHYT đã được Luật hóa và học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng tự đóng phí đầu tiên thực hiện cơ chế bắt buộc tham gia theo lộ trình, chính vì vậy, việc thực hiện BHYT bắt buộc đối với HSSV theo quy định của Luật càng cần được truyền thông mạnh mẽ.

Với sự định hướng, chỉ đạo từ Ban tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin truyền thông, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng. Đặc biệt, những thông tin về thay đổi, điều chỉnh chính sách được chú ý tuyên truyền đậm nét, giúp người dân, đặc biệt là phụ huynh và HSSV nắm rõ về mức đóng, quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHYT của HSSV. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, quy định pháp luật về BHYT HSSV, các cơ quan báo chí còn tham gia phản biện chính sách từ góc nhìn đa chiều, giúp các cơ quan xây dựng, hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tổ chức thực hiện có được thông tin để điều chỉnh chính sách cho phù hợp cũng như có giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả hơn.

Tác giả Luận văn :Chúng tôi đang thực hiện khảo sát thực tiễn thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên 03 tờ báo: Lao động, báo điện tử Dân trí và báo điện tử VnExpress, là người giúp Tổng Biên tập Tạp chí BHXH phụ trách nội dung của Tạp chí, với cái nhìn của người trong cuộc, xin bà cho ý kiến đánh giá thành công, hạn chế của 03 tờ báo này trong việc thông tin, tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên thời điểm 01/01/2015, khi có những đổi mới chính sách, pháp luật về lĩnh vực này.

ThS: Như tôi vừa nói ở trên, các cơ quan báo chí nói chung, trong đó có Báo Lao động, Báo điện tử Dân trí và Báo điện tử VnExpress, đã làm khá tốt việc truyền thông về những thay đổi của chính sách đến phụ huynh và HSSV cũng như kịp thời phát hiện, phản ánh những bất cập trong tổ chức thực hiện. Để đưa một chính sách mới hoặc một điều chỉnh mới trong chính sách vào cuộc sống, theo tôi thông tin nhanh nhạy và kịp thời lên tiến đấu tranh phản biện với những vướng mắc, bất cập là hết sức cần thiết, nhưng phải trên tinh thần phản biện xây dựng và cần thận trọng, bình tĩnh thông tin hướng dẫn dư luận hiểu đúng, làm đúng chính sách, pháp luật, không nên làm “nóng” tình hình trong thời điểm nhạy cảm, gây khó khăn cho cơ quan, đơn vị, nhà trường tổ chức thực hiện, tác động bất lợi tới việc thực thi chính sách, pháp luật của xã hội. Tôi còn nhớ, thời điểm đầu tháng 9/2015, báo điện tử VnExpress, đăng bài báo “Ai cần bảo hiểm y tếcủa tác giả Thanh Hằng chia sẻ về sự cần thiết, ý nghĩa mục đích phải thực hiện BHYT cho học sinh, sinh viên, nhất là khi các cháu đau ốm nặng, chữa trị tốn kém. Bài báo phản biện lại dư luận phản ứng về việc tăng mức đóng BHYT học sinh, sinh viên, chúng tôi đã sử dụng lại ý kiến này để viết bài tăng thêm sự đồng thuận của xã hội về chính sách này. Đáng tiếc là những bài báo như vậy xuất hiên trên báo rất ít.

- Tôi cho rằng, vì phạm vi nội dung phản ánh của các tờ báo này khá rộng, do đội ngũ phóng viên chuyên trách lĩnh vực BHYT của các tờ báo này chưa thực sự am hiểu về chính sách, vì thế chưa triển khai được nhiều bài viết

như trên. Mặt khác do chưa có sự cân nhắc thận trọng khi đăng tải những thông tin phản ứng của người dân, cho nên đã gây ra những bất lợi cho việc triển khai những quy định mới của chính sách BHYT học sinh, sinh viên ở thời điểm 01/01/2015, khi đồng loạt triển khai rất nhiều quy định mới về BHYT học sinh, sinh viên.

Tác giả Luận văn: Theo bà, báo in và báo điện tử hiện nay cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên?

ThS: Để nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí nói chung và báo in, báo điện tử nói riêng, theo tôi, vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm vẫn là con người: Cần tăng cường đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên có kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, trong đó có lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách BHYT học sinh, sinh viên. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên khi đưa tin cần bám sát định hướng phát triển chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên, cần chủ động cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tác nghiệp./.

Xin cảm ơn bà!

Phụ lục 3

MỘT SỐ BÀI BÁO KHẢO SÁT TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ, BÁO IN


Xin cảm ơn bà Phụ lục 3 MỘT SỐ BÀI BÁO KHẢO SÁT TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ BÁO IN 1


Xin cảm ơn bà Phụ lục 3 MỘT SỐ BÀI BÁO KHẢO SÁT TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ BÁO IN 2

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí